Giáo án Công nghệ 9 - Tiết 6: An toàn lao động trong nấu ăn

Hoạt động 2: Biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn

 GV chia cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung còn khuyết trong SGK sau đó các nhóm lần lượt trình bày:

- Nhóm 1: Nội dung 1.

- Nhóm 2: Nội dung 2.

- Nhóm 3: Nội dung 3.

- Nhóm 4: Nội dung 4.

Hs nhận xét.

Gv nhận xét và đánh giá.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 9 - Tiết 6: An toàn lao động trong nấu ăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 / 9 / 2014
Ngày giảng 9A1….…………….
9A2…………………..
9A3………………………..
Tiết 6 - Bài 4
AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NẤU ĂN
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: HS hiểu được những nguyên nhân gây ra tai nạn để có biện pháp phòng tránh.
2. Kĩ năng: Biết cách đảm bảo an toàn lao động trong khi làm bếp. Biết cách sử dụng cẩn thận chính xác các công cụ thiết bị trong nhà bếp.
3. Thái độ: Cẩn thận. chính xác các công cụ thiết bị trong nhà bếp.
II. Chuẩn bị
	1. Thầy: SGK, SGV.
	2. Trò: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
	1. Ổn định tổ chức:
	9A1…………………………………………….………………………….
	9A2………………………………………………………………………
	9A3………………………………………………...………………………
	2. Kiểm tra bài cũ 
	- Thường có mấy khu vực hoạt động trong nhà bếp? Cho biết cách sắp xếp thích hợp các khu vực này như thế nào?
	* Đáp án: SGK/ 18,19
	3. Bài mới:
	Công việc nấu ăn được thực hiện trong nhà bếp, đây là nơi rất dễ xảy ra tai nạn vì khối lượng công việc được triển khai trong nhà bếp rất nhiều và dồn dập. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn để có biện pháp bảo đảm an toàn lao động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: An toàn lao động trong nấu ăn
* Em hãy nêu những tai nạn có liên quan đến nấu ăn?
* Tại sao phải quan tâm đến an toàn lao động trong nấu ăn?
Gv yêu cầu học sinh liên hệ thực tế nhà bếp của gia đình để nêu những dụng cụ thiết bị gây ra tai nạn, HS phát biểu theo cá nhân. 
GV cho thời gian HS thảo luận theo bàn học tập để hoàn thành yêu cầu sgk /23 sau đó cho cá nhân trình bày các bạn khác góp ý bổ sung cho hoàn thiện. GV kết luận rút ra nội dung bài học.
Hoạt động 2: Biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn
	GV chia cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung còn khuyết trong SGK sau đó các nhóm lần lượt trình bày:
- Nhóm 1: Nội dung 1.
- Nhóm 2: Nội dung 2.
- Nhóm 3: Nội dung 3.
- Nhóm 4: Nội dung 4.
Hs nhận xét.
Gv nhận xét và đánh giá.
* Gv lưu ý Hs không chứa xăng dầu trong nhà bếp, sử dụng bếp lò cẩn thận. Kiểm tra kĩ và thường xuyên bếp và dụng cụ dẩn, chứa chất dể cháy, nguyên liệu để đốt. Đặc biệt là để các chất dể gây cháy tránh xa tầm tay trẻ em.
I. An toàn lao động trong nấu ăn
1. Tại sao phải quan tâm đến an toàn lao động trong nấu ăn?
 Phải quan tâm đến an toàn lao động trong nấu ăn vì:
- Công việc trong nhà bếp xảy ra thường xuyên và dồn dập.
- Người lao động thường xuyên tiếp xúc với những dụng cụ thiết bị nguy hiểm, dể gây tai nạn.
2. Những dụng cụ thiết bị dể gây ra tai nạn:
- Dụng cụ, thiết bị cầm tay: Các loại dao nhọn sắc, soong chảo có tay cầm bị hỏng, ấm nước sôi,…
- Dụng cụ thiết bị dùng điện: Bếp, lò nướng, nồi cơm điện, phích nước, ấm điện, máy đánh trứng, máy xay thịt,…
3. Nguyên nhân gây ra tai nạn:
Hình điền
Nội dung.
a
Dùng dao dụng cụ sắc nhọn để cắt gọt đặt không đúng vị trí 
b
Để thức ăn rơi vãi làm trơn trượt.
c
d
Sử dụng nồi soong chảo có tay cầm không siết chặt hoặc đặt ở vị trí không thích hợp.
e
Khi đun nước đặt vòi ấm ở vị trí không thích hợp hoặc để vật dụng trên cao quá tầm với.
g
Sử dụng nồi áp suất thiếu cẩn thận.
h
Sử dụng bếp điện, bếp gaz, lò điện không đúng yêu cầu.
II. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn
1. Sử dụng các dụng cụ thiết bị cầm tay:
- Các dụng sắc nhọn: cẩn thận, làm xong đặt đúng vị trí.
- Các dụng cụ thiết bị có tay cầm: siết chặt ốc và đặt ở vị trí thích hợp.
- Các vật dụng dễ cháy: để xa lửa, xa bếp.
- Lấy vật dụng trên cao: cẩn thận, khômg hấp tấp.
2. Các dụng cụ thiết bị dùng điện:
- Trước khi sử dụng phải kiểm tra kỷ ổ cắm, dây dẫn điện, các chi tiết được lắp ghép thích hợp và tìm hiểu cách sử dụng.
- Trong khi sử dụng: phải theo dõi nguồn điện, sử dụng đúng quy cách.
- Sau khi sử dụng: lau chủi sạch sẽ cẩn thận.
3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro vì lửa gaz, dầu, điện…
- Không dùng xăng thay dầu.
- Không quẹt lửa cạnh xăng hoặc chất dễ cháy.
- Không vứt que diêm bừa bải.
- Không đổ dầu vào bếp đang cháy.
- Khi chiên thức ăn không để lửa to.
4. Củng cố 
	- An toàn lao động trong nấu ăn.
	- Biện pháp an toàn lao động trong nấu ăn.
5. Hướng dẫn HS tự học 
	- Học bài. 
	- Chuẩn bị bài: Thực hành xây dựng thực đơn.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………
Ngày 12 tháng 9 năm 2014
TỔ TRƯỞNG
…………………………………………..…….
Nguyễn Thị Thu Bồn
Ngày 12 tháng 9 năm 2014
…………………………………………………
Người kiểm tra: Chu Thị Thu Trang

File đính kèm:

  • docTiet 6 ATLD trong nau an.doc
Giáo án liên quan