Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 32, Bài 38: Đồ dùng loại điện - quang đèn sợi đốt - Nguyễn Thị Ngọc Hà

I. Phân loại đèn điện:

- Đèn điện tiêu thụ điện năng và chuyển hoá thành quang năng.

- Đèn sợi đốt, huỳnh quang, cao áp.

II. Nguyên lý làm việc, cấu tạo đèn sợi đốt:

1. Cấu tạo:

- Đèn gồm các bộ phận như sau: Bóng thuỷ tinh , Sợi đốt , Đuôi đèn.

- Sợi đốt là bộ phận quan trọng nhất của bóng đèn, ở đó điện năng được chuyển hoá thành quang năng.

- Bên trong bóng đèn là khí trơ (Acgông, Kriptông.) để tăng tuổi thọ cho đèn.

2. Nguyên tắc làm việc:

- Khi dòng điện chạy qua dây tóc làm cho nó nóng lên và phát sáng

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 32, Bài 38: Đồ dùng loại điện - quang đèn sợi đốt - Nguyễn Thị Ngọc Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Ngày soạn: 14-12-2015
 Tiết : 32	 Ngày dạy : 16-12-2015
Bài 38: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN - QUANG ĐÈN SỢI ĐỐT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của đèn sợi đốt.
 - Biết các đặc điểm của đèn sợi đốt.
2. Kĩ năng: - Sử dụng hợp lý đèn sợi đốt.
3. Thái độ: - Tiết kiệm điện năng.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Đèn sợi đốt. 
2. HS: - Chuẩn bị trước bài ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:.
8A2:.
2. Kiểm tra bài cũ: (7’) - Thế nào là vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ?
3. Đặt vấn đề: (1’) - 1879 Thomas Edison phát minh ra đèn sợi đốt đầu tiên. Sau 10 năm đèn huỳnh quang ra đời để khắc phục những nhược điểm của đèn sợi đốt. Vào bài mới.
4. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Hoạt động 1: Phân loại đèn điện: (10’)
- Theo dõi
- Vào điện và ra là ánh sáng.
- Đèn sợi đốt, huỳnh quang, cao áp...
- Dựa vào kinh nghiệm của HS để giới thiệu phân loại đèn sợi đốt.
+ Năng lượng đầu vào và đầu ra của đèn sợi đốt?
+ Kể tên một số loại đèn điện?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt: (10’)
- Bóng, dây tóc và đuôi đèn.
- Tăng tuổi thọ cho đèn, nhiệt độ nóng chảy của Vonfram lớn (3370 0C)
- Nêu được tác dụng của dòng điện và nguyên lý làm việc dựa vào tác dụng phát sáng.
- Cho HS nêu cấu tạo của đèn sợi đốt?
- Giải thích công dụng của khí trơ và dây tóc bóng đèn?
- Nhắc lại tác dụng của dòng điện và nêu nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt?
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm và số liệu kĩ thuật: (15’)
- Đèn phát sáng liên tục.
- Hiệu suất phát quang thấp chỉ có 4-5% điện năng chuyển thành quang năng, phần còn lại chuyển thành nhiệt.
- Tuổi thọ trung bình thấp chỉ khoản 1000h.
 - Lượng nhiệt toả ra rất lớn.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
- Số liệu kĩ thuật: Điện áp định mức, Công suất định mức.
- Cách dùng đèn sợi đốt: Thường xuyên lau chùi bụi bám và đèn, hạn chế di chuyển khi đèn đang phát sáng.
- Dựa vào thực tế cho HS phát biểu đặc điểm của đèn sợi đốt?
- Vì sao dùng đèn sợi đốt không tiết kiệm điện năng?
- Vì sao tuổi thọ của đèn thấp?
- Cho HS nêu các số liệu kĩ thuật?
- Cách dùng đèn sợi đốt? 
Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (1’)
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Hướng dẫn HS Trả lời câu hỏi SGK?
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK?
- Y/c HS về nhà học ghi nhớ.
- Chuẩn bài mới bài 38 SGK. 
5. Ghi bảng:
I. Phân loại đèn điện:
- Đèn điện tiêu thụ điện năng và chuyển hoá thành quang năng.
- Đèn sợi đốt, huỳnh quang, cao áp...
II. Nguyên lý làm việc, cấu tạo đèn sợi đốt:
1. Cấu tạo:
- Đèn gồm các bộ phận như sau: Bóng thuỷ tinh , Sợi đốt , Đuôi đèn.
- Sợi đốt là bộ phận quan trọng nhất của bóng đèn, ở đó điện năng được chuyển hoá thành quang năng.
- Bên trong bóng đèn là khí trơ (Acgông, Kriptông...) để tăng tuổi thọ cho đèn.
2. Nguyên tắc làm việc:
- Khi dòng điện chạy qua dây tóc làm cho nó nóng lên và phát sáng.
III. Đặc điểm của đèn sợi đốt:
- Đèn phát sáng liên tục.
- Hiệu suất phát quang thấp chỉ có 4-5% điện năng chuyển thành quang năng, phần còn lại chuyển thành nhiệt.
- Tuổi thọ trung bình thấp chỉ khoản 1000h.
* Số liệu kĩ thuật: Điện áp định mức, Công suất định mức.
* Cách dùng đèn sợi đốt:
 - Thường xuyên lau chùi bụi bám và đèn, hạn chế di chuyển khi đèn đang phát sáng.
IV. Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................................
..................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan_16_tiet_32_CN8_tiet_32.doc
Giáo án liên quan