Giáo án Công nghệ 8 Tiết 15: Ôn tập

- Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu kĩ thuật gồm các hình vẽ kĩ thuật và các thông tin cần thiết khác được trình bày theo các qui tắc thống nhất.

- Bản vẽ kĩ thuật được dùng trong thiết kế và chế tạo, trao đổi và sử dụng.

- Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng của hình chiếu.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3290 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 Tiết 15: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 15
ÔN TẬP 
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	- Hệ thống hóa được 1 số kiến thức cơ bản về bản vẽ hình chiếu các khối hình học. 
	- Hiểu được cách đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và bản vẽ nhà.
 	2. Kỹ năng 
	- Rèn kĩ năng ghi nhớ tổng hợp
 	3. Thái độ 
	- Có thái độ tích cực hoạt đông và trao đổi thông tin
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	- SGK, giáo án, hệ thống câu hỏi, tranh vẽ, mô hình vật thể.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- SGK, vở ghi, nội dung kiến thức đã học.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	Qua 16 tiết học, chúng ta đã có được những kiến thức cơ bản về Vẽ kĩ thuật. Nhằm hệ thống hoá lại những kiến thức đã học và chuẩn bị cho bài kiểm tra . Chúng ta bước vào tiết ôn tập .
 	Hoạt động 1: Khái quát nội dung đã học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ H1/tr 52 SGK và trả lời câu hỏi.
? Nêu tổng quát nội dung từng bài đã học?
? Xác định các kĩ năng đã đạt được từ các bài thực hành?
Gv nhận xét, kết luận về mục tiêu của chương I và chương II.
I. Khái quát nội dung
- Quan sát
- Trả lời
- Lắng nghe
 	Hoạt động 2: Giải quyết câu hỏi ôn tập 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
1. Vì sao phải học môn Vẽ kĩ thuật ?
2. Thế nào là bản vẽ kĩ thuật ?
Bản vẽ kĩ thuật dùng để làm gì ?
3. Thế nào là phép chiếu vuông góc ? 
Phép chiếu này dùng để làm gì ?
4. Các khối hình học thường gặp là những khối nào?
Hãy nêu đặc điểm hình chiếu của khối đa diện ?
5.Khối tròn xoay thường được biểu diễn bằng các hình chiếu nào ?
6. Thế nào là hình cắt ?
 Hình cắt dùng để làm gì ? 
7. Kể một sổ loại ren thường dùng và công dụng của chúng ?
8.Ren được vẽ theo qui ước nào ?
9. Kể một số bản vẽ thường dùng và công dụng của chúng ? 
- GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
I. Câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
- Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất, đời sống và tạo điều kiện học tốt các môn khoa học kĩ thuật khác.
- Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu kĩ thuật gồm các hình vẽ kĩ thuật và các thông tin cần thiết khác được trình bày theo các qui tắc thống nhất.
- Bản vẽ kĩ thuật được dùng trong thiết kế và chế tạo, trao đổi và sử dụng.
- Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng của hình chiếu.
- Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc.
- Các khối hình học thường gặp là các khối đa diện và khối tròn xoay. 
- Phải thể hiện được hai trong ba kích thước: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
- Thường được biểu diễn bằng hình chiếu đứng và hình chiếu bằng.
- Hình cắt dùng để biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
- Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.
- Thông dụng có 2 loại là ren trục và ren lỗ. Dùng để lắp ghép hoặc truyền lực. 
- Ren được vẽ theo qui ước sau :
1. Ren ngoài:
Đường đỉnh ren, giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ ¾ vòng.
2. Ren trong:
Được vẽ theo phương pháp hình cắt và cách thể hiện như ren ngoài . 
3. Ren ăn khớp ( ren bị che khuất):
Đường đỉnh ren ,đường chân ren, đường giới hạn ren vẽ bằng nét đứt.
- Thông dụng có:
1. Bản vẽ chi tiết dùng chế tạo và kiểm tra chi tiết.
2. Bản vẽ lắp dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.
3. Bản vẽ nhà dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình SGK trả lời câu hỏi sau: 
? Hình 1, 2, 3, 4, 5 tương ướng với mặt nào của vật thể ?
 - GV: Yêu cầu HS đánh dấu (x) vào ô trông trong bảng 1 sao cho phù hợp.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 3 và tìm hiểu bài tập 2.
? Vật thể hình A, B, C, D có hình chiếu đứng,, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh là hình chiếu số mấy?
- GV: Yêu cầu HS đánh dấu (x) vào ô trông trong bảng 2 sao cho phù hợp.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 4 và tìm hiểu bài tập 3.
? Quan sát bản vẽ hình chiếu và cho biết Vật thể đó được tạo ra từ những khối hình học nào?
 - GV: Yêu cầu HS đánh dấu (x) vào ô trống trong bảng 3, 4 sao cho phù hợp.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu HS làm bài tập SGK theo nhóm.
? Vẽ hình cắt ở vị trí hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của các chi tiết?
- GV nhận xét, kết luận.
III. Bài tập
- HS: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi và bài tập dưới hướng dẫn của GV
Bài tập 1 (Bảng 1)
- Trả lời.
- Hoàn thành bảng 1.
A
B
C
D
1
x
2
x
3
x
4
x
5
x
Bài tập 2 (Bảng 2)
- Quan sát.
- Trả lời.
- Hoàn thành bảng 2.
Vật thể
Hình chiếu
A
B
C
Đứng
3
1
2
Bằng 
4
6
5
Cạnh
8
8
7
Bài tập 3 (bảng 3)
- Quan sát.
- Trả lời.
- Hoàn thành bảng 3, 4.
Hình dạng khối 
A
B
C
Hình trụ 
x
Hình hộp 
x
Hình nón cụt
x
Hình dạng khối 
A
B
C
Hình trụ 
x
Hình hộp 
x
Hình chỏm cầu
x
Bài tập 4
- Thảo luận nhóm và làm bài tập.
Vật thể A.
Vật thể B
Vật thể C
	4. Củng cố
	- GV hệ thống lại kiến thức
 	5. Dặn dò
	- Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học. 
	- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docTIẾT 15 ÔN TẬP.doc