Giáo án Công nghệ 8 - Bài 1 đến bài 43

Nguồn điện 220V lấy từ ổ điện, cĩ cầu chì hoặc aptomat ở phía trước ổ điện.

• Dụng cụ, thiết bị :

+Kìm, tua vít.

+1 bàn là điện 200V.

+1 bếp điện 220V.

+1 nồi cơm điện 220V.

+1 bút thử điện, 1 đồng hồ vạn năng.

• Học sinh chuẩn bị trước báo cáo thực hành theo mẫu ở mục III.

 

doc116 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2726 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Bài 1 đến bài 43, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu bài
Các chi tiết sau khi cưa và đục , bề mặt chưa được nhẵn bĩng và cịn cĩ lượng dư lớn . Muốn tạo cho chi tiết cĩ hình dáng, kích thước chíng xác cĩ độ bĩng bề mặt cao cần áp dụng các phương pháp gia cơng khác như dũa kim lọai. Để tạo lỗ trên vật hoặc làm rộng lỗ đã cĩ sẵn , người ta dùng khoan. Dũa và khoan là phương pháp gia cơng khơng thể thiếu trong cơ khí
Bài 22:	 DŨA VÀ KHOAN KIM LOẠI
Bài mới:
Họat động 1 : Tìm hiểu dũa kim lọai
Họat động dạy 
Họat động học
Nội dung
- Các em quan sát hình 22.1 SGK tìm hiểu về các lọai dũa.
- Dũa dùng để làm gì?
Dũa dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm được trên các máy công cụ. Tùy theo bề mặt cần gia công mà chọn các loại dũa cho phù hợp. Ta có các lọai dũa : dũa tròn, dũa dẹt, dũa tam giác, dũa vuông, dũa bán nguyệt.
1. Kỹ thuật dũa
a/. Chuẩn bị
-Cách chọn êtô và tư thế đứng dũa giống như tư thế đứng cưa kim lọai.
-Kẹp vật dũa chặt vừa phải sao cho mặt phẳng cần dũa cách mặt êtô từ 10-20mm. Đối với các vật mềm, cần phải lót tôn mỏng hoặc gỗ má êtô để tránh bị xước vật.
b/. Cách cầm dũa và thao tác dũa
-Tay phải cầm cán dũa hơi ngửa lòng bàn tay, tay trái đặt hẳn lên đầu dũa (h.22.2a).
-Khi dũa phải thực hiện hai chuyển động : một là đẩy dũa tạo lực cắt, khi đó hai tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa được thăng bằng; hai là khi kéo dũa về không cần cắt, do đó kéo nhanh và nhẹ nhàng (h.22.2b)
GV thao tác mẫ cho HS quan sát
 - Hãy nêu những an toàn khi dũa?
+ Bàn nguội phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt.
+ Không được dùng dũa không có cán hoặc cán vỡ.
+ Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt.
- Dũa dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm được trên các máy công cụ.
I. Dũa
Dũa dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm được trên các máy công cụ
1. Kỹ thuật dũa (SGK)
2. An toàn khi dũa
- Bàn nguội phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt.
- Không được dùng dũa không có cán hoặc cán vỡ.
- Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khoan kim lọai
Khoan là phương pháp phổ biến để gia công lỗ trên vật hoặc làm rộng lỗ đã có sẵn.
Có nhiều loại mũi khoan khác nhau, chúng được làm bằng thép cacbon dụng cụ.
- Hãy quan sàt hình 22.3 tìm hiểu cấu tạo của mũi khoan kim lọai
Mũi khoan có ba phần chính : phần cắt, phần dẫn hướng và phần đuôi .
 .Phần cắt: có hai lưỡi cắt chính và một lưỡi cắt ngang
 .Phần dẫn hướng : có hai rãnh thóat phoi, đường kính phần dẫn hướng bằng đường kính lỗ cần khoan.
 . Phần đuôi : hình trụ để lắp vào bầu khoan
- Quan sát hình 22.4 tìm hiểu về cấu tạo các lọai máy khoan
Có nhiều loại : khoan tay, khoan máy 
Khoan máy gồm : động cơ điện, bộ phận truyền động, hệ thống điều khiển, phần dẫn hướng và bệ máy
- Quan sát hình 22.5 tìm hiểu về kỹ thuật khoan 
. Lấy dấu, xác định tâm lỗ trên vật cần khoan.
. Chọn mũi khoan có đường kính bằng đường kính lỗ cần khoan.
. Lắp mũi khoan vào bầu khoan (h.22.5a)
. Kẹp vật khoan lên êtô trên bàn khoan (h.22.5b)
. Quay tay quay cho mũi khoan đi xuống (h.22.5c), điều chỉnh sao cho tâm lỗ cần khoan trùng với tâm mũi khoan.
. Bấm công tắc điện, điều chỉnh tay quay từ từ để mũi khoan khoan hết chiều sâu của lỗ cần khoan.
- Khi khoan kim lọai chúng ta cần chú ý an toàn gì ?
. Không dùng mũi khoan cùn, không khoan khi mũi khoan và vật khoan chưa được kẹp chặt.
. Vật khoan phải thẳng góc với mũi khoan để tránh gãy mũi khoan.
. Quần áo, tóc gọn gàng, không dùng găng tay khi khoan.
. Không cúi gần mũi khoan.
. Không dùng tay hoặc để vật khác chạm vào mũi khoan khi mũi khoan đang quay.
II. Khoan
1. Mũi khoan
Mũi khoan có ba phần chính : phần cắt, phần dẫn hướng và phần đuôi .
2. Máy khoan: 
Có nhiều loại : khoan tay, khoan máy 
3. Kỹ thuật khoan (SGK)
4. An toàn khi khoan
. Không dùng mũi khoan cùn, không khoan khi mũi khoan và vật khoan chưa được kẹp chặt.
. Vật khoan phải thẳng góc với mũi khoan để tránh gãy mũi khoan.
. Quần áo, tóc gọn gàng, không dùng găng tay khi khoan.
. Không cúi gần mũi khoan.
. Không dùng tay hoặc để vật khác chạm vào mũi khoan khi mũi khoan đang quay.
Họat động 3 : Tổng kết bài 
- Yêu cầu HS biểu diễn lại các thao tác khi dũa và khoan
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- Trả lời các câu hỏi SGK
Về nhà chuẩn bị bài thực hành 23
Bài 23 :	Thực hành
ĐO VÀ VẠCH DẤU
I	MỤC TIÊU
Biết sử dụng dụng cụ đo để đo và kiểm tra kích thước.
Sử dụng được thước, mũi vạch, chấm dấu để vạch dấu trên mặt phẳng.
II	 CHUẨN BỊ
Vật liệu :
Các mẫu vật để đo gồm : 1 khối hình hộp, 1 khối hình trụ trịn giữa cĩ lỗ (bằng gỗ, kim loại hoặc nhựa cứng).
1 miếng tơn cĩ kích thước 120 x 120mm, dày 0,8-1mm.
Dụng cụ :
1 bộ dụng cụ đo gồm : thước lá, thước cặp, ke vuơng và êke.
1 mũi vạch, 1 mũi chấm dấu, 1 búa nhỏ.
Học sinh chuẩn bị trước báo cáo thực hành theo mẫu ở mục III.
III	TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu bài :
Đo và vạch dấu là các bước khơng thể thiếu khi gia cơng. Nếu đo và dấu sai , sản phẩm gia cơng khơng đạt yêu cầu. Để nắm vững cách sử dụng các dụng cu đo và vạch dấu chúng ta cùng làm bài thực hành
Bài 23 	: THỰC HÀNH
ĐO VÀ VẠCH DẤU
Bài mới :
Họat động 1 : Hướng dẫn ban đầu
Họat động dạy 
Họat động học
Nội dung
- Thực hành đo kích thước bằng thước lá và thước cặp
 Đo kích thước bằng thước lá
Dùng thước lá đo kích thước của khối hình hộp (chú ý thao tác đo và đọc trị số). Kết quả đo được điền vào báo cáo thực hành.
 Đo bằng thước cặp
- Hướng dẫn sử dụng thước cặp 
. Đối chiếu thước cặp hình 23.1 SGK với thước cặp của mình và nhận biết các bộ phận chính của thước
. Điều chỉnh vít kẹp để di chuyển các mỏ động
. Kiểm tra vị trí “0” của thước cặp : cho các mỏ của thước cặp tiếp xúc với nhau (h.23.1). Các mỏ phải song song không có khe hở. Vạch “0” của du xích phải trùng với vạch “0” của thang đo chính.
- Thao tác đo :
. Tay trái cầm chi tiết đặt giữa hai mỏ thước (h.23.2a). Tay phải giữ cán thước, khi đo ngón tay cái của tay phải đẩy khung động di chuyển tới tiếp xúc với bề mặt cần đo, mỏ của thước không bị lệch.
. Kẹp chặt khung động bằng các ngón cái và ngón trỏ của tay phải, các ngón tay còn lại của tay phải giữ cán thước. Siết chặt vít hãm. Khi đó, tay trái giữ mỏ của cán thước (h.23.2b).
- Đọc trị số của thước cặp : khi đọc trị số cần giữ thẳng thước ở trước mặt (h.23.2c).
. Xem vạch “0” của du xích trùng hoặc ở liền sau vạch thứ bao nhiêu của thước chính thì đó là phần chẵn của kích thước (nếu vạch “0” của du xích trùng với một vạch trên thước chính thì kích thước của vật không có phần lẻ).
. Nhìn tiếp xem vạch nào của du xích trùng với một vạch bất kì trên thước chính, nhân chúng với tốc độ chính xác của thước thì đó là phần lẻ của kích thước. Cộng hai kích thước trên ta được kết quả cần đo.
Ví dụ : Đo bằng thước có độ chính xác 0,1mm. Vạch “0” của du xích vượt quá vạch 39 của thang chia độ chính, vạch thứ 7 của du xích trùng với một vạch bất kì của thang chia độ chính. Kết quả đo sẽ là : 39 + 0,1 x 7 = 39,7mm.
- Gọi HS lên đo thử vật bằng thước cặp sau đó đo kiểm tra lại bằng thước lá
- Tìm hiểu vạch dấu trên mặt phẳng
 Lý thuyết
. Vạch dấu là xác định ranh giới giữa chi tiết cần gia công với phần lượng dư. Nếu vạch dấu sai, sản phẩm gia công sẽ không đạt yêu cầu, gây lãng phí công và nguyên liệu.
. Dụng cụ vạch dấu gồm : bàn vạch dấu, mũi vạch và chấm dấu (h.23.3)
Quy trình lấy dấu :
. Chuẩn bị phôi và dụng cụ cần thiết.
. Bôi vôi hoặc phấn màu lên bề mặt của phôi.
. Dùng dụng cụ đo và mũi vạch để vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi.
. Vạch các đường bao của chi tiết hoặc dùng chấm dấu chấm theo đường bao đó (h.23.4).
 	Họat động 2 : Tổ chức thực hành
Các nhóm thực hiên các thao tác thực hành : 
- Dùng thước cặp đo kích thước các mẫu vật: khối hình trụ có lỗ, khối hình hộp. Kiểm tra lại kích thước bằng thước lá, kết quả đo được điền vào bảng báo cáo thực hành.
- Thực hành vạch dấu ke cửa
Các bước tiến hành :
Bước 1. Bôi vôi hoặc phấn màu lên khắp bề mặt tấm tôn.
Bước 2. Dùng các dụng cụ cần thiết vẽ hình dáng của chiếc ke cửa lên tấm tôn phẳng (h.23.5) theo trình tự sau :
-Dùng ke vuông và mũi vạch, dựng góc vuông xOy (cạnh góc vuông cách hai cạnh ngoài của miếng tôn 5mm).
-Kẻ đoạn thẳng a // Oy, cách Oy một đoạn 15mm, kẻ đoạn thẳng b // Ox, cách Ox một đoạn 15mm.
-Lấy OA = OB = 110mm. Từ hai điểm A và B hạ đường vuông góc với đoạn thẳng a, b ta được A’, B’, điểm O’ là giao điểm của a và b. Giới hạn OAA’O’B’B chính là hình dáng chiếc ke cửa cần vạch dấu. Ta tiến hành vạch dấu giới hạn trên.
Bước 3. Dùng chấm dấu chấm tại các điểm O, A, A’, O’, B’, B.
Họat động 3 : Tổng kết bài 
- HS nộp lại bài thực hành 
- Yêu cầu HS thu dọn vệ sinh phòng thực hành
- GV nhận xét về sụ chuẩn bị của HS, quá trình thực hành
Về nhà chuẩn bị bài thực hành 24
CHƯƠNG IV : CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
Bài 24 : KHÁI NIỆM CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
I 	MỤC TIÊU
Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy.
Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy, cơng dụng của từng kiểu lắp ghép .
II	CHUẨN BỊ
Một số chi tiết máy : bulơng, đai ốc, vịng đệm, một bộ rịng rọc, .cụm trước xe đạp, lị xo,
III	TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu bài
Máy hay sản phẩm cơ khí được tạo thành từ nhiều chi tiết lắp ghép với nhau. Khi họat động máy thường hỏng ở chỗ lắp ghép. Ví vậy để hiểu được các kiểu lắp ghép chi tết máy nhằm kéo dài thời gian sử dụng của máy mĩc thiết bị, chúng ta cần nghiên cứu bài :
“KHÁI NIỆM CHI TIẾT MÁY
 VÀ LẮP GHÉP”
Bài mới :
Họat động 1 : Tìm hiểu chi tiết máy là gì ?
Họat động dạy
Họat động học
Nội dung
- Mỗi lọai máy , thiết bị có công dụng , cấu tạo và hình dạng riêng nhưng đều do nhiều chi tiết máy hợp thành
- Hình 24.1 biểu diễn cụm trục trước của xe đạp, các em hãy quan sát hình và vật mẫu cho biết cụm trục trước của xe đạp gồm có mấy chi tiết hợp thành?
- Hãy nêu công dụng của từng phần tử trên?
- Các phần tử này có đặc điểm chung gì?
- Vậy ta có thể kết luận chi tiết máy là gì?
- Các em quan sát các chi tiết: bulông, đai ốc,  ta có thể tháo rời các chi tiết này ra hay không?
- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hòan chỉnh, giữ nhiệm vụ nhất định trong máy và không thể tháo rời ra được.
- Quan sát hình 24.2 cho biết phần tử nào không phải là chi tiết máy? Tại sao?
- Các chi tiết đó có công dụng như thế nào?
+ Nhóm chi tiết máy : bulông, đai ốc, vòng đệm, được sử dụng trong nhiều loại máy móc khác nhau ta gọi là nhóm chi tiết có công dụng chung.
+ Nhóm chi tiết máy : trục khủyu, kim khâu, khung xe đạp,  được sử dụng trong một loại máy móc nhất định ta gọi là nhóm chi tiết có công dụng riêng.
Ngày nay , hầu hết các chi tiết máy đều được tiêu chuẩn hóa nhằm đảm bảo tính đồng nhất và khả năng lắp lẫn cho nhau , thuận lợi cho việc sử dụng và chế tạo hàng lọat.
- Vậy muốn tạo thành một máy hòan chỉnh , các chi tiết máy phải lắp ghép với nhau như thế nào?
- Có 5 chi tiết hợp thành : trục, đai ốc, vòng đệm, đai ốc hãm côn. Côn
- Trục : Hai đầu có ren để lắp vào xe nhờ đai ốc
- Đai ốc hãm côn: giữ côn
- Đai ốc, vòng đệm: Lắp trục với xe
Côn: cùng với bi nối tạo thành trục
- Có cấu tạo hòan chỉnh và giữ nhiệm vụ nhất định trong máy
- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hòan chỉnh và giữ nhiệm vụ nhất định trong máy
- Không
- Mảnh vỡ máy vì có cấu tạo chưa hòan hỉnh
I Khái niệm về chi tiết máy
1. Chi tiết máy là gì
- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hòan chỉnh, giữ nhiệm vụ nhất định trong máy và không thể tháo rời ra được.
2. Phân lọai chi tiết máy
- Nhóm chi tiết máy : bulông, đai ốc, vòng đệm, được sử dụng trong nhiều loại máy móc khác nhau ta gọi là nhóm chi tiết có công dụng chung.
- Nhóm chi tiết máy : trục khủyu, kim khâu, khung xe đạp,  được sử dụng trong một loại máy móc nhất định ta gọi là nhóm chi tiết có công dụng riêng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu chi tiết máy được lăp ghép với nhau như thế nào?
- Quan sát hình vẽ 24.3 cho biết ròng rọc được cấu tạo từ mấy chi tiết?
- Giá đỡ và móc treo ghép với nhau như thế nào?
- Ghép giữa trục và giá đỡ?
- Ghép giữa bánh ròng rọc và trục?
- Mối ghép trên có gì giống và khác nhau?
- Các mối ghép trên chia thành hai lọai :
+ Mối ghép cố định : là các chi tiết được ghép không có sự chuyển động tương đố với nhau
. Mối ghép tháo được : mối ghép ren , then, chốt,
. Mối ghép không tháo được: mối ghép hàn , đinh tán,..
+ Mối ghép động : chi tiết ghép với nhau có thể xoay, trượt, lăn, hoặc ăn khớp với nhau
VD: bản lề cửa, ổ trục, 
- Bánh ròng rọc, móc treo , giá đỡ , trục
- Đinh tán
- Đinh tán
- Trục quay
- Mối ghép đinh tán đứng yên, mối ghép trục quay có thể chuyển động
II Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
a) Mối ghép cố định : là các chi tiết được ghép không có sự chuyển động tương đố với nhau
- Mối ghép tháo được : mối ghép ren , then, chốt,
- Mối ghép không tháo được: mối ghép hàn , đinh tán,..
b) Mối ghép động : chi tiết ghép với nhau có thể xoay, trượt, lăn, hoặc ăn khớp với nhau
VD: bản lề cửa, ổ trục, 
Họat động 3 : Tổng kết bài
- Chiếc xe đạp em có những mối ghép nào ? hãy kể tên mốt vài mối ghép mà em biết?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
- Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc phần có thể em chưa biết
 Về nhà sưu tầm một số mối ghép cố định
Bài 25: MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH
MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC
I 	MỤC TIÊU
Hiểu được khái niệm, phân lọai mối ghép cố định.
Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép khơng tháo được
II	CHUẨN BỊ	
Vật mẫu : mối ghép hàn, đinh tán
Tranh vẽ SGK
III	TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu bài :
Máy hay sản phẩm cơ khí được tạo thành từ nhiều chi tiết lắp ghép với nhau. Khi họat động máy thường hỏng ở chỗ lắp ghép. Để đảm bảo chất lương của mối ghép và tuổi thọ của sản phẩm chúng ta đi sâu tìm hiểu cấu tạo của từng mối ghép. Bài học hơm nay chúng ta tìm hiếu về : 
“MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH - MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC”
Bài mới :
Họat động 1 : Tìm hiểu khái niệm chung
Họat động dạy
Họat động học
Nội dung
- Nêu khái niệm mối ghép cố định ?Có mấy lọai mối ghép cố định?
- Cho HS quan sát tranh vẽ và vật mẫu môi ghép hàn, mối ghép ren
- Hai mối ghép trên có gì giống và khác nhau?
- Muốn tháo rời các chi tiết trên ta phải làm thế nào?
- Mối ghép không tháo được muốn tháo rời chi tiết buộc ta phải phá hỏng một phần nào đó của mối ghép.
- Mối ghép tháo được : có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn trước khi lắp
- Giống nhau: dùng ghép nối chi tiết
- Khác nhau : mối ghép ren tháo được , mối ghép hàn thì không tháo được
- Mối ghép hàn : muốn tháo ta phải phá bỏ mối ghép
- Mối ghép ren : muốn tháo ta dùng cờ lê để tháo
I Mối ghép cố định 
Gồm 2 lọai :
- Mối ghép không tháo được muốn tháo rời chi tiết buộc ta phải phá hỏng một phần nào đó của mối ghép.
- Mối ghép tháo được : có thể tháo rời cácchi tiết ở dạng nguyên vẹn trước khi lắp
Họat động 2 : Tìm hiểu mối ghép khơng tháo được
- Mối ghép bằng đinh tán la lọai mối ghép gì?
- Mối ghép đinh tán gồm mấy chi tiết?
- Trong mối ghép đinh tán các chi tiết ghép thường có dạng tấm mỏng, trên chi tiết được ghép lỗ tạo ra bằng cách khoan hay đột ( cho HS quan sát vật mẫu)
- Em hãy nêu cấu tạo của đinh tán?
- Chi tiết ghép là đinh tán, đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ hình chỏm cầu hoặc mũ hình nón cụt được làm bằng kim loại dẻo như : nhôm hay thép cacbon thấp
- Em hãy nêu cách tạo mối ghép đinh tán?
- Khi ghép thân đinh tán luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ
- Mối ghép đinh tán dùng trong trường hợp nào ?
-Mối ghép đinh tán có đặc điểm gì ?
2. Mối ghép hàn
- Khi hàn người ta làm nóng chảy cục bộ kim lọai ở chỗ tiếp xúc để kết dính các chi tiết lại với nhau, hoặc được kết dính với nhau bằng vật liệu nóng chảy khác
- Quan sát hình 25.3 cho biết các cách làm nóng chảy kim lọai?
- Có 3 phương pháp hàn:
+ Hàn nóng chảy : kim lọai ở chỗ tiếp xú được nung tới trạng thái chảy bằng ngọn lửa hồ quang, ngọn lử khí cháy,
+ Hàn áp lực : kim lọai ở chỗ tiếp xú được nung tới trạng thái dẻo, sau đó dùng lực dính lại với nhau 
+ Hàn thiếc ( hàn mềm): chi tiết được hàn ở thể rắn, thiếc hàn được nung nóng chảy làm d1inh kết kimlọai với nhau
- Em hãy so sánh mối ghép hàn và mối ghép đinh tán?
- Mối ghép hàn ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để tạo ra các lọai khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp , xe máy và trong công điện tửồi hà
- Là mối ghép không tháo được
- 2 chi tiết được ghép và đinh tán
- Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ hình chỏm cầu hoặc mũ hình nón cụt được làm bằng kim loại dẻo như : nhôm hay thép cacbon thấp
- Khi ghép thân đinh tán luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ
- Mối ghép đinh tán dùng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ sinh họat gia đình : nắp nồi , quai nồi, 
- Vật liệu tấm ghép không hàn được, khó hàn
- Mối ghép phải chiụ nhiệt độ cao
- Mối ghép phải chiụ lực lớn và chấn động mạnh,
- Nung nóng kim lọai tại chỗ tiếp xúc
- Mối ghép hàn hình thành trong thời gian ngắn, kết cấu gọn , tiết kiệm vật liệu, giảm giá thành, nhưng mối hàn dễ bị nứt, giòn, chịu lực kém.
II Mối ghép không rháo được
1. Mối ghép bằng đinh tán
a) Cấu tạo mối ghép
- Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ hình chỏm cầu hoặc mũ hình nón cụt được làm bằng kim loại dẻo như : nhôm hay thép cacbon thấp
- Trong mối ghép đinh tán các chi tiết ghép thường có dạng tấm mỏng, trên chi tiết được ghép lỗ tạo ra bằng cách khoan hay đột
- Khi ghép thân đinh tán luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ
b) Đặc điểm và ứng dụng
- Vật liệu tấm ghép không hàn được, khó hàn
- Mối ghép phải chiụ nhiệt độ cao
- Mối ghép phải chiụ lực lớn và chấn động mạnh,
2 Mối ghép hàn
a) Cấu tạo mối ghép
- Khi hàn người ta làm nóng chảy cục bộ kim lọai ở chỗ tiếp xúc để kết dính các chi tiết lại với nhau, hoặc được kết dính với nhau bằng vật liệu nóng chảy khác
+ Hàn nóng chảy : kim lọai ở chỗ tiếp xú được nung tới trạng thái chảy bằng ngọn lửa hồ quang, ngọn lử khí cháy,
+ Hàn áp lực : kim lọai ở chỗ tiếp xú được nung tới trạng thái dẻo, sau đó dùng lực dính lại với nhau 
+ Hàn thiếc ( hàn mềm): chi tiết được hàn ở thể rắn, thiếc hàn được nung nóng chảy làm d1inh kết kim lọai với nhau
b) Đặc điểm và ứng dụng
Mối ghép hàn hình thành trong thời gian ngắn, kết cấu gọn , tiết kiệm vật liệu, giảm giá thành, nhưng mối hàn dễ bị nứt, giòn, chịu lực kém.
Họat đơng 3 : Tổng kết bài
-Tại sao không hàn quai nồi mà phải tán đinh?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- Trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị mối ghép tháo được
IV RÚT KINH NGHIỆM
Xét duyệt của TTCM
Ngày //
Dương Thị Ngọc Trang
Tuần : , tiết : 
Lớp : 
Ngày dạy: 
Bài 26:	MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC
I 	MỤC TIÊU
Giúp HS nắm được cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp.
II	CHUẨN BỊ
Một số vật cĩ mối ghép ren, chốt.
Tranh vẽ SGK
III	TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu bài
Mối ghép tháo được gồm mối ghép bằng ren, then, chốt ta cĩ thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹ trước khi ghép. Chúng cĩ cơng dụng là ghép nhiều chi tiết đơn giản thành kết cấu phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chế tạo, lắp ráp, bảo quản và sửa chữa. Để biết được cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp chúng ta cùng nghiên cứu bài :
“ MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC”
Bài mới:
Họat động 1: Tìm hiểu mối ghép bằng ren
Họat động dạy
Họat động học
Nội dung
HS quan sát hình 26.1 SGKvà quan sát vật
- Em hãy nêu cấu tạo của mối ghép bằng bulông, vít cấy, đinh vít?
HS điền vào các câu trong SGK
Lực tự xiết được tạo thành do masát giữa các mặt ren của vít và đai ốc. Biến dạng đàn hồi càng lớn, lực masát càng lớn thì lực tự xiết càng lớn.
- Để hãm cho đai ốc khỏi bị lỏng ta có những biện pháp gì?
- Ba mối ghép trên có đặc điểm gì giống và khác nhau?
- Hãy nêy cách ghép mối ghép ren?
- Hãy nêu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép ren?
- Mối ghép bulông gồm: đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, bulông
- Mối ghép vít cấy gồm: đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, vít cấy.
-Mối ghép đinh vít gồm: đinh vít, chi tiết ghép.
- Dùng vòng đệm, dùng chốt chẻ ngang cài qua đai ốc và vít.
- Giống : ba mối ghép đều là chi 

File đính kèm:

  • doccong nghe 8.doc
Giáo án liên quan