Giáo án Công nghệ 7 - Trần Thị Tình - Tiết 11: Sâu bệnh hại cây trồng

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sau khi học song học sinh :

 - Biết ®­îc thêi gian vµ sè lÇn ch¨m sãc rõng sau khi trồng.

 - HiÓu ®­îc néi dung c«ng viÖc ch¨m sãc rõng sau khi trång.

2.Kỹ năng :

 - Có những thao tác thành thạo trong viÖc chăm sóc cây rừng.

 - Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác và lòng hăng say lao động.

3.Thái độ:

 - Có ý thức làm việc cẩn thận theo đúng quy trình.

B. Phương pháp:

 - Đặt và giải quyết vấn đề., ho¹t ®éng nhãm,quan s¸t t×m tßi, bản đồ tư duy.

C.Chuẩn bị:

1. GV: Đọc SGK, tham khảo tài liệu thực tế địa phương, hình vẽ 41, 42 SGK và nghiên cứu nội dung bài 26

2. HS: Đọc SGK, liên hệ thực tế gia đình và địa phương.

 

doc125 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Trần Thị Tình - Tiết 11: Sâu bệnh hại cây trồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chọn.
- Nhỏ hơn 35 % lượng gỗ khu rừng.
III. Phục hồi rừng sau khai thác.
1.Rừng đã khai thác trắng:
- Trồng rừng để phục hồi, trồng xen cây công nghiệp với cây rừng.
2. Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn:
- Thúc đẩy tái sinh tự nhiên…
4.Củng cố(5’):
- GV: Cho học sinh đọc phần có thể em chưa biết, phần ghi nhớ SGK.
- Hệ thống nội dung bài học, mục tiêu cần đạt được.
- Đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà 2/:
- Về nhà học bài, đọc và xem trước bài 29 SGK.
- Chuẩn bị hình vẽ 48,49 ( SGK)
E:Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:15/12/2012
Tiết 27- Tuần 18
BÀI 29: BẢO VỆ KHOANH NUÔI RỪNG
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh.
	- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
	- Hiểu được mục đích, biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng 
2..Kỷ năng : 
 -Thành thạo việc khoanh nuôi rừng cho địa phương và gia đình.
3. Thái độ:
	- Có ý thức bảo vệ rừng không khai thác bừa bãi.
B. Phương pháp:
 Đặt và giải quyết vấn đề thảo luận nhóm.
C.Chuẩn bị :
1.GV: Đọc SGK, tham khảo tài liệu,hình vẽ SGK và nghiên cứu nội dung bài 29
2. HS: Đọc trước bài, liên hệ thực tế gia đình và địa phương.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức :
Ngµy gi¶ng
Líp
SÜ sè
7
2.Kiểm tra bài cũ(4’)
Câu hỏi:Khai thác rừng hiện nay ở việt nam phải tuân theo các điều kiện nào?
Đáp án:
. Chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng.
- Trên 15oC.
- Chống xoáy mòn.
- Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
-Lượng gỗ khai thác chọn: Nhỏ hơn 35 % lượng gỗ khu rừng.
Câu hỏi: Dùng các biện pháp nào để phục hồi rừng sau khi khai thác?
Đáp án: 
+Rừng đã khai thác trắng:
- Trồng rừng để phục hồi, trồng xen cây công nghiệp với cây rừng.
+ Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn:
- Thúc đẩy tái sinh tự nhiên…
3.Bài mới;
*Đặt vấn đề: rừng nước ta đang đang giảm nhanh cả về số lượng và chất lượng, chính các hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu phá hoại rừng... Bảo vệ và phát triển rừng cũng có nghĩa là bảo vệ cuộc sống của cộng đồng dân cư.
*Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
HĐ1.Tìm hiểu ý nghĩa của nhiệm vụ bảo vệ khoanh nuôi rừng.(6’)
- Theo em, bảo vệ rừng là thế nào?
-Ý nghĩa của việc bảo vệ, nuôi dưỡng rừng?
- GV hệ thống, bổ sung và kết luận: chống lại mọi sự gây hại, giữ gìn tài nguyên và đất rừng.
I. ý nghĩa:
- Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái..
HĐ2.Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ rừng(20’)
GV: Tài nguyên rừng có các thành phần nào?
HS: Trả lời.
GV: Để đạt được mục đích trên cần áp dụng biện pháp nào?
HS: Trả lời.
GV: Tham gia bảo vệ rừng bằng cách nào? đối tượng nào được kinh doanh rừng?
HS: Trả lời.
II. Bảo vệ rừng.
1.Mục đích bảo vệ rừng.
- Tài nguyên rừng gồm có các loài thực vật,động vật rừng, đất.
- Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển.
2. Biện pháp bảo vệ rừng.
- Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy, lấn chiếm, mua bán lâm sản, săn bắn động vật rừng…
- Cơ quan lâm nghiệp của nhà nước, cá nhân hay tập thể được cơ quan chức năng giao đất, phải làm theo sự chỉ đạo của nhà nước.
HĐ3.Khoanh nuôi phục hồi rừng.(12’)
GV: Khoanh nuôi phục hồi rừng là biện pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh của rừng kết hợp với…
GV: Hướng dẫn học sinh xác định đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng.
GV: Phân tích các biện pháp kỹ thuật đã nêu trong SGK.
- Mức độ thấp: áp dụng biện pháp chống phá.
- Mức độ cao. Lâm sinh
III. Khoanh nuôi khôi phục rừng.
1.Mục đích:
- Tạo hoàn cảnh thuận lợi để các nơi phục hồi rừng có sản lượng cao.
2.Đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng.
- Đất đã mất rừng và nương dẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.
3.Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng.
- Bảo vệ: Cấm chăn thả gia súc, chống chặt phá, tổ chức phòng cháy.
- Phát dọn dây leo, bụi dậm, cuốc sới xung quanh gốc, dặm bổ xung.
4.Củng cố(5’)
GV: Gọi 1 đến 2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Hệ thống lại bài, tổng kết đánh giá.
5. Hướng dẫn về nhà 2/:
- về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài
- Đọc và xem trước bài 35 SGK
E.Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :31/12/2012
PHẦN II: CHĂN NUÔI
CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI
Tiết 28
 Tuần 19
BÀI 30: VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
	- Hiểu được vai trò của ngành chăn nuôi.
	- Biết được nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi.
2.Kỷ năng:
 - Có thể thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển chăn nuôi
3.Thái độ:
 - Có ý thức say sưa học tập kỹ thuật chăn nuôi.
B. Phương pháp:
 - Đặt và giải quyết vấn đề thảo luận nhóm
C.Chuẩn bị :
1. GV: Nghiên cứu SGK, hình vẽ 50, phóng to sơ đồ 7 SGK.
2.HS: Đọc SGK, xem hình vẽ 50, sơ đồ 7 SGK.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức 1/:
Ngµy gi¶ng
Líp
SÜ sè
7
2.Kiểm tra bài cũ;
- Không kiểm tra
3.Bài mới:
*Đặt vấn đề: Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Chăn nuôi và trồng trọt luôn hỗ trợ nhau phát triển.Phát triển chăn nuôi toàn diện trên cơ sở đẩy mạnh chăn nuôi trang trại và gia đình để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng lớn của nhân dân và xuất khẩu .
*Triển khai bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ1. Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi.(18’)
* Mục đích: HS nắm được vai trò của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế.
GV: Đưa ra câu hỏi để khai thác nội dung kiến thức.
GV: Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm gì? vai trò của chúng?
HS: Trả lời.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 50 trả lời câu hỏi.
GV: Hiện nay còn cần sức kéo của vật nuôi không? vật nuôi nào cho sức kéo?
Gv: Tại sao phân chuồng lại cần thiết cho cây trồng?
GV: Em hãy kể tên những đồ dùng từ chăn nuôi?
HĐ1. Tìm hiểu nhiệm vụ của chăn nuôi.(20’)
* Mục đích: HS nắm được nhiệm vụ của chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay.
GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ 7 thảo luân nhóm và trả lời câu hỏi:
GV: Nước ta có những loại vật nuôi nào? em hãy kể tên những loại vật nuôi ở địa phương em.
HS: Học sinh thảo luận phát triển chăn nuôi toàn diện…
Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Phát triển chăn nuôi gia đình có lợi ích gì? lấy ví dụ minh hoạ.
HS: Trả lời
GV: Thế nào là sản phẩm chăn nuôi sạch?
HS: Trả lời, hs nhận xét, giáo viên bổ sung đưa ra kết luận.
I.Vai trò của chăn nuôi.
- Chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
a) Cung cấp thịt, sữa, trứng phục vụ đời sống.
b) Chăn nuôi cho sức kéo như trâu, bò, ngựa.
c) Cung cấp phân bón cho cây trồng.
d) Cung cấp nguyên liệu gia công đồ dùng. Y dược và xuất khẩu.
II.Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta.
- Phát triển chăn nuôi toàn diện 
( Đa dạng về loài, đa dạng về quy mô ).
- Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất ( giống, thức ăn, chăm sóc thú y ).
- Tăng cường cho đầu tư nghiên cứu và quản lý ( Về cơ sở vật chất, năng lực cán bộ…)
- Nhằm tăng nhanh về khối lượng, chất lượng sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
4.Củng cố.(5’)
- GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- GV: Tóm tắt nội dung và nhận xét tiết học
5. Hướng dẫn về nhà (2)/:
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.
- Đọc và xem trước bài 31 SGK.
- Chuẩn bị tranh vẽ hình 51, hình 52, hình 53 SGK.
E:Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :31/12/2012
 Tiết 29
 Tuần 19
BÀI 31: GIỐNG VẬT NUÔI.
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh.
	- Biết được nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi.
2.Kỷ năng:
 - Phân biệt được các giống vật nuôi.
3.Thái độ:
 - Có ý thức say sưa học tập kỹ thuật chăn nuôi.
B. Phương pháp:
 - Đặt và giải quyết vấn đề thảo luận nhóm
C.Chuẩn bị :
1. GV: Nghiên cứu SGK, hình vẽ 54, bảng phụ.
2.HS: Đọc SGK, xem hình vẽ 54
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức 1/:
Ngµy gi¶ng
Líp
SÜ sè
7
2.Kiểm tra bài cũ; .(5’)
Câu hỏi: Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta?
Đáp án: 
a) Cung cấp thịt, sữa, trứng phục vụ đời sống.
b) Chăn nuôi cho sức kéo như trâu, bò, ngựa.
c) Cung cấp phân bón cho cây trồng.
d) Cung cấp nguyên liệu gia công đồ dùng. Y dược và xuất khẩu.
3.Bài mới:
*Đặt vấn đề: (1/ ) : Ca dao tục ngữ có câu: “Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, điều này nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa giống với năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong bài học này chúng ta sẽ biết được thế nào là giống vật nuôi và vai trò quan trọng của giống vật nuôi đối với ngành chăn nuôi gia gia súc và gia cầm.
*Triển khai bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ1.Tìm hiểu khái niệm thế nào là giống vật nuôi (18’)
- Bằng phương pháp gợi mở, giáo viên nêu câu hỏi đàm thoại.
GV: Muốn chăn nuôi trước hết phải có điều kiện gì?
HS: Trả lời
GV: Để nhận biết vật nuôi của một giống cần chú ý điều gì?
HS: Lấy ví dụ về giống vật nuôi và điền vào vở bài tập những đặc điểm ngoại hình theo mẫu.
GV: Em hãy nêu tiêu chí phân loại giống vật nuôi.
HS: Lấy ví dụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
GV: Phân tích cho học sinh thấy được cần có 4 điều kiện sau:
- Có chung nguồn gốc.
- Có đặc điểm ngoại hình và năng xuất giống nhau.
- Có đặc điểm di truyền ổn định
- Có số lượng cá thể đông và phân bố trên địa bàn rộng.
HĐ2.Tìm hiểu vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.(15’)
-Cho hs tham khảo năng suất chăn nuôi một số giống vật nuôi trong sgk.
 Học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Năng suất cao ( thịt, trứng, sữa) do yếu tố nào quyết định?( giống), yếu tố nào ảnh hưởng quan trọng?( thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc)
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung, giáo viên nhận xét đưa ra kết luận.
- HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: tỉ lệ mỡ trong sữa của giống trâu Mu ra và bò Hà Lan do yếu tố nào quyết định?( di truyền của giống). 
– HS trả lời Hs khác nhận xét bổ sung.
 Giáo viên nhận xét đưa ra kết luận:
 giống vật nuôi có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chăn nuôi.
- Qua ví dụ SGK, học sinh lấy ví dụ khác từ giống vật nuôi ở gia đình, địa phương.
 I. Khái niệm về giống vật nuôi.
1.Thế nào là giống vật nuôi.
- Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra, mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng xuất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
Tên giống vật nuôi
Đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết
- Gà ri
- Lợn móng cái
- chân thấp, bé, lông màu đỏ thẫm, đen
- Thấp, bụng xệ, má nhăn.
2.Phân loại giống vật nuôi.
a) Theo địa lý
b) Theo hình thái ngoại hình
c) Theo mức độ hoàn thiện của giống.
d) Theo hướng sản xuất.
3) Điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi.
- Có chung nguồn gốc.
- Có đặc điểm ngoại hình và năng xuất giống nhau.
- Có đặc điểm di truyền ổn định
- Có số lượng cá thể đông và phân bố trên địa bàn rộng.
II. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
1) Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
- Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất chăn nuôi khác nhau.
2). Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi
*Ví dụ: SG K
*Để năng cao hiệu quả chăn nuôi không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống cây trồng vật nuôi tốt hơn.
4.Củng cố.(3’)
- GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- GV: Tóm tắt nội dung và nhận xét tiết học
5. Hướng dẫn về nhà (2)/:
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.
- Đọc và xem trước bài 31 SGK.
E:Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :04/01/2013
Tiết 30
 Tuần 20
BÀI 32. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦAVẬT NUÔI
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
	- Biết được định nghĩa về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi
	- Biết được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
	- Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục.
2.Kỹ năng:
 - HS am hiểu về vật nuôi áp dụng trong chăn nuôi.
3.Thái độ:
 - HS có thể gần gũi với vật nuôi.
B.Chuẩn bị :
1. GV: Nghiên cứu SGK, thu thập tài liệu, sơ đồ SGK.
2. HS: Đọc SGK, xem hình vẽ, sơ đồ.
c. Phương pháp:
 - Đặt và quyết vấn đề ,thảo luận nhóm., hỏi và trả lời, trực quan.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức 1/:
Ngµy gi¶ng
Líp
SÜ sè
7
2.Kiểm tra bài cũ:4’
 Câu hỏi 1: Thế nào là giống vật nuôi?
 Đáp án: Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra, mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng xuất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
 Câu 2:Em hãy nêu điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi?
Đáp án: - Có chung nguồn gốc.
- Có đặc điểm ngoại hình và năng xuất giống nhau.
- Có đặc điểm di truyền ổn định
- Có số lượng cá thể đông và phân bố trên địa bàn rộng.
3.Bài mới:
*Đặt vấn đề: Sự sinh trưởng và sự phát dục luôn sảy ra xen kẽ và hỗ trợ nhau để cho cơ thể phát triển.. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Hiểu được các nhân tố đó con người có thể chủ động điều khiển được quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo sự mong muốn của con người.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1.Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.(8’)
- GV: Giảng giải, hướng dẫn học sinh lấy VD về sự sinh trưởng như SGK.
- Sự sinh trưởng là sự lớn lên về lượng và phân chia tế bào.
Gv: Treo bảng phụ và phân tích cho học sinh thấy sự thay đổi về khối lượng của ngan con so với ngày tuổi.
? Lấy thêm ví dụ khác về sự dài ra, cao thêm của lợn
? Thế nào là sự sinh trưởng? 
? Thế nào là sự phát dục?
Gv: phân tích ví dụ sự sinh trưởng và sự phát dục của buồng trứng để học sinh phân biệt được 2 quá trình này.
Gv: Gợi ý, học sinh phân tích sự phát triển tinh hoàn con đực.
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành về những biến đổi của cơ thể vật nuôi.
Sau đó giáo viên củng cố lại khái niệm sinh trưởng và phát dục.
HĐ2.Tìm hiểu sự tác động của con người đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.(10’)
GV: Dùng sơ đồ giải thích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của vật nuôi?
HS: Nhận biết các yếu tố ảnh hưởng, con người có thể tác động, điều khiển, sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
Gv yêu cầu HS:
-Nêu các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ?
- HS trả lời, hs khác nhận xét bổ sung, giáo viên nhận xét đưa ra kết luận
I.Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
1.Sự sinh trưởng.
- Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
2. Sự phát dục.
- Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
II. Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:( Giảm tải không dạy) 
III. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
Vật nuôi
 - Thức ăn
- Chuồng trại,chăm sóc 
- Khí hậu
- Các yếu tố bên ngoài ( ĐK ngoại cảnh )
- Yếu tố bên trong ( Đ2 di truyền ).
4.Củng cố(5’)
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
GV: Hệ thống lại bài học, đánh giá giờ học
5.Hướng dẫn về nhà 3/
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi 2 cuối bài( Không phải trả lời câu hỏi 1)
- Đọc và xem trước bài 33 Một số phương pháp chọn lọc
E.Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :12/01/2013
Tiết 31
 Tuần 20
BÀI 33. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI
A. Mục tiêu bài day:
1.Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
	- Biết được khái niệm về chọn giống vật nuôi
	- Biết được một số phương pháp chọn giống vật nuôi thông thường
2. Kĩ năng: Biết cách chọn giống vật nuôi.
3. Thái độ : giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
B.Chuẩn bị :
1.GV: Nghiên cứu SGK, thu thập tài liệu, sơ đồ SGK.
2. HS: Đọc SGK, xem hình vẽ, sơ đồ.
C.Phương pháp :
 - Đặt và giải quyết vấn đề ,thảo luận nhóm, hỏi và trả lời, vấn đáp tìm tòi.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức 1/:
Ngµy gi¶ng
Líp
SÜ sè
7
2.Kiểm tra bài cũ(4’)
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết các đặc điểm về sự phát triển, phát dục của vật nuôi?
Đáp án: - Gồm 3 đặc điểm.
- Không đồng đều
- Theo giai đoạn.
- Theo chu kỳ
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
Đáp án: - Thức ăn
- Chuồng trại,chăm sóc 
- Khí hậu
- Các yếu tố bên ngoài ( ĐK ngoại cảnh )
- Yếu tố bên trong ( Đ2 di truyền ).
3.Bài mới:
* Đặt vấn đề: Chọn lọc là khâu đầu tiên trong công tác giống vật nuôi. Muốn phát huy được kết quả chọn lọc 

File đính kèm:

  • docTiet 11.doc