Giáo án Công nghệ 7 tiết 45 đến 52

Bài 45 NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC

CÁC LOẠI VẬT NUÔI

A.MỤC TIÊU

I. Kiến thức: Giúp HS

- HS hiểu được một số đặc điểm của vật nuôi non

- HS biết cách nuôi dưỡng, chăm sóc, vật nuôi non hợp lí để vật nuôi khỏe mạnh, chóng lớn

- HS biết mục đích, kĩ thuật chăn nuôi đực giốngvà vật nuôi cái sinh sản

II. Kĩ năng: Rèn HS

- Chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi non, vật cái sinh sản

III. Thái độ:

- Thói quen:Giáo dục HS có ý thức lao động cần cù, chăm chỉ

- Tính cách:Có ý thức chăm sóc và nuôi dưỡng các loại vật nuôi.

 

doc21 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2597 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 7 tiết 45 đến 52, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Mức độ tiếp xúc với vi trùng ký sinh trùng gây bệnh ở con vật nhốt và con vật nuôi thả tự do khác nhau như thế nào?
HS: Nuôi nhốt hạn chế tíêp xúc với mầm bệnh
GV: Muốn chăn nuôi số lượng lợn gà nhiều theo kiểu công nghiệp chuồng nuôi có vai trò như thế nào?
HS: Có thể sử dụng máy móc để cho ăn, uống, làm vệ sinh đồng loạt 
GV: Nuôi con vật trong chuồng góp phần giữ vệ sinh môi trường sống như thế nào?
HS: Hạn chế con vật thải phân ra làm ô nhiễm môi trường, tránh phá hoại sản xuất hoa màu
B2:GV: Yêu cầu học sinh đọc sơ đồ 10/116 SGK 
Làm thế nào để nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp yêu cầu sinh lí con vật?
HS: Che mát lúc trời nắng, giữ ẩm khi trời lạnh, tránh gió lùa mạnh vào mùa lạnh
GV: Làm thế nào giữ được độ ẩm chuồng nuôi hợp vệ sinh?
HS: Chuồng luôn khô ráo, có nơi chứa phân riêng, con vật không sống trong khu vực có nhiều phân và rác
GV: Chuồng làm thế nào để đảm bảo độ chiếu sáng ít khí độc?
HS: Hướng về phía Nam hoặc Đông-Nam tận dụng ánh sáng ban mai và gió hướng Nam mát mẻ
GV: Cho học sinh làm bài tập/117 SGK 
HS: Nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 69 
* Vì sao bố trí hướng chuồng theo cách a là không phù hợp?
HS: Không tận dụng được ánh sáng mặt trời, mùa đông gió lạnh nguy hiểm sức khỏe vật nuôi 
GV: Chuồng 1 dãy có đặc điểm gì?
HS: Có nhiều ngăn, có đường vận chuyển thức ăn và quét dọn, máng ăn bố trí trong ô chuồng sân chơi và máng uống ở ngoài trời 
GV: Kiểu chuồng 2 dãy có đặc điểm gì?
HS: Hai dãy chuồng 2 bên, hành lang ở giữa làm đường đi, máng ăn bố trí 2 bên hành lang sân chơi và máng uống ngoài trời bên ngoài 2 dãy chuồng 
(?):Vệ sinh phòng bệnh có vai trò gì ?
- HS: Phòng ngừa dịch bệnh xảy ra.
=>KL:Để đạt được hiệu quả kinh tế, thì phương châm của vệ sinh trong chăn nuôi là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”
B2:
 GV: Giới thiệu sơ đồ 11 (sgk/ T118), yêu cầu học sinh quan sát và trả lời:
(?):Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi phải đạt những yêu cầu nào ?
- HS: Quan sát sơ đồ 11
 Khí hậu, thức ăn, nước, vệ sinh chuồng nuôi.
(?):Vệ sinh thân thể vật nuôi có tác dụng gì ?
- HS: Duy trì sức khoẻ, sức sản xuất, có tác dụng làm quen huấn luyện để vật nuôi thuần thục, dễ chăm sóc, quản lí.
=>KL: Trong các biện pháp vệ sinh thân thể, cần chú ý tới tắm chải và vận động hợp lí.
(?):Tắm chải có tác dụng như thế nào với vật nuôi ?
- HS: Vật nuôi sạch sẽ, khoẻ mạnh, tránh được các mầm bệnh.
* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: 
 cần giữ gìn chuồng nuôi như thế nào để không gây ảnh hưởng môi trường?
Chuồng nuôi và vệ sinh phòng bệnh đúng kĩ thuật góp phần: nâng cao năng suất chăn nuôi, tạo môi trường thích hợp cho vật nuôi, hạn chế mầm bệnh, tránh được bệnh dịch, thu chất thải làm phân bón hữu cơ bón cho cây trồng, tránh ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sưc khỏe con người.
I. Chuồng nuôi 
1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi: Bảo vệ sức khỏe vật nuôi. 
Góp phần nâng cao năng suất vật nuôi. 
2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh 
- Nhiệt độ thích hợp 
- Độ ẩm: 60 – 75%
- Độ thông thoáng tốt 
- Độ chiếu sáng thích hợp từng loại vật nuôi
- Không khí: ít khí độc 
* Chú ý:
- Hướng chuồng: hướng nam hoặc đông –nam
- Kiểu chuồng: 1 dãy hoặc 2 dãy 
II. Vệ sinh phòng bệnh 
1. Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi 
Để phòng ngừa dịch bệnh xảy ra, bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất chăn nuôi
2. Các biện pháp vệ sinh môi trường sống của vật nuôi
a. Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi 
b. Vệ sinh thân thể cho vật nuôi 
IV. Củng cố:
 - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ - Gọi học sinh trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
* Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh? 
* Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi? 
V. Hướng dẫn về nhà: 
– Đối với bài học ở tiết học này:
	+ HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
– Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
 + Chuẩn bị trước bài: “Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi”
? Chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì.
D. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 47,48
Bài 45 NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC 
CÁC LOẠI VẬT NUÔI
A.MỤC TIÊU 
I. Kiến thức: Giúp HS 
- HS hiểu được một số đặc điểm của vật nuôi non
- HS biết cách nuôi dưỡng, chăm sóc, vật nuôi non hợp lí để vật nuôi khỏe mạnh, chóng lớn
- HS biết mục đích, kĩ thuật chăn nuôi đực giốngvà vật nuôi cái sinh sản
II. Kĩ năng: Rèn HS 
- Chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi non, vật cái sinh sản
III. Thái độ: 
- Thói quen:Giáo dục HS có ý thức lao động cần cù, chăm chỉ
- Tính cách:Có ý thức chăm sóc và nuôi dưỡng các loại vật nuôi.
B.CHUẨN BỊ::
GV: Sơ đồ 12SGK phóng to, một số tranh ảnh về nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi. (HS: + Chuẩn bị trước bài: “Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi”
? Chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Ổn định tổ chức (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
II. Kiểm tra bài cũ: 6’
Câu 1:Hãy nêu tầm quan trọng của chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi? (9đ)
Câu 2: Cho biết cách nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non ?(9đ)
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
B1:
 GV cho HS quan sát H72 SGK và tìm hiểu đặc điểm của vật nuôi non.
- HS: Quan sát, tìm hiểu.
(?):Vật nuôi non có đặc điểm gì ? (Gợi ý: Tìm hiểu đặc điểm vật nuôi con trong gia đình em)
- HS dựa vào SGK trả lời theo ý hiểu cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
(?):Lấy ví dụ cho từng đặc điểm trên ?
- VD: Vật nuôi non 3 tuần tuổi thiếu enzin,
B2:
(?):Cần phải làm gì để chuồng nuôi vật nuôi non luôn đạt yêu cầu nhiệt độ đối với chúng ?
- HS: Chuồng nuôi không lạnh, không nóng phù hợp với từng loại vật nuôi.
(?):Hệ tiêu hoá vật nuôi non chưa hoàn chỉnh nên thức ăn cho vật nuôi non chủ yếu là gì ? Cần làm gì để đảm bảo cho vật nuôi phát triển tốt ?
- HS: Thức ăn của vật nuôi non là sữa mẹ. Cần phải chăm sóc mẹ của vật nuôi thật tốt.
(?):Chức năng miễn dịch vật nuôi non chưa tốt ta cần phải làm gì để vật nuôi non có kháng thể tốt ? Tại sao ?
- HS: Cho bú sữa đầu vì sữa đầu có chứa kháng thể cho vật nuôi non, phòng bệnh cho vật nuôi non.
(?):Sau một thời gian sau khi sinh ta cần tập cho vật nuôi non ăn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác từ bên ngoài nhằm mục đích gì ? Vì sao ?
- HS: Bổ sung thiếu hụt sữa mẹ vì vật nuôi non lớn sữa mẹ không đủ cung cấp và tập cho vật nuôi non ăn.
- GV cho HS làm bài tập trong phần 2 và trả lời
- HS tìm hiểu và trả lời.
I. Chăn nuôi vật nuôi non.
1. Một số đặc điểm sự phát triển cơ thể vật nuôi non.
- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
- Chức năng của hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh.
- Chức năng miễn dịch chưa tốt.
2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non.
- Nuôi vật mẹ tốt 
- Giữ ấm cơ thể 
- Cho vật bú sữa đầu 
- Tập cho vật ăn sớm 
- Cho vật vận động, tiếp xúc ánh sáng 
- Giữ vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi non 
II. Tìm hiểu mục đích và kĩ thuật chăn nuôi vật nuôi đựcgiống
 (GTải)
B1:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung phần III.
- HS đọc và tìm hiểu nội dung phần III
(?):Nuôi vật nuôi cái sinh sản nhằm mục đích gì? 
- HS dựa vào SGK trả lời.
- GV: nhận xét, kết luận
B2:
(?):Vậy em hãy cho biết cần chăm sóc vật nuôi cái như thế nào ? 
- HS dựa vào sơ đồ 13 và kiến thức thực tế trả lời.
(?):Theo em yêu cầu chăm sóc vật nuôi cái sinh sản là gì ? 
- HS trả lời theo ý hiểu cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
III. Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản.
+ Mục đích: Để đẻ nhiều con, nhiều trứng, con khoẻ mạnh có chất lượng cao.
+ Nội dung: 
- Giai đoạn mang thai: Phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng nhất là Prôtêin, muối khoáng, Vitamin.. để nuôi thai, nuôi cơ thể và chuẩn bị sữa.
- Giai đoạn sau khi đẻ: Phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và muối khoáng để nuôi cơ thể và tạo sữa nuôi con. 
+ Yêu cầu: Vật nuôi cái giống phải có sức khoẻ tốt, không quá béo hoặc quá gầy, có số lượng và chất lượng sữa tốt.
IV. Củng cố:
 - GV: Gọi 1 – 2 HS đọc phần “ghi nhớ”.
	Hệ thống nội dung bài học bằng BĐTD và nêu câu hỏi củng cố bài:
1. Qua bài học em hãy cho biết chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì ?
2. Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải chú ý đến những vấn đề gì ? 
V. Hướng dẫn học về nhà: 
– Đối với bài học ở tiết học này:
	+ HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
– Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
	+ Đọc trước nội dung bài 46: Phòng trị bệnh thông thường cho vật nuôi.
+ Tìm hiểu khái niệm về bệnh, nguyên nhân và cách phòng trị bệnh cho vật nuôi?
D. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:.
Tiết 49
Bài 46: PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI
A.MỤC TIÊU:
I. Kiến thức :
HS biết:
- Khái niệm về bệnh và tác hại của bệnh đối với vật nuôi 
- Trình bày được một số biện pháp nuôi dưỡng và chăm só c vật nuôi để phòng và trị bệnh 
II. Kĩ năng :
- Phát hiện , phân biệt một số bệnh của vật nuôi ở gia đình .
III. Thái độ: 
-Thói quen: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Tính cách: Biết áp dụng về phòng bệnh cho vật nuôi tại gia đình
B. CHUẨN BỊ 
Giáo viên: - Vẽ to sơ đồ 14 trang 122 / sgk
- Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường 
Học sinh: + Đọc trước nội dung bài 46: Phòng trị bệnh thông thường cho vật nuôi.
+ Tìm hiểu khái niệm về bệnh, nguyên nhân và cách phòng trị bệnh cho vật nuôi?
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Ổn định tổ chức : (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
II. Kiểm tra bài cũ: 5’
Câu 1: Nêu đặc điểm và cách chăm sóc nuôi dưỡng đối vật nuôi non ? 10đ
Câu 2: Khái niệm về bệnh của vật nuôi, nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi? (10đ)
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
B1:
 GV nêu và giải thích khái niệm về bệnh của vật nuôi cho HS tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
GV: Yêu cầu HS kể 1 số bệnh ở vật nuôi
HS: Cúm H5N1, toi gà, cảm, dịch tả ở heo, tụ huyết trùng, lở mồm lông móng,
GV: Vật bị bệnh có những đặc điểm gì? 
HS: Vật kém ăn, mệt nhọc, thường nằm im, có thể bị sốt, bài tiết phân không bình thường
GV: Yêu cầu HS nêu khái niệm về bệnh?
HS: Đọc Sgk nêu khái niệm
GV: Giới thiệu quan niệm lỗi thời: Bệnh là do trời phạt, là do quỹ thần gây ra nên cần cần chữa bằng cách cúng tế. Nẩy sinh nhiều hủ tục.
B2:
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ 14 SGK phóng to.
- HS quan sát, tìm hiểu.
(?): Qua sơ đồ em hãy cho biết bệnh của vật nuôi do những nguyên nhân nào ?
- Yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài cơ thể vật nuôi.
(?):Yếu tố bên ngoài gồm những nguyên nhân nào ?
- HS dựa vào SGK trả lời.
(?): Em hãy lấy ví dụ về bệnh do nguyên nhân bên ngoài sinh ra ở vật nuôi mà em biết ?
- Lấy ví dụ (Ngan, vịt bị trúng gió, khí hậu thay đổi làm gà bị rù).
- GV dẫn dắt và kết luận về phân loại bệnh nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi.
- GV (THMT): Qua việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, có ý thức bảo vệ vật nuôi. Nâng cao ý thức tự giác phòng bệnh trong chăn nuôi gia đình cũng như trong cộng đồng.
I. Khái niệm về bệnh của vật nuôi.
- Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh.
II. Nguyên nhân sinh ra bệnh
- Yếu tố bên trong là do di chuyền.
- Yếu tố bên ngoài (cơ học, lí học, hoá học, sinh học)
- Các yếu tố sinh học gây ra được chia thanh hai loại:
+ Bệnh truyền nhiễm: Do các vi sinh vật (virut, vi khuẩn) gây ra, lây lan thành dịch
+ Bệnh không truyền nhiễm: Do vật kí sinh (giun, sán, ve) không lây lan thành dịch.
B1:GV: Yêu cầu HS làm bài tập/ 122 Sgk theo nhóm (3/)
HS: Hoạt động nhóm và nêu được kết quả. Trình bày 
Nhóm khác nhận xét
B2:GV: Nhận xét. Đưa ra đáp án đúng: Chỉ có ý 3 là không đúng
GV: Bán, mổ thịt vật nuôi bệnh (chết) sẽ làm cho một số bệnh lay lan nhanh ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
III. Phòng trị bệnh cho vật nuôi.
- Chăm sóc chu đáo vật nuôi.
- Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi.
- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Khi có triệu chứng bệnh phải có biện pháp chữa trị ngay (báo cơ quan thú y)
- Cách li vật nuôi bệnh với vật nuôi khỏe.
IV. Củng cố
 GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
* GV yêu cầu HS chọn câu trả lời đúng: 
Những biện pháp sau, biện pháp nào trị bệnh cho vật nuôi?
A. Chăm sóc chu đáo, vệ sinh môi trường sạch sẽ
B. Tiêm vacxin đầy đủ
C. Cho vật nuôi uống thuốc đúng chỉ dẫn
D. Cho vật ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
Đáp án: C
V. Hướng dẫn về nhà: 
– Đối với bài học ở tiết học này:
	+ HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
– Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
+ Đọc trước nội dung bài 47: VACXIN PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI
+ Vắc xin là gì? Tác dụng của vắc xin ?
D. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 50
Bài 47: VACXIN PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI
A.MỤC TIÊU 
I. Kiến thức: HS biết:
- HS hiểu được khái niệm và tác dụng của vacxin
- HS biết được cách sử dụng vacxin để phòng bệnh cho vật nuôi
II. Kỹ năng: HS làm được:
- Chỉ ra được cách bảo quản và sử dụng một số loại Văcxin thông thường cho vật nuôi.
- Cách dùng Văcxin phòng bệnh cho vật nuôi.
III. Thái độ: 
- Thói quen:Biết vận dụng kiến thức vào thực tiển cuộc sống: về phòng bệnh cho vật nuôi tại gia đình
- Tính cách: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận, an toàn trong dịch bệnh
B. CHUẨN BỊ : 
Giáo viên: Không.
Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu theo câu hỏi SGK
C. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
I. Ổn định tổ chức : (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
II. Kiểm tra bài cũ: 5’
Câu 1: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi? 
Câu 2: Vacxin là gì?Tác dụng của vacxin? 
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
B1:
- GV nêu khái niệm Vắc xin cho HS tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
B2:
- GV cho HS quan sát H73 SGK .
(?): Em hãy cho biết thế nào là Vắc xin nhược độc và Vắc xin chết ?
- HS dựa vào hình vẽ trả lời.
- GV nhận xét, kết luận
* Vacxin chết: được điều chế từ mầm bệnh đã chết 
* Vacxin nhược độc: được điều chế từ mầm bệnh còn sống nhưng đã làm yếu đi
GV giới thiệu sự khác nhau của 2 loại vacxin:
- Vacxin chết: an toàn, dễ dùng, hiệu quả kém, thời gian miễn dịch kém 
- Vacxin nhược độc:miễn dịch mạnh, kéo dài, ổn định, có thể gây ra phản ứng
B3:
- GV cho HS quan sát H74 SGK.
- HS quan sát, tìm hiểu.
(?): Qua các hình vẽ em hãy cho biết khi tiêm Vắc xin vào cơ thể vật nuôi thì có tác dụng gì ?
- Cơ thể vật nuôi sản sinh ra kháng thể chống lại mầm bệnh đã tiêm phòng.
- GV giải thích: Kháng thể là cơ chế sản xuất ra loại chất đặc hiệu chống lại mầm bệnh.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập mục 2/ Tr.123 SGK.
- HS thực hiện cá nhân và trả lời, em khác nhận xét, bổ sung.
B4:
- GV nêu và phân tích các lưu ý khi sử dụng Vắc xin để HS tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
I. Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi.
1. Tác dụng của Vắc xin
a.Khái niệm:
- Vắc xin là các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa (bằng cách làm yếu đi hoặc giết chết mầm bệnh đó).
VD: sgk
b.Tác dụng của Vắc xin.
- Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi có khả năng miễn dịch.
II. Một số điều cần chú ý khi sử dụng vacxin
1/ Bảo quản: 
- Giữ đúng nhiệt độ ghi trên nhãn
- Không để nơi nóng và có ánh sáng mặt trời
2/ Sử dụng:
- Chỉ dùng vacxin cho vật khỏe
- Dùng đúng loại và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
- Vacxin đã pha phải dùng ngay. Nếu thừa phải xử lí đúng cách 
- Sau khi tiêm vacxin phải theo dõi vật 2 – 3 giờ
IV. Củng cố
- GV: Gọi 1 – 2 HS đọc phần “ghi nhớ”.
	Hệ thống nội dung bài học và nêu câu hỏi củng cố bài: 
V. Hướng dẫn học tập: 
– Đối với bài học ở tiết học này:
	+ HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
– Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
	+ Đọc trước nội dung bài 48. Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 bẹ thân cây chuối, 1 bộ (bơm, kim) tiêm, bông thấm nước, 3 lọ nước nguyên chất.
D. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________________
Ngày soạn:
Ngày dạy:. 
Tiết 51 
ÔN TẬP
A. MỤC TIÊU 
I. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức về chăn nuôi và thủy sản
II. Kĩ năng: Rèn HS Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển cuộc sống, sản xuất. 
III. Thái độ: Rèn học sinh tính siêng năng, làm việc độc lập. 
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng hệ thống câu hỏi ôn tập HKII. 
Học sinh: Ôn lại kiến thức về chăn nuôi và thủy sản.
C. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
I. Ổn định tổ chức (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 GV: Đưa ra nội dung câu hỏi ( Treo bảng phụ), yêu cầu hs các nhóm tư nghiên cứu và thảo luận các vấn đề chính Đại cương về kỹ thuật chăn nuôi.
HS: Tiến hành hoạt động nhóm theo các yêu cầu của gv, cử đại diện nhóm báo cáo – Hs nhóm khác nhận xét và bổ sung kết quả ( Nếu cần)
GV: Nhận xét,đánh giá các kết quả của các nhóm và giải đáp thắc mắc (nếu có)
GV: Đánh giá từng kết quả của hs và có kết luận lại các vấn đề chính.
GV chốt ý - nhận xét chung.
Câu 1: Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh là gì?
 - Hướng chuồng thích hợp. ( Ấm về mùa đông,thoáng mát về mùa hè.)
 - Độ ẩm trong chuồng 60% - 75%.
 - Độ thông thoáng: tốt,không có gió lùa.
 - Độ chiếu sáng phù hợp với từng loại vật nuôi.
 - Lượng khí độc ( amoniac,hydrosunphua) trong chuồng ít nhất.
Câu 2: Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
 - Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi.
 - Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh ( vi trùng,ký sinh trùng gây bệnh).
 - Giúp thực hiện qui trình chăn nuôi khoa học.
 - Giúp quản lý tốt đàn vật nuôi,thu được chất thải làm phân bón,làm khí ga,tránh gây ô nhiễm môi trường.
Câu 3: Khi làm chuồng nên chọn hướng chuồng như thế nào?
 - Chọn hướng nam hoắc hướng đông nam, vì tránh được gió bấc lạnh về mùa đông,
 Hứng được gió nồm mát về mùa hè,làm giảm được khí độc như amoniac,hydrosunphua.
II/ Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
Câu 4: Vai trò của vệ sinh trong chăn nuôi là gì?
 - Phòng ngừa bệnh dịch xảy ra.
 - Bảo vệ sức khỏe vật nuôi.
 - Nâng cao năng suất chăn nuôi.
Câu 5: Tại sao vật nuôi non thư

File đính kèm:

  • docBai_1_Vai_tro_nhiem_vu_cua_trong_trot_20150727_090043.doc