Giáo án Công nghệ 10 - Bài 3: Sản xuất giống cây trồng

Hoạt động 4.

Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cây trồng

H. ở cây trồng có những phương thức sinh sản nào?

(- Sinh sản vô tính

- Sinh sản hữu tính : + tự thụ phấn

 + giao phấn)

GV. Từ các phương thức sinh sản trên người ta chia ra 3 quy trình sản xuất giống cây trồng tương ứng với từng phương thức sinh sản.

GV giải thích khái niệm " dòng" là những cây sinh sản ra từ hạt của một cây mẹ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 28423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Bài 3: Sản xuất giống cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/08/2012	 
 Ngày dạy: ...................10A1....................10A2.......................10A3
Tiết: 2
BÀI 3: SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
 1. Kiến thức: 
	- Biết được mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng
	- Nêu được hệ thống sản xuất giống cây trồng
	 2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện tư duy hệ thống, so sánh, phân tích và rèn luyện phương pháp tự học.
B.PHƯƠNG PHÁP.
	 - PP vấn đáp, thuyết trình, giải thích
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.
 1.Ổn định tổ chức:
	 -Kiểm tra sỹ số:
	 2. Kiểm tra bài cũ: 
	 	- Trình bày thí nghiệm so sánh giống?
	- Trình bày thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật
	 3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Giới thiệu bài học
GV. Trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp : giống là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất, chất lượng nông sản hay hạt giống là chìa khoá của sự thành công, song thực tế cho thấy sau một thời gian sử dụng giống thường bị thoái hoá, lẫn tạp kém phẩm chất. Vì vậy, để sản xuất có hiệu quả cần tập trung làm tốt khâu giống. Bài học này giúp tìm hiểu những nội dung cơ bản của công tác giống cây trồng
Hoạt động 2.
Tìm hiểu hệ thống sản xuất giống cây trồng.
H. Tại sao phải có công tác sản xuất giống cây trồng?
Hoạt động3.
Tìm hiểu hệ thống sản xuất giống cây trồng.
H. + Hệ thống sản xuất giống cây trồng được thực hiện qua những giai đoạn nào?
+ Những điểm khác nhau trong từng giai đoạn ( nhiệm vụ, sản phẩm, nơi thực hiện)
HS quan sát H 3.1 thảo luận rồi trả lời
GV nhận xét và kết luận
H. Tại sao hạt giống SNC, NC cần được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống chuyên nghiệp?
( Hạt giống SNC, NC chất lượng cao đòi hỏi phải được sản xuất ở nơi có trình độ chuyên môn cao đảm bảo về cơ sở vật chất thực hiện đúng quy trình sản xuất hợp lý)
Hoạt động 4.
Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cây trồng
H. ở cây trồng có những phương thức sinh sản nào?
(- Sinh sản vô tính
- Sinh sản hữu tính : + tự thụ phấn
 + giao phấn)
GV. Từ các phương thức sinh sản trên người ta chia ra 3 quy trình sản xuất giống cây trồng tương ứng với từng phương thức sinh sản.
GV giải thích khái niệm " dòng" là những cây sinh sản ra từ hạt của một cây mẹ.
H. Quan sát kỹ H3.2, H 3.3 kết hợp nghiên cứu nội dung trong SGK hãy trả lời câu hỏi vào vở
+ Nội dung từng quy trình
+ Những điểm khác nhau
+ Trường hợp nào dùng sơ đồ duy trì, trường hợp nào dùng sơ đồ phục tráng
HS thảo luận rồi hoàn thiện vào vở sau đó trả lời
GV nhận xét, bổ sung
( Nhấn mạnh điểm khác nhau
Sơ đồ phục tráng.
+ Đánh giá dòng 2 lần
+ Năm thứ 3 hỗn hợp hạt chia làm 2)
H. So sánh sự khác nhau giữa sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng?
HS thảo luận và trả lời
GV nhận xét và đưa ra kết luận
( - Vật liệu khởi đầu
- Số năm
- Sơ đồ phục tráng: năm thứ 3 chia 2)
I. Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng
- Củng cố, duy trì giống tốt
- Cung cấp đủ số lượng giống
- Phổ biến giống tốt
II. Hệ thống sản xuất giống cây trồng
- Sản xuất hạt giống SNC
- Sản xuất hạt giống NC
- Sản xuất hạt giống XN
III. Quy trình sản xuất giống cây trồng
1. Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp
a. Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn
- Sơ đồ duy trì: khi có giống do tác giả cung cấp hoặc có hạt giống SNC
 I Hạt SNC
 Hạt tác giả
 II II # II # II
 III SNC
 NC
 XN
- Sơ đồ phục tráng: khi giống bị thoái hoá hoặc có giống nhập nội
 VLKĐ
 II # II # II
 Nhân giống sơ bộ Thí nghiệm so sánh
 SNC SNC
 NC 
 XNtrường quốc tế
VD: Gạo, cà phê, tôm, cá tra, gỗ, 
cá basa..
2/ Hạn chế:
- Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp
- Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi;cơ sở bảo quản , chế biến nông, lâm thuỷ sản còn lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền SX hàng hoá chất lượng cao
 III/ Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta 
1. Tăng cường sản xất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
2. Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính.
3. Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái - một nền nông nghiệp sản xuất đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu nhưng không gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.
4. áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
5. Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào khâu bảo quản, chế biến.
	4. Củng cố
	- Một học sinh nêu mục đích, hệ thống sản xuất giống cây trồng
	- Một học sinh vẽ sơ đồ quy trình sản xuất giống duy trì
	- Một học sinh vẽ sơ đồ quy trình sản xuất giống phục tráng
	5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Học câu hỏi 1,2,3,4 SGK
	- Sự giống nhau và khác nhau giữa quy trình sản xuất giống theo sơ đồ duy trì và phục tráng
	- Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp tự thụ phấn
	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
	...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet2.doc