Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần thứ 19 năm 2014

Luyện từ và câu

Tiết 44: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.

I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1).

- Biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẫu chuyện (BT3).

II. Đồ dùng dạy – học:

 

doc33 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần thứ 19 năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhóm đôi.
- HS trả lời.
a)càng... càng...
b) mới... đã.../ chưa... đã.../ vừa... đã...
c) bao nhiêu... bấy nhiêu...
D. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS xem trước bài Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
=========================///==============================
Tuần 25 	Ngày dạy:
Luyện từ và câu
Tiết 49: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu; hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ .
- Biết cách sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu; làm được các BT ở mục III.
II. Đồ dùng dạy – học: 
- VBT. Bảng phụ ghi đoạn văn phần 1, mục I.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Cho HS làm lại BT1, BT2 tiết trước.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV nêu yêu cầu tiết học.
2.Nhận xét: 14’
- Gọi HS đọc phần 1.
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn.
+ Trong các từ in nghiêng, từ nào lặp lại từ đã dùng ở câu trước.
+ Nếu ta thay từ đền bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì hai câu trên có còn gắn bó với nhau không?
+ Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì?
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc phần 1 SGK.
- HS quan sát
- HS thảo luận, trả lời: 
+ Từ đền được lặp lại.
+ Nếu thay thì nội dung hai câu không còn ăn nhập gì với nhau.
+ Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên.
3.Ghi nhớ: 5 ’
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Y/C HS nhắc lại ý ghi nhớ không nhìn sách.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS nhắc lại ý ghi nhớ không nhìn sách.
4. Luyện tập: 8’
* BT1: (Giảm tải)
* BT2: Cho HS đọc BT2
+ Chọn từ ngữ trong từ đơn thích hợp với mỗi ô trống để các câu, các đoạn được liên kết với nhau.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc BT2.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- HS trả lời tiếp nối: Lần lượt điền: Thuyền – Thuyền – Thuyền – Thuyền – Thuyền; Chợ – cá song – cá chim – tôm.
D. Củng cố, dặn dò: 2’
- Gọi HS đọc nhắc lại ghi nhớ. GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS xem trước bài Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
=========================///==============================
Tuần 25 	Ngày dạy:
Luyện từ và câu
Tiết 50: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó (làm được BT ở mục III).
II. Đồ dùng dạy – học: 
- VBT. Bảng phụ ghi đoạn văn phần 1, mục I.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Cho HS làm lại BT2 tiết trước.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV nêu yêu cầu tiết học.
2.Nhận xét: 14’
- Gọi HS đọc phần 1.
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn.
+ Các câu trong đoạn văn nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
- GV nhận xét, chốt ý.
- Gọi HS đọc phần 2.
+ Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn này?
- HS đọc phần 1 SGK.
- HS quan sát
- HS thảo luận, trả lời: Nói về Trần Quốc Tuấn. Từ ngữ: Hưng Đạo Vương, Ông, Quốc công Tiết chế, Vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người
- HS đọc phần 2 SGK.
- HS trao đổi nhóm đôi, trả lời: Đoạn văn trên tác giả dùng từ ngữ thay thế, tranh lặp từ gây đơn điệu, nhàm chán, nặng nề.
3.Ghi nhớ: 5 ’
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Y/C HS nhắc lại ý ghi nhớ không nhìn sách.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS nhắc lại ý ghi nhớ không nhìn sách.
4. Luyện tập: 8’
* BT1: Cho HS đọc BT1
+ Mỗi từ ngữ in đậm trong đoạn văn thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
- GV nhận xét, chốt ý. 
* BT2: (Giảm tải)
- HS đọc BT1.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- HS trả lời: 
+ anh (2) thay Hai Long (1)
+ người liên lạc (4) thay người đặt hộp thư (2) 
+ anh (4) thay Hai Long (1)
+ đó (5) thay những vật gợi ra hình chữ V (4)
D. Củng cố, dặn dò: 2’
- Gọi HS đọc nhắc lại ghi nhớ. GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS xem trước bài Mở rộng vốn từ: Truyền thống.
======================///==========================
Tuần 26 	Ngày dạy:
Luyện từ và câu
Tiết 51: Mở rộng vốn từ: Truyền thống
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc.
- Hiểu nghĩa từ Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT2,3. 
II. Đồ dùng dạy – học: 
- VBT. Bảng phụ ghi BT2.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Cho HS làm lại BT1 tiết trước.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV nêu yêu cầu tiết học.
2.Bài tập: 27’
*BT1: (Giảm tải)
*BT2: - Gọi HS đọc BT2.
- GV treo bảng phụ ghi BT2
+Dựa theo nghĩa của từ truyền, xếp các từ trong ngoặc đơn thành 3 nhóm?
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc BT2
- HS quan sát
- HS thảo luận, trả lời.
- 1 HS làm trên bảng phụ.
- Lớp làm vào VBT.
- HS trình bày.
+ Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau):
+ Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.
+ Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.
+ truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
+ truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng. 
+ truyền máu, truyền nhiễm.
*BT3: - Gọi HS đoạn văn đọc BT3.
+ Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
- GV Y/C HS tiếp sức lên bảng ghi. 
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- HS đoạn văn đọc BT3. Lớp theo dõi.
- HS thảo luận nhóm 4. 
- HS tiếp sức ghi trên bảng theo 4 dãy bàn.
+ Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
+ Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
+ các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
+ nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng...
D. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS xem trước bài Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu.
Tuần 26 	Ngày dạy:
Luyện từ và câu
Tiết 52: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu.
I. Yêu cầu cần đạt:
Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vươngvà những từ dùng để thay thế trong BT1; thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu BT2.
II. Đồ dùng dạy – học: 
- VBT. 
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Cho HS làm lại BT2 tiết trước.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV nêu yêu cầu tiết học.
2.Bài tập: 27’
*BT1: 
- Gọi HS đọc đoạn văn và Y/C BT1.
+ Trong đoạn văn người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng).
- GV nhận xét, chốt ý.
*BT2: 
- Gọi HS đọc 2 đoạn văn và Y/C BT2.
+Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc đoạn văn và Y/C BT1
- HS thảo luận, trả lời.
- 1 HS làm trên bảng phụ.
- Lớp làm vào VBT.
+ Phù Đổng Thiên Vương, trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.
- HS đọc 2 đoạn văn và Y/C BT2
- HS thảo luận, trả lời.
- 2 HS làm trên bảng lớp.
- Lớp làm vào VBT.
- HS trình bày.
+ Câu 2: Người thiếu nữ họ Triệu thay Triệu Thị Trinh.
+ Câu 3: Nàng thay Triệu Thị Trinh.
+ Câu 4: Nàng thay Triệu Thị Trinh.
+ Câu 5: Không thay.
+ Câu 6: Người con gái vùng đất Quang Yên.
+ Câu 7: Bà thay Triệu Thị Trinh.
D. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS xem trước bài Mở rộng vốn từ: Truyền thống.
============================///==============================
Tuần 27 	Ngày dạy:
Luyện từ và câu
Tiết 53: Mở rộng vốn từ: Truyền thống
I. Yêu cầu cần đạt:
- Mở rộng, hệ thống hóa, tích cựa hoá vốn từ về Truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1.
- Điền đúng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2).
- HS khá, giỏi thuộc một số câu tục ngữ, ca dao ở BT1, BT2.
II. Đồ dùng dạy – học: 
- VBT. Bảng phụ kẻ ô chữ BT2.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Cho HS làm lại BT2 tiết trước.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV nêu yêu cầu tiết học.
2.Bài tập: 27’
*BT1: 
- Gọi HS đọc Y/C BT1.
+ Hãy minh họa mỗi truyền thống nêu dưới đây bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao.
- GV cho HS thi tiếp sức làm BT1.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc Y/C BT1
- HS tiếp sức làm BT1 trên bảng lớp.
a) Yêu nước:
b) Lao động cần cù:
c) Đoàn kết:
d) Nhân ái:
+ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
+ Có công mài sắt, có ngày nên kim
+ Một cây làm chẳng nên non...
+ Lá lành đùm lá rách.
*BT2: 
- Gọi HS đọc Y/C BT2.
+ Mỗi câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ dưới đây đều nói đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hãy điền những tiếng còn thiếu trong các câu ấy vào các ô trống theo hàng ngang để giải ô chữ hình chữ S.
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn ô chữ.
- GV đọc từng câu và gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét và ghi tiếng đúng vào ô chữ.
- HS đọc Y/C BT2.
- HS trao đổi nhóm đôi tìm tiếng còn thiếu điền vào các ô trống.
- HS quan sát.
- HS lần lượt đứng lên trả lời.
Ô CHỮ CHỦ ĐỀ TRUYỀN THỐNG
Từ hàng dọc (chữ S): UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
1
c
ầ
u
k
i
ề
u
2
h
á
c
g
i
ố
n
g
3
n
ú
i
n
g
ồ
i
4
x
e
n
g
h
i
ê
n
g
5
t
h
ư
ơ
n
g
n
h
a
u
6
c
á
ư
ơ
u
7
n
h
ớ
k
ẻ
c
h
o
8
n
ư
ớ
c
ò
n
9
l
ạ
c
h
n
à
o
10
v
ữ
n
g
n
h
ư
c
â
y
11
n
h
ớ
t
h
ư
ơ
n
g
12
t
h
ì
n
ê
n
13
ă
n
g
ạ
o
14
u
ố
n
c
â
y
15
c
ơ
đ
ồ
16
n
h
à
c
ó
n
ó
c
D. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học. Yêu cầu HS học thuộc 10 câu tục ngữ, ca dao trong BT1, BT2.
- Dặn HS xem trước bài Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.
============================///==============================
Tuần 27 	Ngày dạy:
Luyện từ và câu
Tiết 54: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.
- Thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III.
II. Đồ dùng dạy – học: 
- VBT. Bảng phụ ghi BT2, mục III.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Cho HS làm lại BT1 tiết trước.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Nhận xét: 12’
- Gọi HS đọc đoạn văn và Y/C ở phần 1.
+ Mỗi từ ngữ in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì?
- GV nhận xét, chốt ý.
+ Tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như từ vì vậy ở đoạn văn trên.
- GV nhận xét.
- HS đoạn văn và Y/C ở phần 1.
- HS suy nghĩ, trả lời: 
+ Từ hoặc nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1.
+ Từ Vì vậy nối câu 1 với câu 2.
- HS trả lời: tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác...
3. Ghi nhớ: 5’
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ (không nhìn SGK)
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS nhắc lại ghi nhớ (không nhìn SGK)
4. Luyện tập: 10’
*BT1:
- Gọi HS đọc Y/C và 3 đoạn văn đầu của bài văn.
+ Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn văn đầu.
- GV chia đoạn cho HS thảo luận: dãy bàn 1 – TL đoạn 1, dãy bàn 2 – TL đoạn 2, dãy bàn 3, 4 – TL đoạn 3.
- GV nhận xét, chốt ý.
*BT2:
- GV treo bảng phụ có ghi BT2.
+ Trong mẩu chuyện vui có chỗ dùng sai từ để nối, em hãy chữa lại cho đúng. 
- GV nhận xét.
- HS đọc Y/C và 3 đoạn văn đầu của bài văn.
- HS trao đổi nhóm 4 và trả lời:
+ Đoạn 1: nhưng nối câu 3 với câu 2.
+ Đoạn 2: vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1. rồi nối câu 5 với câu 4.
+ Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2. rồi nối câu 7 với câu 6.
- HS đọc BT2 trên bảng phụ.
- HS suy nghĩ, trả lời: Thay từ nhưng bằng từ vậy/ vậy thì/ nếu vậy thì/ thế thì/ nếu thế thì.
D. Củng cố, dặn dò: 2’
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ. GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị Ôn tập giữa học kì II (Tiết 2).
============================///==============================
Tuần 28 	Ngày dạy:
Luyện từ và câu
Tiết 55: Ôn tập giữa học kì II (Tiết 2).
I. Yêu cầu cần đạt: 
-Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2.
II. Đồ dùng dạy – học: 
- VBT. Bảng phụ ghi BT2. Thăm ghi các bài TĐ và HTL.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: /
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/5 số HS trong lớp) 15’
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài. 
- GV yêu cầu HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; cho điểm.
3. Bài tập 2: 16’
- GV cho một HS đọc yêu cầu của bài.
+ Dựa vào câu chuyện Chiếc đồng hồ, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
- GV treo bảng phụ ghi BT2.
- Y/C HS lên bảng làm BT.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu. 
- HS trả lời.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- HS quan sát.
- HS làm BT trên bảng phụ.
a) chúng điều khiển kim đồng hồ./ chúng rất quan trọng.
b) chiếc đồng hồ sẽ hỏng./ sẽ chạy không chính xác./ sẽ không hoạt động.
c) “ mọi người vì mỗi người.”
D. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về xem lại bài.
- Dặn HS chuẩn bị Ôn tập giữa học kì II (Tiết 6).
============================///==============================
Tuần 28 	Ngày dạy:
Luyện từ và câu
Tiết 56: Ôn tập giữa học kì II (Tiết 6)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2.
II. Đồ dùng dạy – học: 
- VBT. Thăm ghi các bài TĐ và HTL.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: /
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/5 số HS trong lớp) 15’
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài. 
- GV yêu cầu HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; cho điểm.
3. Bài tập 2: 16’
- GV cho một HS đọc yêu cầu BT2.
+ Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống để liên kết các câu trong những đoạn văn.
- Y/C HS phát biểu.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu. 
- HS trả lời.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS thảo luận nhóm 4, trả lời.
- HS phát biểu chọn từ điền vào chỗ trống.
a) Nhưng
b) chúng
c) nắng - Chị - Nắng - chị - chị
D. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị kiểm tra giữa HKII.
- Xem trước bài Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than).
============================///==============================
Tuần 29 	Ngày dạy:
Luyện từ và câu
Tiết 57: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
I. Yêu cầu cần đạt: 
Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2) ; sửa được dấu câu cho đúng (BT3).
II. Đồ dùng dạy – học: 
- VBT. Bảng phụ ghi BT3.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: /
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Bài tập: 31’
* BT1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện BT1.
+ Tìm các dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong mẩu chuyện vui dưới đây. Cho biết mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện BT1.
- HS suy nghĩ, trả lời.
+ Dấu chấm (1, 2, 9) dùng để kết thúc câu kể.
+ Dấu chấm hỏi (7, 11) dùng để kết thúc câu hỏi.
+ Dấu chấm than (4, 5) dùng để kết thúc câu cảm, câm khiến.
* BT2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2.
+ Có thể đặt dấu chấm vào những chỗ nào trong bài văn? Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy định.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc yêu cầu BT2.
- HS thảo luận nhóm 4, trả lời: Các dấu chấm được đặt sau các từ:
+ Đoạn 1: phụ nữ, mạnh mẽ.
+ Đoạn 2: phụ nữ, đàn ông, xã hội, pê-xô.
* BT3:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
- GV treo bảng phụ ghi BT3.
+ Hãy chữa lại dấu câu dùng sai trong mẩu chuyện.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc yêu cầu BT3.
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời: Câu 1 dùng dấu chấm hỏi, câu 3 dùng dấu chấm hỏi, câu 4 dùng dấu chấm.
D. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về xem lại bài.
- Xem trước bài Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than).
============================///==============================
Tuần 29 	Ngày dạy:
Luyện từ và câu
Tiết 58: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
I. Yêu cầu cần đạt: 
 Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1); chữa được các dấu câu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2) ; đặt câu và dùng dấu câu thích hợp (BT3).
II. Đồ dùng dạy – học: 
- VBT. Bảng phụ ghi BT1.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Cho HS làm lại BT2, tiết trước.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Bài tập: 27’
* BT1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và bài văn BT1.
- GV treo bàng phụ ghi BT1.
+ Tìm dấu câu thích hợp với mỗi ô trống.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc yêu cầu và bài văn BT1.
- HS suy nghĩ, trả lời (làm trên bảng phụ): Lần lượt điền: chấm than, chấm hỏi, chấm than, chấm than, dấu chấm, chấm than, dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm than, chấm than, chấm hỏi, chấm than, dấu chấm, dấu chấm.
* BT2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện BT2.
+ Hãy chữa lại những dấu câu dùng sai. Giải thích lí do.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện BT2.
- HS trao đổi nhóm đôi, trả lời:
+ Câu 1, 2, 3: Dùng đúng.
+ Câu 4, 6, 7: Dùng chấm than.
+ Câu 5: Dùng chấm hỏi.
+ Câu 8: Dùng dấu chấm.
* BT3: - Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
+ Đặt câu và dùng dấu câu thích hợp theo yêu cầu.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc yêu cầu BT3.
- HS suy nghĩ, lên bảng làm BT:
a) Chị mở cửa sổ giúp em với!
b) Bố ơi, mấy giờ bố con mình đi thăm ông bà?
c) Cậu đã đạt được thành tích thật tuyệt vời!
d) Ôi, búp bê đẹp quá!
D. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về xem lại bài.
- Xem trước bài Mở rộng vốn từ: Nam và nữ.
============================///==============================
Tuần 30	Ngày dạy:
Luyện từ và câu
Tiết 59: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1, BT2). 
II. Đồ dùng dạy – học: 
- VBT. 
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Cho HS làm lại BT3, tiết trước.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Bài tập: 27’
* BT1: - Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
+ Em có đồng ý với nhận định trên không?
+ Em thích phẩm chất nào nhất: ở một bạn nam, ở một bạn nữ.
+ Giải thích nghĩa của từ ngữ chỉ phẩm chất mà em vừa chọn.
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu BT1.
- HS suy nghĩ trả lời cá nhân.
+ HS tự do phát biểu.
+ HS tự do phát biểu.
+ HS giải thích.
* BT2: - Gọi HS đọc yêu cầu BT2.
+ Đọc lại truyện Một vụ đắm tàu. Theo em, Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô có chung những phẩm chất gì? Mỗi nhân vật có những phẩm chất gì tiểu biểu cho nữ tính và nam tính?

File đính kèm:

  • docTuan_19_Cau_ghep.doc