Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 16 (chi tiết)

Toán

Tiết 78 CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU

- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).

- Bài 1 (b)

GT: Không làm cột a bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Kế hoạch dạy học – SGK

- HS: Bài cũ – bài mới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc32 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 16 (chi tiết), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 159, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- truyện chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Bu- ra- ti- nô (nếu có).
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định.
2. Bài cũ Bài: Kéo co 
+ Hãy giới thiệu cách kéo co của làng Hữu Trấp.
- Nhận xét.
3. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
HĐ1:Luyện đọc.
- GV hoặc HS chia đoạn: 3 đoạn
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó: 
- GV giải nghĩa một số từ khó.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài
+ Bu- ra- ti- nô cần moi bí mật gì ở lão Ba- ra- ba?
+ Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba- ra- ba phải nói ra điều bí mật.
+ Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?
+ Những hình ảnh nào, chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?
+ Qua bài học em hãy rút ra ý nghĩa của bài? (Học sinh trên chuẩn)
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 3.
- Đọc mẫu đoạn văn.
- Theo dõi, uốn nắn. 
- GV nhận xét.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài. Liên hệ giáo dục.
- Khuyến khích HS tìm đọc truyện Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Ba- ra- ti- nô.
- Dặn HS về nhà kể lại truyện và soạn bài Rất nhiều mặt trăng. 
- Nhận xét tiết học.
- HS hát
+ Làng Hữu Trấp thường kép co giưũa nam và nữ. Có năm bên nam thắng có năm bên nữ thắng.
- HS đọc nội dung bài học.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
+ Đoạn 1: Biết là Ba-ra-ba  đến cái lò sưởi này.
+ Đoạn 2: Bu-ra-ti-nô hét lên  đến Các-lô ạ.
+ Đoạn 3: Vừa lúc ấy  đến nhanh như mũi tên.
- HS đọc từ khó.
- HS luyện đọc câu văn dài
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc giới thiệu truyện để trả lời câu hỏi.
+ Bu- ra- ti- nô cần biết kho báu ở đâu.
- HS đọc đoạn 1,2 và...
+ Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, đợi Ba- ra- ba uống rượu say, từ trong bình thét lên : “Ba- ra- ba! Kho báu ở đâu, nói ngay!” khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói ra bí mật.
- HS đọc đoạn còn lại.
+ Cáo A- li- xa và mèo A- di- li- ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba- ra- ba để kiếm tiền. Ba- ra- ba ném bình vỡ xuống sàn vỡ tan.
Bu- ra- ti- nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài.
Ÿ Em thích chi tiết Bu- ra- ti- nô chui vào chiếc bình bằng đất.
Ÿ Em thích hình ảnh lão Ba- ra- ba uống rượu say rồi ngồi hơ bộ râu dài.
Ÿ Em thích hình ảnh mọi người dang há hốc mồm nhìn Bu- ra- ti- nô lao ra ngoài.
Nội dung: Câu chuyện ca ngợi chú bé người gỗ Bu- ra- ti- nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình.
- 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài.
- Luyện đọc nhóm đôi
- Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp, thi đọc.
- Bình chọn người đọc hay.
Toán
Tiết 78 CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- Bài 1 (b)
GT: Không làm cột a bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Kế hoạch dạy học – SGK
- HS: Bài cũ – bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên làm bài
- GV chữa bài, nhận xét.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn thực hiện phép chia 
 * Phép chia 1944 : 162 (trường hợp chia hết) 
- GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
- GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
- Phép chia 1944 : 162 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
- GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
 * Phép chia 8469 : 241 (trường hợp chia có dư)
- GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính 
- Phép chia 8469 : 241 là phép chia hết hay phép chia có dư? 
 * Thực hành:
Bài 1b
- Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
* Tìm x: (Học sinh trên chuẩn) 
- 2 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét.
c.Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động của trò
- HS hát
a) 380 : 76 ; b) 495 : 15
- HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe giới thiệu bài 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. 
- HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV.
 1 944 162
 0 324 12 
 000 
 Vậy 1944 : 162 = 12
- Là phép chia hết vì trong lần chia cuối cùng ta tìm được số dư là 0. 
- HS nghe giảng. 
- HS cả lớp làm bài, 1 HS trình bày rõ lại từng bước thực hiện chia. 
 8469 241 
 1239 35
 034 
Vậy 8469 : 241 = 35 (dư 34)
- Là phép chia có số dư là 34. 
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
b. 6420: 321 = 20
 4957: 165 = 30 (dư 7)
a) x x 372 = 4836 
 x = 4836: 372
 x = 13
b) 19915 : x = 569 
 x = 19915: 569
 x = 35 
Tập làm văn 
Tiết: 31 LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật.
KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin; Thể hiện sự tự tin; Giao tiếp (Làm việc nhóm - chia sẻ thông tin; Trình bày 1 phút; Đóng vai).
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa trang 160, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
- Tranh (ảnh) vẽ một số trò chơi, lễ hội ở địa phương mình (nếu có)
- Bảng phụ ghi dàn ý chung của bài giới thiệu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến điều gì?
- Gọi 2 HS đọc dàn ý tả một đồ chơi mà em đã chọn.
- Nhận xét.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b.Tìm hiểu bài.
HĐ1: Cả lớp.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc bài tập đọc Kéo co.
+ Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
- GV yêu cầu HS giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện không khí sôi động hấp dẫn.
- Gọi HS trình bày, nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn dạt.
HĐ 2: Cá nhân
Bài 2:Hãy giới thiệu trò chơi hoặc một lễ hội...
 a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát các tranh minh họa và nói tên những trò chơi, lễ hội được giới thiệu trong tranh. (KNS)
*Học sinh quan sát tranh và đọc thông tin về các lễ hội trong TL LS-ĐL địa phương. TLCH:
+ Ở địa phương mình hàng năm có những lễ hội nào?
+ Ở lễ hội đó có những trò chơi nào thú vị.
- GV treo bảng phụ, gợi ý cho HS biết dàn ý chính:
- Thời gian tổ chức.
- Những việc tổ chức lễ hội hoặc trò chơi.
- Sự tham gia của mọi người.
- Kết thúc: Mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình.
 b) Thực hành giới thiệu (KNS)
- Yêu cầu HS kể trong nhóm 2 HS. GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
+ Các em cần giới thiệu rõ về quê mình. Ở đâu? Có trò chơi, lễ hội gì? Lễ hội đó đã để lại cho em những ấn tượng gì?
 c) Giới thiệu trước lớp
- Gọi HS trình bày. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt (nếu có). Cho HS nói tốt.
4. Củng cố- Dặn dò
- GV củng cố bài học, liên hệ giáo dục.
- Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em và chuẩn bị bài Luyện tập miêu tả đồ vật.
- Nhận xét tiết học.
- chuẩn bị sách vở.
- Theo một trình tự hợp lí,...
- HS đọc bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập.
- HS đọc bài.
+ Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp - huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- 2 HS ngồi cùng bàn giới thiệu, sửa chữa cho nhau.
- 3 đến 5 HS trình bày.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát.
Các trò chơi : thả chim bồ câu, đu bay, ném còn.
Lễ hội: hội bơi chải, hội cồng chiêng, hội hát quan họ (Hội Lim).
- Lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới,...
- Múa hát, uống rượu cần,...
VD; Lễ Nghinh Ông, Bà Nam Hải, Đồng Nọc Nạng...
+ Tùng cặp HS thực hành giới thiệu trò chơi, lễ hội của quê mình.
+ HS giới thiệu về trò chơi, lễ hội trước lớp.
+ Mở đầu: Tên địa phương em, tên lễ hội hay trò chơi.
+ Nội dung, hình thức trò chơi hay lễ hội.
- Quê em ở Bạc Liêu, có lễ hội viếng Bà Nam Hải,....
Khoa học 
Tiết: 31 KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: HS hiểu được các tính chất của không khí: trong suốt, không có màu, không có  mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại hoạc giãn ra.
- Kĩ năng : nêu được các tính chất của không khí và các ứng dụng tính chất của không khí vào đời sống.
GDBVMT: 
 	- Giáo dục : không khí ở xung quanh ta, vậy để giữ bầu không khí trong lành chúng ta nên thu dọn rác, tránh để bẩn, thối, bốc mùi vào không khí.
II.PHƯƠNG ÁN TÌM TÒI:
Phương pháp thí nghiệm.
III. ĐỒ DÙNG: 
Mỗi tổ2 cốc thủy tinh rỗng, 2 cái thìa, bong bóng với nhiều hình dạng khác nhau, bơm tiêm.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Bài cũ: 
Không khí có ở những đâu?
B. Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài:
Bài học hôm trước các em đã được biết xung quanh chúng ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. Vậy các em có muốn biết không khí có những tính chất gì? Có giống như các tính chất của nước không? Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm tòi, khám phá để hiểu được không khí có những tính chất gì?
HĐ2:Tiến trình đề xuất:
Bước1:Đưa tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
Không khí có ở khắp mọi nơi, xung quanh các em, trong phòng học này.
H:Em hiểu như thế nào về tính chất của không khí?
GV ghi câu hỏi lên bảng.
Bước 2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:
GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học .
GV cho HS đính phiếu lên bảng
GV hướng dẫn HS so sánh điểm giống và khác nhau trong kết quả làm việc của 3 nhóm.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
Gv:Để tìm hiểu được những điểm giống và khác nhau đó đúng hay sai các em có những câu hỏi thắc mắc nào?
GV giúp các em đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu bài học.
GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và chốt các câu hỏi chính:
-   Không khí  có màu, có mùi, có vị không?
- Không khí  có hình dạng nào?
- Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra không?
GV cho HS thảo luận đề xuất phương án tìm tòi .
GV chốt phương án : Làm thí nghiệm
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi:
Để trả lời câu hỏi: *  Không khí  có màu, có mùi, có vị không,theo các em chúng ta nên tiến hành làm thí nghiệm như thế nào?
 GDBVMT
H: Sau thí nghiệm này em rút ra T/C gì của không khí?
GV tiểu kết: Không khí trong suốt không  có màu, không có mùi, không có vị .
*-GV xịt dầu vào không khí
H: Các em ngửi thấy mùi gì?
Đó có phải là mùi của không khí không?
(GV: mùi của dầu hòa lẫn vào trong không khí, vì thế nhiều khi các con nghe trong không khí có nhiều mùi khác nhau)
Để trả lời câu hỏi: * Không khí  có hình dạng nào? Chúng ta làm thí nghiệm như thế nào?
H :Hình dạng các quả bong bóng như thế nào?
 Bên trong các quả bong bóng chứa gì?
-Vậy từ đó các em rút ra được T/C gì của không khí?
GV: Không khí có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa.
Để trả lời câu hỏi: * Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra không?
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm
Bịt kín đầu dưới của bơm tiêm bằng một ngón tay. Nhấc píttông lên để không khí tràn vào đầy thân bơm. Dùng tay ấn đầu trên của chiếc bơm, pít tông sẽ đi xuống, thả tay ra, pít tông sẽ di chuyển về vị trí ban đầu.
H:Qua thí nghiệm em rút ra T/C gì của nước?
Bước 5:Kết luận kiến thức:
 GV cho HS đính phiếu kết quả sau quá trình làm thí nghiệm.
GV rút ra tổng kết: - Không khí thong suốt không có màu, không có mùi, không có hình dạng nhất định.
- Không khí có thể bị nén lại hay giãn ra.
H:Nêu ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống?
Không khí rất quan trọng tác động trực tiếp đến cuộc sống con người .Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ bầu không khi?
- GV: Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, đã có những tác động lớn đến sự biến đổi khí hậu như khí hậu nóng lên, thiên tai ngày một lớn Để chung tay chống biến đổi khí hậu, ngay từ bây giờ bằng các việc làm cụ thể của mình các em hãy góp sức,chung tay để bảo vệ bầu không khí của trái đất.
C. Tổng kết : GV nhận xét tiết học .
H:Không khí có những T/C gì?
1 HS lên bảng nêu - HS khác nhận xét.
 HS theo dõi .
HS ghi chép hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép :
Chẳng hạn:- Không khí có mùi, nhìn thấy được.
- Không khí có hình dạng nhất định.
- Không khí có thể bị nén lại, giãn ra.
- Không khí có thể sờ, nắn được.
- Không khí không có vị.
- Không khí có nhiều mùi khác nhau.
- Không khí trong suốt không có màu,
không có mùi, không có hình dạng nhất định.v.v.
HS thảo luận nhóm 6 thống nhất ý kiến ghi chép vào phiếu.
-HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến ban đầu
HS  nêu câu hỏi:
Chẳng hạn: - Không khí có mùi gì ?
- Không khí có vị gì? Có phảI không khí có nhiều mùi không?
-   Không khí  có màu, có mùi, có vị không?
- Không khí  có hình dạng nào?
- Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra không?
- Chúng ta có thể bắt được không khí không? v. v..
-Chẳng hạn: HS đề xuất các phương án
+ Làm thí nghiệm ; Quan sát thực tế.
+ Hỏi người lớn; Tra cứu trên mạng v.v..
-Một số HS nêu cách thí nghiệm, nếu chưa khoa học hay không thực hiện được GV có thể điều chỉnh:
Chẳng hạn:
-Sử dụng một cốc thủy tinh rỗng. HS sờ, ngửi, quan sát phần rỗng của cốc, dùng thìa múc không khí trong li nếm .
- HS tiến hành làm thí nhiệm, HS thống nhất trong nhóm tự rút ra kết luận, ghi chép vào phiếu.
-Một HS lên thực hiện lại thí nghiệm- Cả lớp quan sát. 
*HS trả lời.
-         Mùi dầu
-Đó không phải là mùi của không khí.
- HS : thi thổi bong bóng.
-  Hình dạng các quả bong bóng khác nhau:Qủa to, quả nhỏ, quả dài, 
- Chứa không khí
HS rút ra kết luận : Không khí không có hình dạng nhất định .
-HS làm thí nghiệm theo nhóm – Thống nhất rút ra kết luận .
- Một số đại diện lên thực hiện lại thí nghiệm
- Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
HS đính phiếu – nêu kết quả làm việc
HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu.
GV thống nhất đánh giá.
HS đọc lại kết luận.
-Dùng bơm để bơm căng lốp xe đạp, xe máy hay bơm căng  quả bóng.
- Bơm không khí vào áo phao, phao bơi v.v.
để tránh các tai nạn đuối nước.
HS nêu :- Luôn làm vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi .
-         Tăng cường trồng cây xanh.v.v
HS nêu lại bài học.
Thứ năm, ngày 10 tháng 12 năm 2015.
Luyện từ và câu 
Tiết: 32 CÂU KỂ
I. MỤC TIÊU
- Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1, mục III); biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2).
II. CHUẨN BỊ
- Đoạn văn ở bài tập 1 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng.Mỗi HS viết 1 câu thành ngữ, tục ngữ mà em biết.
- Nhận xét câu thành ngữ, tục ngữ mà HS tìm được.
3. Bài mới
 a) Giới thiệu bài
 b) Tìm hiểu bài
HĐ1: Cả lớp
Bài 1: Câu văn in đậm trong đoạn văn sau đây...(GV ghi bảng câu văn in đậm)
+ Câu “Nhưng kho báu ấy đó ở đâu?” là kiểu câu gì? Nó được dùng để làm gì? 
+ Cuối câu ấy có dấu gì?
 Bài 2
+ Những câu văn còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Những câu văn mà các em vừa tìm được dùng để giới thiệu, miêu tả hay kể lại một sự việc có liên quan đến nhân vật Bu- ra- ti- nô.
 Bài 3: Ba câu sau đây cũng là...
- Ba- ra- ba uống rượu đã say. Vừa hơ bộ râu , lão vừa nói : 
- Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này.
+ Câu kể dùng để làm gì?
+ Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể?
 c) Ghi nhớ 
 d) Luyện tập - thực hành
HĐ2: Cá nhân
 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2: Đặt câu:
+ Em hãy chọn 1 trong 4 yêu cầu sau, viết khoảng 3 - 5 câu kể theo yêu cầu em chọn.
VD: Hằng ngày, sau khi đi học về, em giúp mẹ dọn cơm. Cả nhà ăn cơm trưa xong, em cùng mẹ rửa bát đĩa. Sau đó em ngủ trưa.Ngủ dậy em học bài,rồi làm một số công việc giúp đỡ cha mẹ.
4. Củng cố - Dặn dò
+ Câu kể dùng để làm gì?
+ Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể?
- Chuẩn bị bài Câu kể ai làm gì?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị sách vở
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
+ Câu Nhưng kho báu ấy đó ở đâu? là câu hỏi. Nó được dùng để hỏi điều mà mình chưa biết.
+ Câu hỏi có dấu chấm hỏi 
- Suy nghĩ, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để :
+ Giới thiệu về Bu- ra- ti- nô:Bu- ra- ti- nô là một chú bé bằng gỗ.
- Miêu tả Bu- ra- ti- nô : Chú có mũi rất dài.
+ Kể sự việc liên quan đến Bu- ra- ti- nô. Chú người gỗ được bác rùa rất tốt bụng Toóc- ti- la tặng cho chiếc khóa vàng để mở một kho báu.
+ Cuối mỗi câu có dấu chấm.
- Lắng nghe.
- Kể về Ba- ra- ba.
- Nêu những suy nghĩ của Ba- ra- ba.
+ Câu kể dùng để : kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc, nói lên ý kiến hoặc tâm tư , tình cảm của mỗi người.
+ Cuối câu kể có dấu chấm.
Bài 1
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS hoạt động theo cặp. HS viết vào giấy nháp.
- Báo cáo kết quả.
+ Chiều chiều, trên.....diều thi.- Kể sự việc
+ Cánh diều....cánh bướm – Tả cánh diều.
+ Chúng tôi vui...nhìn lên trời.- Kể sự việc và nói lên tình cảm
+ Tiếng sáo diều... bổng.- Tả tiếng sáo diều
- Sáo đơn,... sao sớm.- Nêu ý kiến, nhận định.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 2
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Tự viết bài vào vở.
- 5 đến 6 HS trình bày.
Toán 
Tiết: 79 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết chia cho số có ba chữ số.
- Bài 1 (a)
GT: Không làm cột b bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3.
II. CHUẨN BỊ
- GV: kế hoạch dạy học – SGK
- HS:Bài cũ – bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
- GV chữa bài, nhận xét. 
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài. 
b. Luyện tập.
 Bài 1a
- Cho HS cả lớp tự đặt tính rồi tính ở câu a. 
 - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào vở.
Hoạt động của trò
- HS hát.
- HS lên bảng làm bài.
- 1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
 8750 : 25 : 4
= 348 : 4
= 87
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
a)708 : 354 = 2; 7552 : 236 = 32 
 9060 : 453 = 20. 
- GV nhận xét. 
Bài 2: (Học sinh trên chuẩn) Ôn tập kiến thức cũ:
 - HS lần lượt lên bảng thực hiện
- GV chữa bài nhận xét. 
c. Củng cố, dặn dò:
- Khi thực hiện chia cho số có ba chữ số ta làm như thế nào ? 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Chia cho số có ba chữ số.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a) 380:76 = 5 
 990: 15 = 66
 49324: 59 = 836
b) 1530:15 = 102 
 9954: 42 = 237
 11376: 48= 237
Chính tả (Nghe – viết) 
Tiêt: 16 KÉO CO
I. MỤC TIÊU
	Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn.
-Làm đúng BT (2) b.
II. CHUẨN BỊ
GV: Kế hoạch bài học - SGK
HS: bài cũ – bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi HS viết lên bảng lớp viết các từ sau:
Trốn tìm, nơi chốn, châu chấu, thả diều, nhảy dây, ngả ngửa, ngật ngưỡng, kĩ năng 
- GV nhận xét.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Tìm hiểu bài.
HĐ1:Hướng dẫn nghe - viết chính tả
a. Trao đổi về nôi dung đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn trang 155, SGK
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
b) Hướng dẫn viết từ khó 
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
c) Viết chính tả
- Gv đọc bài cho HS viết.
d) Soát lỗi và chấm bài 
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- GV chấm một số bài. 
- Sửa sai một số lỗi cơ bản.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: (Bài tập lựa chọn).
b.Gọi HS đọc yêu cầu 
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
- Lời giải : Đấu vật – nhấc - lật đật.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Đọc cho hs viết lại những chữ viết sai.
- Chuẩn bị bài “Mùa đông trên rẻo cao”. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS báo cáo sĩ số, hát.
- HS lên bảng.
- Lớp theo dõi nhận xét.
1. Nghe – viết : Kéo co
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ, cũng có năm nam thắng, cũng có năm nữ thắng.
- Các từ ngữ: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, ganh đua. khuyến khích, trai tráng 
- HS viết bài.
- HS soát lỗi.
- 

File đính kèm:

  • docTUAN_16_LOP_4.doc