Giáo án cả năm Vật lý 8

Tiết 23 – Bài 16: CƠ NĂNG

A. Mục Tiêu.

1. Kiến thức.

- Thấy được 1 cách định tính thế năng, hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật. Tìm được thí dụ minh hoạ.

- HS tìm được các VD minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng.

2. Thái độ: HS hứng thú học bộ môn, Có thói quen quan sát các hiện tượng trong thực tế, vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng đơn giản.

B. Chuẩn Bị.

*Cả lớp: H16.1, H16.4, 1 viên bi thép, 1 máng nghiêng, 1 miếng gỗ.

*Mỗi nhóm: 1 lò xo lá tròn, 1 miếng gỗ nhỏ.

 

doc92 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án cả năm Vật lý 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của giáo viên : Bảng trọng số, ma trận đề, đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
NỘI DUNG
T
SỐ TIẾT
LT
TỈ LỆ THỰC DẠY
TRỌNG SỐ CỦA BÀI KT
SỐ LƯỢNG CÂU
ĐIỂM SỐ
TỔNG SỐ CÂU
LT
VD
LT
VD
LT
VD
Chuyển động cơ học
3
3
2.1
0.9
13.125
5.625
0,5 câu
0,5 câu
2 điểm
1 câu
Lực cơ
3
3
2.1
0.9
13.125
5.625
0,5 câu
0,5 câu
2 điểm
1 câu
Áp suất
5
4
2.8
2.2
17.5
13.75
1 câu
1 câu
3 điểm
2 câu
Lực đẩy acsimet - sự nổi - công cơ học
5
3
2.1
2.9
13.125
18.125
1 câu
1 câu
3 điểm
2 câu
TỔNG
16
13
9.1
6.9
56.9
43.1
6
10
6
 MA TRẬN ĐỀ
Tên Chủ đề
Nội dung bài 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chuyển động cơ học 
Nêu được công thức tính vận tốc (câu 1 a)
Vận dụng công thức v = s : t để làm bài tập (câu 1 b)
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
½ 
1
10%
½ 
1
10%
1
2
20%
Lực cơ học 
Lấy ví dụ về lực ma sát có ích, có hại. (câu 2a)
Biểu diễn được trọng lực của một vật theo tỉ lệ xích cho trước (câu 2b)
Số câu
Số điểm 
 Tỉ lệ %
½ 
1
10%
½ 
1
10%
1
2
20%
Áp suất 
Giải thích được nguyên tắc là tăng hoặc giảm áp suất (câu 4)
Vận dụng công thức tính áp suất để giải bài tập (câu 3)
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
1
10%
1 
2
20%
2
3
30%
Lực đẩy Ac-si-mét
Sự nổi - Công cơ học
Nêu được công thức tính lực đẩy Ácsimet (câu 5a)
so sánh được độ lớn lực đẩy Acsimet.
(câu 5b)
Vận dụng công thức tính công cơ học để làm bài tập.
(câu 6)
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ % 
½
1
10%
½ 
1
10%
1
1
10%
2
3
30%
Tổng số câu
Tổng số 
Tỉ lệ
1
2
20%
2
3
30%
3
5
50%
6
10
100%
ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1. (2 điểm)
Viết công thức tính vận tốc ? Cho biết ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng?
Một ô tô đi từ A đến B hết 2 giờ. Tính vận tốc trung bình của ô tô biết quãng đường AB dài 70km.
Câu 2. (2 điểm) 
Lấy một ví dụ về lực ma sát có ích. Một ví dụ về lực ma sát có hại.
Biểu diễn trọng lực của một vật có khối lượng 6kg (Tỉ xích 0,5cm ứng với 10N) bằng mũi tên.
Câu 3. (2 điểm) Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.
Câu 4. (1 điểm) Tại sao lưỡi dao càng mỏng thì dao càng sắc (dao càng dễ cắt gọt các vật) ?
Câu 5. (2 điểm)
 a) Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét ? Cho biết ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng ?
 b) Nếu thỏi sắt được nhúng chìm ở các độ sâu khác nhau, thì lực đẩy Ác-si-mét có thay đổi không ? Tại sao ?
Câu 6. (1 điểm)
Một con ngựa kéo xe đi quãng đường dài 2 km với lực kéo là 600N. Tính công của lực kéo của con ngựa
Đáp án – điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
v = , trong đó : 
v là vận tốc (đơn vị km/h)
s là quãng đường đi được (đơn vị km)
 t là thời gian để đi hết quãng đường đó (đơn vị h) 
0,25
0,25
0,25
0,25
 Tóm tắt 
t = 2h
s = 70km
v = ?
áp dụng công thức 
v = s : t = 70 : 2 = 35 (km/h)
Vậy vận tốc trung bình của ô tô là 35km/h
0,25
0,5
0,25
2
HS lấy 2 ví dụ
m = 5kg thì P = 50N	
Biểu diễn được lực	 	
1 đ
0,25
0,75
3
b) Cho biết
m = 64kg nên P = 640N
S = 4.8cm2 = 0,0032m2
Giải
Áp dụng công thức p = P : S
P = 
Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt 
đất là 200 000N/m2 
p = ?
0,5 
0,5
0,75
0,25
4
 a) FA = d.V , trong đó:
 FA là lực đẩy Ác – si – mét, đơn vị là N
 d là trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị là N/m3
V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiến chỗ, đơn vị là m3. 
0,25
0,25
0,25
0,25
b) Lực đẩy Ác si mét không thay đổi khi nhúng vật ở các độ sâu khác nhau vì lực đẩy Ac-si-mét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
0,5
0,5
5
Cho biết
F = 600N
s = 2km = 2000m
Giải
 Áp dụng công thức 
A = F.s =600.2000 = 1 200 000 (J)
Vậy công của lực kéo là 1 200 000J
A = ?
0,25
0,5
0,25
6
Vì dưới tác dụng của cùng một áp lực
 nếu diện tích bị ép càng nhỏ thì tác dụng của áp lực càng lớn.
0,5
0,5
Ngày soạn : 14/01/2015
 Ngày dạy : 16/1/2015
Tiết 19 Bài 13: Công cơ học.
A. Mục Tiêu.
Kiến thức:
- HS biết được để có công cơ học.
- Nêu được các thí dụ trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học.
- Phát biểu và viết được công thức tính công cơ học. Hiểu ý nghĩa các đại lượng trong công thức.
- Vận dụng công thức tính công cơ học trong các trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển dời của vật.
Kĩ năng: Phân tích lực thực hiện công, Tính công cơ học.
Thái độ: Yêu thích môn học.
B. Chuẩn Bị.
Cả lớp: Tranh vẽ H13.1, H13.2 (SGK).
C. Tổ chức hoạt động dạy học.
ổn định tổ chức 
Kiểm tra bài cũ 
Tạo tình huống học tập
GV: Trong thực tế mọi công sức bỏ ra để làm 1 việc thì đều thực hiện công, VD: người thợ xây nhà, HS ngồi học, con bò đang kéo xe . . . Trong các công đó thì công nào là công cơ học? -> vào bài.
Bài Mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm công cơ học 
GV: Treo tranh vẽ con bò kéo xe - Người lực sĩ cử tạ.
(?) Cho biết trong trường hợp nào đã thực hiện công cơ học?
- Yêu cầu Hs phân tích lực tác dụng ở mỗi trường hợp, độ lớn, phương, chiều . . . 
(?) Qua phân tích các ví dụ trên, em cho biết khi nào ta có công cơ học?
GDBVMT: Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật không di chuyển thì không có công cơ học nhưng con người và máy móc vẫn tiêu tốn năng lượng. Trong GTVT, các đường gồ ghề làm các phương tiện làm các phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn, mậ độ GT đông nên thường xảy ra ách tắc GT. Khi tắc đường các phượng tiện tham gia vẫn nổ máy tiêu tốn năng lượng đồng thời xả ra MT nhiều chất khí độc hại. Theo em biện pháp nào để bảo vệ MT. 
- Yêu cầu HS hoàn thành C2. Nhắc lại kết luận sau khi HS đã trả lời.
- Yêu cầu HS trả lời từng ý rõ ràng.
+ Chỉ có công cơ học khi nào?
+ Công cơ học của lực là gì?
+ Công cơ học gọi tắt là gì?
GV lần lượt nêu câu C3, C4. Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
GV cho HS thảo luận chung cả lớp về câu trả lời từng trường hợp của mỗi nhóm xem đúng hay sai.
I. Khi nào có công cơ học.
 1- Nhận xét.
VD1: Con bò kéo xe
- Bò tác dụng 1 lực vào xe: F > 0
- Xe chuyển động: S > 0
- Phương của lực trùng với phương của chuyển động → con bò đã thực hiện công cơ học.
VD2: Vận động viên cử tạ
- Lực nâng lớn Fn lớn
- S dịch chuyển = 0 → Lực sĩ không thực hiện công cơ học.
C1: Có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời.
 HS: Cải thiện chất lượng đường GT và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm ách tắc GT, bảo vệ mT và tiết kiệm năng lượng.
2- Kết luận.
C2:
- Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời.
- Công cơ học là công của lực. 
- Công cơ học gọi tắt là công.
 3- Vận dụng.
HS: Hoạt động cá nhân - đọc và trả lời C3, C4 
- Yêu cầu phân tích từng yếu tố sinh công của mỗi trường hợp.
C3: 
a. Có lực tác dụng: F > 0 
 Có chuyển động: S > 0
=> Có công cơ học.
b. HS đang ngồi học: S = 0 → Không có công cơ học.
c. Máy xúc đang làm việc: F > 0; S > 0 
=> có công cơ học.
d. Lực sĩ cử tạ: F > 0; S > 0 → Có công cơ học.
C4:
a. Đầu tàu kéo các toa chuyển động: F > 0; S > 0 → có công cơ học.
b. Quả bưởi rơi từ trên cây xuống: P tác dụng -> h > 0 → có công cơ học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức tính công 
Hs: Đọc - nghiên cứu -> cho biết công thức tính công và các đại lượng trong công thức đó.
Gv: Thông báo: trường hợp phương của lực không trùng với phương của chuyển động thì không sử dụng công thức: A = F.S
- Trường hợp công của lực > 0 nhưng không tính theo công thức: A = F.S. Công thức tính công của lực đó được học tiếp ở các lớp sau.
II. Công thức tính công.
Công thức tính công cơ học.
 A = F.S
Có F > 0; S > 0 
- F là lực tác dụng lên vật - đơn vị N
- S là quãng đường vật dịch chuyển - đơn vị m
- A là công cơ học.
- Đơn vị công là Jun: 1J = 1N.m
- Còn dùng đơn vị KJ
 1J = 1N.m
 1KJ = 1000J
- Chú ý: A = F.S chỉ áp dụng cho trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển động.
+ Phương của lực vuông góc với phương chuyển động → công A của lực đó = 0.
VD: Công của lực P = 0
Hoạt động 3: Vận dụng công thức tính công để giải bài tập
GV lần lượt nêu các bài tập C5, C6.
ở mỗi bài tập yêu cầu HS phải tóm tắt đề bài và nêu phương pháp làm. Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.
- Yêu cầu Hs đọc – tóm tắt đầu bài.
(?) Tại sao không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên sàn nằm ngang?
Vận dụng
HS: Hoạt động cá nhận làm bài tập C5; C6; C7. 
C5: Tóm tắt 
F = 5000N
S = 1000m
A = ?
 Giải
Công của lực kéo đầu tàu là:
A = F.S = 5000N.1000m = 5.106 J
C6: Tóm tắt
m = 2kg => P = 10.m = 10.2 = 20N
h = 6m
A = ?
 Giải
Công của trọng lực là:
 A = F.S = P.S = 20N.6m = 120 J
C7: Không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang vì trong trường hợp này trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động của hòn bi.
5. Củng cố: 
	- Khi nào có công cơ học:
- Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức tính công cơ học, đơn vị?
- Trả lời bài tập 13.2
(Không có công nào thực hiện vì các lực tác dụng vào hòn bi P = Q của mặt bàn và đều vuông góc với phương chuyển động).
6. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ. Nắm vững công thức: A = F.S 
- Vận dụng làm bài tập13.3 -> 13.5 (18). Kẻ sẵn bảng 14.1
- Đọc trước bài “Định luật về công”
Ngày soạn : 22/1/2015
Ngày dạy : 23/1/2014
 Tiết 20 – Bài 14: Định luật về công.
Mục Tiêu.
Kiến thức:
- HS phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
- Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động.
Kỹ năng: Quan sát TN để rút ra mối quan hệ giữa các yếu tố: Lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển để xây dựng được định luật về công.
Thái độ: HS học tập nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
Chuẩn Bị.
GV: Đòn bẩy, 2 thước thẳng, quả nặng 200N, quả nặng 100N,bảng 14.1
Mỗi nhóm HS: + 1 thước GHĐ 30cm, ĐCNN 1mm.
 + 1 giá TN, 1 ròng rọc, 1 thanh nằm ngang 
 + 1 quả nặng 200g, lực kế GHĐ 5N, dây kéo.
Tổ chức hoạt động dạy học.
ổn định tổ chức 
Kiểm tra bài cũ 
(?) Khi nào có công cơ học? Công cơ học phụ thuộc yếu tố nào? Viết công thức tính công và giải thích ý nghĩa các đại lượng trong công thức.
Tạo tình huống học tập
GV: Để đưa 1 vật lên cao người ta có thể kéo trực tiếp hoặc sử dụng máy cơ đơn giản. Sử dụng máy cơ đơn giản có thể cho ta lợi về Lực, nhưng liệu có thể cho ta lợi về công không? Bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
Bài Mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tiến hành Thí Nghiệm để so sánh công của máy cơ đơn giản với công kéo vật khi không dùng máy cơ đơn giản 
GV: Y/c HS.
- Quan sát hình vẽ 14.1 – nêu dụng cụ cần có.
- Các bước tiến hành TN
GV: Hướng dẫn TN –Treo bảng 14.1
- Yêu cầu HS quan sát
 + Y/c HS làm thí nghiệm sau đó lần lượt trả lời C1, C2, C3.
(?) So sánh 2 lực F1; F2? 
(?) So sánh 2 quãng đường đi được S1 và S2?
(?) Hãy so sánh công của lực kéo F1 (A1= F1.S1) và công của lực kéo F2 ( A2= F2.S2)?
GV: Do ma sát nên A2 > A1. Bỏ qua ma sát và trọng lượng của ròng rọc, dây thì A1 = A2.
- Từ kết quả TN Y/c HS rút ra nxét C4
I.Thí nghiệm.
HS: Đọc – nghiên cứu TN
HS: Hoạt động nhóm làm TN – ghi kết quả vào bảng 14.1 
C1: F1 = F2
C2: S2 = 2S1
C3: A1= F1.S1
 A2= F2.S2 = F1.2.S1 = F1.S1
 Vậy A1= A2
C4: Nhận xét: Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi. Nghĩa là không có lợi gì về công.
Hoạt Động 2: Phát biểu định luật về công 
GV:: Tiến hành TN tương tự đối với các MCĐG khác cũng có kết quả tương tự. 
(?) Qua TN trên em có thể rút ra định luật về công?
GV: Có trường hợp cho ta lợi về đường đi nhưng lại thiệt về lực, không được lợi về công như đòn bẩy.
II- Định luật về công
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Hoạt động 3: Làm các bài tập vận dụng định luật về công 
GV nêu yêu cầu của câu C5, yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C5
(?) Trong trường hợp nào người ta kéo lực nhỏ hơn?
(?) Trong trường hợp nào thì công lớn hơn?
- Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời C5
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của câu C6 và làm việc cá nhân với C6
(?) Dùng ròng rọc động đưa vật lên cao thì lực kéo được tính như thế nào?
(?) Quãng đường dịch chuyển của vật so với quãng đường kéo vật lên thẳng tính như thế nào?
- Lưu ý HS: Khi tính công của lực nào thì nhân lực đó với quãng đường dịch chuyển tương ứng.
- GV đánh giá và chốt lại vấn đề
III- Vận dụng
C5: Tóm tắt.
 P = 500N; h = 1m
 l1 =4m; l2 = 2m
 Giải
a. Dùng mặt phẳng nghiêng kéo vật lên cho ta lợi về lực, chiều dài l càng lớn thì lực kéo càng nhỏ.
Vậy trường hợp 1 lực kéo nhỏ hơn
 F1 < F2 ; F1 = F2/2 (nhỏ hơn 2 lần)
b. Công kéo vật ở 2 trường hợp là bằng nhau (theo định luật về công).
c, Công của lực kéo thùng hàng theo mặt phẳng nghiêng lên sàn ôtô là:
 A = P.h = 500N.1m = 500J
C6: P = 420N
 S = 8m
a. F = ? ; h = ?
b. A = ?
 Giải a) Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực:
 F = P/2 = 420N/2 = 210(N)
Quãng đường dịch chuyển dịch thiệt 2 lần 
 h = S/2 = 8/2 = 4 (m)
b. Công để nâng vật lên:
 A = P.h = 420.4 = 1680 (J)
Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn về nhà
1. Củng cố Phát biểu định luật về công?
GV: Trong thực tế dùng MCĐG nâng vật bao giờ cũng có sức cản của ma sát, của trọng lực ròng rọc, của dây . . . Do đó công kéo vật lên A2 bao giờ cũng lớn hơn công kéo vật không có lực ma sát A1. Ta có A2 > A1 
 hiệu suất của MCĐG: H = 100%A1: Công có ích; A2 : Công toàn phần; H: Hiệu suất.
Hướng dẫn học ở nhà :
	- Học thuộc định luật về công.
	- Làm bài tập: 14.2 -> 14.7 (19; 20 –SBT) - Đọc trước bài “Công suất”.
	- Hướng dẫn bài tập: 14.2 ; 14.7 (SBT).
 Ngày soạn : 25/01/2015
 Ngày dạy : 29/1/2014
 Tiết 21 Bài 15: CÔNG SUẤT 
Mục Tiêu.
1-Kiến thức.
- HS hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. HS biết lấy VD minh hoạ.
- Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất, vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.
2-Kĩ năng: Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đại lượng công suất.
Thái độ: HS học tập nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
 II. Chuẩn bị. Cả lớp: Hình vẽ H15.1(SGK)
III. Tổ chức hoạt động dạy học.
 1. ổn định tổ chức	
Kiểm tra bài cũ(?) Phát biểu định luật về công? Viết CT tính công? Chữa BT 14.1(SBT). 
3-Bài Mới: ĐVĐ: Cho HS quan sát hình 15.1 Tóm tắt. Để biết ai làm việc khoẻ hơn? 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Phát hiện kiến thức mới
GV nêu bài toán trong SGK (dùng tranh minh hoạ). Chia HS thành các nhóm và yêu cầu giải bài toán.
Điều khiển các nhóm báo cáo kết quả, thảo luận để thống nhất lời giải.
(?) Tính công thực hiện được của anh An và anh Dũng?
- Y/c HS Đọc - trả lời C2: Chọn đáp án đúng.
- Yêu cầu HS phân tích được tại sao đáp án đúng? Tại sao đáp án sai?
 Hãy tìm phương pháp chứng minh phương án c và phương án d là đúng. 
-> Rút ra phương án nào dễ thực hiện hơn?
- Yêu cầu HS hoàn thiện câu C3.
- So sánh khoảng thời gian An và Dũng để thực hiện cùng một công là 1J? Ai làm việc khoẻ hơn?
- So sánh công mà An và Dũng thực hiện được trong cùng 1s ?
I- Ai làm việc khoẻ hơn?
- Từng nhóm HS giải bài toán theo các câu hỏi định hướng C1, C2, C3, cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Tóm tắt: h = 4m
 P1 = 16N
 FA = 10 viên.P1 ; t1 = 50s
 FK.D = 15 viên.P1 ; t2 = 60s
C1: Công của anh An đã thực hiện:
A1 = FK.A.h = 10.P1.h = 10.16.4 = 640(J)
- Công của anh Dũng đã thực hiện:
A2 = FK.D.h = 15.P1.h = 15.16.4 = 960(J)
C2:- Phương án d: Đúng vì so sánh được công thực hiện trong 1 giây.
C3: + Để thực hiện cùng một công là 1J thì An và Dũng mất khoảng thời gian là: 
t1= = 0,078s t2== 0,0625s
t2 < t1 nên Dũng làm việc khẻ hơn
+ Trong cùng thời gian 1s An, Dũng thực hiện được một công lần lượt là:
A1= = 12,8(J) A2== 16(J)
A1 < A2 nên Dũng làm việc khoẻ hơn
NX: Anh Dũng làm việc khoẻ hơn, vì để thực hiện một công là 1J thì Dũng mất ít thời gian hơn (trong cùng 1s Dũng thực hiện được công lớn hơn).
Hoạt Động 2: Tìm hiểu về công suất, đơn vị công suất 
GV: Để biết máy nào, người nào thực hiện được công nhanh hơn thì cần phải so sánh các đại lượng nào và so sánh như thế nào?
(?) Công suất là gì?
(?) Công thức tính công suất?
GV: Cho biết đơn vị tính công, đơn vị thời gian.
- Cho biết đơn vị của công suất.
II. Công suất.
- Để so sánh mức độ sinh công ta phải so sánh công thực hiện được trong 1 giây -> công suất.
- Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
- Công thức: P = 
trong đó: P là công suất
 A là công thực hiện
 t là thời gian thực hiện công
III. Đơn vị công suất.
- Đơn vị: Nếu A= 1J ; t = 1s thì P = 1J/s
Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W
1W = 1 J/s; 1 kW (kilôoat) = 1000 W
 1 MW ( mêgaoat) = 1000 kW
Hoạt Động 3: Vận dụng giải bài tập – củng cố – về nhà
- GV cho HS lần lượt giải các bài tập C4, C5, C6.
- Gọi HS lên bảng làm, cho HS cả lớp thảo luận lời giải đó.
- Lưu ý HS: Có thể tính công suất bằng công thực hiện trong 1 đơn vị thời gian là 1 giờ.
- Yêu cầu HS: Viết biểu thức tính công suất của Trâu; biểu thức thức tính công suất của máy.
- Lập tỉ số công suất của Trâu và công suất của máy.
IV- Vận dụng
C4: PAn = 12,8 J/s = 12,8W
 PDũng = 16 J/s = 16W
C5: Tóm tắt
tTrâu = 2h; tmáy = 20 phút = h
 ATrâu = Amáy = A
 So sánh PTrâu và Pmáy 
 Giải
- Công suất của Trâu: PTrâu = = 
- Công suất của máy:
 Pmáy = = =
- Ta có: = = 
=> Pmáy = 6 PTrâu 
- Vậy công suất của máy lớn gấp 6 lần công suất của Trâu.
3- Củng cố :- Công suất là gì? Biểu thức tính công suất, đơn vị.
- Nói công suất của máy bằng 80W có nghĩa là gì:
4 - Hướng dẫn học ở nhà:- Học thuộc phần ghi nhớ.Làm lại các câu từ C1 – C6.
- Làm các BT trong SBT: 
 Ngày soạn: 4 /2 /2015 
 Ngày dạy: 5 / 2 / 2015
Tiết: 22 BÀI TẬP.
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu được công suất là công thực hiện được trong một giây là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người.
 - Biết được cơ năng , thế năng , động năng 
 - Viết được công thức tính công suất.
 2. Kĩ năng:
 - Giải được các bài toán về công suất, về cơ năng và vận dụng công thức để giải các bài tập.
 3. Thái độ:
 - Nghiêm túc,chính xác ,trung thực , thích học môn vật lí
II/ Chuẩn bị:
*GV: GA câu trả lời , bảng phụ lời giải các bài tập 15.4 ,15.5, 16.3 , 16.4 
	* HS Nghiên cứu kĩ các bài tập trong sb
III/ Giảng dạy:
 1. Ổn định lớp: (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
 ? Hãy phát biểu định lụật công? Làm BT 14.2 SBT?
 3. Bài mới:
 Hai người cùng kéo một thùng hàng từ dưới đất lên, người thứ nhất kéo nhanh hơn người thứ hai. Như vậy người nào làm việc có công suất lớn hơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
*Hoạt động 1 : bài tập về công, công suất 
GV yc hs đọc đề bài 15.1 
HS đọc bài 15.1 
GV yc hs đọc và tóm tắc đề bài 15.2
HS tóm tắt bài 15.2 :
 t= 2h ; công của 1 bước là 40J; Công suất của người đi bộ là P = ?
GV yc hs đọc và tóm tắt đề bài 15.3
HS đọc và tóm tắt bài 15.3 và trả lời câu hỏi gv 
GV công thức tính công ? công suất ?
HS Công của ôtô A 
 Công suất P
 Thời gian t=2giờ 
GV thực hiện đổi đơn vị phù hợp với yc bài toán ?
GV yc hs đọc và tóm tắt đề bài 15.4
HS đọc và tóm tắt đề bài 15.4:
 h= 25m ; v= 120m3/ph
 A công của 120m3 thực hiện thời gian 1ph 
 P công suất ?
GV yc hs đọc và tóm tắc đề bài 15.5
HS đọc và tóm tắc đề bài 15.5 và trả lời câu hỏi của gv
 +h là chiều cao (lên tới tầng 10) 
 +3,4m chiều cao của 1 tầng 
+50kg khối lượng một người 
+ t là thời gian (1ph)
+ Pcông suất tối thiểu ? 
+T là chi p

File đính kèm:

  • docBai_23_Doi_luu__Buc_xa_nhiet_20150725_092838.doc