Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Nắm vững kiến thức về nội dung và nghệ thuật các tác phẩm truyện Trung đại

-Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian, thể văn tuỳ bút thời trung đại.

 -Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.

2. Kĩ năng:

 -Vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì, chương hồi

 -Kể lại được truyện.

3. Thái độ:

- Biết yêu thương trân trọng người phụ nữ. Phân biệt đúng sai.

 Có cái nhìn đúng đắn về triều đại PKVN từ đó thêm yêu quý cuộc sống xã hội ngày nay.

- Thêm yêu quý tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của

DT ta

 4. Định hướng phát triển năng lực:

 Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực thưởng thức văn học, năng lực tưởng tượng, sáng tạo, năng lực thưởng thức văn học.

II.CHUẨN BỊ:

-GV: Sách GK, giáo án

-HS: Đọc trước bài

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

docx113 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vui tính, cởi mở, nhiệt tình với khách.
- Nhân vật này đã dẫn dắt truyện, kích thích sự tò mò cho ông hoạ sỹ và cô kỹ sư, sơ lược về anh thanh niên trước khi 2 người gặp anh.
Dẫn chứng: “ Tôi sắp giới thiệu với bác 1 người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn”.
=> Ta thấy hình ảnh anh thanh niên rõ ràng, đẹp đẽ hơn, chủ đề truyện cũng được mở rộng hơn, gợi nhiều ý nghĩa hơn.
Đây chính là thủ pháp rất thành công trong việc xây dựng nhân vật chính.
Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"  là chất trữ tình.
Bài tập 4.
- Chất trữ tình toát lên từ phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của người hoạ sỹ già : Hình ảnh thiên nhiên Sa Pa mang vẻ đẹp thơ mộng, độc đáo, kỳ lạ.
+ Đó là nơi núi cao, thác đổ trắng xoá, với mây, nắng, sương đều rất lạ. Sự bắt đầu của Sa Pa là những rặng đào ven đường hay những đàn bò lang cổ có đeo chuông la đặc trưng hữu hình của cuộc sống muôn màu, muôn vẻ nơi đây. Hình ảnh rừng cây đầu mùa bao bọc lấy nhau “Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”. Nhất là vẻ đẹp của nắng khiến cảnh sắc thêm lộng lẫy “Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây”; “nắng đã mạ bạc cả con mèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”. Người ta cảm thấy như bị cuốn theo nhịp chạy của mây hay đầy xúc cảm trong sự cuốn hút của nắng.
+ Chỉ là những nét phác hoạ nhưng cảnh thiên nhiên hiện lên đẹp như những bức tranh,đẹp đến hai lần – cái đẹp tự nhiên của nó và cái đẹp qua tâm hồn người nghệ sỹ của hoạ sỹ.
+ Thiên nhiên đẹp làm nền tôn thêm vẻ đẹp con người nơi đây. Những đỉnh Yên Sơn, Phan-xi-păng cao vòi vọi gợi nghĩ tới những con người ở tầm cao của sự cống hiến và hy sinh. Cái hừng hực của nắng, của gió gợi đến nhiệt huyết hừng hực cháy của con người lao động nơi đây. Thiên nhiên thơ mộng, trong sáng như tâm hồn những con người ở Sa Pa trong sáng, mộng mơ.
- Nhưng chất trữ tình chủ yếu toát lên từ nội dung truyện: từ cuộc gặp gỡ tình cờmà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người, từ những nét đẹp giản dị rất đáng mến của người thanh niên, từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống của mình giữa lặng lẽ Sa Pa, và từ những tình cảm, cảm xúc mới nảy nở của ông hoạ sỹ, cô kỹ sư đối với anh thanh niên.
=> Có thể nói, truyện Lặng lẽ Sa Pa có dáng dấp như một bài thơ, chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ đối với đất nước, với mọi người. Tác giả đã tạo được không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, nhờ thế mà chủ đề của truyện được rõ nét và sâu sắc hơn.
Bài tập 5.
- Tình huống cơ bản của truyện "Lặng lẽ Sa Pa" chính là cuộc gặp gỡ của người thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy - ông hoạ sĩ và cô kỹ sư lên thăm trong chốt lát nơi ở và làm việc của anh thanh niên.
- Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để nhân vật chính được hiện ra qua sự quan sát, suy nghĩ của những nhân vật khác, đặc biệt là ông hoạ sĩ già. Chính vì thế nhân vật chính không chỉ hiện ra một cách tự nhiên mà còn được soi chiếu, đánh giá từ cái nhìn và cảm xúc của những nhân vật khác, rồi lại tác động đến tình cảm và suy nghĩ của những nhân vật ấy.
Bài tập 6.
 (Đoạn văn có sử dụng một câu thảm thán. Gạch 1 gạch chỉ rõ).
Có một Sa Pa của những rặng đào, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ, khung cảnh chỉ có thể thấy ở rừng núi. Có một Sa Pa của nắng, nắng đem lại cho Sa Pa một vẻ đẹp mới: rực rỡ và bất ngờ. Ánh nắng dường như sáng dần lên trong khung cảnh thiên nhiên. Cái nắng chói chang được Nguyễn Thành Long miêu tả “đốt cháy rừng cây” và cái nắng vào cuối buổi trưa lại gay gắt hơn “ánh nắng như phủ khắp, mạ bạc cả con đèo”. Cảnh được quan sát từ trên cao trở xuống. Và ở góc độ ấy, thiên nhiên càng trở nên khoáng đạt, hùng vĩ hơn. Rừng cây như “một bó đuốc khổng lồ”, ánh nắng khiến thiên nhiên Sa Pa lặng lẽ, trầm mặc mà đầy sức sống. “Nắng bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây”, dọc câu văn, ta cảm giác như nắng đang di chuyển, đang chạy dần trên các triền núi. Có thể nói câu văn miêu tả thiên nhiên đã làm thêm chất trữ tình cho câu chuyện. Bên cạnh Sa Pa của nắng còn có Sa Pa của mây: “mây cuộn tròn từng cục, rơi trên các vòn lá ướt sương”. Dường như con người đang đi trong mây. Mây cũng hồn nhiên, tinh nghịch chui vào gầm xe. Và với thủ pháp nhân háo rất thú vị ấy, Sa Pa còn hiện lên với hình ảnh cây thông và những cái cây tử kinh - chủ bé nghịch ngợm nhô “cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”. Cây tử kinh như hài hoà, nổi bật giữa màu xanh của rừng núi. Khung cảnh rất nên thơ và câu văn cũng đầy chất thơ. Khung cảnh mang vẻ đẹp bình yên, êm ả như không hề biết đến bom đạn, khói thuốc của chiến tranh. Dường như những thay đổi của cuộc sống không chạm được đến nơi đây. Nhan đề của truyện, thiên nhiên trong truyện cũng rất êm đềm, nhưng lặng lẽ mà không phẳng lặng, bình yên mà rất sống động.
Bài tập 7.
Nhan đề của tác phẩm thường bộc lộ chủ đề của truyện hoặc ít nhiều nói tới cốt truyện »Chiếc lược ngà » của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một nhan đề giản dị và sâu sắc.
-         Chiếc lược ngà là kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng. Với bé Thu : ban đầu là ước mơ của một cô bé 8 tuổi, một ước ao rất giản dị, trong sáng, rất con gái. Có lẽ đó cũng là món quà đầu tiên nhưng cũng lại là món quà cuối cùng người cha tặng cho cô con gái bé bỏng. Nó là tất cả tình yêu thương, kỉ niệm của ba dành cho Thu khi ba hi sinh. Với bé Thu, chiếc lược ấy chính là hình ảnh người cha (trong tâm khảm)
-         Với ông Sáu : Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, day dứt, ân hận và cải cái niềm khát khao được gặp con, anh dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận (dũa từng chiếc răng lược chau chuốt). Dường như khi dũa từng chiếc răng như vậy, anh cũng bớt áy náy vì đã đánh con, đã không phải với con. Cây lược làm xong, mỗi khi thương nhớ con, anh lại ngắm nhìn cây lược. Phải chăng với người cha, chiếc lược nhỏ xinh xắn ấy cũng là hình ảnh cô con gái bé bỏng. Và trước khi anh Sáu hi sinh, chiếc lược ngà chính là lời trăn trối anh gửi lại, là tất cả tình cảm của người cha dành cho con, cho gia đình.
Bài tập 8.
-         Ông Sáu phải chịu đựng quá nhiều sự hi sinh, mất mát : chiến tranh khiến cho ông mang một nỗi đau về thể xác và trong những ngày phép ngắn ngủi ở nhà, ông lại phải chịu thêm nỗi đau tinh thần do bé Thu nhất quyết không chịu nhận ông là cha, không gọi một tiếng « ba » mà ông hằng khao khát suốt 8 năm trời.
-         Trong buổi sáng trước giờ phút ông Sáu lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi « ba » và tiếng kêu như tiếng xé, rồi « nó vừa kêu vừa chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó », « Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa, « hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi cấu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run ». Như vậy, cho đến lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu mới, ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc quá ngắn ngủi. Trước cử chỉ của bé Thu, “anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”. Đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.
-         Thì ra trong đêm về nhà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu được giải toả và ở Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc. Vì thế trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi nhớ mong với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn  cả sự hối hận.
=>Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.
b. Truyện được trần thuật theo lời của ông Ba- người bạn ông Sáu, nhân vật « Tôi »,  người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyện : « tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng « ba » mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng « ba » như vỡ tung ra từ đáy lòng nó ». Lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu những hi sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến cho ông « bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim ».
=> Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe. (VD : trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy, « cây lược ngà chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh »)
c. Kể tên hai tác phẩm :
1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
2. Truyện « Những ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê
Câu 3 : Viết lại đoạn văn dưới đây thay vai kể là bé Thu : « Chắc anh cũng muốn lấy cổ ba nó »
4. Củng cố - dặn dò
*Củng cố: Nhắc lại nội dung các tác phẩm
*Dặn dò Học bài, thuộc bài, thuộc bài thơ, chuẩn bị bài mới
D. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************************
Tiết 14 Ngày soạn 10/02/2020
KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
	-Đặc điểm của khởi ngữ; Công dụng của khởi ngữ.
- Đặc điểm, công dụng của thành phần biệt lập
2. Kĩ năng:
	-Nhận diện khởi ngữ, các thành phần biệt lập trong câu ở trong câu
	-Đặt câu có khởi ngữ
3. Thái độ:
	Sử dụng tốt khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong giao tiếp.
4. Định hướng phát triển năng lực
	 Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực tự đánh giá điều chỉnh hành động phù hợp với những tình huống mới
B.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: Đọc trước bài, soạn bài
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại khái niệm khởi ngữ và các thành phần biệt lập
3. Bài mới:*Vào bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
? Thế nào là khởi ngữ
? Những lưu ý khi xác định khởi ngữ trong câu
? Thế nào là thành phần biệt lập
? Kể tên và nêu khái niệm từng thành phần biệt lập
II -LUYỆN TẬP
Bài tập 1
a) Thành phần phụ chú: rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân; và cũng rất tự nhiên.
b) Thành phần gọi – đáp: ơi.
c) Thành phần tình thái: hình như.
d) Thành phần đề ngữ: (mà) ông.
e) Thành phần cảm thán: chết nỗi.
f) Thành phần cảm thán: than ôi!
g) Thành phần khởi ngữ: còn tôi.
h) Thành phần tình thái: thì ra.
Bài tập 2. HS tự chọn đối tượng cần nhấn mạnh trong câu (nêu ở chủ ngư, vị ngữ hoặc bổ ngữ,) và tạo khởi ngữ phù hợp.
Ví dụ: Câu có thể tạo thành các câu có khởi ngữ như sau:
– Con thì con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
– Mặc thì con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
– Tấm áo ấy, con không bao giờ mặc nó nữa.
Bài tập 3. Thành phần gọi – đáp trong bài ca dao: ai ơi. Thành phần này không hướng đến một đối tượng nào cụ thể. Điều đó có nghĩa là đối tượng mà bài ca dao hướng đến có thể là bất kì ai, là tất cả mọi người, gợi mở ý nghĩa sâu xa của lời nhắn nhủ trong bài ca dao.
Bài tập 4. 
a) Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh: giải thích cho cụm từ buổi mai hôm ấy.
b) Giọng em ráo hoảnh: bình luận về cách nói của người em.
Bài tập 5. Đoạn văn yêu cầu thuyết minh về một cảnh đẹp ở quê em. Có thể chọn viết về một cảnh đẹp thiên nhiên hoặc một di tích lịch sử. Cần sắp xếp ý để viết được đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, trong đó sử dụng ít nhất một câu có thành phần tình thái và một câu có thành phần cảm thán.
I. ÔN TẬP
1. Khởi ngữ
– Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý.
– Trước khởi ngữ có thể thêm những quan hệ từ như về, còn, đối với,
– Trong quan hệ với các thành phần câu còn lại, khởi ngữ vừa đứng riêng biệt lại vừa gắn bó với các thành phần khác của câu:
+ Quan hệ trực tiếp: khi khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với yếu tố nào đó trong phần câu còn lại thì yếu tố ở khởi ngữ có thể được lặp lại y nguyên hoặc có thể được lặp lại bằng một từ thay thế.
Ví dụ: – Hiểu, tôi cũng hiểu rồi.
– Bộ phim này, tôi xem nó rồi.
+ Quan hệ gián tiếp:
Ví dụ: Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp
(Phạm Văn Đồng)
– Trong tiếng Việt có những trường hợp mang tính trung gian. Cần phân biệt khởi ngữ và các thành phần câu khác trong những trường hợp này:
+ Trung gian giữa khởi ngữ và chủ ngữ:
Ví dụ: Quyển sách này bìa rất đẹp.
Do giới nghiên cứu chưa thống nhất quan niệm nên chỉ coi quyển sách này là khởi ngữ khi sau nó có dấu phẩy ngãn cách.
Ví dụ: Quyển sách này, bìa rất đẹp.
+ Trung gian giữa khởi ngữ và bổ ngữ đảo:
Ví dụ: Quyển sách này tôi đọc rồi.
Do giới nghiên cứu chưa thống nhất quan niệm nên chỉ coi quyển sách này là khởi ngữ khi trong nội bộ cụm chủ – vị có bổ ngữ.
Ví dụ: Quyển sách này, tôi đọc nó rồi.
2. Các thành phần biệt lập
– Thành phần biệt lập là thành phần nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu, được dùng để diễn đạt thái độ, cách đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu hoặc đối với người nghe. Khác với thành phần phụ là trạng ngữ và khởi ngữ, các thành phần biệt lập không có quan hệ trực tiếp với các thành phần khác trong câu.
– Các thành phần biệt lập gồm:
+ Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Thành phần tình thái trong câu có những loại và tác dụng khác nhau, biểu hiện qua những yếu tố tình thái khác nhau. Có yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc (chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như,); yếu tố gắn với ý kiến của người nói (theo tôi, ý ông ấy,); yếu tố chỉ thái độ của người nói đối với người nghe (à, ừ, nhỉ, nhé,).
+ Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,).
Ví dụ: Trời ơi! Nóng quá!
+ Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
Ví dụ:
– Này, thầy nó ạ.
(Kim Lân)
—» Thành phần gọi.
– Vâng, mời bác và cô lên chơi.
—> Thành phần đáp.
+ Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Ví dụ: Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về.
(Nguyên Hồng)
II -LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú trong các trường hợp sau:
a) Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.(Nguyễn Thành Long)
b) Ơi con chim chiền chiện
    Hót chi mà vang trời. (Thanh Hải)
c)   Sương chùng chình qua ngõ
   Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh)
d) Mà Ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào. (Kim Lân)
e) Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?
(Nguyễn Huy Tưởng)
f) – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)
g) Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi.
(Nguyễn Quang Sáng)
h) Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bê chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kê dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát.
(Nguyễn Thành Long)
Bài tập 2. Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:
a) Tôi không đi chơi được.
b) Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.
c) Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
Bài tập 3. Tìm thành phần gọi – đáp trong bài ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Bài tập 4. Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết ý nghĩa của chúng.
a) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.(Thanh Tịnh)
b) Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau.(Khánh Hoài)
Bài tập 5. Viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về một cảnh đẹp ở quê em, trong đó có sử dụng câu chứa thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
4. Củng cố - dặn dò
*Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học
*Dặn dò Học bài, thuộc bài, thuộc khái niệm, chuẩn bị bài mới
D. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Buổi 15 Ngày soạn 17/02/2020 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
	Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng:
	-Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	-Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo; tự nhận thức được một số sự việc, hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong đời sống; ra quyết định lựa chọn cách thể hiện quan điểm trước những sự kiện, hiện tượng tích cực hay tiêu cực, những việc cần làm, cần tránh trong cuộc sống.
3. Thái độ:
	Giáo dục h/s ý thức say mê, yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
	- Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp Tiếng Việt
B.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: Đọc trước bài, soạn bài
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại khái niệm thế nào là NLVMSVHT
3. Bài mới:*Vào bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
? Em hiểu thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
? Nêu cách làm một bài NL về một svht
? Muốn viết thành công một đoạn văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần chú ý vận dụng các phép lập luận gì? Nắm vững các hình thức lập luận nào
Đề 1
Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Làm thế nào để giữ môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp?
Đề 2
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về nạn bạo hành trong xã hội.
I. Khái niệm
–       Sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội.
–       Thông thường, những hiện tượng mà đề bài đề cập tới thường là những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội.
–       Không chỉ đề cập đến những hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống, kiểu bài nghị luận này còn đề cập đến những hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.
II. Cá

File đính kèm:

  • docxGiao an hoc ki 1_12683845.docx
Giáo án liên quan