Giáo án bổ trợ Ngữ văn 8 buổi 17: Tức cảnh Pác Pó thuyết minh một danh lam thắng cảnh

1.Tìm hiểu đề

- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học

- Nội dung cần làm sáng tỏ: Tức cảnh Pác Bó cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của BH trong cuộc sống CM gian khổ ở Pác Bó.Với Người làm CM và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn.

- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng câu thơ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bổ trợ Ngữ văn 8 buổi 17: Tức cảnh Pác Pó thuyết minh một danh lam thắng cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/2/2015 Ngày dạy:..../3/2015
Buổi 17: TỨC CẢNH PÁC Pể
THUYẾT MINH MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Văn: 
HD HS ôn tập về vb Tức cảnh Pắc Bó: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
a. Tác giả: Hồ Chí Minh.
b. Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2. 1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cm ở nước ngoài, BH trở về TQ, trực tiếp lãnh đạo ptr cm trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó – 1 hang núi nhỏ sát biên giới Việt – Trung (Hà Quảng – Cao Bằng); thờng phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm; bàn làm việc là 1 phiến đá bên bờ suối cạnh hang được người đặt tên là suối Lê-nin. Bài thơ được Bác sáng tác trong hoàn cảnh này.
- Bài thơ đợc viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, giọng điệu tự nhiên, thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh, tất cả toát lên 1 cảm giác vui thích, sảng khoái. 
II. TLV:
* HD HS ôn tập: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh:
- Muốn viết bài giới thiệu về 1 danh lam thắng cảnh thì tốt nhất phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những ngời hiểu biết về những nơi ấy.
- Bài giới thiệu nên có bố cục đủ 3 phần. Lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn; tuy nhiên bài giới thiệu phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp.
- Lời văn cần chính xác và biểu cảm.
B. Luyện tập:
* Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của HCM? 
1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: Tức cảnh Pác Bó cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của BH trong cuộc sống CM gian khổ ở Pác Bó.Với Người làm CM và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn.
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng câu thơ.
2. Dàn ý
a. Mở bài
- HCM (1890- 1969) quê ở làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, là nhà lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn, nhà CM của dân tộc VN. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó ra đời trong thời gian Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó – Cao Bằng (2/1941). Bài thơ tả cảnh sinh hoạt, làm việc và cảm nghĩ của Bác trong những ngày HĐCM gian khổ ở Pác Bó.
b. Thân bài
- Câu thơ 1 sử dụng phép đối về không gian và đối về thời gian, ngắt nhịp 4/3 sóng đôi tạo cảm giác nhịp nhàng giúp ta hiểu về cuộc sống của Bác. Đó là cuộc sống hài hoà thư thái, ung dung hoà điệu với nhịp sống của núi rừng.
- Câu thơ 2 nói về chuyện ăn của Bác ở Pác Bó. Thức ăn chủ yếu là cháo bẹ, rau măng. Đây là những thức ăn có sẵn hàng ngày trong bữa ăn của Bác. Giọng điệu đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ và dư thừa. Bữa ăn của Bác thật đạm bạc giản dị mà chan chứa tình cảm đó là toàn là sản vật của thiên nhiên ban tặng cho con người. Đó cũng là niềm vui của người chiến sĩ CM luôn gắn bó với cuộc sống của thiên nhiên
- Câu thơ 3 nói về điều kiện làm việc của Bác. Bác làm việc bên bàn đá chông chênh rất giản dị, đơn sơ.
 Hình tượng người chiến sĩ đợc khắc hoạ thật nổi bật vừa chân thực vừa sinh động lại vừa nh có một tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi, lồng lộng, giống như một bức tượng đài về vị lãnh tụ CM. HCM đang dịch sử ĐảngCộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ đồng thời chính là xoay chuyển lịch sử VN.
- Câu thơ thứ 3 là suy nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng. Đó là cuộc sống gian khổ nhưng là niềm vui giữa chốn núi rừng – cuộc đời “ sang” - sang trọng giàu có. Đó là TT, cuộc đời làm CM lấy lý tưởng cứu nước làm lẽ sống không hề bị gian khổ khuất phục.
Cuộc đời CM của Bác thật gian khổ nhưng Bác thấy đó là niềm vui của người chiến sĩ CM giữa chốn lâm tuyền. Bác là người CM sống lạc quan tự tin yêu đời.
c. Kết bài
- là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha lẫn giọng đùa vui Tức cảnh Pác Bó cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của BH trong cuộc sống CM gian khổ ở Pác Bó.Với Ngời làm CM và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn.
3. Viết bài 
a. Mở bài
- HCM (1890- 1969) quê ở làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, là nhà lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn, nhà CM của dân tộc VN. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó ra đời trong thời gian Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó – Cao Bằng (2/1941). Bài thơ tả cảnh sinh hoạt, làm việc và cảm nghĩ của Bác trong những ngày HĐCM gian khổ ở Pác Bó.
b. Thân bài
c. Kết bài
- Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha lẫn giọng đùa vui, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của BH trong cuộc sống CM gian khổ ở Pác Bó.Với Người làm CM và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn.
*Đề ra:Thuyết minh một danh lam thắng cảnh em yờu thớch.
MB:Giới thiệu danh lam thắng cảnh.
TB:
- Nguồn gốc và vị trớ của danh lam thắng cảnh.
- í nghĩa của danh lam thắng cảnh:
+í nghĩa về mặt địa lý.
+í nghĩa về mặt kinh tế.
+í nghĩa về mặt thẩm mĩ.
+í nghĩ về mặt văn húa.
- Thỏi độ của em đối với danh lam thắng cảnh.
KB: Khẳng định vẻ đẹp và giỏ trị của danh lam thắng cảnh.
* HDVN: 	
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ.
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
----------------------------------------------------------------------------------
 Quảng Liờn, ngày thỏng 3 năm 2015
	 DTCM
 TTCM
 Nguyễn Thị Nga

File đính kèm:

  • docbo_tro_buoi_17_20150725_031428.doc
Giáo án liên quan