Giáo án Bé yêu những người thân

1. Hoạt động 1: Vẽ người thân

- Trẻ hát bài: "Cả nhà thương nhau"

- Trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình

- Cho trẻ vẽ: Cô bao quát trẻ

 - Nhật xét một số sản phẩm trẻ vẽ đẹp

2. Hoạt động 2. Chơi vận động "Trốn tìm"

- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi.

- Trẻ chơi cô bao quát trẻ

3. Hoạt động 3. Chơi tự do

Cô bao quát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ.

doc18 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bé yêu những người thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khuôn viên, vườn hoa, vườn cây…
- Trẻ biết bố cục công trình hợp lý, sáng tạo
- Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn công trình của mình.
- Trẻ biết và phân biệt các thành viên trong gia đình mình và so sánh với gia đình bạn, gắn số tương ứng.
- Trẻ biết phân nhóm, phân loại các đồ dùng đúng với phòng.
- Trẻ biết chơi và ôn luyện các chữ cái đã học chữ o, ô, ơ, a, ă, â...
- Trẻ biết cách giở sách, xem sách.
- Trẻ biết cắt các hình ảnh trên hoạ báo để làm album về gia đình.
- Trẻ sử dụng các kỹ năng đã học để xé, nặn, cắt, chắp ghép, in,.. tạo ra sản phẩm
- Trẻ có một số kỹ năng về cách chăm sóc cây như: tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu, nhặt lá vàng…
- Bộ đồ chơi nấu ăn, bánh ga tô, nến
- Quầy hàng bán các loại TP, đồ dùng gia đình.
- Gạch, sỏi, lắp ghép để lắp ghép nhà, cây xanh, cây hoa…
- Thẻ số, 1,6 chữ cái, lô tô đồ dùng gia đình, các thành viên trong gia đình.
- Sách truyện, Tích Chu, Hai anh em, Ba cô tiên... kéo, hồ dán, giấy.
- Đất nặn, bìa, giấy, giấy màu, hồ dán.
- Thùng tưới, các dụng cụ xới đất 
Trẻ về nhóm chơi và tự nhận vai chơi. 
- Cô theo dõi trẻ chơi và hướng dẫn giúp trẻ chơi: bố đi làm, mẹ đi chợ mua các thực phẩm về chuẩn bị bữa tiệc sinh nhật cho bố.
- Tổ chức SN và chuẩn bị quà tặng.
- Không khí gia đình vui vẻ mọi người luôn quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
- Cô có thể gợi ý cho trẻ khi trẻ gặp khó khăn
Ví dụ: Gia đình bác... chuẩn bị gì mà vui thế?
- Cô ơi, bán cho tôi cái bát màu xanh hoa, giá bao nhiêu hả cô ?....
- Trẻ tự phân vai chơi cho nhau: Bạn thì đi chở nguyên vật liệu, bạn thì xây, bạn thì lắp ghép các ngôi nhà, nhà cấp 4, nhà vê... biết xây khuôn viên các khu nhà, vườn cây xanh, vườn hoa...
Cô bao quát trẻ chơi và gợi ý hướng dẫn trẻ khi trẻ còn lúng túng, chơi biết phối hợp với bạn chơi sáng tạo.
- Cô gợi ý cho trẻ cách thực hiện bài tập ở góc. Cô khuyến khích động viên trẻ thực hiện bài tập.
- Hướng dẫn trẻ cách tạo nhóm và so sánh các gia đình với nhau và xem gia đình nào đông hơn, ít hơn và gắn số tương ứng.
- Trẻ gọi tên các đồ dùng trong gia đình sau đó phân đồ dùng ra đúng với các phòng.
- Nhận biết phân biệt với chữ cái đã học như: o, ô, ơ, a, ă, â và chơi "Xúc xắc" "Đoán chữ" vòng quay kỳ diệu, sao chép từ.
- Trẻ xem sách, đọc truyện theo tranh về Tích Chu, Ba cô tiên... đọc ca dao, tục ngữ, công cha...
- Làm sách tranh về gia đình mình
- Cô hướng dẫn trẻ cách nặn bánh, xé dán những người thân trong gia đình, làm trang trí bưu thiếp để làm quà sinh nhật
- Trẻ dùng dụng cụ xới đất, tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu, nhặt lá vàng…
trò chuyện - thể dục sáng
Nội dung
Yêu cầu - chuẩn bị
Cách tiến hành
- Xem tranh ảnh về gia đình (Gia đình đông con, ít con)
- Kể về gia đình mình
- Trẻ biết được gia đình có các thành viên ông bà, bố mẹ, con cái.
- Trong gia đình mọi người biết yêu thương nhau, biết quan tâm chia sẽ với nhau.
*Chuẩn bị: Tranh ảnh về gia đình treo ở lớp.
- Cô giới thiệu chủ đề gia đình, và hứng trẻ đến sự thay đổi trong lớp (có bức tranh lớn về gia đình, có nhiều đồ dùng, đồ chơi về gia đình.
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Gia đình cháu có những ai?
+ Buổi sáng mọi người trong gia đình cháu làm gì?
+ Trong gia đình mọi người sống với nhau như thế nào?
+ Gia đình nào là gia đình (ít) đông con?
- Thể dục sáng tập kết hợp bài hát "Thật đáng yêu"
- Trẻ tập các động tác kết hợp bài hát "Thật đáng yêu"
- Rèn luyện và phát triển hệ hô hấp, cơ tay chân, tay, vai, bụng...
- Tạo trạng thái vui vẻ, thoải mái.
*Khởi động: Cho trẻ đi và hát bài "Ta đi đều" và đi các kiểu chân theo hiệu lệnh sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang dãn cách đều theo tổ .
 * Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
Trẻ tập kết hợp bài hát "Thật đáng Yêu"
- Trẻ tập 3- 4 lần
b. Trò chơi vận động: Tạo dáng, cho trẻ chơi 3 -4 lần
Cô điều khiển trò chơi
*Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng xung quanh sân tập.
Thứ 2 ngày 17 tháng 10 năm 2011
 Hoạt động có chủ đích:
 * Phát triển thể chất:
Bật chụm chân liên tục vào 5 ô
Trò chơi: Chuyền bóng
I. Mục đích yêu cầu
+ Kiến thức: 
- Trẻ biết nhún bật bằng 2 chân. Biết bật chụm chân liên tục vào 5 ô.
- Biết tập đúng theo sự hướng dẫn của cô và chơi hứng thú trò chơi "Chuyền bóng" 
+ Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng bật nhanh, liên tiếp cho trẻ.
- Phát triển tố chất nhanh nhẹn, sức bền, khéo léo...
+ Giáo dục: Trẻ ý thức kỷ luật trong giờ học
II. Chuẩn bị:	- 20 vòng thể dục, 3 quả bóng.
	- Sân bãi rộng sạch, đảm bảo an toàn cho trẻ
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động
Cô kể câu chuyện Tích Chu: “Ngày xửa ngày xưa…. quạt mát cho Tích Chu”
+ Chúng mình có muốn đến thăm bà Tích Chu không? Mời các bạn cùng lên tàu nào. Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân theo hiệu lệnh và chuyển đội hình thành 4 hàng ngang dãn cách đều theo tổ.
Chúng mình đã đến nhà của Tích Chu rồi: “Nhưng Tích Chu suốt ngày chỉ lo rong chơi………Đường lên suối tiên xa lắm cháu có đi được không?”
- Chúng mình có muốn giúp Tích Chu lấy nước suối tiên để cứu bà không?
2. Hoạt động 2: Trong động
a. Bài tập phát triển chung	:	
- Tay: đưa tay ra trước và lên cao
- Bụng: Đưa tay lên cao và cúi gập người xuống	
- Chân: 2 tay đưa ra phía trước rồi khuỵu gối
- Bật: bật chân sáo	
3. Hoạt động 3: Vận động cơ bản
- Bây giờ Tích Chu và chúng mình đều đã đủ sức khỏe để vượt qua mọi thử thách trước mắt. Chúng mình đã sẵn sàng chưa?
- Thử thách thứ nhất là: Bật chụm chân liên tục vào 5 ô 
- Cô làm mẫu 2 lần, lần 2 phân tích động tác
- Trẻ thực hiện: Cô bao quát trẻ 
Mỗi trẻ thực hiện 2 -3 lần mỗi lần 2 trẻ cho đến hết
Lần 3: Cho trẻ thi đua nhau
- Nhờ uống nước suối tiên mà chim đã hóa lại thành bà, từ đó bạn Tích Chu rất ngoan và nghe lời bà.
* Trò chơi "Chuyền bóng"
4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh
	Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 -2 vòng
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đi theo hiệu lệnh và chuyển đội hình
- Có ạ
- Trẻ tập theo cô
4 lần x 8 nhịp
2 lần x 8 nhịp
2 lần x 8 nhịp
4 lần x 8 nhịp
- Trẻ chú ý quan sát lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng
 Hoạt động NGOàI TRờI
1. HĐCMĐ: Vẽ chân dung người thân trong gia đình
2. Trò chơi: Trốn tìm
3. Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng những kỹ năng đã học để vẽ về người thân trong gia đình mình và chơi trò chơi "Trốn tìm"
- Rèn luyện kỹ năng vẽ nét cong, thẳng, xiên...
- Giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng người thân của mình
II. Chuẩn bị:- Phấn vẽ
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Vẽ người thân
- Trẻ hát bài: "Cả nhà thương nhau"	
- Trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình
- Cho trẻ vẽ: Cô bao quát trẻ	 
 - Nhật xét một số sản phẩm trẻ vẽ đẹp
2. Hoạt động 2. Chơi vận động "Trốn tìm"
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi cô bao quát trẻ	
3. Hoạt động 3. Chơi tự do
Cô bao quát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Trẻ hát
- Trẻ kể.
- Trẻ vẽ
- Trẻ chơi 3 -4 lần
 Hoạt động chiều:
 * Phát triển thẩm mĩ:
 HĐTạo hình: Vẽ người thân trong gia đình
	I. Mục đích yêu cầu
+ Kiến thức: 
- Trẻ biết vẽ kết hợp các nét cơ bản để thể hiện được những ấn tượng về người thân trong gia đình qua việc nêu đặc điểm riêng như: Kính, râu, nét mặt, mắt, nếp nhăn, quần, áo... và các bộ phận trên cơ thể người.
+ Kỹ năng: Luyện kỹ năng vẽ nét cong, thẳng, xiên, ngang... phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ.
+ Giáo dục: Trẻ biết yêu quý ông, bà, bố, mẹ, anh, chị và những người thân.
II - Chuẩn bị:- Tranh mẫu về gia đình
	 - Vở tạo hình, bút màu
	 - Đàn ghi âm bài hát "Cả nhà thương nhau"
III - Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện - giới thiệu
- Cho trẻ hát bài "Cả nhà thương nhau"
+ Bài hát nói về gì?
+ Mọi người trong gia đình như thế nào với nhau?
- Gia đình con có những ai?
* Những người thân trong gia đình rất gần gũi và quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Để thể hiện tình cảm của mình với những người thân yêu các con hãy vẽ bức tranh thật đẹp để tặng mọi người nhé.
2. Hoạt động 2. Quan sát đàm thoại
- Cô đưa tranh mẫu cho trẻ quan sát và nhận xét.
+ Gia đình này có mấy người?
+Trong gia đình có những ai? 
+ Ông thì như thế nào? vì sao con biết?
+ Các con có nhận xét gì về mối quan hệ của các thành viên trong gia đình này?
- Ai có ý kiến khác
(Cô gợi ý để trẻ miêu tả trong tranh) như đặc điểm quần áo, đầu tóc...
- Cho trẻ xem một số ảnh của gia đình trẻ trong lớp.
* Tất cả đều là những người thân yêu chúng ta phải làm gì để người thân xung quanh mình được vui vẻ
3. Hoạt động 3. Trẻ thực hiện
- Trẻ vẽ cô bao quát, gợi ý, giúp trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.
4. Hoạt động 4: Nhật xét sản phẩm 
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình lên giá.
Tuỳ vào sản phẩm của trẻ để nhận xét
* Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài ‘Tổ ấm gia đình”
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Yêu thương nhau
- 3 - 4 trẻ kể
- Trẻ quan sát nhận xét
- Trẻ nêu ý kiến của mình
- Trẻ xem
- Trẻ vẽ
- Trẻ trưng bày sản phẩm của mình lên giá.
- Trẻ hát.
Thứ 3 ngày 18 tháng 10 năm 2011
 Hoạt động có chủ đích
 * Phát triển nhận thức:
 HĐLQVT: 
Số 6 (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu
+ Kiến thức:
- Trẻ biết đếm số 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng và nhận biết chữ số 6.
+ Kỹ năng: Luyện kỹ năng đếm và so sánh nhận xét 
+ Giáo dục: 
- Trẻ có ý thức kỷ luật trong giờ học, yêu thương người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị: - Mô hình gia đình có 5 con gà, vịt, 4 con trâu
	 - 6 quả, 6 cái đĩa, chữ số 1 -6
- Các ngôi nhà có gia đình 4 người, gia đình 5 người, gia đình 6 người 
- Đàn ghi âm bài hát "Cả nhà thương nhau" "Rềnh rềnh ràng ràng"
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có số lượng là 5.
- Cho trẻ hát bài "Cả nhà thương nhau"
+ Bài hát nói về ai? 
+ Trong gia đình mọi người phải như thế nào với nhau?
- Cô giới thiệu tranh gia đình bác….và cùng trẻ tham quan mô hình chăn nuôi của gia đình bác.
+ Gia đình bác…. là gia đình như thế nào?
- Trẻ tham quan mô hình.
- Cho trẻ đếm vịt, gà 1- 5, đếm trâu 1 - 4 con
- Cho trẻ lên thêm 1 con trâu nữa để có số lượng là 5
2. Hoạt động 2: Tạo nhóm có 6 đối tượng, đếm đến 6, nhận biết chữ số 6
* Bác….. hái tặng cho chúng ta 1 số quả do bác ấy trồng được.
- Cho trẻ xếp đĩa ra để đựng quả.
- Các con lấy ra 5 quả bỏ vào đĩa và mỗi 1 quả chỉ bỏ vào 1 cái đĩa
- Cho trẻ nhận xét 2 nhóm và đếm
+ Có cách nào để 2 nhóm bằng nhau?
Cô muốn các đĩa nào cũng có quả thì làm như thế nào?
+ 5 quả cam thêm 1 quả nữa là mấy?
+ Hai nhóm này như thế nào với nhau?
- Cho trẻ đếm 2 nhóm 1- 6 
- Trẻ tìm số 6 và gắn
- Cho trẻ quan sát và phát âm số 6
- Cô mang 2 quả cam để đi biếu ông bà nội 
+ 6 quả cam bớt 2 quả còn mấy?
- Cô bớt dần cho đến hết
+ Hát tặng gia đình bác sơn bài hát "Rềnh rềnh ràng ràng" 
- Mỗi người 2 chân 3 người có mấy chân? (tay)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
* Trò chơi: Tạo nhóm có số lượng 6
Trẻ hát bài "Tìm bạn thân" và khi có hiệu lệnh tìm nhóm 6 bạn, trẻ phải tìm được mỗi nhóm có 6 bạn do cô yêu cầu.
* Trò chơi "Về đúng nhà"
- Thẻ số từ 4 -6 và trẻ về nhà có số người tương ứng với thẻ số.
Cô kiểm tra kết quả chơi
* Kết thúc: Trẻ hát "Tổ ấm gia đình"
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Yêu thương nhau
- Trẻ xem tranh đếm số người trong gia đình bác.... từ 1 -5 người
- Gia đình đông con
- Trẻ đếm gắn số tương ứng
- 1 Trẻ lên thêm.
- Trẻ cầm rổ đi về chỗ ngồi
- Trẻ xếp đĩa ra
- Trẻ xếp quả tương ứng 1 -1
- Trẻ nêu nhận xét quả ít hơn, đĩa nhiều hơn
- Trẻ nêu 2 cách: Thêm 1, bớt 1
- Thêm 1 quả nữa
- 5 thêm 1 là 6
- Bằng nhau
- Trẻ đếm
- 1 trẻ lên tìm gắn số 6.
- Trẻ phát âm số 6
- Trẻ bớt 2 quả cam
- 6 bớt 2 còn 4
- 3 trẻ lên hát
- 6 chân, 6 tay
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi 2 -3 lần
- Trẻ hát.
 Hoạt động NGOàI TRờI
1. HĐCMĐ: Vẽ chân dung người thân trong gia đình
2. Trò chơi: Trốn tìm
3. Chơi tự do
 Hoạt động chiều:
 Cho trẻ làm quen bài thơ “Giữa vòng gió thơm”
Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ
------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 19 tháng 10 năm 2011
 Hoạt động có chủ đích
 * Phát triển ngôn ngữ:
 HĐLQVH: Thơ:
Giữa vòng gió thơm
I. Mục đích yêu cầu
+ Kiến thức: 
- Dạy trẻ đọc thuộc thơ và thể hiện ngữ điệu, sắc thái của bài thơ.
- Trẻ biết và hiểu được nội dung bài thơ: Bà bị ốm, bé ngồi bên bà và quạt cho bà ngủ
- Lồng ghép, tích hợp kiến thức của chủ điểm trong quá trình truyền đạt kiến thức cho trẻ.
+ Kỹ năng: 
- Trẻ đọc thuộc bài thơ và thể hiện ngữ điệu, nhịp điệu của bài thơ.
- Trẻ sử dụng các động tác minh hoạ khi đọc thơ.
- Thông qua bài thơ, trẻ biết kể chuyện sáng tạo bằng ngôn ngữ của trẻ.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, phát triển thính giác cho trẻ.
+ Giáo dục:
- Trẻ biết yêu quý, vâng lời và giúp đỡ ông bà.
- Rèn cho trẻ tính tập trung, chú ý trong giờ học.
II - Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ nội dung bài thơ
	 - Đàn ghi âm bài hát "Cháu yêu bà, Bà còng"
III - Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện - Giới thiệu
- Cho trẻ hát bài “Cháu yêu bà”.
- Trò chuyện về chủ điểm gia đình:Trong mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình, gia đình chính là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng các con nên người.
Cho trẻ kể về gia đình của mình: Bà là người mà ai trong chúng ta cũng hết mực kính trọng, thương yêu. Có bạn thì được bà chăm sóc hàng ngày, có bạn thì bà lại ở dưới quê rất xa và cũng có bạn thì bà lại đi xa mãi mãi. Nhưng những hình ảnh đẹp nhất về bà sẽ còn đọng mãi trong lòng các cháu.
2. Hoạt động 2: Đọc thơ cho trẻ nghe
- Cô đọc bài thơ 2 lần, lần 1 có điệu bộ minh họa, lần 2 kết hợp tranh minh họa.
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Bài thơ kể về tình cảm yêu thương, sự quan tâm của bé dành cho bà. Biết bà ốm, bé rất thương và lo cho bà.
3. Hoạt động 3: Trích dẫn - đàm thoại
+ “Này chú gà nâu
 Cãi nhau gì thế
 Này chị Vịt bầu
 Chớ gào ầm ĩ”
- Vì sao bé lại bảo chú Gà nâu và Vịt bầu đừng cãi nhau và gào ầm ĩ nữa?
 “Bà tớ ốm rồi
 .... Cho bà tớ ngủ”
Bạn nhỏ trong bài thơ rất yêu quý bà mình. Lúc bà khỏe, bạn đã biết giúp đỡ bà những công việc còn nhỏ. Khi ốm, bé thật buồn và lo cho bà.
- Ngoài ra khi bà ốm, bé còn làm gì nữa?
 “Bàn tay nhỏ nhắn
 .....Khu vườn lặng im”
- Bà quạt cho bà ngủ như thế nào?
Bà ốm, bé chẳng buồn đi chơi, chẳng đòi mẹ mua quà. Bởi bà ốm, bé buồn và thương bà lắm, chỉ muốn ngồi bên cạnh và canh giấc ngủ cho bà:
 “Bà ơi hãy ngủ
 Có cháu ngồi bên”
- Bà ốm, bé thấy cảnh vật cũng buồn hẳn đi, câu thơ nào nói lên điều đó?
 “Căn nhà vắng vẻ
 Khu vườn lặng im”
- Bé còn muốn làm gì cho bà nữa?
 “Hương bưởi hương cau
 .......Giữa vòng gió thơm”
- Qua bài thơ các con thấy tình cảm của bé đối với bà của mình như thế nào?
- Nếu là con, con sẽ làm gì khi bà bị ốm?
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ:
- Cho trẻ đọc cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân ....
- Các con phải làm gì để bà vui lòng?
* Giáo dục: Trẻ biết yêu thương bà, mọi người trong gia đình và giúp đỡ người khác.
*Kết thúc: Cho trẻ hát bài "Bà còng"
-Trẻ cùng hát múa
Trẻ lắng nghe
Trẻ kể về gia đình mình.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ
- Bài thơ “Giữa vòng gió thơm”
- Để cho bà ngủ
- Quạt cho bà ngủ
- Trẻ trả lời
- Rất yêu thương bà
- Trẻ trả lời theo ý thích
- Trẻ đọc thơ
- Chăm ngoan, học giỏi
 Hoạt động ngoài trời
1. HĐCMĐ: Nhặt lá cây xếp thành hình người
2. Trò chơi: Tung cao hơn nữa
3. Chơi tự do
I - Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết nhặt lá cây và phân các loại lá và xếp thành hình người theo sự sáng tạo của trẻ và chơi trò chơi “Tung cao hơn nữa” hứng thú, vui vẻ.
- Luyện kỹ năng sắp xếp kết hợp tạo thành hình người, kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt khi tung và bắt bóng
- Giáo dục trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình của bạn
II - Chuẩn bị: Rổ nhựa đựng các loại lá
III - Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Nhặt lá cây xếp thành hình người
- Cô cho trẻ nhặt lá cây sau đó phân các loại lá (lá to, lá nhỏ, lá dài, lá ngắn...)
- Cho trẻ xếp hình người thân trong gia đình 
Cô bao quát giúp đỡ trẻ
- Nhận xét
2. Hoạt động 2: Chơi có luật: Tung cao hơn nữa.
Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
Cô bao quát trẻ chơi đảm bào an toàn cho trẻ trong khi chơi.
- Trẻ nhặt và phân loại lá
- Trẻ xếp
- Trẻ chơi trò chơi
 Hoạt động chiều:
 * Phát triển ngôn ngữ:
 HĐLQCC: Làm quen chữ cái e, ê
I. Mục đích yêu cầu
+ Kiến thức: 
- Trẻ nhận biết, phân biệt và phát âm đúng chữ cái e, ê. Nhận biết so sánh sự giống (khác) nhau của chữ cái e, ê. Biết chữ cái e, ê qua các kiểu chữ viết hoa, in hoa.
+ Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng quan sát, so sánh và phân biệt được điểm giống và khác nhau của chữ cái e, ê
- Luyện kỹ năng phát âm đúng chính xác chữ cái e, ê
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua từ tiếng
+ Giáo dục: Trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình
II - Chuẩn bị: - Tranh bù chữ còn thiếu cho trẻ chơi
	 - Thẻ chữ e, ê
	 - Soạn chữ cái trên chương trình Powerpoint
III - Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện - Giới thiệu
- Cho trẻ hát bài "Có ba, có má"
+ ông bà nội (ngoại) sinh ra ai?
+ Có bố mẹ thì mới có ai?
2. Hoạt động 2: Làm quen chữ cái e, ê 
a) Làm quen chữ e
- Cô trình chiếu gia đình “Bé Hoa”
+ Gia đình bé hoa có mấy người?
- Cho trẻ tự đọc từ "Bé Hoa"
- Cô trình chiếu chữ cái e.
- Cô phát âm mẫu "e"
- Cô cho cá nhân, cả lớp phát âm e
+ Ai biết gì về chữ cái "e"
* Chữ e có một nét thẳng ngang và một nét cong tròn (cô trình chiếu từng nét cho trẻ xem.)
- Cô trình chiếu chữ cái e viết thường, in hoa
b) Làm quen chữ cái ê.
- Cô trình chiếu ảnh “mẹ Hiền” 
- Cho trẻ đọc từ mẹ hiền
- Cô trình chiếu chữ cái ê
- Cô nhờ một bạn lên lấy hộ và phát âm
- Cô cho cá nhân, cả lớp phát âm e
+ Ai biết gì về chữ cái "e"
* Chữ ê có một nét thẳng ngang, một nét cong tròn và dấu mũ ở trên (cô trình chiếu từng nét cho trẻ xem.)
- Cô trình chiếu chữ cái ê viết thường, in hoa
c) So sánh e - ê: Giống và khác nhau
- Giống: Có một nét thẳng ngang, một nét cong tròn
- Khác: Dấu nón
3. Hoạt động 3: Trò chơi với chữ cái e - ê
* Trò chơi: “Bù chữ còn thiếu trong từ”
Cô hướng dẫn cách chơi
 Chia lớp thành 5 nhóm thi đua nhau
- Trẻ chơi: Cô bao quát trẻ.
*Nhận xét kết quả chơi của các nhóm
* Trò chơi: “Tìm bạn thân”
Mỗi trẻ 1 thẻ chữ e, ê và hát bài "Tìm bạn thân" khi có hiệu lệnh mỗi bạn phải tìm cho mình một người bạn có chữ cái giống nhau và lần 2 tìm chữ cái khác nhau.
* Kết thúc: Trẻ hát "Tổ ấm gia đình"
- Trẻ hát
- Ông bà nội(ngoại) sinh ra bố (mẹ)
- Các con
- Trẻ đếm
- Trẻ đọc từ bé Hoa
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ phát âm e
- Trẻ nhận xét
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ nhận xét cấu tạo và phát âm
- Trẻ đọc
- Trẻ quan sát phát âm
- Trẻ phát âm
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ so sánh.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ về nhóm chơi và thi đua nhau.
- Trẻ chơi 3 -4 lần đổi chữ cho nhau
- Trẻ hát
Nhận xét cuối ngày
1. Những kết quả đạt được thông qua hoạt động trong ngày
2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: 
3. Biện pháp:
:----------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 20 tháng 10 năm 2011
 Hoạt động có chủ đích
 * Phát triển nhận thức:
 HĐKPKH:
Bé yêu gia đình 
I. Mục đích yêu cầu
+ Kiến thức:
- Trẻ biết được địa chỉ, nơi ở, quan hệ thứ bậc, quan hệ ruột thịt của các thành viên trong gia đình (ông bà, bố mẹ anh chị em)
- Trẻ biết mối quan hệ giữa thành viên trong gia đình. Biết công việc của mỗi người trong gia đình, công lao của bố mẹ, ông bà. 
- Biết gia đình có từ 1 -2 con là gia đình ít con, đông con là từ 3 con trở lên. Biết số lượng các thành viên trong gia đình.
+ Kỹ năng: Biết phân biệt được gia đình đông con, ít con biết trả lời một số câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
+ Giáo dục: Trẻ biết yêu quý mọi người trong gia đình mình.
II - Chuẩn bị: 
- 4 bức tranh (1 gia đình có 1- 2 con, gia đình 3 -5 con)
- Mỗi trẻ một bộ tranh lô tô về bố mẹ và các con
- Mỗi trẻ 1 ảnh về gia đình mình
- Đàn ghi nhạc bài: “Tổ ấm gia đình”, “Có ba có má”, “Cả nhà thương nhau”
III - Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt 

File đính kèm:

  • docGia dinh be.doc
Giáo án liên quan