Giáo án Bé yêu gia đình - Lê Thị Hải

* Nhà 2 tầng được xây từ cát.Do các Chú thợ xây, xây ngôi nhà đấy.

Ngoài những ngôi nhà tranh 1 tầng, 2 tầng còn có 1 kiểu nhà cao nữa đó là nhà gì các con xem nhé!

* Cô trình chiếu khu chung cư

Kiểu nhà gì đây?

 Còn có tên gọi là nhà gì?

Vì sao con gọi là khu chung cư?

Khu chung cư này thường thường có ở đâu?

* Khu chung cư chỉ có ở thành phố và nơi có nhiều gia đình sinh sống thành 1 tập thể vì vậy khi ở khu chung cư mọi người phải như thế nào?

* So sánh: Khu chung cư và nhà 2 tầng.

Khu chung cư và nhà 2 tầng có điểm nào giống (khác) nhau?

- Giống: Đều là nhà để ở và thuộc kiểu nhà tầng, xây bằng nguyên vật liệu giống nhau.

- Khác: Nhà chung cư có nhiều phòng, nhiều gia đình ở, Nhà 2 tầng chỉ có một gia đình ở.

* Cho trẻ chơi trò chơi: “nhà cao nhà thấp”.

*Mở rộng: Nhà cao gồm những nhà nào? Thế còn nhà thấp là những nhà nào?

- Ngoài những kiểu nhà trên các con còn biết những kiểu nhà gì nữa?

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2597 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bé yêu gia đình - Lê Thị Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chñ ®Ò Nh¸nh 2:
Ng«i nhµ cña bÐ
(Thực hiện hoạt động buổi chiều – Từ ngày 21/10 – 25/10)
1 - Kiến thức	
- Trẻ biết địa chỉ của gia đình và các thành viên sống trong cùng một ngôi nhà và nhà là nơi bé sống sum họp cùng gia đình.
- Biết các kiểu nhà khác nhau: Nhà được làm bằng vật liệu khác nhau như: Xi măng, gạch... những kỹ sư, thợ xây, thợ mộc là người làm nên ngôi nhà. 
- Có các kiểu nhà khác nhau: Cao tầng, 1 tầng, 2 tầng, nhà ngói... và các phòng trong ngôi nhà
- Biết cách sắp xếp, trang trí nhà ở góc chơi gia đình
2. Kỹ năng:
- Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng khi bật xa và ném xa bằng một tay.
- Biết sử dụng các nét thẳng, xiên, ngang để vẽ ngôi nhà của bé và hát thể hiện tình cảm của mình qua bài hát "Nhà của tôi" và thể hiện tình cảm của mình qua bài thơ "Thương ông", "Em yêu nhà em", chuyện “Bông hoa cúc trắng”.
3. Thái độ:
- Trẻ biết dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và bảo quản sử dụng tiết kiệm các đồ dùng, đồ chơi của bản thân gia đình.
- Biết yêu quý ngôi nhà của mình
KÕ ho¹ch ho¹t ®éng gi¸o dôc
(Thùc hiÖn tõ ngµy 21/10 ®Õn 25/10)
Thø
H§
2
3
4
5
6
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Trò chuyện với trẻ về ngôi nhà mà trẻ đang sinh sống.
- Trẻ tập kết hợp bài hát "Nhà của tôi"
Hoạt động có chủ đích
* PTTC:
HĐTD:
Bật xa 45cm, ném xa bằng 1 tay
* PTNT:
HĐLQVT: 
Số 6 (t2)
* PTNN:
HĐLQVH:
Thơ:
"Em yêu nhà em”
* PTTM:
HĐTH:
Vẽ ngôi nhà của bé
* PTTM:
HĐÂN:
- Hát + VTTTTC: "Ngôi nhà mới"
- NH "Niềm vui gia đình"
- TCÂN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Hoạt động ngoài trời
- Vẽ các kiểu nhà
- Trò chuyện về những người làm nên ngôi nhà
- Chơi: Về đúng nhà
- TC: Nhà cao, nhà thấp
- Chơi tự do
Hoạt
động
góc
- Góc phân vai: + Gia đình. Bán hàng, bác sỹ
- Góc xây dựng: + Xây các kiểu nhà khác nhau
- Góc học tập: + Viết số nhà mình, số điện thoại
 + Xếp chữ cái e, ê bằng hột hạt
 + Thực hiện các bài tập trên mảng tường.
- Góc nghệ thuật: + Cắt, xé, dán, vẽ về ngôi nhà bé yêu
 + Làm bộ sưu tập các kiểu nhà
 + Làm bưu thiếp mừng thọ ông bà
 + Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về ngôi nhà.
- Góc sách: Xem tranh truyện và kể chuyện theo tranh về gđ
Hoạt
động
chiều
* PTNT:
Trò chuyện về ngôi nhà của bé
- Làm bài tập trong vở toán.
* PTNN:
Tập tô chữ cái e, ê
Chơi trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê.
- Nêu gương cuối tuần
Thứ 2 ngày 21 tháng 10 năm 2013
 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
 * Ph¸t triÓn nhËn thøc:
Trß chuyÖn vÒ ng«i nhµ cña bÐ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
+ Kiến thức:
- Củng cố những hiểu biết về nhà ở cho trẻ như:
- Trẻ biết nhà ở là nơi gia đình chung sống, biết địa chỉ của gia đình
- Biết được nhà làm bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau như: Gạch, xi măng, đá, cát, ... Và một số nghề làm nhà: Thợ mộc, Thợ sơn, Thợ xây, Thợ nề...
- Biết được các đồ dùng trong gia đình
- Biết so sánh sự giống nhau và khác nhau gi÷a nhà một tầng và nhà 2 tầng, nhà sàn và nhà tập thể.
+ Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thao tác tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa cho trẻ, kỹ năng xếp chồng để tạo thành ngô«i nhà. 
+ Gi¸o dục: 
- Trẻ biết yêu thương cha mẹ và các thành viên trong gia đình.
- Trẻ biết yêu quý và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp.
II. CHUẨN BỊ:
- Thùng các tông nguyên, thùng các tông cắt rời đã sơn màu và trang trí.
- Lô tô cho trẻ về 1 sè các kiểu nhà
- Máy vi tính.
- Bài hát: “Nhà của tôi, Cả nhà thương nhau, Tổ ấm gia đình”
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Cho trẻ hát bài : “Nhà của tôi”
+ Các con vừa hát bài hát nói về gì?
+ Nhà để làm gì?
* Ai cũng có một ngôi nhà để ở dù đó là nhà tranh hay nhà ngói, nhà tầng, nhà tập thể thì đó cũng là nơi che nắng, che mưa và là nơi cho gia đình chung sống bên nhau trong ngôi nhà thân yêu đấy.
+ Các con có yêu ngôi nhà của mình không?
2. Hoạt động 2: Khám phá về các kiểu nhà ở.
- Cho trẻ kể về ngôi nhà của mình cho cô và các bạn nghe .
+ Nhà bạn A(B) là nhà gì? ở đâu?
+ Nhà con có mấy phòng? Là những phòng nào?
+ Trong phòng có những đồ dùng gì?
+ Ai đã xây nhà cho con vậy
* Nhà ở là nơi cả gia đình sinh sống, có nhiều kiểu nhà khác nhau, được làm bằng nguyên vật liệu khác nhau, do các chú thợ xây, thợ mộc, thợ sơn bỏ công sức ra làm. 
Để có ngôi nhà đẹp phải nhờ kiến trúc sư thiết kế, các con có muốn trở thành kiến trúc sư tài ba không? Chúng mình cùng làm kiến trúc sư tài ba nhé.
* Trò chơi: “Kiến trúc sư tài ba”
Chia lớp thành 3 đội, bật qua 3 vòng lên tìm miếng ghép để ghép các kiểu nhà. Đội nào nhanh, đúng là thắng cuộc.
Thời gian chơi là một bản nhạc.
Trẻ chơi: Cô bao quát trẻ chơi.
Nhận xét kết quả chơi.
* Trình chiếu nhà 1 tầng.
- Kiểu nhà gì đây?
- Ai có nhận xét gì về ngôi nhà này?
- Mái nhà được lợp bằng gì?
- Ngôi nhà được làm từ nguyên vật liệu gì?
- Ai đã xây nên ngôi nhà này?
- Khi xây nhà những người thợ làm những công việc gì?
* Nhà 1 tầng hay còn gọi là nhà cấp 4 nó cũng thuộc kiểu nhà trệt được xây từ gạch, xi măng, cát, đá được lợp mái ngói trông rất đẹp, để ngôi nhà luôn sạch chúng ta phải làm gì?
* Cô trình chiếu nhà tranh.
 - Kiểu nhà gì đây?
 - Cấu tạo của nhà như thế nào?
 - Mái nhà được lợp bằng gì?
 - Ngôi nhà được làm bằng vật liệu gì?
 - Muốn xây được ngôi nhà người thợ phải làm những công việc gì?
* Khi xây nhà tranh nó không giống như xây kiểu nhà ngói, không đào móng nhà và khi xây không dùng bai mà chỉ dùng tay để trát bức vách, nguyên vật liệu làm nên nhà cũng rât đơn giản lấy từ thiên nhiên như rơm rạ, bùn đất, tre nứa là chủ yếu.
* Nhà tranh thuộc kiểu nhà trệt thường có ở nông thôn ngày xưa, nay cũng có nhà ở bằng nhà tranh nhưng rất ít. Nó đơn giản mộc mạc nhưng rất mát mẻ phù hợp với cuộc sống ở nông thôn.
* So sánh: Nhà 1 tầng – Nhà tranh.
- Nhà một tầng và nhà tranh có điểm nào giống (khác) nhau?
+ Giống: Đều là nhà để ở, kiểu nhà trệt.
+ Khác: Nhà tranh được lợp bằng tranh và được làm từ nguyên vật liệu rơm, rạ, bùn đất, tre nứa. Nhà ngói được lợp bằng ngói và làm từ xi măng, sắt thép, gạch, cát, đá... 
* Ai cũng có một ngôi nhà để ở các con có yêu ngôi nhà của mình không?
- Có bài thơ nào nói về tình cảm của mình với ngôi nhà 
* Ngôi nhà trong bài thơ là nhà ở nông thôn rất đẹp có vườn rau, ao cá, ngô bắp..Ngoài những ngôi nhà tranh nhà cấp 4 còn có những ngôi nhà cao tầng nữa đấy.
* Cô trình chiếu nhà 2 tầng.
- Ngôi nhà có mấy tầng? Các con chú ý nghe bạn .. kể về ngôi nhà của mình nhé!
 - Ngôi nhà có mấy tầng? Có bao nhiêu phòng?
 - Trong phòng có những đồ dùng gì?
* Cô trình chiếu từng phòng 
 - Nhà được xây bằng vật liệu gì?
 - Ai đã xây nhà cho gia đình con vậy?
* Nhà 2 tầng được xây từ cát...Do các Chú thợ xây, xây ngôi nhà đấy.
Ngoài những ngôi nhà tranh 1 tầng, 2 tầng còn có 1 kiểu nhà cao nữa đó là nhà gì các con xem nhé!
* Cô trình chiếu khu chung cư
Kiểu nhà gì đây?
 Còn có tên gọi là nhà gì?
Vì sao con gọi là khu chung cư?
Khu chung cư này thường thường có ở đâu?
* Khu chung cư chỉ có ở thành phố và nơi có nhiều gia đình sinh sống thành 1 tập thể vì vậy khi ở khu chung cư mọi người phải như thế nào?
* So sánh: Khu chung cư và nhà 2 tầng.
Khu chung cư và nhà 2 tầng có điểm nào giống (khác) nhau?
- Giống: Đều là nhà để ở và thuộc kiểu nhà tầng, xây bằng nguyên vật liệu giống nhau.
- Khác: Nhà chung cư có nhiều phòng, nhiều gia đình ở, Nhà 2 tầng chỉ có một gia đình ở.
* Cho trẻ chơi trò chơi: “nhà cao nhà thấp”.
*Mở rộng: Nhà cao gồm những nhà nào? Thế còn nhà thấp là những nhà nào? 
- Ngoài những kiểu nhà trên các con còn biết những kiểu nhà gì nữa?
Cô trình chiếu các kiểu nhà khác cho trẻ xem.
* Nhà ở là nơi gia đình sinh sống bên nhau. Vậy mọi người trong gia đình phải như thế nào với nhau?
- Cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương nhau”
3. Hoạt động 3: Luyện tập – củng cố.
* Trò chơi: “Tìm nhà”
- Cô cho trẻ quan sát các kiểu nhà xung quanh và phát cho mỗi trẻ 1 lô tô về các kiểu nhà ở. Trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “Tìm nhà” thì trẻ phải tìm nhanh về đúng ngôi nhà của mình. Nếu bạn nào về sai thì phải nhảy lò cò 1 vòng và đọc “Nhầm nhà”.
- Cho trẻ chơi 1-2 lần.
- Cô kiểm tra kết quả chơi.
* Kết thúc: Cho trẻ hát bài: “Tổ ấm gia đình”
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Nhà cho gia đình ở
- Trẻ chú ý lăng nghe
- Trẻ trả lời 
- 1-2 trẻ kể.
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ trả lời theo hiểu biết.
- Nhà tranh
- Trẻ nêu nhận xét
- Bằng tranh
- Tre, nøa….
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ đọc thơ “Em yêu nhà em”
- Cho 1 trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Khu chung cư
- Vì có nhiều gia đình ở
- Ở thành phố
- Trẻ trả lời
- Trẻ so sánh và nhận xét
- Trẻ chơi trò chơi
- Nhà thấp là nhà tranh, nhà 1 tầng. Nhà cao là nhà tầng.
- Trẻ kể các kiểu nhà mà trẻ biết nhà sàn, nhà rông.
- Trẻ quan sát
- Trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Trẻ chơi 1 - 2 lần
- Trẻ hát bài “Tổ ấm gia đình” và ra ngoài.
Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ
Thứ 3 ngày 22 tháng 10 năm 2013
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Cho trẻ làm bài tập trong vở “Bé làm quen với Toán”
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiến thức: Trẻ biết tô chữ số 6 và biết cách viết chữ số 6. Tìm và nối các đồ dùng có số lượng 6.
- Kỹ năng: Luyện kỹ năng đếm, cầm bút tô, viết đúng quy trình.
- Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận
2. CHUẨN BỊ: Vở toán, bút chì, bút sáp
3. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: ổn định
- Cho trẻ hát bài "Nhà của tôi"
- Trong nhà có những đồ dùng gì?
2. Hoạt động 2: Cô đưa tranh mẫu cho trẻ quan sát
- Trong tranh có những gì?
- Cho trẻ nêu những gì có trong tranh
- Cô hướng dẫn cách tô, viết số 6
Tô trùng khít theo nét vừa tô
- Cho trẻ tô, nét: Cô bao quát giúp trẻ tô, nét đúng cách
- Cho trẻ tô nhóm đồ dùng có số lượng là 6
* Kết thúc: Nhận xét cách tô, nét
- Trẻ hát
- Trẻ kể
- Trẻ quan sát trả lời
- Trẻ quan sát xem cô hướng dẫn
- Trẻ thực hiện
- Trẻ tô màu
Nêu gương cuối ngày
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết tự đánh giá nhận xét bạn ngoan, bạn chưa ngoan thông qua việc làm tốt xấu của bạn.
- Trẻ biểu diễn một số bài hát, múa có nội dung chủ đề.
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, lễ phép và làm nhiều việc tốt.
II. CHUẨN BỊ: Đàn oóc gan ghi âm bài hát.
 Hoa bé ngoan.
III. CÁCH TIẾN HÀNH: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Vui văn nghệ:
- Cho trẻ hát múa các bài hát trong chủ đề.
2. Hoạt động 2: Nêu gương và phát phiếu bé ngoan
- Cho trẻ hát bài “Cả tuần đều ngoan” 
- Cho trẻ tự nhận xét trong ngày ai xứng đáng bé ngoan, ai chưa ngoan, vì sao? 
- Cô nhận xét động viên, nhắc nhở và tặng hoa bé ngoan cho trẻ.
- Trẻ tự cắm hoa bé ngoan vào bình của tổ mình.
- Trẻ hát.
- Trẻ tự nhận xét đánh giá mình và bạn.
 ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY:
+ Những kết quả đạt được trong ngày:
+ Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:
+ Biện pháp khắc phục::
---------------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 23 tháng 10 năm 2013
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
 * Ph¸t triÓn ng«n ng÷:
TËp t« ch÷ c¸i e, ª
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
+ Kiến thức: - Trẻ biết cầm bút tô viết chữ cái e, ª trên nét chấm mờ trên đường kẻ ngang và chơi hứng thú trò chơi với chữ cái e, ª.
+ Kỹ năng: - Trẻ biết cách cầm bút bằng tay phải, tư thế ngồi viết.
 Trẻ biết tô, viết và phát âm đúng chữ cái e, ª.
+ Giáo dục: - Trẻ biết giữ gìn vở sạch sẽ, cẩn thận
II. CHUẨN BỊ: - Vở tập tô, Bút chì
 - Thẻ chữ cái e, ª.
 - Đàn ghi âm bản nhạc: Niềm vui gia đình
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chơi chữ cái e, ª.
- VTV3 tổ chức cuộc thi “ở nhà chủ nhật” các con có muốn tham gia không?
- Phần thi thứ nhất là trò chơi: “Truyền tin”
+ Cách chơi: Chia lớp làm 3 gia đình thi đua nhau, cô mời đại diện của 3 gia đình lên và cho xem lần lượt các chữ cái, bạn đó phải chạy nhanh về gia đình mình nói thầm vào tai người bên cạnh và người thứ 2 lại nói thầm vào tai người thứ 3 và tiếp tục như thế cho đến bạn cuối cùng. Bạn cuối cùng chạy thật nhanh lên giơ cao chữ cái và phát âm thật to.
Gia đình nào nhanh đúng là g/đ đó thắng cuộc.
- Trẻ chơi 3-4 lần.
Cô bao quát trẻ chơi.
- Nhận xét kết quả chơi của 3 đội.
2. Hoạt động 2: Tô viết chữ cái e, ª.
Phần thi thứ 2 là “Vở sạch chữ đẹp”
- Yêu cầu các gia đình phải tô và viết chữ cái e, ª đúng quy trình chữ cái, ai tô đúng, sạch, đẹp là gia đình đó thắng cuộc được thưởng 1 chuyến du lịch.
- Cô hướng dẫn cách tô chữ cái e, ª in mờ trên đường kẻ ngang.
* Trẻ thực hiện: Cho trẻ về nhóm thực hiện
Cô bao quát lớp.
- Cô nhận xét bài viết đẹp
* Nào mời các gia đình lên xe để cùng đi du lịch 
- Cho trẻ h¸t bài “Niềm vui gia đình” và ra lớp. 
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi thi đua nhau.
- Trẻ chú ý xem cô hướng dẫn
- Trẻ thực hiện
- Trẻ găm bài viết lên bảng cùng nhận xét
 nHËn xÐt cuèi ngµy:
1 Những kết quả đạt được qua các hoạt động trong ngày:
2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:
3. BiÖn ph¸p:
Thứ 5 ngày 24 tháng 10 năm 2013
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Hướng dẫn trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên trò chơi, hiểu rõ luật chơi, cách chơi trò chơi.
- Phát triển khả năng phán đoán, tai nghe cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đôi mắt sáng.
b. Chuẩn bị:
- Khăn bịt mắt 2 cái, xắc xô.
c .Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Cô giới thiệu tên trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
+ Luật chơi: Chỉ được lắng tai nghe, không được kéo khăn bịt mắt ra khỏi. Nếu ai vi phạm sẽ bị ra ngoài một lần chơi.
+ Cách chơi: Cho cả lớp đứng thành vòng tròn, cho 2 trẻ vào trong vòng cô dùng khăn bịt kín mắt trẻ, cho 1 trẻ cầm xắc xô vừa đi vừa gõ để bạn kia nghe tiếng xắc xô theo đến bắt.
- Trẻ chơi 1-2 lần sau đó đổi vai chơi cho trẻ khác. 
 + Giáo dục: Khi bịt mắt các connhận thấy gì không? khi gặp người khiếm thị không may mắn có đôi mắt sáng như chúng mình thì các con sẽ làm gì?
- Trẻ chú ý lắng nghe cô phổ biến luật chơi.
- Trẻ lần lượt lên chơi
2. Nêu gương: 
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết nêu gương những bạn tốt, ngoan để trẻ noi theo
	- Trẻ biết tự đánh giá bản thân, nhận xét bạn biết được thế nào là ngoan, thế nào là chưa ngoan.
2. Chuẩn bị:
- Hoa bé ngoan
- Một số bài hát, bài thơ về gương bạn ngoan, bạn tốt
3. Cách tiến hành
Trẻ hát bài "Hoa bé ngoan"
 Cho trẻ nhắc tiêu chuẩn bé ngoan
 Trẻ tự nhận xét mình, bạn ai chưa ngoan? vì sao? (động viên khuyến khích trẻ)
- Tặng hoa bé ngoan cho trẻ
- Cho trẻ hát múa, đọc thơ, kể chuyện về gương bạn tốt
Thứ 6 ngày 25 tháng 10 năm 2013
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
 Vui văn nghệ - Nêu gương cuối tuần.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết tự đánh giá nhận xét bạn ngoan, bạn chưa ngoan thông qua việc làm tốt xấu của bạn.
- Trẻ biểu diện một số bài hát, múa có nội dung chủ đề.
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, lễ phép và làm nhiều việc tốt.
II. CHUẨN BỊ: Đàn oóc gan ghi âm bài hát.
 Phiếu bé ngoan.
III. CÁCH TIẾN HÀNH: 
Ho¹t ®éng cña c«
Ho¹t ®éng cña trÎ
* Biểu diễn văn nghệ 
- Cô là người dẫn chương trình cho trẻ biểu diễn cái bài hát có trong chủ điểm.
- Cô động viên khuyến khích trẻ biểu diễn: đội mũ múa, đàn….
- Cô mở nhạc bài hát “có ông bà có ba má”, “Tổ ấm gia đình”, “nhà của tôi” cho trẻ hát và vận động theo lời bài hát. Bài thơ “ Làm anh”, đóng kịch chuyện” Ai đáng khen nhiều hơn.
* Nêu gương cuối tuần: 
- Cho cả lớp hát bài “Hoa bé ngoan”.
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát
- Cô cho trẻ điểm lại số cờ mà mỗi trẻ đạt được trong tuần.
- Phát bé ngoan cho những trẻ đạt nhiều cờ.
- Nhận xét tuyên dương những trẻ ngoan- nhắc nhở trẻ chưa ngoan cần cố gắng trong tuần sau.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ biểu diễn văn nghệ.
- Trẻ được vui múa hát.
- Trẻ hát
- Trẻ đàm thoại cùng cô.
- Trẻ điểm lại cờ.
- Trẻ nhận bé ngoan.
- 
* Chơi tự do – Trả trẻ

File đính kèm:

  • docNgoi nha cua be.doc
Giáo án liên quan