Giáo án Bé cần gì lớn lên và khỏe mạnh

* Nhóm bột đường ( 3-4’)

- Cô còn có thực phẩm gì đây?

- Gạo, khoai có thể chế biến như thế nào?

- Ăn những thức ăn này cung cấp chất gì cho cơ thể?

=> Kết luận: Đây là những thực phẩm thuộc nhóm bột đường, ăn những thực phẩm này cung cấp tinh bột và đường cho cơ thể, các thực phẩm này có thể chế biến được nhiều món: cơm, xôi, khoai luộc,rán

* Nhóm chất béo ( 3-4’)

- Cô có thực phẩm gì đây các con?

- Mỡ, dầu ăn để làm gì?

- Ăn những loại thực phẩm này cung câp chất gì cho cơ thể?

=> Kết luận: Đây là những thực phẩm cung cấp chất béo, ăn các thực phẩm này cung cấp chất béo cho cơ thể. Đây là nhóm thực phẩm không nên ăn nhiều vì có thể gây ra bệnh béo phì.

 

doc28 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 26820 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Bé cần gì lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật chơi trò chơi “Về đúng nhà ”.
2. Kỹ năng:
- Dạy trẻ kỹ năng bò bằng bàn tay, cẳng chân và chui qua cổng. Khi bò trẻ biết phối hợp chân, tay nhịp nhàng mắt nhìn về phía trước, chui không chạm cổng.
- Phát triển cơ chân, cơ tay tố chất khéo léo nhẹ nhàng.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu thích bài tập. Biết phối hợp với bạn qua trò chơi.
- Có ý thức thực hiện theo hiệu lệnh của cô.    
- Giáo dục trẻ có tính kỹ luật trật tự trong giờ học.
- Trẻ chơi vui, đúng luật.
II. Chuẩn bị:
* Cô:
*Trẻ
-Sân tập rộng rãi,sạch sẽ	
- Tâm thế thoải mái
- 2 cổng vòng cung
- Trang phục gọn gàng.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Khởi động( 2-3’)
 - Cô cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.
 * Hoạt động 2: Trọng động( 10-15’)
 Bài tập phát triển chung ( 4-5’)
- Cô cho trẻ tập các động tác ứng với lời ca với bài hát “ Bé khỏe bé ngoan”
* Tay: 2 “ Từ: “ Em bé khỏe....... cả nhà.”
* Chân: 2: Từ : “ Em ăn ngon...... bé ngoan ”
* Bụng: 2 Từ : “ Em bé khỏe... ... cả nhà.”
* Bật: 2 Từ : ““ Em ăn ngoan....... bé ngoan ”
Vận động cơ bản: Bò thấp chui qua cổng ( 6-7’)
- Các con nhìn xem trên tay cô có gì?  - Các con có biết những cái cổng này dùng để làm gì không?  - Hôm nay cô sẽ dạy các con bài vận động mới đó là " Bò thấp chui qua cổng" bây giờ cô sẽ thực hiện cho các con xem nhé.
  - Hỏi lại trẻ tên vận động. * Cô làm mẫu:  - Làm mẫu lần 1: Cô làm mẫu không phân tích động tác
- Làm mẫu lần 2 : Kết hợp giải thích kỹ thuật
 Tư thế chuẩn bị: 2 chân cô để trước sàn, mũi bàn tay hướng về phía trước mắt nhìn trước , lưng thẳng. Khi có hiệu lệnh cô bò về trước mắt nhìn thẳng, 2 bàn tay khép, chân sát sàn, khi đến gần cổng cô cúi thấp đầu để chui qua cổng mà không chạm cổng. Khi qua cổng cô đứng lên và đi về cuối hàng.
- Cô làm mẫu lần 3 vừa làm vừa giải thích động tác khó ( Chú ý những trẻ yếu hơn).
Hỏi trẻ cô vừa thực hiện bài tập vận động gì ?
 - Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem.Trẻ thực hiện
 -Cô cho 2 trẻ khá lên thực hiện 
- Cho lần lượt 2 trẻ lên thực hiện
 Cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ.
Ø Trò chơi vận động: Về đúng nhà ( 2-3’)
- Cô giới thiệu tên trò chơi,phổ biến luật chơi,cách chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
*Hoạt động 3: Hồi tĩnh(1-2’)
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 lần làm chim bay
- Trẻ đi,chạy theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ tập và đứng thành vòng tròn,tập 2-3 lần
- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe cô giải thích kỹ thuật.
- Trẻ chú ý quan sát
- Bài tập Bò thấp chui qua cổng
- 2 trẻ khá lên thực hiện
- Lần lượt 2 trẻ lên thực hiện 
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến trò chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
éHOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Hoạt động có mục đích: Quan sát đồ chơi ngoài sân trường
1.Yêu cầu:
- Trẻ biết được tên gọi, cách chơi các trò chơi ngoài sân trường.
2.Chuẩn bị
- Sân trường sạch sẽ,thoáng mát
- Trang phục gọn gàng
- Bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
3.Tiến hành
Cô và trẻ hát bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Chúng mình vừa hát xong bài hát gì? Bài hát nói về nội dung gì các con?
- Trên sân trường của chúng mình có rất nhiều đồ chơi các con có biết đó là những loại đồ chơi nào không?
- Cô cho trẻ kể tên các đồ chơi trên sân trường.
- Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau khám phá thêm những tác dụng của đồ chơi đó nhé.
Giáo dục trẻ khi chơi biết giữ gìn đồ chơi, không chạy nhảy trêu đùa làm bị ngã.
II. Trò chơi vận động : Mèo đuổi chuột.
III. Chơi tự do 
éHOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc phân vai: Mẹ con, siêu thị đồ dùng của bé.
 - Góc xây dựng: Xây dựng công viên tuổi thơ.
- Góc học tập: Đếm đồ dùng đồ chơi, khám phá về bản thân, xem tranh ảnh làm tập san.
- Góc nghệ thuật: Hát múa với nhạc cụ, các bài hát về chủ đề
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, in hình bàn tay, bàn chân lên cát.
éHOẠT ĐỘNG CHIỀU
Tập một số bài hát trong chủ đề
1.Yêu cầu
- Trẻ biết tên bài hát,thuộc lời một số bài hát: Cái mũi, tay thơm tay ngoan, mừng sinh nhật…
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ và giữ gìn cơ thể sạch sẽ thoáng mát.
2. Chuẩn bị
- Đàn nhạc bài hát: Cái mũi, mừng sinh nhật, tay thơm tay ngoan…
3.Tiến hành
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm bản thân.
- Giới thiệu các bài hát,tên tác giả,tập cho trẻ hát.
- Cô hát mẫu 1-2 lần
- Cho tổ,nhóm,cá nhân hát
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ cơ thể.
II. Chơi tự chọn
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc. Cô bao quát trẻ trong quá trình chơi
III. Vệ sinh - nêu gương cuối ngày - trả trẻ
éĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………
Thứ 3 ngày 21 tháng 10 năm 2014
éĐÓN TRẺ
Trò chuyện với trẻ về chủ đề bản thân
éTHỂ DỤC SÁNG
Tập với bài: " Bé khỏe bé ngoan"
éHOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
KPKH: 
Trò chuyện về 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên, ích lợi của các thực phẩm trong 4 nhóm thực phẩm ( Chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và muối khoáng ) đối với sự phát triển của cơ thể.
- Biế chơi trò chơi “ Thi ai chọn giỏi, người đầu bếp giỏi”.
2. Kỹ năng :
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, nhận biết, ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ, cung cấp vốn từ cho trẻ.
- Rèn sự nhanh nhẹn qua các trò chơi, hát và vận động thành thạo theo nhạc.
3. Thái độ :
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe, biết lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
II. Chuẩn bị:
* Cô
* Trẻ 
- Slide Hình ảnh 4 nhóm thực phẩm 
- Bài hát: Bé khỏe bé ngoan
- Tâm thế thoải mái
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú ( 1-2’)
Cô cho trẻ đứng xung quanh cô, giới thiệu chương trình “Món ngon mỗi ngày” :
- Trước khi tham gia chương trình cô mời các con cùng tham gia màn thể dục nhịp điệu qua bài “ Bé khỏe bé ngoan”. 
- Các con vừa làm gì?
- Tập thể dục để làm gì?
 Tập thể dục giúp cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn vì vậy hàng ngày các con phải chăm tập thể dục. Ngoài tập thể dục ra muốn cơ thể khỏe mạnh các con phải làm gì nữa?
 Muốn cơ thể khỏe mạnh, ngoài tập thể dục các con phải ăn nhiều loại thức ăn được chế biến thành các món ăn khác nhau đảm bảo về dinh dưỡng, đó là những loại thực phẩm mà hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu nhé.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về 4 nhóm thực phẩm ( 10-15’)
* Nhóm vitamin và muối khoáng (3-4’)
- Cho trẻ xem hình ảnh một số loại rau, quả:
- Các con vừa được xem những thực phẩm gì?
- Các loại rau, củ, quả này có thể chế biến như thế nào?
- Ăn các loại rau, củ, quả này cung cấp chất gì cho cơ thể?
- Ở trường, ở nhà các con thường được ăn những món ăn được chế biến từ các loại rau, củ, quả gì?
=> Kết luận: Đây là những thực phẩm thuộc nhóm vitamin và muối khoáng, ăn các thực phẩm này cung cấp vitamin và muối khoáng cho cơ thể, giúp da chúng ta đẹp, mắt sáng. Các thực phẩm này có thể được chế biến thành nhiều món : luộc, xào….
 Ngoài những thực phẩm tên còn có nhiều loại rau củ quả thuộc nhóm vitamin và muối khoáng như: Rau ngót, rau dền, quả cà chua…các con phải ăn nhiều loại thức ăn để cơ thể khỏe mạnh hơn.
* Nhóm chất đạm ( 3-4’)
- Cô cho trẻ đọc bài thơ về rau.
- Nhóm chất đạm là những thực phẩm gì chúng mình cùng quan sát nhé.
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh.
- Các con vừa được xem những thực phẩm gì?
- Các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng..có thể chế biến thành những món gì?
- Ăn các loại thực phẩm này cung cấp chất gì cho cơ thể ?
=> Kết luận: Đây là những thực phẩm thuộc nhóm chất đạm, ăn các thực phẩm này cung cấp chất đạm cho cơ thể, các thực phẩm này được chế biến thành nhiều món : luộc, xào, nấu canh…
 Ngoài những thực phẩm trên nhóm chất đạm còn có thực phẩm: thịt bò, thịt gà..các con cũng phải ăn nhiều loại thực phẩm này nữa nhé.
* Nhóm bột đường ( 3-4’)
- Cô còn có thực phẩm gì đây?
- Gạo, khoai có thể chế biến như thế nào?
- Ăn những thức ăn này cung cấp chất gì cho cơ thể?
=> Kết luận: Đây là những thực phẩm thuộc nhóm bột đường, ăn những thực phẩm này cung cấp tinh bột và đường cho cơ thể, các thực phẩm này có thể chế biến được nhiều món: cơm, xôi, khoai luộc,rán…
* Nhóm chất béo ( 3-4’)
- Cô có thực phẩm gì đây các con?
- Mỡ, dầu ăn để làm gì?
- Ăn những loại thực phẩm này cung câp chất gì cho cơ thể?
=> Kết luận: Đây là những thực phẩm cung cấp chất béo, ăn các thực phẩm này cung cấp chất béo cho cơ thể. Đây là nhóm thực phẩm không nên ăn nhiều vì có thể gây ra bệnh béo phì.
 Khi ăn các loại thực phẩm các con nhớ phải chon j nững thực phẩm tươi ngon, khong héo úa rồi nấu chín mới được ăn các con nhớ chưa.
- Cho trẻ xem hình ảnh một số món ăn đã được chế biến.
- Khi ăn các thực phẩm thuộc các nhóm chúng ta phải làm gì?
Hoạt động 3: Trò chơi ( 4-5’)
* Trò chơi : Thi xem ai nhanh
Bây giờ cô và các con sẽ cùng đi lên tàu, chúng mình cùng đến 1 nhà hàng có rất nhiều món ăn ngon, để biết được ở nhà hàng đó có những món ăn gì bây giờ các con hãy chú ý lên màn ảnh nhỏ nhé!
- Cô mở slide trò chơi, cho trẻ chọn tên các loại thực phẩm phù hợp với nhóm dinh dưỡng.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Nhận xét kết quả chơi của 4 nhóm
- Nhận xét,, tuyên dương trẻ.
=> Kết thúc: Cô và trẻ hát bài “ Một đoàn tàu” và đi ra ngoài.
- Cả lớp tập thể dục
- Tập thể dục
- Cho cơ thể khỏe mạnh
- Trẻ lắng nghe
- Dạ
- Trẻ quan sát
- Các loại rau
- luộc, xào…
- cung cấp vitamin và muối khoáng
- rau cải xào…
- trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- cá, trứng..
- luộc, rán..
- chất đạm
- Trẻ lắng nghe
- gạo..
- luộc, nấu cơm
- chất bột đường
- Trẻ lắng nghe
- dầu, lạc..
- cung cấp chất béo..
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xem hình ảnh
- phải nấu chín…
- Trẻ chơi
- Trẻ hát và đi ra ngoài.
éHOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. HĐCMĐ: Quan sát tranh “ Tháp dinh dưỡng”.
1.Yêu cầu : 
- Trẻ biết được 4 nhóm nhóm thực phẩm và lợi ích của các nhóm thực phẩm với sức khỏe con người
2. Chuẩn bị 
- Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát
- Hình ảnh 4 nhóm thực phẩm
3.Tiến hành :
Cô cho trẻ quan sát tranh 4 nhóm thực phẩm.
- Các con hãy kể cho cô biết có mấy nhóm thực phẩm nào? 
- Những nhóm thực phẩm đó cung cấp cho chúng ta những chất dinh dưỡng gì?
- Cô cho trẻ kể.
 - Giáo dục trẻ biết ăn uống hợp lý và đa dạng các loại thực phẩm, trước khi ăn phải rửa tay, nấu chín.
II.TCVĐ: Lộn cầu vồng
III. Chơi tự do: Cô bao quát trẻ
é HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc phân vai: Mẹ con, siêu thị đồ dùng của bé.
 - Góc xây dựng: Xây dựng công viên tuổi thơ.
- Góc học tập: Đếm đồ dùng đồ chơi, khám phá về bản thân, xem tranh ảnh làm tập san.
- Góc nghệ thuật: Hát múa với nhạc cụ, các bài hát về chủ đề
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, in hình bàn tay, bàn chân lên cát.
é HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. Làm quen bài thơ: Thỏ bông bị ốm
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên tác giả, tên bài thơ “ Thỏ bông bị ốm”.
- Trẻ nhớ tên nội dung bài thơ.
2. Chuẩn bị:
- Cô đọc thơ diễn cảm.
- Tranh bài thơ “ Thỏ bông bị ốm”.
3. Tiến hành: 
- Cô đọc thơ “ Thỏ bông bị ốm”.
- Hỏi trẻ cô vừa đọc xong bài thơ gì?
- Bài thơ nói lên nội dung gì?
- Vì sao bạn Thỏ bông bị ốm?
- Cô động viên trẻ trả lời.
II. Chơi tự chọn
Cho trẻ về các góc chơi mình thích. Cô bao quát lớp.
III. Vệ sinh – nêu gương cuối ngày- trả trẻ
éĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ 4 ngày 22 tháng 10 năm 2014
éĐÓN TRẺ
 Trò chuyện với trẻ về chủ đề bản thân.
éTHỂ DỤC SÁNG
Tập với bài: " Bé khỏe bé ngoan”.
éHOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
 PTNN:
Thơ : Thỏ bông bị ốm
Mục đích - Yêu cầu:
1.Kiến thức: 
- Trẻ đọc thuộc bài thơ “Thỏ bông bị ốm” và đọc diễn cảm, nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ đọc chính xác các câu thơ, hiểu nội dung bài thơ
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, phát triển khả năng diễn đạt bằng lời nói khi trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ nhó được giọng của các nhân vật trong truyện
- Luyện kỹ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức về vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể.
- Có ý thức trong học tập, tham gia sôi nổi các hoạt động cùng cô và các bạn.
 Trẻ biết nghe lời ông bà bố mẹ, cô giáo và người lớn.
- Giáo dục trẻ khi có lỗi phải biết nhận lỗi.
II. Chuẩn bị: 
Cô
Trẻ
- Hình ảnh bài thơ : Thỏ bông bị ốm
- Bài hát “ Trời nắng trời mưa”.
- Tâm thế thoải mái
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú ( 1-2’)
Bác sĩ gấu xin chào các con ! Nghe tin lớp mình học rất giỏi nên hôm nay bác sĩ Gấu đến thăm dự buổi học với lớp mình đấy, các con có thích không?
 - Đến với lớp bé C thân yêu bác sĩ Gấu có đem theo 1 câu chuyện, câu chuyện kể về 1 bạn Thỏ vì không biết giữ gìn thân thể, ăn uống không hợp vệ sinh uống nước lã, ăn quả xanh nên đã bị ốm đấy, để biết được bạn Thỏ bông bị ốm như thế nào thì bây giờ các con hãy ngồi ngoan và lắng nghe cô đọc bài thơ “ Thỏ bông bị ốm” nhé.
Hoạt động 2: Cô đọc diễn cảm bài thơ “ Thỏ bông bị ốm” (4-5’)
- Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1
 Các con vừa nghe cô đọc xong bài thơ gì?
Cô đọc lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa.
Hoạt động 3: Đàm thoại – giảng giải – trích dẫn ( 10-12’)
- Bài thơ kể về ai các con?
- Bạn Thỏ bông bị gì?
 Đúng rồi, bạn Thỏ bông bị ốm kêu la và luôn mồm gọi mẹ.
 Thỏ bông bị ốm
 Chốc chốc kêu la
 Miệng cứ xuýt xoa
 Mẹ ơi đau quá
- Thỏ mẹ đã làm gì khi Thỏ bông bị ốm?
 Thấy Thỏ con kêu la Thỏ mẹ đã bế Thỏ bông đến khám bác sĩ 
 Thỏ mẹ vội vã
 Bế bông trên tay
 Đến bệnh viện ngay
 Nhờ bác sĩ khám
Khi đến khám bác sĩ đã hỏi thăm thỏ bông và thỏ bông đã trả lời như thế nào?
 Bác sĩ sờ nắn 
 Hỏi đau chỗ nào
 Bụng cháu cồn cào
 Đau quanh chỗ rốn
- Thỏ Bông đã ăn thức ăn gì?
 Bác sĩ liền hỏi
 Ăn uống gì nào
 Thỏ bông thều thào
 Ăn me với sấu
 Uống nước chưa nấu
 Múc ở bờ ao
 Bụng sôi ào ào
 Ruột đau như cắt
- Bác sĩ khám và đưa ra kết quả như thế nào?
 Bác sĩ gật gật
 Đặt chiếc ống nghe
 Nghe xong liền ghi
 Đau vì ăn bậy
- Chúng mình có được bắt chước bạn Thỏ Bông không các con?
=> Giáo dục: Các con không được bắt chước như bạn Thỏ, bạn Thỏ đã chưa ngoan, chưa nghe lời mẹ dặn các con không được uống nước lã, ăn quả xanh không thì sẽ bị đau bụng các con nhớ chưa.
Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ ( 4-5 ’)
- Cô cho cả lớp đọc 2-3 lần
- Cho tổ, nhóm, cá nhân đọc luân phiên ( Chú ý sửa sai cho trẻ)
- Các con vừa đọc xong bài thơ gì?
- Cả lớp đọc lại 1 lần
* Kết thúc: Cả lớp hát bài “Trời nắng trời mưa ” và làm chú Thỏ đi ra ngoài.	
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô đọc
- Thỏ bông bị ốm
- Trẻ lắng nghe
- Kể về thỏ bông
- bị ốm
- Trẻ lắng nghe
- Mẹ đưa thỏ đến bệnh viện
- Trẻ lắng nghe
- Thỏ bông bị đau quanh rốn
- Trẻ lắng nghe
- ăn quả xanh...
- trẻ lắng nghe
- đau vì ăn bậy
- trẻ lắng nghe
- không ạ
- trẻ lắng nghe
- cả lớp đọc
- tổ, nhóm,cá nhân đọc
- bài thơ thỏ bông bị ốm
- cả lớp đọc lại 1 lần
- Cả lớp hát và đi ra ngoài.
éHOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Hoạt động có mục đích: Quan sát cây xung quanh sân trường
1.Yêu cầu:
- Trẻ biết được trường mầm non có rất nhiều cây xanh…. 
2. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát
- Đồ chơi trên sân trường.
3.Tiến hành
* Cô cùng trẻ hát bài ‘ Trường chúng cháu là trường mầm non’.
- Cô và trẻ trò chuyện về quang cảnh trong sân trường.
- Các con nhìn thấy gì trong sân trường ?
 Giáo dục trẻ khi chơi phải cẩn thận, không leo trèo chạy nhảy, biết phối hợp với bạn, cho bạn cùng chơi.
II. Trò chơi vận động : Lộn cầu vồng 
III. Chơi tự do 
éHOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc phân vai: Mẹ con, siêu thị đồ dùng của bé.
 - Góc xây dựng: Xây dựng công viên tuổi thơ.
- Góc học tập: Đếm đồ dùng đồ chơi, khám phá về bản thân, xem tranh ảnh làm tập san.
- Góc nghệ thuật: Hát múa với nhạc cụ, các bài hát về chủ đề
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, in hình bàn tay, bàn chân lên cát.
é HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Trò chuyện về nhu cầu của bé
- Cô cho trẻ ngồi thành 3 tổ.
- Cô cùng trẻ quan sát tranh về các đồ dùng sinh hoạt thường ngày của bé
- Cô có bức tranh gì đây?
- Các con hãy kể tên các vật dụng mà chúng mình thường sử dụng hằng ngày nào?
- Cô cho trẻ kể, đàm thoại với trẻ về nhu cầu của bé, bé muốn và thích gì.
- Giáo dục trẻ biết trẻ cần những gì và cách sử dụng hợp lý, tránh lãng phí.
- II. Chơi tự chọn
Cho trẻ về các góc chơi mình thích. Cô bao quát lớp.
III. Vệ sinh- nêu gương cuối ngày- trả trẻ
éĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ 5 ngày 23 tháng 10 năm 2014
éĐÓN TRẺ
Trò chuyện với trẻ về chủ đề bản thân
éTHỂ DỤC SÁNG
Tập với bài: " Bé khỏe bé ngoan"
éHOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNT: 
Tô màu váy, áo
I. Mục đích- Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Cung cấp cho trẻ cách tô màu, di màu cho đều, cho đẹp.
- Trẻ biết được giới tính của mình cho phù hợp với trang phục,.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng tô màu, tô mịn, tô kín, không lem ra ngoài.
- Phát triển khả năng sáng tạo ở trẻ.
3. Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động, cất lấy đồ dùng đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị
* Cô
* Trẻ
- Tranh mẫu của cô
- Giấy, bút sáp màu đủ cho trẻ.
- Trẻ sạch sẽ gọn gàng
III. Tiến hành
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Tạo hứng thú, giới thiệu bài ( 1-2’)
 Các con ơi hôm nay là ngày sinh nhật của bạn Thỏ Trắng đấy, Thỏ trắng xin chào các bạn lớp bé C thân yêu !
- Các bạn thấy mình có chiếc váy đẹp không, mẹ mình mua tặng mình nhân ngày sinh nhật, vì yêu thích chiếc váy này nên mình cũng đã tự vẽ nên 1 bức tranh rất đẹp, các bạn có muốn tô màu váy, áo cùng mình không ?
Hoạt động 2: Quan sát tranh – đàm thoại ( 4-5’)
+ Cô cho trẻ xem tranh đàm thoại.
- Bức tranh vẽ gì đây các con ?
- Đố các con biết váy, áo thì được dùng cho bạn trai hay bạn gái ?
Hoạt động 3. Dạy trẻ tô màu váy, áo (10-15’) 
* Cô làm mẫu cho trẻ xem ( 3-4’)
Các con có thích tô màu bạn trai, bạn gái giống trong bức tranh này không ?
Bây giờ các con chú ý quan sát cô tô mẫu nhé !
- Đầu tiên cô sẽ tô váy trước, cô cầm bút màu đen bằng tay phải, cô tô từ trên xuống dưới, cô tô trùng khít không lem ra ngoài. Thế là cô tô xong chiếc váy cho bạn gái rồi đấy, các con thấy cô tô váy có đẹp không ?
- Bây giờ cô sẽ tô chiếc áo, cô cũng tô tương tự như tô váy, cô cầm bút bằng tay phải, cô tô 2 ống tay áo rồi đến thân áo, các con nhớ không được tô lem ra ngoài.
* Trẻ tô màu ( 9-10’)
- Cô quan sát, sửa sai cho trẻ, hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế.
- Khuyến khích, động viên trẻ tô cẩn thận, phát huy tính sáng tạo ở trẻ
 Hoạt động 4: Nhận xét, Trưng bày sản phẩm ( 2-3’)
- Bây giờ cô mời các con hãy đưa những sản phẩm đẹp lên trưng bày để chúng mình đến tặng bạn Thỏ Trắng nhé.
- Hỏi trẻ : Con tô váy, áo màu gì ?
- Con đã tô như thế nào ?
- Cô nhận xét, động viên cả lớp
Kết thúc : Cô và trẻ đọc bài thơ “ Cô dạy” và đi ra ngoài
- Trẻ lắng nghe
- Vẽ váy, áo
- Váy cho bạn gái, bạn trai mặc áo
- có ạ
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vẽ
- Trẻ lắng nghe cô nhận xét
- Trẻ đọc thơ và đi ra ngoài
éHOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. HĐCMĐ: Nhặt lá cây
a.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết lợi ích của việc nhặt lá cây làm cho môi trường sạch hơn.
b.Chuẩn bị
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát
- Trang phục gọn gàng.
- Bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
c.Tiến hành
- Cô cho trẻ đọc hát bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Chúng mình vừa hát xong bài hát gì? 
- Hôm nay cô cháu mình cùng nhặt lá cây để làm sạch trường của chúng mình nhé.
Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi.
II.TCVĐ: Mèo đuổi chuột
III. Chơi tự do:
éHOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc phân vai: Mẹ con, siêu thị đồ dùng của bé.
 - Góc xây dựng: Xây dựng công viên tuổi thơ.
- Góc học tập: Đếm đồ dùng đồ chơi, khám phá về bản thân, xem tranh ảnh làm tập san.
- Góc nghệ thuật: Hát múa với nhạc cụ, các bài hát về chủ đề
- Góc thiên nhiên: Chăm só

File đính kèm:

  • docnhanh 3 ban than.doc