Giáo án Bản thân Lớp 5 tuổi

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ hiểu được nội dung và thuộc bài thơ “Em vẽ”

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc khi đọc thơ

- Trẻ biết yêu những cái đẹp xung quanh.

II. Chuẩn bị :

- Mô hình, nhân vật rời về chuyện “Cây táo thần”

- Một số hình ảnh (bạn trai-bạn gái, cây, quả) từ họa báo

- Giấy, bút lông để lập bảng

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bản thân Lớp 5 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 1
CHÚNG MÌNH LÀ BẠN THÂN
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết được sự khác nhau, giống nhau của đồ dùng đồ chơi
Rèn kỹ năng so sánh, phân loại được một số đồ dùng- đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu
Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong sinh hoạt hàng ngày
II. Chuẩn bị :
Giấy, viết chì-màu
Trẻ hỏi bố mẹ về số điện thoại của nhà mình
Khung rỗng “Các bạn lớp mình’
III. Tổ chức họat động:
 Hoạt động 1: Kết bạn thân
Cô cho trẻ hát bài “ Tìm bạn thân”
Khi hết nhạc trẻ sẽ chạy về nhóm theo yêu cầu của cô:
 + Nhóm tóc dài
 + Nhóm tóc ngắn
 + Nhóm quần dài
 + Nhóm quần sort
 Hoạt động 2: Chúng mình là bạn thân
- Cho từng nhóm trò chuyện về sở thích của nhau
- Từng nhóm giới thiệu về nhóm của mình (Gồm có ai? vì sao lại thân nhau?)
Hoạt động 3: Sao chép tên bạn thân
- Mỗi trẻ tự viết tên và số điện thoại của mình
- Sau đó trẻ trong nhóm trao đổi cho nhau để sao chép tên và số điện thoại của bạn
- Tìm và gạch dưới chữ a, ă, â có trong tên mình và tên một số bạn rồi dán lên bảng “Các bạn lớp mình”
Ngày 2
CHÂN DUNG BẠN THÂN
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ vẽ được chân dung bạn có bố cục cân đối, hài hòa, biết đặt câu về bạn
- Tập kỹ năng vẽ theo mẫu để tạo sản phẩm 
- Trẻ biết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình đối với bạn: thương yêu, giúp đỡ bạn
II. Chuẩn bị :
- Một số tranh mẫu về chân dung bạn trai, bạn gái
- Giấy, màu sáp, màu nước, cọ 
- Viết lông, hồ dán
III. Tổ chức họat động:
 Hoạt động 1: Hát ”Tìm bạn thân”
- Từng đôi bạn trò chuyện với nhau về sở thích của mình
- Quan sát và mô tả lại khuôn mặt của bạn (những nét nào trên khuôn mặt bạn mà mình thích nhất hoặc ghét nhất)
Hoạt động 2: Vẽ chân dung bạn thân
 - Hỏi ý định của trẻ: con sẽ vẽ bạn như thế nào ? 
 - Cô có thể vẽ mẫu sơ lược vài mẫu cho một số bé quan sát 
- Trẻ về bàn thực hiện (cô gợi thêm ý tưởng cho trẻ)
 Hoạt động 3: Những câu bạn thích
- Trẻ trưng bày tác phẩm, ghi tên bạn và đặt câu về bạn 
- Cô giúp trẻ ghi lại và trẻ dán dưới bức tranh của mình
Ngày 3
EM VẼ
I. Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ hiểu được nội dung và thuộc bài thơ “Em vẽ” 
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc khi đọc thơ
- Trẻ biết yêu những cái đẹp xung quanh.
II. Chuẩn bị :
- Mô hình, nhân vật rời về chuyện “Cây táo thần”
- Một số hình ảnh (bạn trai-bạn gái, cây, quả) từ họa báo
- Giấy, bút lông để lập bảng
III.Tổ chức họat động:
 Hoạt động 1: Đọc thơ “ Em vẽ”
- Cô cho trẻ xem tranh ảnh về cánh đồng lúa, ông mặt trời, con mèo…
- Cho trẻ dự đoán tên bài thơ
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe
	+ Con vừa nghe bài thơ gì?
	+ Trong bài thơ có những nhân vật nào?
Trẻ đọc thơ theo cô
Cô cho nhóm bạn trai, nhóm bạn gái đọc
Hoạt động 2 : Ai tìm nhanh
Chơi tìm các nhân vật trong thơ từ hình ảnh, họa báo
Trẻ chia nhóm và cùng tìm các nhân vật trong thơ
Dội nào sưu tầm được nhiều đội đó sẽ thắng
Họat động 3: Đóng kịch
- Từng nhóm tập đóng kịch theo nội dung bài thơ
- Trẻ tự thảo luận phân chia vai các nhân vật
Ngày 4
CHÚNG TA CÙNG ĐẾM
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tách nhóm một số loại bánh kẹo và đồ chơi theo nhiều cách khác nhau
- Ôn nhận biết số lượng 5, số hứ tự trong phạm vi 5. Dạy trẻ thêm bớt trong phạm vi 5
- Rèn kỹ năng sao chép tên, chữ số 1 số nhãn hiệu bánh kẹo
- Giáo dục trẻ chải răng ngay sau khi ăn bánh kẹo và không nên ăn kẹo nhiều
II. Chuẩn bị :
- Bảng “Bánh kẹo bạn thích”, “Đồ chơi bạn thích”
- Một số hột hạt, chữ số từ 1 -> 5
- Viết, giấy
III. Tổ chức họat động:
 Hoạt động 1: Quan sát bảng “Bánh kẹo bạn thích”
- Có bao nhiêu loại bánh (kẹo), đồ chơi ? Đặt chữ số tương ứng
- Mỗi loại có số lượng là mấy? Đặt chữ số tương ứng
 Hoạt động 2: Thêm bớt trong phạm vi 5
- Dùng các ngón tay (hay hột hạt) để tạo số lượng bằng với số lượng bánh (kẹo) hoặc đồ chơi trên bảng -> thêm bớt 1-2 đơn vị
 Hoạt động 3: Bạn thích bánh kẹo nào?
- Sao chép tên nhãn hiệu bánh kẹo hoặc tên đồ chơi mà trẻ thích
- Gắn tên tương ứng với nhãn hiệu bánh kẹo trên bảng phân loại
Ngày 5
SÁNG THỨ HAI
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ cảm nhận giai điệu bài hát “Sáng thứ hai”, thể hiện các vận động nhịp nhàng, hồn nhiên
- Rèn kỹ năng vỗ theo nhịp bằng vận động cơ thể
- Tăng cường hoạt động giao lưu của trẻ thông qua 1 số trò chơi mà trẻ thích 
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về các trò chơi các bé hay chơi từ hoạ báo
- Bóng to-nhỏ
- Đàn
III. Tổ chức họat động:
1. Hoạt động 1: Trò chuyện 
- Trẻ kết nhóm lựa chọn hình ảnh và cùng trò chuyện nói lên cách chơi về 1 số trò chơi mà trẻ hay chơi cùng nhau và dán lên bảng phân loại
2. Hoạt động 2: Vui cùng hát
- Cô mở nhạc cho trẻ hát và vỗ theo nhịp bài hát “Sáng thứ hai” bằng cơ thể (vỗ tay, nhún, dậm chân)
- Trẻ chia nhóm thi đua hát to-nhỏ, hát đối đáp theo bài hát
3. Hoạt động 3: Vui cùng bạn
-Trẻ chơi lăn bóng theo giai điệu nhanh-chậm -> giai điệu nhanh thì lăn bóng to, giai điệu chậm thì lăn bóng nhỏ
- Trẻ kết từng nhóm bạn thân cùng thoả thuận sáng tác 1 cách vận động theo nhạc với nhạc không lời (VD: nhảy chân sáo, nhún nhảy, vỗ đùi, dậm chân…) theo nhịp

File đính kèm:

  • docgiao an ban than.doc