Giáo án Âm nhạc cho Mầm Non

Chiếc khăn tay - Tiết 2

DH: Chiếc khăn tay.

VĐ: Múa minh hoạ.

NH: Ru con.

TCAN: Nhạc trưởng.

I. Mục đích - yêu cầu:

 1. Dạy hát:

 - Trẻ hát diễn cảm, thành thạo bài: "Chiếc khăn tay" .

 2. Dạy vận động theo nhạc:

 - Trẻ biết múa hát, múa theo nhạc, hứng thú bài "Chiếc khăn tay".

 3. Nghe hát:

 - Trẻ chú ý nghe cô hát toàn bài : "Ru con" đoán được tên bài hát, phát triển tai nghe âm nhạc, giáo dục trẻ kính yêu mẹ là người dưỡng nuôi và chăm sóc bé.

 4. Trò chơi âm nhạc:

 - Trẻ hứng thú khi chơi trò chơi.

 

docx21 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc cho Mầm Non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo nhạc: 
    - Phương pháp: Luyện tập. 
    - Biện pháp: Sửa sai. 
    3.   Nghe hát: 
    - Phương pháp: BDDC.
    - Biện pháp: Giải thích.
    4.   Trò chơi âm nhạc: 
    - Phương pháp: Thực hành.
III.   Tiến hành:
     1.   Dạy hát: 
    - Trẻ nghe nhạc vào chỗ ngồi.
    - Trẻ đóng giả làm chú vịt con kêu cạp cạp, đi lạch bạch sau đó hỏi trẻ: cô vừa đóng vai làm con gì vậy hả lớp?
    - Cô cũng có một bài hát nói về một đàn vịt con cùng mẹ đi bờ ao chơi rất là hay. Cô sẽ hát cho các bé nghe nha.
    - Cô hát mẫu lần 1.   
    - Các con có biết cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì không?
    - Đó là bài "Đàn vịt con" sáng tác của chú Mộng Lân.
    - Bây giờ các con có muốn cùng cô hát bài hát này không?
    - Trẻ tập hát với cô vài lần.
    - Mời từng tổ hát + sửa sai.
    - Sau đó cả lớp hát (nếu còn thời gian).
    2.  Dạy vận động theo nhạc: 
    - Hôm nay cô thấy lớp mình học hát rất hay. Bây giờ cô sẽ dạy cho các bạn múa theo bài hát các bạn có thích không?
    *Dạy cách múa:
    - Đoạn đầu bài hát "Đàn vịt con ra bờ ao ... chân mẹ" thì các con để một tay làm mỏ vịt và một tay làm đuôi vịt, 2 chân nhịp đều.
    - Đoạn 2: "Đàn vịt con nhớ nhớ" thì các con đưa một tay ra phía trước vẫy vẫy 2 chân nhún theo bài hát.
    - Đoạn 3: "Chớ có rẽ ngang" một tay bé chuyển bên trái sau đó lại chuyển qua phải.
    - Đoạn 4: "Nhớ đi thẳng hàng" 1 tay làm mỏ, 1 tay làm đuôi và 2 chân vẫn nhịp đều.
    - Cả lớp cùng múa.
    - Từng tổ thực hiện + sửa sai.
    - Cả lớp thực hiện.
    3.   Nghe hát: 
    - Hôm nay cô thấy lớp mình bạn nào cũng hát và múa rất giỏi, thế nên cô sẽ hát tặng các con một bài hát nha.
    - Cô hát lần 1.  
    - Cô vừa hát bài "Cò lả" dân ca.
    - Cô hát lần 2 + minh hoạ.
    - Giáo dục: Hình ảnh cánh cò bay lả, bay la qua cánh đồng lúa ->gợi lên hình ảnh quê hương, đất nước mà các con đang sinh sống thật thanh bình yên ấm -> vì thế các con phải luôn yêu thương đất nước của mình nha.
    4.   Trò chơi âm nhạc: 
    - Lắng nghe lắng nghe.
    - Cô giả tiếng gà gáy, vịt kêu và hỏi con gì kêu?
    - Sau đó hỏi trẻ lại luật chơi.
    - Cả lớp cùng chơi, nhóm chơi.
    5.   Nhận xét - tuyên dương.
Đàn vịt con - Tiết 2
I.   Mục đích - yêu cầu:
    1.   Dạy hát: 
    - Trẻ hát thành thạo và thuộc bài hát "Đàn vịt con".
    - Hát đúng giai điệu và hát rõ lời.
    2.  Vận động theo nhạc: 
    - Trẻ vận động minh hoạ thành thạo bài "Đàn vịt con" 
    3.   Nghe hát: 
    - Trẻ chú ý nghe cô hát từ đầu đến cuối, phát triển tai nghe âm nhạc.
    4.   Trò chơi âm nhạc: 
    - Trẻ chơi hào hứng, nắm luật chơi, chơi tốt.
II.   Phương pháp - Biện pháp:
    1.   Dạy hát: 
    - Phương pháp: Luyện tập. 
    - Biện pháp: Sửa sai. 
    2.  Vận động theo nhạc: 
    - Phương pháp: Luyện tập. 
    - Biện pháp: Sửa sai. 
    3.   Nghe hát: 
    - Phương pháp: BDDC.
    - Biện pháp: Giải thích + đàm thoại.
    4.   Trò chơi âm nhạc: 
    - Phương pháp: Luyện tập.
III.   Chuẩn bị:
    - Cô hát và múa tốt bài: "Đàn vịt con".
    - Máy cassete.
    - Mũ gà, mũ vịt + 1 bé giả làm vịt con.
IV.   Tiến hành:
    1.   Dạy hát: 
    - Mở máy và cùng trẻ làm: "Đàn vịt con" nối đuôi nhau vào chỗ ngồi.
    - Cô đàn một đoạn bài hát -> gợi nhớ.
    - Mời một trẻ nhắc lại tên bài hát.
    - Cô và trẻ cùng hát vài lần.
    - Mời tổ + nhóm bạn trai + nhóm bạn gái.
    - Mời cá nhân hát tốt.
    - Cả lớp cùng hát.
    2.  Vận động theo nhạc: 
    - Cô biết có một chú vịt vừa đi ngang qua lớp mình, chú vịt con rất thích vào lớp mình chơi, và chú vịt còn nói sẽ múa tặng lớp mình một bài múa rất hay.
    -> Đưa bạn vịt con vào -> Vịt con múa.
    - Vịt con vừa múa bài gì vậy cả lớp?
    - Cô múa mẫu và kết hợp cho cả lớp xem.
    - Sau đó cả lớp cùng múa.
    - Mời tổ + nhóm.
    - Cá nhân.
    - Cả lớp cùng thực hiện lần nữa.
    3.   Trò chơi âm nhạc: 
    - Hôm nay cô thấy các bạn học giỏi cô sẽ cho lớp mình chơi 1 trò chơi rất vui. Các con xem cô cho cả lớp chơi trò gì nhé!
    - Đố bạn! Đố ban!
    - Đố gì? Đố gì?
    - Cô giả tiếng gà gáy ò ó o... và hỏi con gì gáy?
    - Cô giả tiếng vịt kêu cạp cạp cạp và hỏi con gì kêu?
    - Sau đó hỏi đó là trò chơi gì?
    - Mời một trẻ nhắc lại luật chơi.
    - Cả lớp cùng chơi.   
    4.   Nghe hát: 
    - Lắng nghe! Lắng nghe!
    - Cô đàn và đoán tên bài hát ->Đó là bài hát "Cò lả" dân ca Quan Họ Bắc Ninh.
    - Cô hát lần 1 + đàn.
    - Cô hát lần 2 + minh hoạ.
    * Giáo dục: Hình ảnh cánh cò bay lả, bay la qua cánh đồng lúa -> Gợi lên hình ảnh quê hương đất nước mà con đang sinh sống thật thanh bình yên ấm -> vì thế con phải yêu quê hương, đất nước của mình con nhé.
    - Mở máy cassete cho trẻ nghe lần 3.   
    5.   Nhận xét - tuyên dương. 
Bé chúc tết - Tiết 1
DH: Bé chúc tết.
VĐTN: Múa minh hoạ.
NH: Em thêm một tuổi.
TCAN: Ai đoán giỏi.
I.   Mục đích - yêu cầu:
    1.   Dạy hát: 
    - Trẻ hát đúng, chính xác, rõ lời bài hát "Bé chúc tết", phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
    - Giáo dục trẻ lòng kính yêu ông bà cha mẹ.
    2.  Dạy vận động theo nhạc: 
    - Trẻ vận động minh hoạ theo cô.
    3.   Nghe hát: 
    - Trẻ chú ý nghe cô hát từ đầu đến cuối, phát triển tai nghe âm nhạc.
    4.   Trò chơi âm nhạc: 
    - Tích cực tham gia trò chơi, chơi tốt.
II.   Phương pháp - Biện pháp:
    1.   Dạy hát: 
    - Phương pháp: BDDC.
    - Biện pháp: Luyện tập.
    2.  Dạy vận động theo nhạc: 
    - Phương pháp: Thực hành. 
    - Biện pháp: Sửa sai. 
    3.   Nghe hát: 
    - Phương pháp: BDDC.
    - Biện pháp: Giải thích.
    4.   Trò chơi âm nhạc:  Thực hành.
II.   Chuẩn bị:
    - Đàn, cô thuộc bài hát.
III.   Tiến hành:
    1.   Dạy hát: 
    - Cô cho trẻ nghe nhạc, vào chỗ ngồi.
    - Sắp đến mùa gì rồi con? (Thưa cô mùa xuân).
    - Mùa xuân các con mặc quần áo đẹp đi chúc tết họ hàng.
    - Hôm nay, cô sẽ dạy các con bài hát :"Bé chúc tết" rất là hay, các con ngồi ngoan ngoãn lắng nghe nhé!
    - Cô hát mẫu lần 1 + đàn.
    - Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? (Thưa cô bài "Bé chúc tết")
    - Cô hát mẫu lần 2 + đàn.
    - Bây giờ các con cùng hát với cô nhé!
    - Trẻ tập hát với cô 2-3 lần.
    - Mời từng tổ hát + sửa sai.
    - Mời 1-2 trẻ khá hát cho cả lớp nghe.
    - Sau đó cả lớp hát (nếu còn thời gian).
    2.  Dạy vận động theo nhạc: 
    - Các con hát rất hay, để bài hát hay hơn nữa cô sẽ dạy các con múa minh hoạ bài "Bé chúc tết".
    - Nếu muốn múa đúng và đẹp các con chú ý xem cô nhé!
    *Dạy cách múa:
    - Cô làm động tác minh hoạ theo lời bài hát: "Hôm nay vàng tươi nắng xuân đã về" cô nhảy chân sau hai tay lắc....
    - Cả lớp cùng múa.
    - Từng tổ thực hiện + sửa sai.
    - Cả lớp thực hiện.
    3.   Nghe hát: 
    - Hôm nay cô sẽ thưởng cho các con bài hát "Em thêm một tuổi".
    - Cô hát lần 1.   
    - Cô vừa hát bài gì? (Thưa cô bài "Em thêm một tuổi")
    - Cô hát lần 2 + động tác minh hoạ.
    * Giáo dục: 
    - Tết đến, sang năm mới các con được thêm một tuổi nứa. Càng lớn các con phải ngoan hơn, học giỏi hơn, vâng lời ông bà, cha mẹ, luôn giúp đỡ ba mẹ công việc nhà nè! Các con có nhớ không?
    4.   Trò chơi âm nhạc: (trò chơi cũ)
    - Hỏi trẻ lại cách chơi, luật chơi.
    - Cô nhắc lại.
    - Cả lớp cùng chơi 2-3 lần.
    5.   Nhận xét - tuyên dương.
Bé chúc tết - Tiết 2
DH: Bé chúc tết.
VĐTN: Múa minh hoạ.
NH: Em thêm một tuổi.
TCAN: Ai đoán giỏi.
I.   Mục đích - yêu cầu:
    1.   Dạy hát: 
    - Trẻ thuộc và hát diễn cảm bài hát kết hợp múa minh hoạ.
    - Trẻ nhớ nội dung bài hát, bài hát cô hát cho trẻ nghe.
    - Trẻ say mê nghe cô hát.
    - Trẻ chơi thành thạo và hứng thú trong khi chơi.
    - Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, tai nghe âm nhạc. Chú ý trí nhớ, ngôn ngữ.
    - Giáo dục: Yêu thiên nhiên, lòng kính yêu ông bà, cha mẹ.
II.   Chuẩn bị:
    - Đàn, cô thuộc bài hát.
III.   Tiến hành:
    1.   Dạy hát: 
    - Cô đàn một đoạn nhạc, đố trẻ tên bài hát.
    - Cô hát mẫu.
    - Bắt nhịp cả lớp hát vài lần.
    - Tổ nhóm hát, bạn trai bạn gái hát.
    - Cá nhân.
    2.   Nghe hát: 
    - Hôm nay cô đố các con bài hát nào cô sắp hát nè. Bài hát nói về mùa xuân đã về, nắng xuân ấm áp và đi chúc xuân. (Thưa cô bài "Bé chúc tết").
    - Cô BDDC + đàn lần 1.   
    *Đàm thoại:
    - Bài hát nói về nội dung gì?
    - Cô BDDC + đàn lần 2
    3.  Dạy vận động theo nhạc:
    *Đàm thoại:
    - Hôm vừa rồi cô đã cho các con vận động gì bài "Em thêm 1 tuổi" (Thưa cô vận động minh hoạ).
    - Cô múa mẫu lại.
    - Cô cho cả lớp thực hiện, cô quan sát sửa sai.
    - Mời tổ nhóm.
    4.   Trò chơi âm nhạc: "Ai đoán giỏi"
    - Cô hỏi luật chơi, cách chơi.
    - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
    5.   Nhận xét - tuyên dương.
Chiếc khăn tay - Tiết 1
DH: Chiếc khăn tay.
VĐTN: Vận động minh hoạ.
NH: Lý cây xanh.
TCAN: Ai đoán giỏi.
I.   Mục đích - yêu cầu:
    1.   Dạy hát: 
    - Trẻ hiểu nội dung bài hát đồng thời hát đúng, hát rõ lời, tự nhiên.
    2.  Vận động theo nhạc: 
    - Trẻ vận động minh hoạ được theo bài hát, đồng thời trẻ hát "Chiếc khăn tay".
    3.   Nghe hát: 
    - Trẻ chú ý nghe trọn bài "Lý cây xanh", nói được tên bài hát, phát triển tai nghe âm nhạc. Giáo dục trẻ yêu mến thiên nhiên xung quanh trẻ.
    4.   Trò chơi âm nhạc: 
    - Trẻ chơi thành thạo trò chơi, phát triển tai nghe âm nhạc.
II.   Phương pháp - Biện pháp:
    1.   Dạy hát: 
    - Phương pháp: BDDC.
    - Biện pháp: Luyện tập, sửa sai. 
    2.  Vận động theo nhạc: 
    - Phương pháp: Luyện tập. 
    - Biện pháp: Sửa sai. 
    3.   Nghe hát: 
    - Phương pháp: BDDC.
    - Biện pháp: Đàm thoại.
    4.   Trò chơi âm nhạc: 
    - Phương pháp: Thực hành.
 III.   Chuẩn bị:
    - Cô hát + đàn tốt "Chiếc khăn tay".
    - Khăn tay.
    - Mặt nạ trò chơi.
IV.   Tiến hành:
    1.   Dạy hát: 
    - Cho trẻ nghe nhạc vào chỗ ngồi.
    - Chơi "Tập tầm vông".
    - Tay cô cầm gì nè con -> à chiếc khăn tay rất sạch nè! Cô cũng có một bài hát muốn tặng lớp mình, đó là bài "Chiếc khăn tay" sáng tác của chú Văn Tấn.
    - Bây giờ các con ngồi lắng nghe nha!
    - Cô hát mẫu lần 1 + đàn.
    - Cô hát mẫu lần 2 + đàn. 
    * Giáo dục: Bé ơi, muốn giữ gìn thân thể, quần áo sạch đẹp chúng ta phải luôn luôn có chiếc khăn tay ở bên cạnh của mình khi tay, mặt bẩn mình lau vào khăn đứng lau vào quần áo nhé!.
    - Trẻ tập hát với cô vài lần.
    - Mời từng tổ hát + sửa sai.
    - Mời 1 trẻ hát khá.
    - Sau đó cho cả lớp hát (nếu còn thời gian).
    2.  Vận động theo nhạc: 
    - Cô biết lớp mình có một bạn múa rất đẹp cô sẽ mời bạn lên múa cho các bé xem nhé!
    - Các con có thích múa đẹp giống bạn không? (Dạ thích)
    - Các con xem cô múa trước một lần nhé!
    * Cô múa mẫu:
    - "Chiếc khăn tay, mẹ may cho em": tay đưa lên cao và vẫy nhẹ khăn, tay còn lại choàng trước ngực.
    - "Trên cành hoa, mẹ thêu con chim" tay đưa lên cao và tay kia chụm vào vẫy ra.
    - "Em sướng vui có chiếc khăn xinh đẹp" 2 tay vỗ theo nhịp lời bài hát.
    - "Lau bàn tay em giữ sạch hằng ngày", dùng khăn cầm ở tay phải lau vẫy nhẹ lên bàn tay trái, sau đó nghiêng người và nhún 1 nhịp.
    - Cả lớp thực hiện.
    - Mời tổ nhóm.
    - Cá nhân múa đẹp.
    - Cả lớp thực hiện (nếu còn thời gian).
    3.   Nghe hát: 
    - Hôm nay lớp mình học giỏi, cô sẽ thưởng lớp mình một bài hát, các con lắng nghe nha!
    - Cô hát lần 1.   
    - Cô vừa hát cho con nghe bài "Lý cây xanh" dân ca Nam Bộ.
    - Cô hát lần 2 .
    * Giáo dục: Thiên nhiên xung quanh chúng ta thật là đẹp, cây xanh cho mình không khí trông lành nè, vậy các con nhớ phải biết yêu quí thiên nhiên và giữ môi trường xanh sạch nhé!
    4.   Trò chơi âm nhạc: 
    - À! Bé ơi, lớp mình có thích chơi trò chơi với cô không? (Dạ thích).
    - Thế chúng mình cùng chơi với nhau trò chơi :"Ai đoán giỏi".
    - Cô nói luật chơi, cách chơi: một bạn lên và đeo khăn bịt mắt lại và bên dưới có một bạn đứng lên hát hoặc nhiều bạn hát + nhạc cụ và bạn bịt mặt sẽ đoán bạn nào vừa hát và đang sử dụng dụng cụ gì?
    - Cả lớp cùng chơi.
    5.   Nhận xét - tuyên dương. 
    Hôm nay lớp mầm 4 học thật là ngoan, giỏi cô sẽ cho các con làm những chú thỏ con mình cùng đi tắm nắng nhe.
Chiếc khăn tay - Tiết 2
DH: Chiếc khăn tay.
VĐ: Múa minh hoạ.
NH: Ru con.
TCAN: Nhạc trưởng.
I.   Mục đích - yêu cầu:
    1.   Dạy hát: 
    - Trẻ hát diễn cảm, thành thạo bài: "Chiếc khăn tay" .
    2.  Dạy vận động theo nhạc: 
    - Trẻ biết múa hát, múa theo nhạc, hứng thú bài "Chiếc khăn tay".
    3.   Nghe hát: 
    - Trẻ chú ý nghe cô hát toàn bài : "Ru con" đoán được tên bài hát, phát triển tai nghe âm nhạc, giáo dục trẻ kính yêu mẹ là người dưỡng nuôi và chăm sóc bé.
    4.   Trò chơi âm nhạc: 
    - Trẻ hứng thú khi chơi trò chơi.
II.   Phương pháp - Biện pháp:
    1.   Dạy hát: 
    - Phương pháp: Luyện tập. 
    - Biện pháp: Sửa sai. 
    2.  Vận động theo nhạc: 
    - Phương pháp: Thực hành. 
    - Biện pháp: Sửa sai. 
    3.   Nghe hát: 
    - Phương pháp: BDDC.
    - Biện pháp: Sửa sai. 
    4.   Trò chơi âm nhạc: 
    - Phương pháp: Thực hành.
III.   Chuẩn bị:
    - Đàn, nơ đeo tay cho trẻ, búp bê, mặt bé trai bé gái, cây gõ nhịp.
IV.   Tiến hành:
    1   Ổn định tổ chức.
    - Bây giờ các con cùng chơi trò chơi với cô nha!
            Em bé - mắt tròn.
            Má hồng - xinh xinh.
            Miệng cười - chúm chím.
            Mẹ ru - bé ngủ.
    - Các con ngủ thật say nha!
    - Trời sáng rồi (ò ó o)
    2   Hướng dẫn:
        1.   Dạy hát: 
        - Cô đàn một đoạn bài hát: "Chiếc khăn tay" khi trẻ thức dậy cô nói 'Các con ngủ có mơ và nghe thấy giai điệu của bài hát gì?' (Thưa cô bài: "Chiếc khăn tay" của nhạc sĩ Văn Tấn.
        - Bây giờ cả lớp mình lắng nghe nhạc và hát nha!
        - Mời từng tổ.
        - Mời cá nhân.
        - Cả lớp hát.
        2.  Vận động theo nhạc: 
        - À! Các con ơi, để cho bài hát được hay và sinh động hơn. Bây giờ cô sẽ cho các con múa minh hoạ bài "Chiếc khăn tay" .
        - Các con xem cô múa trước 1 lần nha.
        * Cô múa mẫu:
        - Cả lớp thực hiện.
        - Một tay đẹp, hai tay đẹp, tay cô dẻo, tay cô khéo, cô mời bạn trai.
        - Một tay đẹp, hai tay đẹp, tay cô dẻo, tay cô khéo, cô mời bạn gái.
        - Cô mời cá nhân.
        - Cả lớp thực hiện.
        3.   Nghe hát: 
        - Hôm nay lớp mình học giỏi cô sẽ lớp mình một bài hát, con hãy lắng nghe nha!
        - Cô hát lần 1.  
        - Cô vừa hát cho các con nghe bài:" Ru con"
        - Cô hát lần 2. 
        * Giáo dục: Các con ơi, mỗi người chúng ta ai cũng có bạn hết, cô cũng có mẹ. Mẹ luôn chăm sóc và nuôi dưỡng các con. Vì vậy các con phải biết kính yêu cha mẹ, luôn giúp đỡ và vâng lời cha mẹ nhe!
        - Cô hát lần 3 + minh hoạ.
        4.   Trò chơi âm nhạc:
        - Hôm nay cô thấy các con học giỏi, bây giờ cô sẽ thưởng cho các con trò chơi nhạc trưởng.
        - Luật chơi: Khi cô giơ cao thì các con hát to, giơ tay ngang thì các con hát vừa, khi cô giơ tay thấp thì các con hát nhỏ nhé!
        - Cô cho cả lớp chơi từ 2-3 lần.
        5.   Nhận xét - tuyên dương.
Mùa xuân đến rồi - Tiết 1
DH:         Mùa xuân đến rồi (Tiết 1)
VĐTN:    Múa minh hoạ
NH:        Cùng múa hát mùa xuân
TCÂN:   Ai đoán giỏi.
I. Mục đích - Yêu cầu
1. Dạy hát
- Trẻ hát đúng, chính xác, rõ lời bài "Mùa xuân đên rồi", phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
- Giáo dục trẻ về ngày tết cổ truyền của dân tộc và yêu thiên nhiên.
2. Vận động:
- Trẻ vận động minh hoạ được theo cô
3. Nghe hát
- Trẻ chú ý nghe cô hát từ đầu đến cuối, phát triển tai nghe âm nhạc.
4. Trò chơi âm nhạc
- Tích cực tham gia trò chơi, chơi tốt.
II. Phương pháp - Biện pháp
1. Dạy hát:        PP:    BDDC
                        BP:    Luyện tập
2. VĐ:              PP:    Luyện tập 
                        BP:    Sửa sai
3. NH:             PP:    BDDC
                        BP:   Giải thích
4.TCÂN:         PP:    Thực hành
III. Chuẩn bị
- Đàn, cô thuộc bài hát
IV. Cách tiến hành
1. Dạy hát
- Cô cho trẻ nghe âm nhạc vào chỗ ngồi.
- À! Các con đi ngoài sân trường, muôn hoa đua nở thật đẹp báo hiệu mùa xuân sáp đến. Trong không khí vui tươi đó, hôm nay, cô sẽ dạy cho các con bài hát "Mùa xuân đến rồi" rất hay. Các con lắng nghe nhé
- Cô hát mầu lần 1 + đàn
    + Cô vừa hát cho các con nghe bài gì vậy? 
    + Thưa cô bài "Mùa xuân đến rồi".
- Cô hát mẫu lần 2 + đàn
    + Bây giờ các con hát cùng với cô nhé
- Trẻ tập hát với cô 2-3 lần
    + Mời từng tổ hát + sửa sai
    + Mời 1-2 trẻ khá hát cho cả lớp nghe
    + Sau đó, cho cả lớp hát
2. Vận động minh hoạ
- Các con hát rất là hay, để bài hát hay hơn nữa, cô sẽ dạy các con múa minh hoạ bài "Mùa xuân đến rồi"
- Muốn múa đúng và đẹp, các con chú ý xem cô nhé
* Dạy cách múa.
- Cô làm động tác minh hoạ theo lời bài hát.
- Cả lớp cùng múa.
- Từng tổ thực hiện + sửa sai.
- Cả lớp thực hiện
3. Nghe hát
- Hôm nay cô sẽ thưởng cho các con bài hát "Cùng múa hát mùa xuân"
- Cô hát 1 lần.
    + Cô vừa hát bài gì ?
    + Thưa cô bài "Cùng múa hát mùa xuân"
- Cô hát lần 2 + động tác minh hoạ
* Giáo dục
- Tết đến, các con có vui không ? Mình mặc đồ đẹp, đi chúc tết ông bà, cha mẹ, họ hàng. Đến tết, các con thêm 1 tuổi, phải ngoan hơn nhé.
4. Trò chơi âm nhạc
- Hỏi trẻ lại cách chơi
- Cô nhắc lại
- Cả lớp cùng chơi
5. Kết thúc
Nhận xét - Tuyên dương
Mùa xuân đến rồi - Tiết 2
I. Mục đích - Yêu cầu
- Trẻ thuộc và hát diễn cảm bài hát kết hợp múa minh hoạ.
- Trẻ nhớ nội dung bài hát, bài hát cô hát cho trẻ nghe
- Trẻ say mê nghe cô hát.
- Trẻ chơi thành thạo và hứng thú trong trò chơi
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, tai nghe, chú ý, tri nhớ, ngôn ngữ
- Giáo dục: Yêu ngày Tết cổ truyền của dân tộc, Lòng yêu kính ông bà, cha mẹ
II. Chuẩn bị
- Đàn, máy cassette
III. Tiến hành
* Dạy hát
- Cô đàn 1 đoạn nhạc, đố trẻ tên bài hát
- Cô hát mẫu
- Bắt nhịp cả lớp hát vài lần.
- Tổ, nhóm hát
- Cá nhân
* Nghe hát
- Cô hát bddc + đàn lần 1
- Thế cô vừa hát cho các con nghe bài gì vậy ?
- Cô hát bddc + đàn lần 2
* Vận động minh hoạ
- Đàm thoại
    + Hôm vừa rồi, cô đã cho các con vận động gì bài "Mùa xuan đến rồi" ?
    + Thưa cô, vận động minh hoạ.
- Cô múa mẫu lại
- Cô cho cả lớp thực hiện, cô quan sát sửa sai   
- Mời tổ nhóm
* TCÂN
- Cô hỏi lại luật chơi
- 1 trẻ nói luật chơi
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
3. Kết thúc
Nhận xét - Tuyên dương.
Trường chúng em là trường mầm non. - Tiết 1
I.   Mục đích - yêu cầu:
1.   Dạy hát: 
- Trẻ hát tự nhiên, thoải mái. Trẻ hát được cùng cô cả bài, phát âm chính xác và hát rõ lời theo cô.
2.  Vận động theo nhạc: 
- Trẻ vỗ tay theo phách tốt bài hát:" Trường chúng cháu là trường Mầm non".
3.   Nghe hát: 
- Trẻ chú ý nghe cô hát từ đầu đến cuối, phát triển tai nghe âm nhạc của trẻ.
4.   Trò chơi âm nhạc: 
- Tích cực tham gia trò chơi, trẻ hiểu cách chơi và chơi được cùng cô.
II.   Phương pháp - Biện pháp:
1.   Dạy hát: 
- Phương pháp:  Biểu diễn diễn cảm
- Biện pháp: luyện tập.
2.  Vận động :
- Phương pháp: Luyện tập. 
- Biện pháp: Sửa sai. 
3.   Nghe hát: 
- Phương pháp: Biểu diễn diễn cảm.
- Biện pháp: luyện tập.
4.   Trò chơi âm nhạc: 
- Phương pháp: Thực hành.
III.  Chuẩn bị:
- Cô hát tốt + đàn tốt bài hát.
- Trống lắc, mũ gà vịt, đàn + máy casset.
IV.   Tiến hành:
1.   Dạy hát: 
- Ổn định chỗ ngồi cho trẻ.
- Cho trẻ chơi trò chơi :" Em bé"
- Cô đưa ra bức tranh vẽ khung cảnh một ngôi trường Mầm non và hỏi trẻ: cô có bức tranh gì đây?
- Cô cũng có bài hát nói về ngôi trường Mầm non cô sẽ hát cho các con nghe nha!
- Cô hát mẫu lần 1. 
- Các bé có biết cô vừa hát bài gì không?À! Đó là bài " Trường chúng cháu là trường Mầm non " của do Phạm Tuyên sáng tác.
- Bây giờ các con cùng hát với cô nhé!
+ Trẻ tập hát với cô vài lần.
+ Mời từng tổ hát + sửa sai.
+ Mời 1,2 trẻ khá lên hát.
+ Sau đó cả lớp cùng hát.
2.  Vận động theo nhạc: 
- Cô thấy lớp mình bạn nào cũng hát hay , 

File đính kèm:

  • docxam_nhac.docx