Giáo án Âm nhạc 6 - Tiết 3,4,5

 1.MỤC TIÊU:

 1.1 Kiến thức:

*Hoạt động 1:

- Hs biết: đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 1.

-Hs hiểu: cách tiếp thu phần nhạ lí:các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh.

*Hoạt động 2:

-Hs biết: tên nốt bài TĐN 1

-Hs hiểu: cách ghép lời bài TĐN 1

 1.2 Kĩ năng:

 -Hs thực hiện được : tập cho hs nhận biết các hình nốt, cách viết nhạc trên khuông.

-Hs thực hiện thành thạo: Đọc và nhận biết chính xác tên nốt trên khuông bài TĐN số 1.

 1.3 Thái độ:

-Thói quen :hs nắm vững kiến thức.

-Tính cách: Tự tin

 2 .NỘI DUNG HỌC TẬP:

Biết đđọc nốt cao độ trường đđộ bài tập đđọc nhạc số 1

 3.CHUẨN BỊ:

 3.1 Giáo viên:

 -Đàn Organ.

 3.2 Học sinh:

 -Xem bài trước ở nhà(phần nhạc lí)

 -Dụng cụ học tập

 

doc13 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc 6 - Tiết 3,4,5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần dạy:
 Tiết ppct:
 Ngày dạy :
 Tiết 3
 -ÔN TẬP BÀI HÁT:TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ .
 -NHẠC LÍ: +NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA ÂM THANH. 	 
 +CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC. 
 1.MỤC TIÊU:
 1.1 Kiến thức:
*Hoạt động 1: 
-Hs biết : hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”. 
-Hs hiểu : cách thể hiện bài hát một cách thuần thục 
*Hoạt động 2: 
-Hs biết: nêu đuợc 4 thuộc tính của âm thanh. 
- Hs hiểu : cách kể tên được 7 tên nốt nhạc, biết thứ tự dòng và khe trên khuông nhạc, biết cách viết khóa Son.
 1.2 Kĩ năng: 
-Hs thực hiện được : trình bày bái hát có lĩnh xướng,đồng ca.
-Hs thực hiện thành thạo: cách hát bài hát 
 1.3 Thái độ: 
-Thói quen: nắm vững kiến thức.
-Tính cách :tự tin vui vẻ
2 .NỘI DUNG HỌC TẬP:
 -Hs nêu đuợc 4 thuộc tính của âm thanh. Kể tên được 7 tên nốt nhạc, biết thứ tự dòng và khe trên khuông nhạc, biết cách viết khóa Son.
3.CHUẨN BỊ:
 3.1 Giáo viên:
 -Băng mẫu, máy cassette.
 3.2 Học sinh:
 -Xem bài trước ở nhà(phần nhạc lí)
 -Dụng cụ học tập.
 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1 ổn định tổ chức và kiểm diện
 6A1:…………………………………………………
 6A2:…………………………………………………
 6A3:…………………………………………………
4.2 Kiểm tra miệng: GV gọi hs hát bài “Tiếng chuông và ngọn cờ”
 +Hát thuộc lời 
 +Hát đúng cao độ, trường độ 
 	+Âm thanh có bao nhiêu thuộc tính? 
 4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*Hoạt động 1:(10p)Ôn bài : Tiếng chuông và ngọn cờ.
 -GV ghi bảng.
-GV cho hs hát ôn với băng mẫu qua 1 lần.
Hs thự hiện.
-GV cho hs vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
Hs thực hiện.
-GV cho hs thực hiện bài hát theo tổ nhóm.
HS thực hiện.
-GV kiểm tra cá nhân hs. Gv nhận xét và đánh giá.
*Hoạt động 2:(25p)Nhạc lí
 -GV ghi bảng.
-GV giới thiệu về thuộc tính của âm thanh. HS lắng nghe.
?Gv hỏi hs 4 thuộc tính của âm thanh hãy kể ra? HS trả lời.
? Gv hỏi hs cao độ là gì? HS trả lời.
-GV minh họa cho hs về cao độ.Hs lắng nghe
? Gv hỏi hs trường độ là gì? HS trả lời.
-GV minh họa cho hs về trường độ. HS lắng nghe.
? Gv hỏi hs cường độ là gì? HS trả lời.
-GV minh họa cho hs về cường độ. HS lắng nghe.
? Gv hỏi hs âm sắc là gì? HS trả lời.
-GV minh họa cho hs về âm sắc. HS lắng nghe.
-Gv kết luận về vai trò của 4 thuộc tính âm thanh.
-GV ghi bảng.
? Gv hỏi hs hãy kể tên 7 nốt nhạc? HS trả lời.
? Gv hỏi hs hãy giới thiệu về cấu tạo của khuông nhạc? HS trả lời.
? Gv hỏi hs khóa là gì?có mấy loại khóa?Khóa Son được viết bắt đầu từ đâu? HS trả lời.
 I/Ôn bài : Tiếng chuông và ngọn cờ.
 -Hát ôn với băng mẫu.
 -Hát kết hợp vỗ tay theo phách.
 -Luyện tập bài hát theo tổ nhóm.
 -Kiểm tra cá nhân hs.
 II: Nhạc lí:
 1. Những thuộc tính của âm thanh.
- Giới thiệu về thuộc tính của âm thanh: GV đọc nhạc bài Làng tôi gồm nhịp đ đcó minh hoạ.
 -Bốn thuộc tính của âm thanh:
 +Cao độ.
 +Trường độ.
 +Cường độ.
 +Âm sắc.
-Cao độ: là độ trầm bổng, cao thấp của âm thanh.
-Nghe gv hát một câu trong bài “Tiếng chuông và ngọn cờ”.
-Trường độ:là độ ngân dài,ngắn của âm thanh.
-Nghe gv hát một câu trong bài “Tiếng chuông và ngọn cờ”.
-Cường độ:là độ vang mạnh, nhẹ của âm thanh.
-Nghe gv minh họa.
-Âm sắc: là sắc thái, màu sắc khác nhau của âm thanh.
-Nghe gv minh họa.
-Những thuộc tính này tạo nên giai điệu các bản nhạc góp phần diễn tả mọi trạng thái tình cảm khác nhau của con người.
2.Các kí hiệu âm nhạc:
-Đô-rê-mi-pha-son-la-si.
-Cấu tạo:gồm 5 dòng và bốn khe thứ tự dòng và khe tính từ dưới lên.
-Khóa:là kí hiệu để xác định tên nốt.
 Có 3 loại khóa:khóa Son, Pha, Đô.
 Khóa Son được viết bắt đầu từ dòng 2(là vị trí nốt Son).
4.4 Tổng kết:
 -Cho hs ôn tập bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”.
4.5 Hướng dẫn học tập:
* Đối với tiết này :
-Tập kẻ khuông nhạc, viết khóa Son và 7 nốt nhạc trên khuông nhạc.
-Trả lời 2 câu hỏi trong SGK.
* Đối với tiết sau: 
-Chuẩn bị trước ở nhà tiết 4( phần Nhạc lí và tập đọc nhạc số 1).
 5.Phụ lục
 Tuần dạy: 
 Tiết pppct:
 Ngày dạy:
 Tiết 4
 -NHẠC LÍ: CÁC KÍ HIỆU GHI TRƯỜNG ĐỘ CỦA ÂM THANH.
 -TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1.
 1.MỤC TIÊU:
 1.1 Kiến thức: 
*Hoạt động 1:
- Hs biết: đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 1. 
-Hs hiểu: cách tiếp thu phần nhạ lí:các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh.
*Hoạt động 2:
-Hs biết: tên nốt bài TĐN 1
-Hs hiểu: cách ghép lời bài TĐN 1
 1.2 Kĩ năng:
 -Hs thực hiện được : tập cho hs nhận biết các hình nốt, cách viết nhạc trên khuông. 
-Hs thực hiện thành thạo: Đọc và nhận biết chính xác tên nốt trên khuông bài TĐN số 1.
 1.3 Thái độ: 
-Thói quen :hs nắm vững kiến thức.
-Tính cách: Tự tin 
 2 .NỘI DUNG HỌC TẬP:
Biết đđọc nốt cao độ trường đđộ bài tập đđọc nhạc số 1
 3.CHUẨN BỊ:
 3.1 Giáo viên:
 -Đàn Organ.
 3.2 Học sinh:
 -Xem bài trước ở nhà(phần nhạc lí)
 -Dụng cụ học tập
 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
 6A1:…………………………………………………
 6A2:…………………………………………………
 6A3:…………………………………………………
4.2 Kiểm tra miệng: GV gọi hs hát bài “Tiếng chuông và ngọn cờ”
 +Hát thuộc lời
 +Hát đúng cao độ, trường độ
 4.3 Tiến trình bài học: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học 
*Hoạt động 1:(10p)Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ
 -Gv ghi bảng.
-Gv cho hs đọc bài trong SGK qua 1 lần.Hs thực hiện.
-Gv giới thiệu sơ qua 5 loại hình nốt cho hs nắm bắt.Hs chú ý lắng nghe và ghi chép.
-Gv ghi bảng.
-Gv cho hs đọc bài trong SGK.Hs thực hiện.
-Gv giới thiệu và chỉ dẫn cho hs 5 cách viết các hình nốt trên khuông.
-Gv ghi bảng.
-Gv cho hs đọc bài trong SGK .Hs thực hiện.
-Gv hướng dẫn hs cách viết hình dấu lặng.Hs theo dõi và ghi chép.
*Hoạt động 2:(25p) Tập đọc nhạc: TĐN số 1.
-Gv ghi bảng.
-Gv cho hs đọc tên nốt nhạc trên khuông.Hs thực hiện.
-Gv đọc mẫu bài TĐN số 1 qua 1 lần.Hs lắng nghe.
-GV cho HS khởi động giọng Đô trưởng. HS thực hiện.
-Gv tiến hành dạy đọc nhạc với đàn Organ.Hs thực hiện.
-Gv cho hs tự ghép lời ca. 
-Gv cho hs luyện tập TĐN số 1 theo tổ, nhóm.
 I.Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ.
Hình nốt:
 -Đọc bài trong SGK.
 -5 hình nốt:
 1tròn=2lần trắng=4 lần đen=8lần móc đơn=16 lần móc kép.
 2.Cách viết các hình nốt trên khuông:
 -Đọc bài trong SGK.
 -5 cách viết:
 +Nốt nhạc hình bầu dục nằm nghiêng về bên phải.
 +Các nốt nhạc ở dòng thứ 3 đuôi nốt có thể quay lên hoặc quay xuống.
 +Các nốt từ khe thứ 3 trở lên đuôi nốt quay xuống.
 + Các nốt từ khe thứ 2 trở xuống đuôi nốt quay lên.
 +Các nốt móc đứng cạnh nhau có thể nối với nhau bằng 1,2,3 vạch ngang.
 3. Dấu lặng:
 -Đọc bài trong SGK.
 -Cách viết dấu lặng.
 II. Tập đọc nhạc: TĐN số 1.
 -Đọc tên nốt trên khuông.
 -Nghe Gv đọc mẫu bài TĐN số 1.
-Luyện thanh:1-2 phút. Đọc gam Đô trưởng.
Dạy đọc nhạc với đàn Organ.
 -Ghép lời ca.
 -Luyện tập TĐN số 1 theo tổ, nhóm.
4.4 Tổng kết :
 -Cho hs ôn tập bài TĐN số 1.
4.5 Hướng dẫn học tập:
* Đối với tiết này :
 -Tập viết các hình nốt và dấu lặng trên khuông nhạc.
 -Ôn TĐN số 1.
-Trả lời 2 câu hỏi trong SGK.
* Đối với tiết sau:
-Chuẩn bị trước ở nhà tiết 5( phần lời bài hát Vui bước trên đường xa).
 5 .Phụ lục
 Tuần dạy: 
 Tiết ppct:
 Ngày dạy:
 Tiết 5 51
 HỌC HÁT BÀI: VUI BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG XA.
 1.MỤC TIÊU:
 1.1 Kiến thức: 
 *Hoạt động 1:
 -Hs biết : thêm nhiều về nhạc sĩ dân ca
 -Hs hiểu : bài hát thuộc dân ca Nam Bộ
*Hoạt động 2:
 -Hs biết : hát đúng giai điệu và lời ca bài hát “øVui bước trên đường xa”
 -Hs hiểu : cách thể hiện bài hát 
 1.2 Kĩ năng:
 -Hs thực hiện được : hs hát thể hiện tình cảm .
 -Hs thực hiện thành thạo cách hát hòa giọng.
1.3 Thái độ: 
-Thói quen: qua bài hát hs biết thêm về bài hát thuộc làn điệu dân ca Nam Bộ. –Tính cách: Qua đó hs thêm yêu quý và trân trọng dân ca Việt Nam.
2 .NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Học sinh hát đúng giai đđiệu về lời ca bài hát vui bước đđường xa.
3.CHUẨN BỊ:
 3.1Giáo viên:
 -Máy nghe,đĩa nhạc.
 -Đàn Organ.
 3.2Học sinh:
 -Xem bài trước ở nhà(bài hát “Vui bước trên đường xa”).
 -Dụng cụ học tập
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 6A1:…………………………………………………
 6A2:…………………………………………………
 6A3:…………………………………………………
4.2 Kiểm tra miệng:GV gọi hs đọc bài TĐN số 1.
 +đọc đúng tên nốt
 +đọc đúng cao độ, trường độ
 +bài hát “vui bước đđường xa”đđược viết ở nhịp mấy?(2/4)
-gv nhận xét và đánh gía.
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung bài học
*Hoạt động 1:(7p) Giới thiệu bài hát 
-Gv ghi bảng.
-Gv giới thiệu sơ lược về bài hát cho hs.Hs chú ý lắng nghe.
*Hoạt động 2:(28p) Dạy hát
-Gv ghi bảng.
- GV cho hs nghe bài hát với băng mẫu.HS lắng nghe.
- GV hát mẫu cho hs nghe.HS lắng nghe.
- Gv phân tích cấu trúc bài hát:về nhịp,giọng, chia mấy câu.
-Gv cho HS luyện thanh với đàn Organ gam Đô trưởng.Hs thực hiện.
-Gv tiến hành dạy hát cho hs từng câu với đàn Organ theo lối móc xích.
-Gv lưu ý cho hs các nốt luyến âm.Dấu nhắc lại(hát quay lại 2 lần).
-Gv cho hs ghép cả bài hát với băng mẫu. Hs thực hiện.
-Gv cho hs thực hiện bài hát theo tổ, nhóm.
Hs thực hiện.
-Gv cho cá nhân hs thực hiện. Gv nhận xét và sửa sai cho hs.
-Gv ghi bảng. Học sinh ghi bài
-Gv cho học sinh hát với băng mẫu 1 lần. 
-Gv cho học sinh thực hiện bài hát theo tổ nhóm. Hs thực hiện.
-Gv kiểm tra các nhómhs. Gv nhận xét đánh giá
 1.Giới thiệu bài hát: 
 -Bài hát Vui bước trên đường xa theo điệu Lí con sáo Gò Công (Dân ca Nam Bộ)đặt lời mới Hoàng Lân.
 -Bài hát Lí con sáo Gò Công có nguồn gốc ở huyện Gò Công Đông(Tiền Giang) do nhạc sĩ Trần Kiết Tường sưu tầm và ghi âm.
 2.Dạy hát: 
 -Nghe bài hát với băng mẫu.
 -Nghe Gv hát mẫu bài hát.
 -Phân tích cấu trúc bài hát: 
 +nhịp 2/4, giọng Đô trưởng.
 +Chia 4 câu nhạc ứng với 4 câu lời.
 -Luyện thanh:1-2 phút. Đọc gam Đô trưởng.
 -Dạy hát từng câu theo lối móc xích.
 Câu 1+2+3+4=cả bài.
 -Lưu ý các nốt luyến âm. Dấu nhắc lại.
 -Ghép cả bài hát với băng mẫu.
 -Luyện tập bài hát theo tổ ,nhóm.
 -Cá nhân hs thực hiện.
* Ôn tập bài hát: Vui bước đường xa
 -Hát mẫu với băng mẫu.
-Luyện tập bài hát theo tổ nhóm.
-Kiểm tra các nhóm học sinh
4.4 Tổng kết:
 -Cho hs ôn tập bài hát “Vui bước trên đường xa”.
4.5Hướng dẫn học tập:
* Đối với tiết này:
 -Học thuộc lời bài hát “Vui bước trên đường xa”.
 -Trả lời 2 câu hỏi trong SGK.
 * Đối với tiết sau :
-Chuẩn bị trước ở nhà tiết 6( phần nhạc lí và bài TĐN số 2 ).
 5.Phụ lục:

File đính kèm:

  • docam nhac 6(1).doc
Giáo án liên quan