Giáo án Âm nhạc 6 tiết 31: Học hát bài "Hô-La-hê, hô-la-hô", bài đọc thêm Trống đồng thời đại Hùng Vương

Hoạt động 1: Học hát (25p)

- GV: ghi nội dung và treo tranh.

- HS: cả lớp ghi bài và quan sát.

- GV: Giới thiệu bài: Nước Đức có một nền âm nhạc phát triển rất mạnh, được lịch sử âm nhạc thế giới công nhận. Đất nước này đã sản sinh ra những nhạc sĩ cực kì nổi tiếng như: J.S.Bach, L.V.Bết-tô-ven, F.Men-đen-xơn, J.Brams, . Một trong nhiều nguyên nhân làm âm nhạc Đức phát triển là do nền dân ca của họ rất hay, rất phong phú. Hôm nay chúng ta sẽ học bài dân ca Đức tên là: “Hô-la-hê, Hô-la-hô” là những từ đệm giống như tiếng tình tang, tình bằng, trong dân ca Việt Nam.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc 6 tiết 31: Học hát bài "Hô-La-hê, hô-la-hô", bài đọc thêm Trống đồng thời đại Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8, Tiết 31	
Tuần 31
Học hát bài: 	HÔ-LA-HÊ, HÔ-LA-HÔ
Bài đọc thêm: 
	TRỐNG ĐỒNG THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG
I/ MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- HS biết bài Hô-la-hê, hô-la-hô là dân ca Đức, biết Hô-la-hê, hô-la-hô là những từ đệm giống như những tiếng tình tang, tình bằng, trong dân ca Việt Nam, biết được tính chất âm nhạc vui tươi sôi nổi, thể hiện niềm lạc quan yêu đời của bài hát. 
- HS có những hiểu biết về trống đồng - một hiện vật tiêu biểu cho đỉnh cao văn hóa của dân tộc Việt Nam chúng ta
2. Kĩ năng: 
- HS thực hiện thành thạo: hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát Hô-la-hê, Hô-la-hô.
- HS thực hiện được: tập hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu bài hát Hô-la-hê, Hô-la-hô.
3. Thái độ: 
- Thói quen: Qua nội dung bài hát giúp các em thêm yêu thương, đoàn kết, gắn bó với nhau. Thêm tin tưởng, lạc quan vào cuộc sống tươi vui, tốt đẹp. Biết tự hào, giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống của dân tộc.
- Tính cách: HS tích cực hơn trong học tập.
II/ NỘI DUNG HỌC TẬP: Học hát bài Hô-la-hê, hô-la-hô.
III/ CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Đàn, máy đĩa, đĩa nhạc, tranh nhạc và hát thuần thục bài Hô-la-hê, Hô-la-hô.
2. Học sinh: vở ghi bài và đồ dùng học tập của học sinh.
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp (1p)
2. Kiểm tra miệng: (10p)
- GV: cho HS xung phong hoặc gọi 1-2 HS trình bày bài TĐN số 9.
- HS: cá nhân trình bày( đọc đúng nhạc, hát thuộc lời: Đ, ngược lại: CĐ).
- GV: cho HS nhận xét.
- HS: 1-2 HS nhận xét.
- GV: nhận xét, sửa sai nếu có và đánh giá.
3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Học hát (25p)
- GV: ghi nội dung và treo tranh.
- HS: cả lớp ghi bài và quan sát.
- GV: Giới thiệu bài: Nước Đức có một nền âm nhạc phát triển rất mạnh, được lịch sử âm nhạc thế giới công nhận. Đất nước này đã sản sinh ra những nhạc sĩ cực kì nổi tiếng như: J.S.Bach, L.V.Bết-tô-ven, F.Men-đen-xơn, J.Brams, . Một trong nhiều nguyên nhân làm âm nhạc Đức phát triển là do nền dân ca của họ rất hay, rất phong phú. Hôm nay chúng ta sẽ học bài dân ca Đức tên là: “Hô-la-hê, Hô-la-hô” là những từ đệm giống như tiếng tình tang, tình bằng,  trong dân ca Việt Nam.
- HS: cả lớp theo dõi.
- GV: Mở đĩa cho HS nghe bài hát qua 1 lần.
- HS: nghe và cảm nhận giai điệu. 
- GV: hướng dẫn HS phân tích bài hát: 
Bài hát có cấu trúc 1 đoạn gồm 4 câu:
+ Câu 1: 4 ô nhịp.
+ Câu 2: 4 ô nhịp.
+ Câu 3: 8 ô nhịp.
+ Câu 4: 7 ô nhịp.
- HS: theo dõi và ghi bài.
- GV: Đàn và bắt nhịp cho HS luyện thanh theo gam trưởng 1-2 lần.
- HS: cả lớp luyện thanh.
- GV: hướng dẫn HS tập hát từng câu: GV đàn và hát mẫu câu 1(2-3 lần) yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo. GV vừa hát vừa vỗ tay mẫu theo tiết tấu của câu 1 và bài này có tiết tấu khá đa dạng. Sau khi hát mẫu GV bắt nhịp cho HS hát và vỗ tay theo tiết tấu câu 1(2-3 lần). Sau đó chỉ định 1-2 HS hát khá hát lại câu này cho HS nghe và tự điều chỉnh. Câu 2 tập tương tự câu 1, khi tập xong câu 2 thì GV bắt nhịp cho HS hát nối 2 câu lại. Các câu còn lại tập tương tự cho đến hết bài theo lối móc xích.
- HS: cả lớp tập hát.
- GV: nhận xét, sửa sai từng câu cho đến khi HS hát tốt.
- GV: Yêu cầu HS hát đầy đủ cả bài kết hợp vỗ tay theo tiết tấu 1-2 lần.
- HS: cả lớp thực hiện.
- GV: nhận xét, sửa sai cho HS.
- GV: hướng dẫn HS trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh theo lối hát đối đáp: nửa lớp hát lời, nửa còn lại hát “Hô-la-hê, Hô-la-hô” và ngược lại. Chú ý thể hiện sắc thái vui tươi, sôi động, kết bài bằng cách nhắc lại câu “Hô-la-hê, Hô-la-hô” thêm 2 lần nữa.
- Hs: cả lớp thực hiện.
- GV: nhận xét, sửa sai nếu có và tuyên dương HS.
Hoạt động 2: Bài đọc thêm: Trống đồng thời đại Hùng Vương.(5p)
- GV: ghi nội dung 2.
- HS: Ghi bài.
- GV: chỉ định HS đọc từng phần của bài.
- HS: cá nhân đọc.
- GV: giảng giải sơ lược nội dung cho HS hiểu.
( Nội dung này chỉ thực hiện khi cịn thời gian)
I. Học hát bài:
HÔ-LA-HÊ, HÔ-LA-HÔ
Dân ca Đức
Bài hát được viết ở giọng đô trưởng theo nhịp , có cấu trúc 1 đoạn gồm 4 câu:
+ Câu 1: 4 ô nhịp.
+ Câu 2: 4 ô nhịp.
+ Câu 3: 8 ô nhịp.
+ Câu 4: 7 ô nhịp.
II. Bài đọc thêm:
TRỐNG ĐỒNG THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG
4. Tổng kết: (3p)
- GV: cho HS xung phong hoặc chỉ định 1-2 HS trình bày bài hát “Hô-la-hê, hô-la-hô”.
- HS: cá nhân trình bày.
- GV: nhận xét, sửa sai nếu có và có thể đánh giá nếu HS trình bày tốt.
5. Hướng dẫn học tập: (1p)
- Hát thuần thục đúng sắc thái bài Hô-la-hê, Hô-la-hô.
- Đọc trước tên nốt bài TĐN số 10 để chuẩn bị cho tiết học sau.
V/ PHỤ LỤC: (không có)
VI/ RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung: 	
Phương pháp: 	
Phương tiện: 	

File đính kèm:

  • docTiet_31_OBH_HolaheHolaho_TDN_so_10_20150726_050712.doc