Giáo án 4 tuổi - Võ Thị Xinh - Chủ đề: Cơ thể bé

I. Mục đích yêu cầu:

- Treû nhớ tên, hiểu nội dung câu truyện: tất cả các bộ phận trên cơ thể như mắt, mũi, miệng lưỡi đều rất quan trọng và không thể thiếu được, cần phải yêu quý, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.(CS 64)

- Rèn kỹ năng kể chuyện theo tranh. Thông qua kể chuyện, đàm thoại cùng cô phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Giáo dục trẻ tích cực hoạt động. Thông qua câu truyện giáo dục các cháu biết yêu quý và có ý thức giữ gìn cơ thể sạch sẽ.

II. Chuẩn bị:

- Một bó hoa (có mùi thơm). Tranh câu truyện,

III. Tổ chức hoạt động

 

1. Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu.

- Lớp hát “Mừng sinh nhật”

- Cô tạo tình huống: Hôm nay là sinh nhật của bạn Châu, cô sẽ tặng cho bạn Châu một món quà nhé!

- Cô gọi Bé Châu lên đứng gần cô và yêu cầu cháu nhắm mắt lại, cô đưa 1 bó hoa (có mùi thơm) ra hỏi trẻ:

- Con có biết cô tặng con món quà gì không?

- Vì sao nhắm mắt lại mà con vẫn biết món quà của cô là bó hoa?

- Nhờ bộ phận gì mà con ngửi thấy mùi thơm của hoa?

- Con thấy mũi có quan trọng với chúng ta không?

- Mũi rất quan trọng, vậy mà có 1 bạn nhỏ không biết quý trọng cái mũi của mình, cậu còn có ý định vứt bỏ cái mũi của mình đi.

 

doc27 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3889 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án 4 tuổi - Võ Thị Xinh - Chủ đề: Cơ thể bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lấy chữ cái cháu đã biết
-Cô giới thiệu chữ cái ă.
- Cô phát âm – cá nhân – lớp
vChữ â
- Cho cháu nghe bài hát “Đường và chân”
- Cho trẻ xem từ “Đường và chân” - Cá nhân đọc – lớp phát âm
- Yêu cầu trẻ lấy chữ cái cháu đã biết
-Cô giới thiệu chữ cái â.
- Cô phát âm – cá nhân – lớp đọc.
v So sánh a ă – a â
- Chữ a không có dấu mũ, chữ ă, â có dấu mũ ă,â
- Cá nhân phát âm- lớp đồng thanh
* Hoạt động 2: Trò chơi
 - “Tìm chữ theo hiệu lệnh”
 - “Về đúng nhà của bé”
-Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi-Tổ chức cho cháu chơi
vKết thúc hoạt động
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
1. Sức khỏe
..........................................................................................................................................................................................................................................................
2. Kiến thức- kỹ năng
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Thái độ
.........................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 02.10.2014
 XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ PHÍA TRÊN, PHÍA DƯỚI, PHÍA TRƯỚC, PHÍA SAU SO VỚI BẢN THÂN VÀ CỦA ĐỐI TƯỢNG KHÁC.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Trẻ xác định được vị trí phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau so với bản thân và của đối tượng khác.(CS 108)
- Rèn kỹ năng định hướng trong không gian
- Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II. CHUẨN BỊ 
- Một số búp bê,đồ vật( bút chì, vở, mũ, giày dép…)
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Hát bài “ tay thơm,tay ngoan” 
*Hoạt động 1: Luyện tập xác định phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới của bản thân 
- Cho trẻ tìm một số đồ vật( mũ, dép, bút chì, vở và đặt vào vị trí theo yêu cầu của cô và bạn (đặt vào phía trước,phía sau,phía trên,phía dưới,phía phải,trái của bản thân trẻ)
* Hoạt động 2: Nhận biết phía trước,phía sau,phía trên, phía dưới,phải,trái của đối tượng khác
- Cho trẻ chơi trò chơi: đồ dùng gì và ở đâu 
-Mời 1 trẻ lên –cô để đồ vật ở bên trái,phải –yêu cầu trẻ dưới nói xem nếu đồ vật ở bên trái của bạn thì ở bên nào của con,tương tự bên phải
-Cô để búp bê làm vật chuẩn-yêu cầu trẻ xếp lọ hoa bên phải búp bê,quả bóng bên trái búp bê,cái mũ trên đầu búp bê,đôi dép dưới chân búp bê
+ Cách chơi: mời 1 trẻ lên chơi ngồi ở giữa lớp.Cô nói “trời tối” cả lớp nhắm mắt lại,cô lấy 2 đồ chơi đặt ở 2 phía(trên,dưới hoặc trước,sau) của bạn lên chơi, sau đó cô nói: ‘trời sáng” cả lớp mở mắt ra và đếm 1; 2 ;3 (đếm chậm) trong thời gian cô đếm,trẻ quan sát và ghi nhớ xem cô vừa đặt đồ chơi gì và ở phía nào của bạn lên chơi.khi đếm đến 3 cô cất đồ chơi đi và cho trẻ nói xem cô vừa đặt đồ chơi gì và ở phía nào của bạn.(lần sau cô cho trẻ tự chơi)
- Cho trẻ chơi: ai tinh mắt ( trẻ tìm xung quanh lớp và xác định những đồ dùng gì ở trên,ở dưới,ở trước, sau(máy quạt ở trên cao,ti vi ở trên tủ,xe ở dưới kệ….)
- Mời 3 trẻ lên xếp hàng cho trẻ xác định mình đứng ở vị trí nào của bạn( trước hay sau,phải hay trái…)
* Hoạt động 3: Luyện tập xác định phía trên,dưới, phía trước, phía sau
- Cho trẻ chơi trò chơi về đúng nhà( yêu cầu trẻ về đứng ở phía trước nhà,sau nhà…)
+Trẻ chơi 3-4 lần.
-Cho cháu chơi:Lộn cầu vồng
- Trẻ chơi trò chơi “ bé tập đi”.
+Cách chơi: 1 trẻ đứng lên trên cùng quay lưng xuống dưới, thỉnh thoảng quay mặt xuống nhìn chừng, các trẻ khác đứng dưới vạch mức và bước lên từng bước sao cho trẻ đứng trên cùng không thấy mình bước ,và cứ như thế trẻ nào bước về đích trước tiên là thắng cuộc.(Đích có thể là phía trước,sau,phải,trái của bạn điều khiển)
+Luật chơi: Nếu bị trẻ đứng trên nhìn xuống phát hiện mình đang bước là coi như đã thua cuộc.
vKết thúc hoạt động.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
1. Sức khỏe
..........................................................................................................................................................................................................................................................
2. Kiến thức- kỹ năng
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Thái độ
.........................................................................................................................................................................................................................................................
 *****J*****
KẾ HOẠCH DẠY BÙ THỨ SÁU
 CHUYỆN: CẬU BÉ MŨI DÀI
I. Mục đích yêu cầu:
- Treû nhớ tên, hiểu nội dung câu truyện: tất cả các bộ phận trên cơ thể như mắt, mũi, miệng lưỡi đều rất quan trọng và không thể thiếu được, cần phải yêu quý, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.(CS 64)
- Rèn kỹ năng kể chuyện theo tranh. Thông qua kể chuyện, đàm thoại cùng cô phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
- Giáo dục trẻ tích cực hoạt động. Thông qua câu truyện giáo dục các cháu biết yêu quý và có ý thức giữ gìn cơ thể sạch sẽ.
II. Chuẩn bị: 
Một bó hoa (có mùi thơm). Tranh câu truyện, 
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu.
- Lớp hát “Mừng sinh nhật”
- Cô tạo tình huống: Hôm nay là sinh nhật của bạn Châu, cô sẽ tặng cho bạn Châu một món quà nhé!
- Cô gọi Bé Châu lên đứng gần cô và yêu cầu cháu nhắm mắt lại, cô đưa 1 bó hoa (có mùi thơm) ra hỏi trẻ: 
- Con có biết cô tặng con món quà gì không?
- Vì sao nhắm mắt lại mà con vẫn biết món quà của cô là bó hoa?
- Nhờ bộ phận gì mà con ngửi thấy mùi thơm của hoa?
- Con thấy mũi có quan trọng với chúng ta không?
- Mũi rất quan trọng, vậy mà có 1 bạn nhỏ không biết quý trọng cái mũi của mình, cậu còn có ý định vứt bỏ cái mũi của mình đi.
- Để biết đó là ai thì các con lắng nghe cô kể câu truyện “Cậu bé Mũi Dài”!
2. Hoạt động 2: Bé nghe cô kể truyện!
* Cô kể lần 1: Kể diễn cảm + xem tranh.
- Cô kể đến “ước gì cái mũi tôi biến mất… tay cũng chẳng để làm gì cả”. Hỏi trẻ “Nếu mũi, tay và tai bị biến mất thì chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ?
* Giảng nội dung
- Có một chú bé mũi rất dài, chú cảm thấy vô cùng vướng víu. Cậu ấy ước mũi của cậu ấy biến mất, cậu cũng chẳng cần tai và tay nữa, cậu ấy chỉ cần có miệng mà thôi. Các bạn ong, chim họa mi, các cô hoa giải thích cho bé Mũi Dài hiểu sự ích lợi và quan trọng của các bộ phận đó. Từ đó cậu bé Mũi Dài không còn ý định vứt chúng đi nữa mà nghe lời người lớn luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, - Cô kể lần 2: Diễn cảm + tranh.
* Đàm thoại:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
- Vì sao mọi người lại gọi cậu bé là “Bé Mũi Dài”?
-Vào một buổi sáng, cậu bé Mũi Dài thấy 1 cây táo sai trĩu quả, cậu ấy muốn trèo và hái quả táo, nhưng cậu bé không sao trèo lên được, nguyên nhân vì sao?
- Khi bực quá, câu bé Mũi Dài đã nói gì?
- Khi nghe Mũi Dài nói thế, chú Ong đã nói gì với Mũi Dài?
- Chim họa mi đã nói gì với Mũi Dài?
- Các cô hoa nói với Mũi Dài như thế nào?
- Sau khi nghe xong, Mũi Dài nghĩ điều gì?
-Các con thấy các bộ phận trên cơ thể mình có quan trọng không?Vì sao?
+ Giáo dục tư tưởng: tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều rất quan trọng. Mắt để nhìn, tay để nghe, mũi để thở và ngửi, tay để cầm nắm… Vậy các con cần phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể của mình?
- Ngoài ra các con còn phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh. Sáng đi học sớm để tập thể dục. Như vậy cơ thể của chúng ta mới luôn khỏe mạnh.
3. Hoạt động 3: Bé cùng kể truyện!
- Cô phát cho mỗi tổ 4 bức tranh, hướng dẫn các cháu kể truyện theo tranh.
*Kết thúc.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
1. Sức khỏe
..........................................................................................................................................................................................................................................................
2. Kiến thức- kỹ năng
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Thái độ
.........................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH TUẦN 2
Từ ngày 06.10.2014 -> 10.10.2014
Chủ đề nhánh: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
 Thứ
Hoạt động
Thứ hai
29.9.2014
Thứ ba
30.9.2014
Thứ tư
01.10.2014
Thứ năm
02.10.2014
Thứ sáu
03.10.2014
Đón trẻ- Thể dục sáng
Cô đón trẻ ân cần, nhắc trẻ chào cô và bố mẹ khi đến lớp.
Hướng dẫn trẻ nhận biết đúng kí hiệu và để đồ dùng cá nhân gọn gàng.
Trò chuyện về bữa ăn sáng của bé.
- Điểm danh sáng.
Tập thể dục sáng: Tập theo bài hát “ Cả nhà thương nhau”
+ Hô hấp: Thổi bóng bay ( 4l)
+ Tay : Đưa trước đưa cao ( 2lx4n)
+ Bụng : Cúi gập người về trước ( 2lx4n)
+ Chân : Đưa từng chân ra trước lên cao ( 2lx4n)
+ Bật : Bật tại chổ ( 4l)
*Thứ 2,4,6 vận động theo bài hát“Cả nhà thương nhau”.Thứ 3,5 tập theo nhịp hô
Hoạt động học
* KNS
Bé gấp quần áo
*PTMT
Sáng tạo từ bàn tay
*Dạy hát: Cái mũi
* PTNN
Ôn số lượng 5.Ôn các số từ 1-5
* PTNT
Khám phá các giác quan
*PTNN
Trò chơi a,ă,â
* Cháu nghỉ (Sinh hoạt chuyên môn)
Hoạt động ngoài trời
*Trò chơi
+Cướp cờ
+Pha nước chanh 
* Chơi tự do.
* Quan sát thời tiết
Trò chơi 
+ Bánh xe quay.
+ Ép chuối.
* Chơi tự do
* Chăm sóc vườn rau
* Trò chơi
+ Mèo đuổi chuột.
+ Trời mưa
*Chơi tự do
*Vẽ tự do 
*Trò chơi
+ Chạy theo hiệu lệnh
+ Ngửi hoa
* Chơi tự do
Hoạt động góc
1. Góc học tập:
Xem truyện tranh, tập tô theo nét chấm mờ.
Tập tô viết số 1-2-3,4,5 Tô số in rỗng và nối đúng số lượng.Can chữ cái o,ô,ơ,a ,ă, â.Nối chữ,can chữ a,ă,â. Sao chép tên theo mẫu.Chơi: Gieo xúc xắc
2. Góc nghệ thuật:
Vẽ quần áo, Nặn đồ chơi tặng bạn, Tô màu bé trai,bé gái.
Tô tranh chủ đề, cắt dán quần áo.Xâu vòng đeo tay, Tô màu tranh theo yêu cầu.
3. Góc xây dựng:
Trẻ biết phân vai chơi, chơi với đồ chơi trong góc mà trẻ thích.
Xây theo ý thích của trẻ.Xây vườn hoa
4. Góc phân vai:
Trẻ biết phân nhóm chơi ( nhóm bán hàng- gia đình), biết phân vai chơi ( Bố- mẹ- con ..)
Chơi bán hàng (bán trang phục nam, nữ..
5. Góc thiên nhiên:
Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi: Ô ăn quan, đong nước vào chai.
Chăm sóc cây: Tưới nước- nhặt lá sâu.
Vệ sinh- Ăn trưa- Ngủ trưa
Trẻ biết rửa tay trước khi ăn, đánh răng sau khi ăn.
Trẻ cách sắp xếp và trang trí bàn ăn. Biết xếp hàng trật tự khi nhận thức ăn.
Biết mời cô và bạn cùng ăn cơm. Giáo dục trẻ không làm rơi vãi thức ăn và động viên trẻ ăn hết suất.
Trẻ tự trải nệm gối để ngủ.
Vận động nhẹ nhàng trước giờ ngủ.
Chơi- Hoạtđộng theo ý thích.
- Trẻ tự giới thiệu về bản thân.
-vận động theo bài hát “Ồ sao bé không lắc”
- Hướng dẫn trẻ gắn bảng “Hôm qua,hôm nay..”
-Chơi: hãy làm theo yêu cầu của tôi.
- Thực hành thao tác rửa tay bằng xà phòng
-Trẻ nói về sở thích của bản thân.
-Vệ sinh lớp học.
-Nêu gương cuối tuần.
-Cháu xem hoạt hình. 
Trả trẻ
Cho trẻ thay quần áo, cô chải tóc,buộc tóc cho trẻ.
Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp, vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu phục vụ chủ đề.
Thứ hai, ngày 06.10.2014
KNS: BÉ XẾP QUẦN ÁO
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết xếp quần áo ngay ngắn,biết giữ quần áo sạch sẽ (CS5)
- Rèn kỹ năng xếp quần áo
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động tích cực, giữ gìn quần áo sạch đẹp
II. Chuẩn bị:
- Một số áo quần của trẻ
II/ Toå chöùc hoaït ñoäng:
-Hoạt động 1:Đi siêu thị
+Cho cháu chơi đi siêu –Yêu cầu mỗi cháu đi siêu thị phải mua cho mình một bộ quần áo 
-Hoạt động 2: Xếp quần áo
- Cho trẻ chơi xếp tự do với những chiếc áo quần của trẻ – trẻ nhận xét sau khi xếp 
- Làm mẫu: Đầu tiên cô lấy ra một cái quần,để cái quần trước mặt,vuốt cho ngay ngắn,xếp 2 ống quần lại,xếp đôi cái quần lại,xong cái quần .Tiếp tục lấy cái áo ra,để trước mặt, vuốt cho ngay ngắn,xếp 2 tay áo vào trong, xếp đôi áo lại ta xong cái áo-Xếp chồng cái áo lên cái quần –Bỏ quần áo vào cặp
* Thực hành: Trẻ thực hành tự xếp quần áo ( cô chú ý hướng dẫn, gợi ý trẻ, động viên trẻ)
-Hoạt động 3. Trò chơi: “Ai xếp nhanh”
-Cách chơi: Chia cháu thành 2 đội chơi,mỗi đội có một cái giỏ đựng nhiều quần áo lẫn lộn.Yêu cầu tìm ra cho đúng bộ và xếp cho nhanh.Đội nào xếp nhanh trước ,đội đó chiến thắng
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
1. Sức khỏe
..........................................................................................................................................................................................................................................................
2. Kiến thức- kỹ năng
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Thái độ
.........................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 07.10.2014
BÉ SÁNG TẠO TỪ BÀN TAY
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Cháu in được hình bàn tay của mình và vẽ thêm các chi tiết phụ, để tạo thành hình ảnh mà cháu thích: bông hoa, con bướm, con chim…. Dưới sự hướng dẫn của cô. Biết được bàn tay là một bộ phận của cơ thể và ích lợi của đôi tay.(cs 6)
Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay. Rèn khả năng sáng tạo của trẻ.
Cháu hứng thú tham gia vào hoạt động. Giáo dục luôn giữ gìn vệ sinh đôi bàn tay sạch sẽ. Cháu biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
Tranh mẫu của cô: in hình bông hoa, con bướm, con chim
Một số tranh lô tô con bướm , con cá, con chim , bông hoa…
Nhạc không lời.
Hình ảnh pp về sáng tạo từ bàn tay
2. Đồ dùng của trẻ
Giấy A4.
Màu tô nước , cọ ,khăn lau tay ,nước 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
* Ổn định
Cô cháu cùng hát “ Tay thơm tay ngoan”
Cùng trò chuyện về nội dung bài hát.
 +Bài hát nói về điều gì ?
 +Bàn tay như thế nào?
Lồng ghép giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh đôi tay sạch sẽ để phòng một số bệnh: tiêu hóa, đau mắt đỏ…
* Hoạt động 1: Xem hình ảnh
-Cho cháu xem những hình ảnh được sáng tạo từ bàn tay (xem trên máy tính)
-Cháu đã được nhìn thấy những gì?
* Hoạt động 2:Hướng dẫn
Cô đọc câu đố về bàn tay đố cháu 
Năm ông cùng ở một nhà Tình huynh nghĩa đệ vào ra thuận hòaBốn ông tuổi đã lên ba Một ơng đã già mới lại lên hai
Cho cháu xem tranh vẽ hỏi trẻ cô có những hình gì? 
Cho cháu nhận xét về bức tranh: hình dáng, màu sắc.
Hướng dẫn :
+ Các cháu quan sát xem các hình ảnh này cô dùng gì để tạo ra vậy?
+ Muốn có được những hình dáng theo ý thích như thế này thì cô phải làm thế nào nữa?
-> Tất cả các hình này cô đều dùng bàn tay của mình in lên giấy , sau đó cô vẽ thêm chi tiết phụ để tạo thành hình ảnh mà cô thích .( VD: muốn vẽ con cá, đầu tiên cô in bàn tay, sau đó cô vẽ thêm mắt, vây nữa. …)
Sau khi in bàn tay và vẽ thêm chi tiết phụ xong thì tô màu cho thật đẹp .
* Hoạt động 3: Cháu thực hiện
Hỏi xem ý tưởng cháu thích in hình gì? Và sẽ in như thế nào?
Cô gợi ý thêm cho trẻ.
Cho trẻ về chổ thực hiện.
Cô mở nhạc không lời cho trẻ nghe.
Cô quan sát và gợi ý và động viên nhắc nhỡ, giúp đỡ trẻ thực hiện.
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
Cô báo cho trẻ biết hết giờ.
Cho trẻ mang sản phẩm treo lên giá.
Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn
Cô nhận xét chung.
Kết thúc. Cháu đọc bài đồng dao: Nu na nu nống
DẠY HÁT : CÁI MŨI
TCÂN: TIẾNG HÁT CỦA AI
I. YÊU CẦU
 - Cháu thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát, thể hiện cảm xúc khi hát.(CS100)
 - Rèn trẻ hát đúng lời bài hát, hát diễn cảm.
 - Phải biết giữ gìn vệ sinh mũi, không cho các vật lạ vào mũi, hít thở không khí trong lành, tránh xa những nơi ô nhiễm.
II. CHUẨN BỊ
 - Đồ dùng cho cô
 + Nhạc cụ , cây gõ, xắc xô, 
 + Máy catsets.
	 + Một miếng mít
 - Đồ dùng cho trẻ:
 + Cây gõ, xắc xô
III. TIẾN HÀNH
*Hoạt động 1: Dạy hát
- Cô cho trẻ ngồi xung quanh, cho trẻ nhắm mắt lại và đoán xem đó là mùi gì (ngửi mùi thơm của hoa.)- Sau đó, cô hỏi trẻ các con vừa ngửi được mùi hương gì? Và nhờ gì mà các con ngửi thấy được? a. Giới thiệu bài hát: - Các con nghe cô đố cô đố “Cái gì trên mặt của ta, giúp ta hít thở ngửi hoa thơm lừng”. Đó là cái gì vậy các con?- Chú Lê Đức và cô Thu Hiền có một bài hát lời việt cũng nói về chiếc mũi của chúng ta. Các con có biết bài hát gì không? Đó là bài “Cái mũi”.- Cho trẻ cùng nhắc lại tên bài hát: “Cái mũi” b. Dạy hát bài “Cái mũi”- Cô hát lần 1 thể hiện điệu bộ, nét mặt.- Nội dung: Mỗi chúng ta điều có một chiếc mũi và chiếc mũi đó được dùng để thở và ngửi hương thơm khi có gió mang đến.- Cô hát lần 2 kết hợp minh họa.- Dạy trẻ hát: 
+ Lớp hát theo cô từng câu cho đến hết bài
+ Lớp – tổ - nhóm – cá nhân
+Cho cả lớp hát cùng cô
* Hoạt động 3: Tiếng hát của ai.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô cho cả lớp ngồi vòng tròn. Sau đó cô cho 1 bạn xung phong lên đi ra ngoài và bịt mắt lại. Trong này cô sẽ chỉ định một bạn lên hát, hết bài hát bạn bị bịt mắt sẽ đi vào và nói tên bạn vừa mói hát. Nếu trẻ đó nói đúng tên bạn vùa mới hát thì bạn đó sẽ vào bịt mắt thay, nếu nói sai thì tiếp tục ra bịt mắt lại.
*Kết thúc.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
1. Sức khỏe
................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docban than(3).doc
Giáo án liên quan