Giải toán bằng Hàm toán học trong Excel

6. Hàm LCM()

LCM là viết tắt của chữ Lowest common multiple: Bội số chung nhỏ nhất.

Cú pháp: = LCM(number1, number2 [,number3.])

number1, number2.: những số mà bạn bạn cần tìm bội số chung nhỏ nhất

LCM() có thể tìm bội số chung nhỏ nhất của một dãy có đến 255 giá trị (với Excel 2003 trở về trước thì con số này là 19)

Lưu ý:

Hàm LCM()

LCM là viết tắt của chữ Lowest common multiple: Bội số chung nhỏ nhất.

Cú pháp: = LCM(number1, number2 [,number3.])

number1, number2.: những số mà bạn bạn cần tìm bội số chung nhỏ nhất

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải toán bằng Hàm toán học trong Excel, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải toán bằng Hàm toán học trong Excel
	Ngoài các Hàm thông dụng mà thầy cô đã biết để giải toán, chúng tôi xin giới thiệu thêm một số hàm toán học “khá mới” để giải toán.
1. Hàm COMBIN()
Trả về số tổ hợp của một số phần tử cho trước
 Cú pháp: = COMBIN(number, number_chosen)
number: Tổng số phần tử
number_chosen: Số phần tử trong mỗi tổ hợp
Chú ý:
- Nếu các đối số là số thập phân, hàm chỉ lấy phần nguyên 
- Nếu các đối số không phải là số, COMBIN sẽ báo lỗi #VALUE! 
- Nếu number < 0, number_chosen < 0, hoặc number < number_chosen, COMBIN sẽ báo lỗi #NUM! 
- Tổ hợp khác với hoán vị: Tổ hợp không quan tâm đến thứ tự của các phần tử trong mỗi tổ hợp; còn hoán vị thì thứ tự của mỗi phần tử đều có ý nghĩa. 
COMBIN được tính như công thức sau đây (với n = number, k = number_chosen)
Ví dụ:
Với 4 phần tử Mai, Lan, Cúc, Trúc có thể xếp được bao nhiêu tổ hợp khác nhau, với mỗi tổ hợp gồm 2 phần tử ? 
= COMBIN(4, 2) = 6 
6 tổ hợp này là: Mai-Lan, Mai-Cúc, Mai-Trúc, Lan-Cúc, Lan-Trúc và Cúc-Trúc
2.Hàm EXP()
Tính lũy thừa của cơ số e (2.71828182845905...)
 Cú pháp: = EXP(number)
number: số mũ của cơ số e
Lưu ý:
- Để tính lũy thừa của cơ số khác, bạn có thể dùng toán tử ^ (dấu mũ), hoặc dùng hàm POWER()
- Hàm EXP() là nghịch đảo của hàm LN(): tính logarit tự nhiên của một số
Ví dụ: 
EXP(1) = 2.718282 (là chính cơ số e)
EXP(2) = 7.389056 (bình phương của e)
3.Hàm FACT()
Tính giai thừa của một số.
 Cú pháp: = FACT(number)
number: số cần tính giai thừa
Lưu ý:
- number phải là một số dương
- Nếu number là số thập phân, FACT() sẽ lấy phần nguyên của number để tính
Ví dụ: 
FACT(5) = 120 (5! = 1 x 2 x 3 x 4 x 5 = 120)
FACT(2.9) = 2 (2! = 1 x 2 = 2)
FACT(0) = 1 (0! = 1)
FACT(-3) = #NUM!
4. Hàm FACTDOUBLE()
Tính giai thừa cấp hai của một số.
Giai thừa cấp hai (ký hiệu bằng hai dấu !!) được tính như sau:
- Với số chẵn: n!! = n x (n-2) x (n-4) x ... x 4 x 2
- Với số lẻ: n!! = n x (n-2) x (n-4) x ... x 3 x 1
 Cú pháp: = FACTDOUBLE(number)
number: số cần tính giai thừa cấp hai
Lưu ý:
- number phải là một số dương
- Nếu number là số thập phân, FACTDOUBLE() sẽ lấy phần nguyên của number để tính
Ví dụ: 
FACTDOUBLE(6) = 48 (6!! = 6 x 4 x 2 = 48)
FACTDOUBLE(7) = 105 (7!! = 7 x 5 x 3 x 1 = 105)
5.Hàm GCD()
GCD là viết tắt của chữ Greatest Common Divisor: Ước số chung lớn nhất.
Cú pháp: = GCD(number1, number2 [,number3...])
number1, number2...: những số mà bạn bạn cần tìm ước số chung lớn nhất
GCD() có thể tìm ước số chung lớn nhất của một dãy có đến 255 giá trị (với Excel 2003 trở về trước thì con số này là 19)
Lưu ý:
Nếu có bất kỳ một number nào < 0, GCD() sẽ báo lỗi #NUM!
Nếu có bất kỳ một number nào không phải là một con số, GDC() sẽ báo lỗi #VALUE!
Nếu number là số thập phân, GCD() chỉ tính toán với phần nguyên của nó.
Ví dụ: GCD(5, 2) = 1 ; GCD(24, 36) = 12 ; GCD(5, 0) = 5
6. Hàm LCM()
LCM là viết tắt của chữ Lowest common multiple: Bội số chung nhỏ nhất.
Cú pháp: = LCM(number1, number2 [,number3...])
number1, number2...: những số mà bạn bạn cần tìm bội số chung nhỏ nhất
LCM() có thể tìm bội số chung nhỏ nhất của một dãy có đến 255 giá trị (với Excel 2003 trở về trước thì con số này là 19)
Lưu ý:
Hàm LCM()
LCM là viết tắt của chữ Lowest common multiple: Bội số chung nhỏ nhất.
Cú pháp: = LCM(number1, number2 [,number3...])
number1, number2...: những số mà bạn bạn cần tìm bội số chung nhỏ nhất
LCM() có thể tìm bội số chung nhỏ nhất của một dãy có đến 255 giá trị (với Excel 2003 trở về trước thì con số này là 19)
Lưu ý:
-Nếu có bất kỳ một number nào < 0, GDC() sẽ báo lỗi #NUM!
-Nếu có bất kỳ một number nào không phải là một con số, GDC() sẽ báo lỗi #VALUE!
-Nếu number là số thập phân, LCM() chỉ tính toán với phần nguyên của nó.
Ví dụ: LCM(5, 2) = 10 ; LCM(24, 36) = 72
Nếu có bất kỳ một number nào < 0, GDC() sẽ báo lỗi #NUM!
Nếu có bất kỳ một number nào không phải là một con số, GDC() sẽ báo lỗi #VALUE!
Nếu number là số thập phân, LCM() chỉ tính toán với phần nguyên của nó.
Ví dụ: LCM(5, 2) = 10 ; LCM(24, 36) = 72
7.Hàm LN()
Tính logarit tự nhiên của một số (logarit cơ số e = 2.71828182845905...)
Cú pháp: = LN(number)
number: số thực, dương mà ta muốn tính logarit tự nhiên (logarit cơ số e) của nó
Lưu ý:
- Hàm LN() là nghịch đảo của hàm EXP(): tính lũy thừa của cơ số e
Ví dụ: 
LN(86) = 4.454347 (logarit cơ số e của 86)
LN(2.7181818) = 1 (logarit cơ số e của e)
LN(EXP(3)) = 3 (logarit cơ số e của e lập phương)
8. Hàm LOG()
Tính logarit của một số với cơ số được chỉ định
Cú pháp: = LOG(number [, base])
number: Số thực, dương mà ta muốn tính logarit tự nhiên (logarit cơ số e) của nó
base: Cơ số để tính logarit (mặc định là 10) - Nếu bỏ trống, hàm LOG() tương đương với hàm LOG10()
Ví dụ: 
LOG(10) = 1 (logarit cơ số 10 của 10)
LOG(8, 2) = 3 (logarit cơ số 2 của 8)
LOG(86, 2.7182818) = 4.454347 (logarit cơ số e của 86)
9. Hàm LOG10()
Tính logarit cơ số 10 của một số 
 Cú pháp: = LOG10(number)
number: số thực, dương mà ta muốn tính logarit tự nhiên (logarit cơ số e) của nó
Ví dụ: 
LOG10(10) = LOG(10) = 1 (logarit cơ số 10 của 10)
LOG10(86) = LOG(86) = 1.93449845 (logarit cơ số 10 của 86)
LOG10(1E5) = 5 (logarit cơ số 10 của 1E5)
LOG10(10^5) = 5 (logarit cơ số 10 của 10^5)
10. Hàm MOD()
Dùng để lấy số dư của một phép chia
 Cú pháp: = MOD(number, divisor)
number: Số bị chia
divisor: Số chia
Ví dụ: MOD(24, 10) = 4 (24 chia 10 được 2, dư 4)
Xem một năm có phải là năm nhuận hay không
Áp dụng:
Nếu bạn muốn có một công thức để xem thử một năm nào đó có phải là năm nhuận hay không, bạn có thể dùng hàm MOD().
Năm nhuận, là năm chia hết cho 4, hay phép dư của phép chia số năm cho 4 thì bẳng 0 ở công thức sau đây:
= MOD(year, 4)
Số năm phải là một con số có 4 chữ số. 
Công thức trên chỉ đúng trong khoảng từ năm 1901 đến 2099 (có lẽ chúng ta cũng sống tối đa trong khoảng thời gian này thôi). Công thức này không đúng với năm 1900 và 2100, bởi vì điều kiện để tính năm nhuận còn có chuyện: Năm nhuận là năm chia hết cho 4, nếu năm này tận cùng bằng hai con số 0 thì nó phải chia hết cho 400 (ví dụ, năm 2000). 
Vậy, để có một công thức đúng cho tất cả mọi năm, ta làm một công thức luận lý như sau:
= (MOD(year, 4) = 0) - (MOD(year, 100) = 0) + (MOD(year, 400) = 0)
Nếu công thức này cho đáp số là 1 (TRUE), thì đó là năm nhuận, còn nếu cho đáp số là 0 (FALSE), thì đó không phải là năm nhuận.
11. Hàm SUMSQ()
Dùng để tính tổng các bình phương của các số
Cú pháp: = SUMSQ(number1, number2, ...)
number1, number2, ... : Có thể dùng đến 255 tham số (với Excel 2003 trở về trước, con số này chỉ là 30)
Các tham số (number) có thể là một số, là một mảng, một tên, hay là một tham chiếu đến một ô chứa số, v.v...
Ví dụ: SUMSQ(3, 4) = (3^2) + (4^2) = 9 + 16 = 25
	Sưu tầm

File đính kèm:

  • docGiai_Toan_bang_Ham_Toan_hoc_trong_Excel_20150727_121437.doc