Gây hứng thú trong giờ học Ngữ văn bằng cách giới thiệu bài mới

Nguyễn Đình Thi (1924 —2003) là một nghệ sĩ đa tài: văn, thơ, nhạc,

lí luận phê bình đồng thời là nhà quảnlí lãnhđạo văn nghệ Việt Nam nhiều

năm Bài “Tiếng nói văn nghệ” được viết trên chiến khu Việt Bắc trong thời

kỳ kháng chiến chống Pháp khi chúng ta đang xây dựng nền văn nghệ mới

đậm đà tinh thần dân tộc, khoa học, đại chúng, gắn bó với những cuộc kháng

chiến vĩ đại của toàn dân. Trong hoàn cảnh và trình độ Việt Nam khi ấy, ta

càng thấy được sự sâu sắc các ý kiến củanhà văn trẻ —28 tuổi —đại biểu

Quốc hội khoá đầu tiên.

VD2: (Đặt câu hởi)

Văn nghệ (văn học và các ngành nghệ thuật khác như: âm nhạc, sân

khấu, múa, hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc.) có nhiều nội dung và sức mạnh

riêng và độc đáo như thế nào? Nhà nghệ sĩ sáng tác tác phẩm với mục đích

gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận, đến với quầnchúng nhân dân bằng con

đường nào? Nhà văn Nguyền Đình Thi đã góp phần trảlời những câu hỏi trên

qua bài nghị luận giàu sức thuyết phục “Tiếng nói văn nghệ”.

pdf17 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5757 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gây hứng thú trong giờ học Ngữ văn bằng cách giới thiệu bài mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o thấy được tác dụng của 
việc GTB trong giảng dạy nói chung và trong giờ học Ngữ văn nói riêng. Đó 
cũng là lí do khiến tôi làm "Sáng kiến kính nghiệm” này. 
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu: 
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn ở trường THCS, đặc 
biệt là từ khi Bộ Giáo Dục (BGD) triển khai đổi mới Sách giáo khoa (SGK), 
đổi mới phương pháp dạy học, chúng tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu làm 
cách nào đó giúp học sinh yêu thích môn Ngữ văn, có hứng thú học tập bộ 
môn này. Việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu bức thiết phục 
vụ mục tiêu đào tạo con người mới, có những phẩm chất năng lực: nhanh, 
nhạy, xử lý thông minh trong mọi tình huống, đáp ứng được nhiệm vụ chính 
trị, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
Để giúp học sinh (HS) hứng thú, tích cực, chủ động trong việc học Ngữ 
văn có nhiều phương pháp. Một trong những phương pháp gây hứng cho HS 
trong học tập là đổi mới cách GTB. 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 
Là học sinh THCS, là thực tế học bộ môn Ngữ văn của học sinh, 
phương pháp giảng dạy của giáo viên trong nhà trường THCS, là chương 
trình Ngữ văn THCS để tìm ra phương pháp thích hợp, có tác dụng kích thích 
sự hứng thú học tập bộ môn của học sinh, nhất là nghiên cứu về vấn đề GTB 
trong giờ dạy Ngữ văn. 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
Nghiên cứu tâm lí lứa tuổi HS THCS, quan sát tự nhiên (dự giờ): trưng 
cầu ý kiến học sinh, phụ huynh; giáo viên tiến hành khảo sát trên lớp qua các 
giờ thao giảng, dạy mẫu; nghiên cứu qua báo đài, các tài liệu tham khảo từ đó 
giáo viên tìm ra phương pháp thích hợp để giảng dạy cho phù hợp với từng 
đối tượng học sinh. 
II. NỘI DUNG 
1. Tác dụng của việc giới thiệu bài mới: 
GTB sẽ tạo ra một “tâm thế” nhập cuộc cho học sinh đi vào tìm hiểu và 
chiếm lĩnh nội dung, kiến thức của bài học. Khái niệm “tâm thế” trong giờ 
học Ngữ văn có thế hiểu như một khái niệm của khoa học tâm lí - đó là việc 
xác định những tình huống dạy học, sự tác động tâm lí tạo ra tiền đề nhận 
thức và có tính sư phạm để học sinh hướng chú ý tích cực vào mục đích học 
tập. Có nhiều cách tạo ra tâm thế để góp phần nâng cao chất lượng giờ học 
Ngữ văn. 
Với đặc trưng của bộ môn Ngữ văn vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, 
việc đa dạng hoá GTB rất có ý nghĩa. 
Lời giới thiệu bài càng hấp dẫn, mới mẻ, sáng tạo càng có khả năng 
nhanh chóng xác định tâm thế sư phạm cho học sinh tập trung chú ý và hứng 
thú cá nhân vào bài học. Lời giới thiệu bài rời rạc hoặc hình thức, qua loa 
chiếu lệ dẫn đến tình trạng khi giờ học đã bắt đầu nhưng học sinh có thể vẫn 
thờ ơ, lãnh đạm hoàn toàn ở ngoài thế giới của tiết học. 
Về phía giáo viên, nếu không có lời giới thiệu bài hoặc lời giới thiệu 
bài đơn điệu thì khó mà có được cảm xúc, cảm hứng để đi vào bài dạy. Lời 
giới thiệu bài tốt sẽ là khúc dạo đầu đầy phấn chấn. Những giây phút không 
nhiều này sẽ bộc lộ sự sẵn sàng giúp đỡ và cảm tình giữa giáo viên và học 
sinh, tạo nên một không gian rộng mở, say sưa ru mình vào kho tàng kiến 
thức, vào bài học Ngữ văn. GTB là yếu tố xúc tác, cầu nối tinh thần quan 
trọng giữa thầy và trò, giữa bài học và người học. Có thể thấy sơ đồ tác động 
của GTB như sau: 
HS 
GTB bài học 
 GV 
2. Phương pháp giới thiệu bài: 
2.1 GTB cần đặt trong các mối quan hệ tương tác lẫn nhau: quan hệ 
thầy — trò; quan hệ trò — trò; quan hệ trò — thầy... Sau mỗi tiết học, mỗi 
năm học, giáo viên tự đánh giá hiệu quả của GTB nhằm rút kinh nghiệm, điều 
chỉnh cách GTB. GV không nên “quên” hoặc hình thức, hoặc lặp đi lặp lại 
một kiểu giới thiệu cứng nhắc, cần phải linh hoạt, đa dạng và sáng tạo. 
2.2 Yêu cầu của việc giới thiệu bài: 
- Yêu cầu khái quát: 
+ GTB phải chú ý đến một số nhân tố ngữ cảnh liên quan tới nội dung 
bài học, hướng ngoạiệ 
 Đối tượng giao tiếp: HS THCS. 
 Hoàn cảnh giao tiếp: nhà trường. 
Đây là hai nhân tố ngữ cảnh giúp giáo viên định hướng nội dung và 
phương pháp dạy học để lựa chọn GTB sao cho phù hợp nhất. 
- Xác định nội dung bài học — hướng nội 
 Xác định đề tài của bài học: bài học viết về vấn đề gì? cơ sở để 
xác định đề tài của bài học? (dựa vào tên bài học). 
 Xác định chủ đề: xác định ý đồ của bài học hay định hướng tới 
của bài học. 
Giáo viên phải có sự hiểu biết sâu sắc và tổng thể vấn đề sắp được dạy. 
- Yêu cầu cụ thể: 
+ Yêu cầu đặt ra với lời giới thiệu bài (còn gọi là lời vào bài) của giáo 
viên dựa trên căn cứ và kết qua nghiên cứu khoa học cơ bản kết hợp với kỳ 
năng sư phạm vững vàng. 
+ Sức hấp dẫn của lời vào bài đôi khi còn phụ thuộc những yếu tố chủ 
quan và khách quan nhất định. 
 Yếu tố chủ quan là trình độ hiếu biết chuyên môn, chất giọng và 
khá năng diễn đạt kiến thức, kĩ năng sư phạm. 
 Yếu tố khách quan đó là vấn đề lựa chọn dung lượng kiến thức 
và phương pháp diễn đạt phù hợp. 
2.3 Nhiệm vụ của việc giới thiệu bài: 
GTB có nhiệm vụ giới thiệu nội dung khái quát của bài học và định 
hướng giải quyết, phạm vi giải quyết bài học. Do đó: 
Về nội dung: lời giới thiệu bài cần ngắn gọn, súc tích nhưng cốt nêu 
được vấn đề tức định hướng, xác định được rõ ràng đối tượng cho bài học. 
Lời giới thiệu bài quá dài dòng dễ gây phân tán sự chú ý hoặc học sinh khó 
xác định trọng tâm và phương hướng nhận thức 
Về hình thức: tùy từng đặc điểm bài học có thể linh hoạt, sáng tạo thực 
hiện các kiểu GTB. 
Điều cần lưu ý là GTB diễn ra ở cả ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập 
làm văn. GTB phải chú ý đến tính tích hợp và tích cực. GTB có liên quan mật 
thiết tới mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. 
3. Các cách giới thiệu bài cụ thể: 
GTB khá phong phú, có thế nói có bao nhiêu bài học là có bấy nhiêu 
cách dẫn vào bài: 
Nhìn một cách đại thể, GTB có hai cách: Trực tiếp 
Gián tiếp 
Nhìn một cách cụ thế, GTB có một số cách như sau: 
(1) Nêu xuất xứ: giáo viên có thể dựa vào phần chú thích trong sách 
giáo khoa, bên cạnh nghiên cứu kĩ bài học, tài liệu tham khảo, giáo viên cần 
triệt để khai thác mục “những điều cần lưu ý” trong sách giáo viên. 
(2) GTB bằng lời kể sáng tạo. 
(3) GTB bắt đầu từ một vài nhận định tiêu biểu, các ý kiến tranh luận 
hoặc những cảm nhận chủ quan. 
(4) GTB bằng một vài so sánh tương đồng hay đối lập với nội dung bài 
học. 
(5) GTB bằng cách dùng thủ pháp đòn bẩy. 
(6) GTB bằng cách kể một câu chuyện có liên quan tới nội dung bài 
học. 
(7) GTB bằng cách nêu câu hỏi tình huống có vấn đề. 
(8) GTB bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. 
(9) Nghe, xem băng, đĩa, tranh ảnh, tư liệu (tích hợp với bộ môn khác 
nhất là môn khoa học xã hội nhân văn). 
(10) GTB bằng cách trò chơi giải ô chữ. 
(11) GTB bằng sơ đồ, biểu mẫu. 
(12) GTB bằng cách kết hợp kiểm tra bài cũ. 
(13) GTB theo hướng tích hợp (ngang — dọc). 
(14) GTB nhiều lúc có thể để học sinh tự nói về những điều cảm nhận 
được sau khi đã học và chuẩn bị ở nhà. 
(15) GTB bằng cách có thể kết hợp nhiều cách khác nhau. 
(16)Trong mỗi cách GTB lại có nhiều hình thức giới thiệu khác nhau. 
4. Các ví dụ cụ thể về cách giới thiệu bài: 
4.1 Phần Văn bản: 
VD 1: GTB “Tiếng nói văn nghệ” — Nguyễn Đình Thi — NV9 — 
Tập 2 dựa vào chú thích — những điều cần lưu ý: 
Nguyễn Đình Thi (1924 — 2003) là một nghệ sĩ đa tài: văn, thơ, nhạc, 
lí luận phê bình đồng thời là nhà quản lí lãnh đạo văn nghệ Việt Nam nhiều 
năm Bài “Tiếng nói văn nghệ” được viết trên chiến khu Việt Bắc trong thời 
kỳ kháng chiến chống Pháp khi chúng ta đang xây dựng nền văn nghệ mới 
đậm đà tinh thần dân tộc, khoa học, đại chúng, gắn bó với những cuộc kháng 
chiến vĩ đại của toàn dân. Trong hoàn cảnh và trình độ Việt Nam khi ấy, ta 
càng thấy được sự sâu sắc các ý kiến của nhà văn trẻ — 28 tuổi — đại biểu 
Quốc hội khoá đầu tiên. 
VD2: (Đặt câu hởi) 
Văn nghệ (văn học và các ngành nghệ thuật khác như: âm nhạc, sân 
khấu, múa, hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc...) có nhiều nội dung và sức mạnh 
riêng và độc đáo như thế nào? Nhà nghệ sĩ sáng tác tác phẩm với mục đích 
gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận, đến với quần chúng nhân dân bằng con 
đường nào? Nhà văn Nguyền Đình Thi đã góp phần trả lời những câu hỏi trên 
qua bài nghị luận giàu sức thuyết phục “Tiếng nói văn nghệ”. 
Mỗi khi Tết đến, Xuân về, người Việt Nam chúng ta lại nhớ tới câu đối 
quen thuộc và rất nổi tiếng: 
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ 
 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh 
Bánh chưng, bánh giầy là hai thứ bánh không những rất ngon, rất bổ, 
không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của dân tộc Việt Nam mà còn 
mang bao ý nghĩa sâu xa, lí thú. Các em có biết hai thứ bánh đó bắt nguồn từ 
truyền thuyết nào từ đời Vua Hùng? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết 
được điều đó. 
VD 4: Bài "Con Rồng cháu Tiên " — NV6 — Tập 1 
GTB “ Con Rồng cháu Tiên" bằng cách đặt câu hỏi: Dân tộc Việt Nam 
là con cháu ai? Nguồn gốc ấy có gì đẹp đẽ và thiêng liêng khiến cho mọi 
người dân ta đều vô cùng tự hào? Truyện "Con Rồng cháu Tiên sẽ giúp ta 
hiểu điều đó”... 
VD5: “Cây tre Việt Nam" - NV6 - Tập 2 
Hình như, mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều chọn một loài hoa, loài cây 
riêng để làm biểu tượng. Chẳng hạn như: Mía - Cuba, Bạch dương - Nga. Bồ 
đề - Ấn Độ, Liễu - Trung Hoa, Đại(Chămpa) - Lào, Thốt nốt - Campuchia, 
Dừa - Indonexia, Hoa Hồng - Bungari. Hoa Anh Đào - Nhật Bản, Tulíp - Hà 
Lan… 
Đất nước và dân tộc Việt Nam chúng ta, từ bao đời nay dã chọn cây tre, 
loài cây tượng trưng tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của dân tộc. 
“Tre xanh, xanh tự bao giờ? 
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. 
... Mai sau... Mai sau... Mai sau 
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh 
(Nguyễn Duy) 
Ca ngợi nhân dân Việt Nam anh hùng vừa kháng chiến chống Pháp 
thắng lợi: đạo diễn người Ba Lan R.Cacmen cùng các nhà làm phim Việt 
Nam đã dựa vào tuỳ bút “Cây tre bạn đường” của nhà văn nổi tiếng Nguyễn 
Tuân đế xây dựng bộ phim tài liệu “Cây tre Việt Nam” (1956). Nhà báo lừng 
danh Thép Mới (Nguyễn Ánh Hồng) đã viết bài ký “ Cây tre Việt Nam” để 
thuyết minh cho bộ phim này. 
VD6: Bài “Vượt thác” - Võ Quảng - NV6 - Tập 2 
GV cho HS xem bản đồ sông ngòi miền Trung VN, chỉ vị trí sông Thu 
Bồn, tranh cảnh dòng sông Thu Bồn, tập truyện "Quê nội” của Võ Quảng sau 
đó dẫn vào bài. 
VD 7: Văn bản “Chiếc lá cuối cùng" (NV8 - Tập 1) làm bài tập trắc 
nghiệm. 
Trên đời này điều gì cao cả và đẹp nhất, sống lâu bền với thời gian, 
với con người? 
A. Địa vị B. Tình người C. Vật chất 
Sau khi HS chọn đáp án B, GV nhấn mạnh: 
“Có gì đẹp trên đời hơn thế, 
Người yêu người sống để yêu nhau ” 
 ( Tố Hữu) 
Sau đó dẫn vào bài: Tình cảm giữa con người với con người là tình cảm 
cao đẹp nhất. Tình cảm ấy đã dược nhà văn Mĩ – Ohen ri thể hiện rất rõ qua 
truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” mà chúng ta học hôm nay.. 
VD8: GTB “Mây và Sóng” - Tago - NV9 - Tập 2. 
Cho HS nghe một đoạn bài “ Mẹ yêu con” của Nguyễn Văn Tí. Giáo 
viên giới thiệu bài bài hát “Mẹ yêu con” của Nguyễn Văn Tí là một giai điệu 
đẹp trong bản trường ca bất tận về tình mẹ con. Trong chương trình 
NVTHCS, các em đã học những văn bản nào nói về tình mẹ con? Hãy kể tên 
các văn bản đó. 
HS kể: văn bản “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn 
Khoa Điềm), “Con cò” (Chế Lan Viên), “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng), 
“Mẹ tôi”E-A-mi-xi, “Cổng trường mở ra"- Lí Lan. 
GV chốt: Tình mẹ con là đề tài vĩnh cửu của văn học nghệ thuật. Đại 
thi hào Tago (Ấn Độ) cũng có một bài thơ hay về đề tài này. Đó là bài “Mây 
và sóng”. 
VD9: “Tiếng gà trưa''' - Xuân Ọuỳnh - N V7 - Tập 1 
Tình cảm nhớ quê hương, gia đình là một tình cảm thường trực trong 
lòng mỗi người Việt Nam khi xa quê. Đối với Bằng Việt, tình cảm với quê 
hương, gia đình, bà cháu bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa thân thương và qua âm 
thanh tiếng tu hú, thì với Xuân Quỳnh tình cảm nhớ quê hương, tình bà cháu 
của người chiến sĩ được gợi ra qua điều gì, chúng ta tìm hiểu qua bài thơ 
“Tiếng gà trưa” 
VD10: - Bếp lửa ” - Bằng Việt - NV9 - Tập 1 
 “Anh đi anh nhớ quê nhà. 
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương ” 
Đó là tâm trạng của người xa quê. Những cái bình thường quen thuộc 
hàng ngày tưởng chừng như chẳng có gì đáng nhớ nhưng đến khi xa rồi mới 
biết chẳng thể nào quên. Nhưng nỗi nhớ quê ấy ở mỗi người lại nhớ khác 
nhau. Kẻ nhớ “canh rau muống”, kẻ nhớ “cà dầm tương", có khi lại “nhớ cô 
tát nước”, có lúc lại “nhở mảnh trăng quê”... Còn riêng Bằng Việt trong 
những tháng năm di du học ở Liên Xô, nhà thơ lại nhớ da diết cái bếp lửa của 
người bà. Bài thơ "Bếp lửa” mà ta học hôm nay sẽ cho thấy tình cảm với 
người bà của tác giả. 
VD 11: “Sang thu” - Hữu Thỉnh - NV9 - Tập 2 
Nếu mùa xuân là mùa hội tụ của những bàn tay hoạ sĩ tài hoa thi mùa 
thu bước vào thi ca cũng tự nhiên gần gũi. Trước dó, Nguyễn Khuyến nổi 
tiếng với ba bài thơ: “ Thu điếu”, “Thu vịnh”, “Thu ẩm". Sau này, Xuân Diệu 
có bài “Đây mùa thu tới”, Lưu Trọng Lư với "Tiếng thu". Nhỏ nhẹ, khiêm 
nhường, Hữu Thỉnh cũng góp vào cho mùa thu đất nước, quê hương với bài 
“Sang Thu”... 
VD 12: “Cảnh ngày xuân” - NV9 - Tập 1: 
(Kết hợp kiểm tra bài cũ với giới thiệu bài mới) 
Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”. 
HS trả lời: 
GV giới thiệu: 
Nếu như ở “Chị em Thuý Kiều” ta thấy được tài năng nghệ thuật miêu 
tả người của Nguyễn Du: sử dụng bút pháp ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên 
để gợi tả vẻ đẹp của con người, bài học hôm nay sẽ giúp ta thấy được nghệ 
thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du. 
VD13: “Thánh Gióng”- NV6 - Tập 1 
Đầu những năm 70, thế kỉ 20, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu 
nước đang sôi sục khắp hai miền Nam, Bắc Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu làm 
sống lại hình tượng nhân vật Thánh Gióng qua đoạn thơ: 
“Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng 
Vươn vai lớn bổng dậy ngàn cân 
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa 
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân” 
Truyền thuyết “Thánh Gióng” là một trong những truyện cổ hay, dẹp 
nhất, bài ca chiến thẳng ngoại xâm hào hùng nhất của nhân dân Việt Nam 
xưa. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu truyện “Thánh Gióng ". 
VD14: “Đập đá ở Côn Lôn" - Ngữ văn 8 - tập 1 
Như chúng ta đã biết, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là những nhà 
nho yêu nước, tiếp thu tư tưởng mới, quyết tâm đem hết tài sức của mình thực 
hiện khát vọng xoay chuyển đất trời, đánh đuổi giặc thù, chấn hưng đất nước, 
dấy lên phong trào Cách mạng sôi nổi ở Việt Nam trong mấy chục năm đầu 
thế kỉ 20. Cả hai cụ đều từng bị kẻ thù bắt, tù đày nhiều năm các cụ hay làm 
thơ để bày tỏ chí khí của mình. Sau vụ chống thuế ở Trung Kì, tháng 4 - 1908. 
Phan Chu Trinh bị Thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Ở đây, ông đã làm ra 
bài thơ này (tích hợp bài trước với bài sau). 
VD15: Khi dạy một văn bản phổ nhạc như "Đồng chí' của Chính Hữu, 
"Con cò” - Chế Lan Viên, “ Viếng Lăng Bác” - Viễn Phương, Mùa xuân nho 
nhỏ” - Thanh Hải, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" - Nguyễn 
Khoa Điềm (Ngữ văn lớp 9 - Tập 1 & 2), “Ông đồ” - Vũ Đình Liên (NV8 - 
T2)...Giáo viên có thể hát bài thơ được phổ nhạc - hỏi học sinh tên bài hát, tác 
giả sau đó, sau đó dẫn vào bài. 
VD 16: Bài Đồng chí - Chính Hữu: 
Bài hát “Tình đồng chí" do Minh Quốc sáng tác 1949, bài hát được phổ 
từ bài thơ “Đồng chí" của Chính Hữu - 1948. Bài thơ, bài hát được chiến sĩ ta 
rất yêu thích. Đến hôm nay bài thơ - bài hát vẫn được các thế hệ yêu thích. 
4.2. Phần Tập làm văn: 
VD 1: GTB “Chương trình địa phương phần TLV - Giới thiệu một số 
lịch sử, (danh lam thắng cảnh của Bạc Liêu" (NV8 — Tập 2) 
Bạc Liêu nằm ở vùng cực Nam của Tổ quốc, Bạc Liêu đẹp, không chỉ 
đẹp về còn người mà còn đẹp về tự nhiên, lịch sử, văn hoá... 
“Ai về vườn nhãn Bạc Liêu 
 Cho tôi nhắn gửi đôi điều vấn vương 
Rằng vùng ven biển thân thương 
 Nhớ người đi mở đất góp công xây đời” 
Hoặc: 
“Sông dài nước chảy chia đôi 
Ai về xứ Bạc cùng tôi thì về”. 
Ai đã một lần đến Bạc Liêu, sẽ thấy Bạc Liêu - một mảnh đất với 
những cánh đồng lúa bát ngát, mênh mông. Những giồng cát nổi lên dọc theo 
bờ biển, nơi có những vườn nhãn rộng hơn 70ha, những dòng kênh rạch 
chằng chịt chở nặng phù sa, hai bên bờ trải dài ngút ngàn những cây dừa nước 
xanh, những sân chim, những di tích nổi tiếng..., quê hương của bài Dạ cổ 
Hoài Lang... 
Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và giới thiệu một số di tích, 
danh lam thắng cảnh của Bạc Liêu chúng ta (giáo viên kết hợp cho xem 
tranh). 
VD2: Bài “Đối thoại - độc thoại” trong văn Tự sự - N V9 -Tập 1. 
Nói đến tự sự không thể không nói đến nhân vật. Nhân vật là yếu tố 
trung tâm của tác phẩm tự sự. Để khắc họa nhân vật, nhà văn thường chú ý 
miêu tả những phương diện nào? (chân dung, ngoại hình, ngôn ngữ, hoạt 
động, tính cách...). Ngôn ngữ là phương tiện nghệ thuật để nhà văn khắc họa 
tính cách, phẩm chất nhân vật. Qua ngôn ngữ ta hiểu được nhân vật (VD: 
ngôn ngữ Mã Giám Sinh, Kiều, Kim Trọng, Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân 
Tiên...). Ngôn ngữ nhân vật bao gồm: ngôn ngữ đối thoại, độc thoại. Đối 
thoại, độc thoại là gì? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong hài học hôm nay... 
VD3: Bài “ Tìm hiểu chung về văn Tự sự” - NV6 - Tậpl. 
Giáo viên đặt câu hỏi: 
Em hãy cho biết khái niệm văn tự sự là gì? Văn tự sự khác với văn 
miêu tả trong tình huống nào người ta dùng đến văn tự sự? 
Sau khi học sinh trả lời - giáo viên dẫn vào bài. 
VD4: Có một câu chuyện về GTB: “Tìm hiểu chung về văn chứng 
minh" như sau: Thầy giáo bước vào lớp, học sinh chào, giáo viên gọi em D 
lên và nói: “Hồi nãy, lúc ra chơi, em mở sổ điểm của thầy và cho điểm vào 
đấy”. Học sinh D mặt tái mét và nói là “em không có mở sổ điểm của thầy”. 
Thầy nói: “em hãy nêu những bằng chứng chứng tỏ em không làm việc đó”. 
D nói: "Ra chơi em đi cùng hai bạn ở sân trường". Sau đó giáo viên vào bài: 
như vậy bạn D vừa chứng minh mình không mở sổ điểm của thầy. Vậy chứng 
minh là gì? mục đích và phương pháp chứng minh như thế nào? Chúng ta đi 
tìm hiểu... 
4.3 Phần Tiếng Việt: 
VD1: Bài “Câu nghi vấn” - Ngữ văn 8 - Tập 2 
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn thơ “Nào đâu....còn đâu” trong bài thơ 
"Nhớ rừng” của Thế Lữ. 
Học sinh xác định câu nào là câu nghi vấn? Các câu nghi vấn trong 
đoạn thơ này có phải được dùng để hỏi không? 
Học sinh trả lời: các câu nghi vấn trong đoạn thơ không phải được dùng 
đế hỏi mà dùng để phủ định bộc lộ cảm xúc...Như vậy, tùy theo tình huống, 
hoàn cảnh giao tiếp mà ta dùng câu nghi vấn cho phù hợp. 
VD 2: Bài “Từ láy” - Ngữ văn 7 - Tập 1, vào bài bằng cách dùng sơ đồ. 
Giáo viên vẽ sơ đồ: 
Cấu tạo từ 
Từ đơn Từ phức 
Từ ghép Từ láy 
Giáo viên ghi ô thứ nhất, hỏi học sinh: từ tiếng Việt có cấu tạo như thế 
nào? học sinh trả lời gồm (từ đơn - từ phức) giáo viên hỏi tiếp: từ phức gồm 
những loại từ nào? Học sinh trả lời: (từ ghép và từ láy). Giáo viên: vậy, tiết 
trước ta đã học về từ ghép. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về từ láy 
(về các loại từ láy và nghĩa của từ láy). 
VD 3: Khi dạy bài “Thành ngữ” – Ngữ văn 7 - Tập 1 
Giáo viên có thể giới thiệu bài bằng cách giải ô chữ. Giáo viên đưa ra 
một số ý nghĩa (khái niệm)- học sinh tìm cụm từ có nghĩa tương đương, số 
lượng chữ cái đúng với ô chữ, để điền vào ô hàng ngang: 
1. Nói sang chuyện khác để khỏi trả lời về một chuyện mà mình khộng 
muốn nói ra. (13) 
2. Chê kẻ vô ơn. (11) 
3. Thường dùng khi đem biếu ai một vật gì sẵn có trong nhà chứ không 
phải mua về (12). 
4. Tả cảnh sống khổ cực (10). 
5. Chê người chậm chạp (10). 
6. Nửa chữ cũng là thầy (9). 
7. Chê người bướng bỉnh (13). 
8. Nói người ít học, chóng quên, không còn nhớ gì (14). 
Sau khi HS điền xong sẽ được ô chữ như sau: 
 Đ Á N H T R Ố N G L Ã N G 
 Ă N C H Á O Đ Á B Á T 
C Â Y N H À L Á V Ư Ờ N 
 Ă N B Ờ N Ằ M B Ụ I 
C H Ậ M N H Ư R Ù A 
 B Á N T Ự V I S Ư 
 C Ứ N G Đ Ầ U C Ứ N G C Ổ 
 C H Ữ T H Ầ Y T R Ả T H Ầ Y 
Sau khi học sinh giải xong hàng ngang, các em tìm ô chữ hàng dọc 
(THÀNH NGỮ). Giáo viên vào bài: Vậy thành ngữ là gì? sử dụng thành 
ngữ như thế nào? Tác dụng ra sao? Chúng ta đi tìm hiểu trong bài học hôm 
nay. 
Như vậy, qua cách giới thiệu bài. học sinh đã nắm được một số thành 
ngữ và cách giới t

File đính kèm:

  • pdfSKKN NGU VAN.pdf
Giáo án liên quan