Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày

 Thông qua tiết dạy minh họa, thông qua thảo luận tiết dạy của đồng nghiệp giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, áp dụng vào bài giảng hàng ngày trên lớp

 Nguyên tắc vận dụng vào dạy học hang ngày:

 - Giảm truyền thụ kiến thức bằng PP thuyết trình.

 - Vận dụng các PPDH có sự tham gia của HS.

 - Sử dụng thiết bị dạy học “thực tế”.

 - Tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ 4-6, cân bằng giới tính, năng lực.

 - Khuyến khích sự tích cực, sáng tạo của HS.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 67000 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔNTHEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
A. Mục tiêu 	- Phân biệt được sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học 	- Tổ chức được buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học với các kỹ thuật phù hợp nhằm phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên
B. ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC 	- Là hoạt động chuyên môn nhưng ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học (học sinh). 	-Là hoạt động CM mà ở đó GV tập trung giải quyết các câu hỏi: Học sinh học bài này gặp khó khăn gì? Kết quả hs đạt được qua bài học có cải thiện không? Học sinh có tích cực xây dựng bài học không? nội dung bài học có phù hợp không? cần đề xuất điều chỉnh như thế nào? I. Quan niệm đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo NCBH 	* Thế nào là sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (NCBH)? 	- Là hình thức sinh hoạt CM không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn từ đó có biện pháp cải tiến phương pháp dạy để nâng cao chất lượng dạy học. 	- Là hoạt động chuyên môn mà ở đó tạo cơ hội tốt cho HS tham gia xây dựng nội dung bài học; HS thực sự là chủ thể của hoạt động dạy học.
II. Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo NCBH 	Bước 1. Xây dựng kế hoạch bài học.  	a. Xác định mục tiêu, chọn bài học nghiên cứu  	* Xác định mục tiêu 	Cần xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học , đặc biệt cần chú ý xây dựng mục tiêu về thái độ của học sinh), đảm bảo phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS khi chọn bài học nghiên cứu 	* Chọn bài học nghiên cứu: 	- Mỗi gv cùng bộ môn được chọn những bài phù hợp với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà mục tiêu đã vạch ra sau đó thống nhất lựa chọn bài học chung nhất để làm bài học nghiên cứu. 	- GV trong tổ thảo luận chi tiết về thể loại bài học đã chọn, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học, cách rèn kỹ năng, hướng dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn...  	- Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi học tập và các tình huống xảy ra cùng với cách xử lý tình huống (nếu có)…  	b. Xây dựng giáo án (Thiết kế bài dạy minh họa):  	-Bài dạy minh họa không phải do một giáo viên thiết kế mà do một nhóm giáo viên cùng bộ môn thiết kế, thảo luận, thống nhất lựa chọn phương án tối ưu nhất. 	-Việc thiết kế bài soạn không nhất thiết phụ thuộc máy móc vào quy trình bước dạy theo SGK hoặc SGVmà dựa vào mục tiêu bài học đã đề ra để thiết kế cho phù hợp. 	Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờ 	- Sau khi hoàn thành giáo án của bài học nghiên cứu chi tiết, nhóm soạn giáo án chọn GV dạy minh họa bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các GV còn lại trong nhóm cùng các thành viên trong tổ tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học.  	- GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh; không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa. 	- Khi dự giờ GV tập trung vào việc học của học sinh, theo dõi nét mặt, hành vi, sự quan tâm đến bài học của học sinh đặc biệt cần ghi chép cụ thể thái độ của hs khi tham gia trả lời các câu hỏi của GV, thông qua đó tìm mối liên hệ giữa việc học của HS với tác động của giáo viên về cách sử dụng các phương pháp dạy học, cách tổ chức lớp học.
Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu. Sau khi đã dạy minh họa 	3.1 Giáo viên dạy minh họa chia sẻ về bài học:  	- Những ý tưởng mới. 	- Những thay đổi, điều chỉnh về nội dung.  	- Phương pháp dạy học. 	- Những điều hài lòng và chưa hài lòng trong quá trình dạy minh họa. 	3.2. Sau đó người dự Suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của GV về bài học sau khi dự giờ:  	- Người dự trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng.  	- Thảo luận xem HS học như thế nào? (mức độ tham gia, hứng thú và kết quả học tập của từng em). 	- Cùng suy nghĩ: vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học, học chưa đạt kết quả... và đưa ra các biện pháp thay đổi cách dạy phù hợp. 	- Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy. 	- Không nên phê phán đồng nghiệp.  	- Không đánh giá xếp loại giờ dạy minh hoạ  	3.3 Tổ trưởng là người tổng hợp các ý kiến và đưa ra các nhận định đạt được và chưa đạt được để rút kinh nghiệm. 	Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày 	Thông qua tiết dạy minh họa, thông qua thảo luận tiết dạy của đồng nghiệp giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, áp dụng vào bài giảng hàng ngày trên lớp 	Nguyên tắc vận dụng vào dạy học hang ngày: 	- Giảm truyền thụ kiến thức bằng PP thuyết trình. 	- Vận dụng các PPDH có sự tham gia của HS. 	- Sử dụng thiết bị dạy học “thực tế”. 	- Tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ 4-6, cân bằng giới tính, năng lực. 	- Khuyến khích sự tích cực, sáng tạo của HS.III.Một số lưu ý khi tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH. 	Thứ nhất: Soạn giáo án và thực hiện giờ minh họa 	- Nhóm GV hợp tác xây dựng giáo án.  	- GV dạy minh họa là giáo viên tự nguyện hoặc nhóm thống nhất chọn 	- Tiết minh hoạ là tiết học như bình thường hàng ngày. 	- Vị trí GV dự giờ đảm bảo quan sát được toàn bộ lớp học, đảm bảo ghi lại đầy đủ những ấn tượng của mình khi quan sát học sinh học, có thể sử dụng quay video, chụp ảnh.
 	Thứ hai: Hình thành cách dự giờ, cách suy ngẫm, xây dựng quan hệ đồng nghiệp mới. 	- Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS trong giờ học, có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh kịp thời việc dạy, việc học của HS. 	- Thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của GV về HS trong từng hoàn cảnh khác nhau. 	- Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau. 	- Không đánh giá xếp loại giáo viên.
 	Thứ ba: Tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các bài học. 	- Đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương án dạy học đáp ứng tối thiểu việc học của học sinh, các mối quan hệ trong lớp học, các kĩ năng cần thiết để nâng cao chất lượng việc học của HS. 	- Tăng cường, vận dụng những ý tưởng sáng tạo khi dạy minh hoạ. III. Tổ chức thực hiện SHCM theo NCBHIV. Sự khác nhau giữa sinh hoạt CM truyền thống với sinh hoạt CM theo NCBH.
Sinh hoạt CM truyền thống
Sinh hoạt CM theo NCBH
1. Mục đích
- Đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí từ các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
- Người dự tập trung quan sát các hoạt động của GV để rút kinh nghiệm.
- Thống nhất cách dạy các dạng bài để tất cả GV trong từng khối thực hiện.
1. Mục đích
- Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí, quy định.
- Người dự giờ tập trung phân tích các hoạt động của HS để rút kinh nghiệm.
-Tự rút ra những kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiễn dạy trên lớp
2. Thiết kế bài dạy minh hoạ
- Bài dạy minh hoạ được phân công cho một GV thiết kế; được chuẩn bị, thiết kế theo đúng mẫu quy định.
- Nội dung bài học được thiết kế theo sát nội dung SGV, SGK, không linh hoạt xem có phù hợp với từng đối tượng HS không.
- Thiếu sự sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
2. Thiết kế bài dạy minh hoạ
- Bài dạy minh hoạ được các GV trong tổ thiết kế.không nhất thiết theo mẫu qui định
-Nội dung bài học được thiết kế linh hoạt phù hợp với từng đối tượng HS 
- Không nhất thiết theo khuôn mẫu qui định
- Phát huy sự sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học
3. Gv dạy minh hoạ
* Một người dạy minh hoạ đã chỉ định từ trước
* Vị trí người dự giờ
- Thường ngồi ở cuối lớp học quan sát người dạy như thế nào, ít chú ý đến những biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động của HS.
3.Gv dạy minh hoạ
* Một người được chọn trong nhóm hoặc tổ hoặc tự gv đăng kí
* Vị trí người dự giờ
- Ngồi hoặc đứng ở vị trí thích hợp quan sát và chú ý đến những biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động của học sinh.
. Thảo luận giờ dạy minh hoạ
- Các ý kiến nhận xét sau giờ học nhằm mục đích đánh giá, xếp loại GV.
- Không khí các buổi SHCM nặng nề, căng thẳng, quan hệ giữa các GV thiếu thân thiện.
- Có xếp loại tiết dạy.
4. Thảo luận giờ dạy minh hoạ
- Người dạy chia sẻ mục tiêu bài học, những ý tưởng mới, những cảm nhận của mình qua tiết dạy minh họa.
-Không khí sinh hoạt thân thiện cởi mở.
 theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, tập trung vào phân tích các hoạt động của HS và tìm ra các nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
- Không xếp loại tiết dạy.
V. ĐỂ THỰC HIỆN TỐT SHCM THÔNG QUA NCBH CẦN CÓ CÁC YÊU CẦU GÌ? 	- ĐỐI VỚI GVBM? 	- ĐỐI VỚI TỔ TRƯỞNG CM? 	- ĐỐI VỚI BGH? 	* MỘT SỐ YÊU CẦU KHI THỰC HIỆN SINH HOẠT CM THEO NCBH 	1. Đối với giáo viên bộ môn 	- Đăng ký và đề xuất các bài học cần nghiên cứu cho tổ trưởng bộ môn. 	-Tích cực tham gia ý kiến và thảo luận BÀI HỌC MINH HỌA trên tinh thần trao đổi kinh nghiệm, thân thiện, cởi mở từ đó rút ra bài học kinh nghiệm thái độ, các kĩ năng đọc, phân tích, giải bài tập... để tham gia thảo luận đúng trọng tâm yêu cầu bài học nghiên cứu. 	2. Đối với Tổ trưởng chuyên môn 	- Chọn lọc các bài học cần nghiên cứu từ các bài học đề xuất của giáo viên. 	-Lên lịch cụ thể thực hiện sinh hoạt CM theo NCBH ở mỗi HK.Kết hợp với các bộ phận liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho tổ, nhóm sinh hoạt CM theo NCBH.  	3. Đối với BGH 	- Cần có kế hoạch mỗi HK có 2 buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học và 2 buổi sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề. (Đã triển khai tại buổi họp CM lần 1 trong tháng 8) 	- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo ... phục vụ cho việc dạy bài học nghiên cứu. 
 TÓM TẮC: 	Cách tổ chức sinh hoạt CM thông qua NCBH ở tổ  	B1: Xác định mục tiêu của bài học cần nghiên cứu trong kế hoạch của tháng hoặc hk là gì? Toàn bộ GV trong tổ lựa chọn nội dung bài học trong chương trình mình dạy đề xuất bài học tham gia nghiên cứu. 	B2: Thống nhất lựa chọn trong các bài được đề xuất chọn ra bài học chung nhất đảm bảo mục tiêu đã vạch ra. 	B3: Phân công nhóm soạn GA (có thể là giáo viên dạy cùng khối)  	B4: Nhóm soạn GA thống nhất nội dung soạn đề cử giáo viên minh họa và đề nghị xếp lịch tiến hành dạy minh họa trên lớp. 	B5: Tiến hành dạy minh họa và thảo luận. 	*Chú ý : - Không thống nhất cách dạy theo khuôn mẫu loại bài học. 	- Mỗi giáo viên tự rút ra những kinh nghiệm để áp dụng thực tiễn dạy trên lớp. 	- Đặc biệt không xếp loại tiết dạy minh họa của GV

File đính kèm:

  • docChuyen de sinh hoat chuyen mon theo nghien cuu bai hoc.doc