Địa lý địa phương Sơn La

5. Tài nguyên sinh vật

Sơn La có tài nguyên động, thực vật phong phú và đa dạng, với nhiều loài động thực vật quý.

Rừng Sơn La có nhiều nguồn gen động thực vật quí hiếm và các khu rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học như Sốp Cộp, Xuân Nha (Mộc Châu), Tà Xùa (Bắc Yên), Co Pia (Thuận Châu).

- Thực vật: Có 161 họ, 645 chi, 1.187 loài, bao gồm cả thực vật hạt kín, hạt trần, nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Tiêu biểu có các họ như: lan, dẻ, tếch, sa mu, tử vi, dâu.

+ Các họ có nhiều loài như: cúc, cói, đậu, ba mảnh vỏ, long não, hoa môi, ráy, ngũ gia bì, dâu, cà phê, lan, cam na, bông, vang, dẻ,.

+ Các loài thực vật quý hiếm gồm có pơ mu, thông tre, lát hoa, bách xanh, nghiến, chò chỉ, du sam, thông hai lá, thông ba lá, dâu, dổi, trai, sến, đinh hương, đinh thối, sa nhân, thiên niên kiện, ngũ gia bì, đẳng sâm, hà thủ ô.

+ Những loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng có: pơ mu, thông tre, lát hoa, bách xanh, nghiến, chò chỉ, thông ba lá, dổi, đinh hương, đinh thối, trai.

- Động vật rừng: có 101 loài thú, trong 25 họ, thuộc 8 bộ; chim có 347 loài, trong 47 họ, thuộc 17 bộ; bò sát có 64 loài, trong 15 họ thuộc 2 bộ, lưỡng thê có 28 loài, trong 5 họ, thuộc một bộ.

+ Các loài phát triển nhanh như dúi, nhím, don, chim, rắn.

+Những loài động vật quí hiếm được ghi trong sách đỏ như: voi, bò tót, vượn đen, hổ, báo, gấu, cầy vằn, chó sói, sóc bay, cu li, chồn mực, dúi nâu, lượn rừng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý địa phương Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
 1. Vị trí và lãnh thổ
 Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía tây bắc Việt Nam trong khoảng 20039’ – 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ – 105002’ kinh độ Đông.
  Phía Bắc giáp hai tỉnh Yên Bái, Lào Cai. Phía Đông giáp Hòa Bình, Phú Thọ. Phía Tây giáp Lai Châu, Điện Biên. Phía Nam giáp Thanh Hóa. Sơn La có 250km đường biên giới với nước bạn Lào.
 Thị xã Sơn La cách thủ đô Hà Nội  320 km về phía tây bắc.
 Diện tích tự nhiên 14.055 km2, chiếm 4,27% diện tích cả nước.
 2. Sự phân chia hành chính
  Sơn La có 1 thành phố và 11 huyện:
- Thành phố Sơn La: 7 phường và 5 xã
- Quỳnh Nhai: 11 xã
- Mường La: 1 thị trấn và 15 xã
- Thuận Châu: 1 thị trấn và 28 xã
- Phù Yên: 1 thị trấn và 26 xã
- Bắc Yên: 1 thị trấn và 15 xã
- Mai Sơn: 1 thị trấn và 21 xã
- Sông Mã 1 thị trấn và 18 xã
- Yên Châu: 1 thị trấn và 14 xã
- Mộc Châu: 2 thị trấn và 13 xã
- Sốp Cộp: 8 xã
- Vân Hồ: 14 xã
*Tổng cộng, tỉnh Sơn La có 204 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 9 thị trấn và 188 xã.
II- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
 1. Địa hình
 Sơn La có độ cao trung bình 600 – 700 m so với mực nước biển. Địa hình của Sơn La bị chia cắt và tạo thành ba vùng sinh thái : Vùng trục quốc lộ 6, vùng lòng hồ sông Đà và vùng cao biên giới. Riêng hai cao nguyên lớn Mộc Châu và Nà Sản với độ cao hàng trăm mét đã tạo nên nét đặc trưng cho địa hình Sơn La. Trong đó:
- Cao nguyên Mộc Châu: Cao 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng của vùng khí hậu cận ôn đới có nhiệt độ trung bình hàng năm là 180C. Đất đai phì nhiêu, phù hợp với trồng cây công nghiệp như chè, cây ăn quả, chăn nuôi bò sữa, các loại gia súc ăn cỏ và phát triển du lịch.
- Cao nguyên Nà Sản: Cao 800 m so với mực nước biển, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp như mía, cà phê, dâu tằm và cây ăn quả.
2.Khí hậu 
- Khí hậu Sơn La chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa  hè từ tháng 4 đến tháng 9.
- Nhiệt độ trung bình năm 21,4°C (nhiệt độ trung bình cao nhất là 27°C, thấp nhất trung bình là 16°C).
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 - 1.600mm.
- Độ ẩm không khí trung bình là 81%.
3. Thủy văn 
Tài nguyên nước mặt của toàn tỉnh Sơn La hàng năm vào khoảng 19 tỷ m3 chủ yếu từ nguồn nước mưa tích trữ vào hai hệ thống sông chính là:
- Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc có lưu vực ở thuộc tỉnh Sơn La là 9.844 km2, đoạn chảy qua Sơn La dài 250 km, tổng lượng nước đến công trình thủy điện Sơn La là 47,6.109m3.
- Sông Mã bắt nguồn từ huyện Điện Biên và Tuần Giáo - Lai Châu. Đoạn chảy qua Sơn La dài 93 km, có diện tích lưu vực 3.978 km2.
- Bên cạnh 2 hệ thống sông chính tỉnh Sơn La còn có 35 con suối lớn, hàng trăm con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước.
4. Thổ nhưỡng
Sơn La có diện tích tự nhiên đứng thứ 5/64 tỉnh, thành phố. Trong đó, diện tích đất đang sử dụng chiếm 39,08%. Đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày với nhiều loại thổ nhưỡng cho phép phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối chiếm 60,92. Quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế, diện tích bình quân đạt 0,2 ha/người.
Quỹ đất để phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cây ăn quả có diện tích 23.520. Quỹ đất để phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi có diện tích 1.167 ha.
Số liệu thống kê đất đai (2009):  
          Tổng diện tích :  1.417.444 ha
          - Đất nông nghiệp:                                     823.216 ha
                   - Đất sản xuất nông nghiệp        :         247.684 ha
                   - Đất lâm nghiệp có rừng           :         572.859 ha
                   - Đất nuôi trồng thuỷ sản           :         2.589 ha
                   - Đất nông nghiệp khác             :         84 ha
          - Đất phi nông nghiệp:                               48.233 ha
                   - Đất ở                                     :         6.954 ha
                   - Đất chuyên dùng                    :         17.688 ha
                   - Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng:   20.747 ha
                   - Đất phi nông nghiệp khác        :         2.844 ha
          - Đất chưa sử dụng:                                   702.740 ha
                             . Đất bằng                        :                 
                             . Đất đồi núi                    :         490.968 ha
                             . Núi đá không có rừng cây :     55.027 ha
5. Tài nguyên sinh vật
Sơn La có tài nguyên động, thực vật phong phú và đa dạng, với nhiều loài động thực vật quý.
Rừng Sơn La có nhiều nguồn gen động thực vật quí hiếm và các khu rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học như Sốp Cộp, Xuân Nha (Mộc Châu), Tà Xùa (Bắc Yên), Co Pia (Thuận Châu).
- Thực vật: Có 161 họ, 645 chi, 1.187 loài, bao gồm cả thực vật hạt kín, hạt trần, nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Tiêu biểu có các họ như: lan, dẻ, tếch, sa mu, tử vi, dâu...
+ Các họ có nhiều loài như: cúc, cói, đậu, ba mảnh vỏ, long não, hoa môi, ráy, ngũ gia  bì, dâu, cà phê, lan, cam na, bông, vang, dẻ,...
+ Các loài thực vật quý hiếm gồm có pơ mu, thông tre, lát hoa, bách xanh, nghiến, chò chỉ, du sam, thông hai lá, thông ba lá, dâu, dổi, trai, sến, đinh hương, đinh thối, sa nhân, thiên niên kiện, ngũ gia bì, đẳng sâm, hà thủ ô...
+ Những loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng có: pơ mu, thông tre, lát hoa, bách xanh, nghiến, chò chỉ, thông ba lá, dổi, đinh hương, đinh thối, trai.
- Động vật rừng: có 101 loài thú, trong 25 họ, thuộc 8 bộ; chim có 347 loài, trong 47 họ, thuộc 17 bộ; bò sát có 64 loài, trong 15 họ thuộc 2 bộ, lưỡng thê có 28 loài, trong 5 họ, thuộc một bộ.
+ Các loài phát triển nhanh như dúi, nhím, don, chim, rắn.
+Những loài động vật quí hiếm được ghi trong sách đỏ như: voi, bò tót, vượn đen, hổ, báo, gấu, cầy vằn, chó sói, sóc bay, cu li, chồn mực, dúi nâu, lượn rừng...
6. Khoáng sản
 Sơn La có trên 50 mỏ và điểm khoáng sản, trong đó có những mỏ quý như niken, đồng ở bản Phúc - Mường Khoa (Bắc Yên); bột tan - Tà Phù (Mộc Châu); manhêrit - bản Phúng (Sông Mã); than Suối Bàng (Mộc Châu), than (Quỳnh Nhai) và những khoáng sản quý khác như vàng, thuỷ ngân, sắt có thể khai thác, phát triển công nghiệp khai khoáng trong tương lai gần. Đặc biệt với nguồn đá vôi, đất sét, cao lanh trữ lượng lớn, chất lượng tốt cho phép tỉnh phát triển một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng có lợi thế như xi măng, cát chất lượng cao, đá xây dựng, gạch không nung, đá ốp lát...Nhìn chung các điểm mỏ và khoáng sản của Sơn La đến nay vẫn chưa được khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ.
III- Dân cư và lao động 
1.Gia tăng dân số
Dân số ở Sơn La tính đến năm 2012 là khoảng 1.134.300 người. Mật độ dân số Sơn La tính đến thời điểm năm 2012 là 80 người/km2.
 Trải qua quá trình lịch sử lâu dài từ thời kỳ đồ đá cũ đến nay, theo kết quả điều tra dân số tính đến thời điểm năm 2002, tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em chung sống, trong đó người Thái chiếm 54% số dân toàn tỉnh, đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng thật sự đã và đang giữ vị trí trung tâm đoàn kết các thành phần dân tộc khác, tập trung đông nhất ở Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La (70%). Tiếp đến là người Kinh (18%), người Mông (12%), người Mường (8,4%), người Dao (2,5%), người Khơ Mú, người Xinh Mun và 5 dân tộc khác là Kháng, La Ha, Lào, Tày, Hoa sống rải rác trên khắp lãnh thổ của tỉnh.
2. Kết cấu dân số
Theo số liệu của Cục Thống Kê tỉnh Sơn La, đến năm 2011 tổng số dân của tỉnh là 1.119.300 người, trong đó số lao động chiếm 649 nghìn người, đạt 59% dân số và hằng năm bổ sung vào lực lượng lao động với mức tăng bình quân 4,46%. Ðây là lực lượng lao động dồi dào, tương đối trẻ, có độ tuổi dưới 35 chiếm đến 62,3%.
 Như vậy,  Sơn La có qui mô dân số tăng tương đối nhanh cùng với cơ cấu dân số trẻ. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa của tỉnh trong năm qua còn diễn ra chậm, chuyển dịch lực lượng lao động nông thôn chuyển ra thành thị còn ít.
Mặc dù Sơn La có số lượng lao động dồi dào, nhưng lao động được đào tạo, có trình độ chuyên môn lại rất thiếu. Theo số liệu điều tra thực tế trên địa bàn, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn rất thấp so với cả nước. Cụ thể, năm 2001, lao động chưa qua đào tạo chiếm 91,5%, đến năm 2005 giảm xuống còn 87,1% và hiện nay số lao động được đào tạo mới đạt 25%. Phân tích số liệu cho thấy, lao động chuyên môn kỹ thuật cao rất ít, lại phân bố không đều ở các ngành, nhất là các ngành tin học, điện tử, công nghệ. Tình trạng thừa lao động chưa qua đào tạo, nhưng thiếu lao động qua đào tạo có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đang diễn ra ở tất cả các ngành, thành phần kinh tế. (Xem bảng 3) Thêm vào đó quá trình sử dụng và khơi dậy động lực lao động sáng tạo cho cá nhân người lao động còn chưa thật thỏa thỏa đáng. Mặc dù Tỉnh đã có chính sách thu hút nhân tài song chính sách đó chưa đủ “lực hút” người lao động ở lại làm việc tại tỉnh dẫn đến tình trạng các sinh viên ở Sơn La trúng tuyển vào các trường đại học, đào tạo nghề sau khi tốt nghiệp ra trường lại không muốn làm việc tại Sơn La. Nhiều lĩnh vực còn xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám”, các cán bộ có trình độ chuyên môn cao có xu hướng chuyển khỏi cơ quan Nhà Nước hoặc đến các địa phương có điều kiện phát triển hơn để làm việc.
 *Về cơ cấu và sử dụng nguồn nhân lực
Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tăng tỷ lệ làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Cùng với sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng các giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm giá trị nông, lâm nghiệp thì cơ cấu lao động của tỉnh cũng có sự chuyển dịch chuyển sang theo hướng một bộ phận lao động nông thôn chuyển sang tham gia lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp và chuyển sang làm việc ở khu vực đô thị, khu công nghiệp, xuất khẩu lao động... Tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế cũng đang có chuyển biến tích cực phù hợp xu thế chung của khu vực; tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng từ 2,4% năm 2001 lên 3,2% năm 2005 và đạt 4,0% năm 2010; tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ cũng tăng từ 8,0% năm 2001 lên 10,0% năm 2005 và đạt 12,1% năm 2010; giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp từ 89,6% năm 2001 xuống còn 86,8% năm 2005 và 83,9% năm 2010.
3. Phân bố dân cư
Đồng bào Thái đen ở Sơn La chiếm đa số cư dân của tỉnh ( 55 % ) . Những quận huyện sau đây có nhiều nhiều Thái quần cư ( 70 % ) : Quỳnh Nhai , Thuận Châu , Mường La , huyện Phù Yên chỉ độ 30 % là dân Thái mà thôi .
 Nhóm Thái đen cư trú khắp nơi trong tỉnh , nhóm Thái trắng chủ yếu ở Quỳnh Nhai , còn nhóm Thái đỏ ở Mộc Châu và Yên Châu .
 Người Kinh chiếm khoảng 18 % dân số toàn tỉnh , phân bố ở mọi nơi huyện thị .
 Người H’mong chiếm 12% tổng số dân cư .Người Mường độ khoảng 8 % dân số toàn tỉnh , đa phần tập trung ở huyện Phù Yên ( chiếm 42 % dân số huyện lỵ ) và huyện Mộc Châu và Bắc Yên .
 Thêm vào những sắc tộc anh em như Dao . Khomú , Xinhmún sống rải rác ở khắp mọi nơi của tỉnh.
4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế
Người Thái có tiếng nói và chữ viết riêng với hơn 500 bản sách chữ Thái cổ , những đồng điệu dân ca , trường ca ; họ sống với nghề dệt thổ cẩm cổ truyền với hơn 30 hoa văn nổi tiếng .
 Sự khác biệt giữa 3 dân tộc Thái mà các bạn có thể thẩm định : là trang phục phụ nữ ( khăn thêu ) và cách thức dựng mái nhà sàn của họ
 Người H’mong canh tác ruộng bậc thang và các loại lương thực khác . Ngoài ra , thủ công nghiệp của người H’mong cũng khá phát triển , chế tạo các dụng cụ săn bắn , nương bẫy và nông cụ .Họ rất thích ca hát 
 Thêm vào những sắc tộc anh em như Dao . Khomú , Xinhmún sống rải rác ở khắp mọi nơi của tỉnh
 Đa phần mọi ngưòi dân ở đây , tuy rằng khác tên gọi nhưng mọi người đều chung nhau những tập tục cổ truyền của cha anh để lại như thờ cúng ông bà , thần linh . Và đón Tết như những người miền xuôi , e có phần nhộn nhịp hơn với những tiết lễ đặc biệt .
*y tế
Trung tâm Y tế huyện luôn chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện công tác vận động tuyên truyền, giáo dục nhân dân đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, triển khai công tác giám sát dịch tễ, chương trình phòng chống dịch từ huyện đến bản, do đó nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi, nhiều năm nay trên địa bàn huyện không xảy ra dịch lớn.
  Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai đầy đủ và hiệu quả; trên 95% số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin, giảm tỷ lệ trẻ em mắc và tử vong do các bệnh có vắc xin phòng ngừa. Từ năm 2009 lại đây, trên địa bàn huyện không có ký sinh trùng sốt rét và không có sốt rét lâm sàng. Tỷ lệ mắc bướu cổ ở trẻ em cũng giảm xuống còn 1,7%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 15%. Công tác phòng chống bệnh lao, phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống bệnh tiểu đường, ATVSTP... thu được những kết quả quan trọng. Các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ nâng cao nhận thức cho nhân dân được Trung tâm chú trọng. Công tác khám, chữa bệnh có những tiến bộ mới, 21 trạm y tế xã có bác sĩ (đạt 77,7%); cơ sở hạ tầng thường xuyên được quan tâm sửa chữa, cải tạo, nâng cấp; trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh cho nhân dân được đầu tư, nâng cấp đồng bộ; các dịch vụ y tế, loại hình khám chữa bệnh và sự phát triển mạnh mẽ mạng lưới y tế từ tuyến huyện đến cơ sở góp phần quan trọng vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong huyện. Phong trào học tập nâng cao trình độ chuyên môn được Trung tâm quan tâm, hằng năm đều xây dựng kế hoạch đào tạo, vận động cán bộ đăng ký học tập. Công tác quản lý điều hành của đơn vị có nhiều đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng.
 Việc chấn chỉnh kỷ cương, tinh thần thái độ phục vụ trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân của cán bộ y tế được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua lao động tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương của Bác trong cán bộ viên chức lao động. Vấn đề y đức của người thầy thuốc được nêu cao, từng bước tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong các nội dung cụ thể như: giao tiếp với người bệnh và người nhà bệnh nhân; khám, điều trị, chăm sóc, hướng dẫn người bệnh hiệu quả, đảm bảo tốt phương châm: “Bệnh nhân đến tiếp đón niền nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân ra về dặn dò chu đáo”, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ y tế.
 Tuy nhiên, nhiệm vụ của đơn vị còn gặp không ít khó khăn, bệnh dịch diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều bệnh dịch nguy hiểm có nguy cơ xuất hiện, bùng phát như: cúm A H5N1, cúm A H1N1, cúm AH3N1, H7N9, bệnh tiêu chảy cấp, dịch sởi, ho gà, dịch tay - chân - miệng, dịch bệnh dại và ngộ độc thực phẩm xảy ra; cơ sở vật chất, trang thiết bị một số trạm y tế đang xuống cấp chưa được đầu tư nâng cấp, sửa chữa; đối tượng phục vụ trên 80% là nông dân, đời sống còn nhiều khó khăn, vẫn còn hơn 20% số hộ đói nghèo, trình độ dân trí không đồng đều, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, giao thông đi lại còn khó khăn... Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của một số cán bộ, viên chức của Trung tâm còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phòng bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân...
IV- Kinh tế
1. Đặc điểm chung
 Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) trong 4 năm (2001 – 2004) tăng bình quân 10,62%/năm; tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước: năm 2001 tăng 7,98%; năm 2002 tăng 9,2%; năm 2003 tăng 11,16%; năm 2004 tăng 14,21%. Ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005 đạt 16% đưa tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm ( 2001 – 2005) đạt 11,65%/năm, vượt chỉ tiêu tăng trưởng đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (9 – 10%) và đạt mục tiêu điều chỉnh tại Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh giữa nhiệm kỳ (11 – 12%/năm). GDP năm 2005 tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2000. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2005 ước đạt 4,15 triệu đồng/người (khoảng 258 USD).
GDP cả 3 khu vực bình quân mỗi năm đều tăng: nông – lâm nghiệp tăng bình quân 5,1%/năm; công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 27,2%/năm; dịch vụ tăng bình quân 16,5%/năm.
 Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ: tỷ trọng GDP nông– lâm nghiệp giảm từ 60,96% (năm 2000) xuống 45% (ước năm 2005); tỷ trọng GDP công nghiệp – xây dựng tăng từ 9,49% (năm 2000) lên 19% (ước năm 2005); tỷ trọng GDP dịch vụ tăng từ 29,55% (năm 2000) lên 36% (ước năm 2005).
2. Các ngành kinh tế
 a, Sản xuất nông – lâm nghiệp
 Trong 5 năm qua, sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, khai thác và phát triển các lợi thế của tỉnh miền núi và gắn với thị trường. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt; chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng tỷ trọng cây công nghiệp có giá trị kinh tế và cây ăn quả, giảm tỷ trọng cây lương thực trên đất dốc và cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế thấp.
Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 7,1%/năm; năm 2005 ước đạt 1.374 tỷ đồng (giá so sánh), gấp 1,5 lần năm 2000. Trong đó: sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 0,6%/năm; thuỷ sản tăng bình quân 9,7%/năm. Trong giá trị sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 17,81% (năm 2000) lên 23,4% (năm 2005); tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 83,4% (năm 2000) xuống 80% (năm 2005).
b,  Sản xuất công nghiệp.
 Trong năm năm qua, sản xuất công nghiệp của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở tốc độ cao, năm 2004 tăng 93,9% so với năm 2000; tốc độ tăng trưởng bình quân 4 năm (2001 – 2004) đạt 18%/năm. Ước tính giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 406,58 tỷ đồng; tăng 2,24 lần so với năm 2000, đưa mức tăng trưởng bình quân 5 năm (2001 – 2005) đạt 17,5%/năm.
Trong sản xuất công nghiệp, cơ cấu ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến nhất là các ngành có lợi thế về nguyên liệu tại địa phương. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng từ 92,2% (năm 2000) lên 95,2% (năm 2004); tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác giảm từ 5,86% (năm 2000) xuống 2,62% (năm 2004). Đã hình thành rõ nét các cụm công nghiệp tại Mộc Châu, Mai Sơn và thị xã.
Trong năm năm qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo củng cố các doanh nghiệp nhà nước và tạo điều kiện để các loại hình doanh nghiệp khác phát triển. Giá trị sản xuất hàng năm của khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn: năm 2001 chiếm 80,71%; năm 2002 chiếm 75,56%; năm 2003 chiếm 74,32% và năm 2004 chiếm 74,31% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. Tốc độ tăng trưởng sản xuất của toàn ngành công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của khu vực này.
V- Bảo vệ tài nguyên môi trường
VI- Phương hướng phát triển kinh tế

File đính kèm:

  • docDia_ly_dia_phuong_Son_La.doc