Di tích lịch sử Thủ Dầu Một - Thuận An

1.Đình Phú Long

 Tọa lạc tại Khu 5 - ấp Hòa Long, thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Công trình do cư dân người Việt (thuộc tổng Bình Chánh Thượng, huyện Bình An) xây dựng vào khoảng năm 1842, thờ Thành Hoàng Bổn Xứ được ban sắc thần đời vua Tự Đức (thứ 5), tổng diện tích sử dụng là 5.828m2. Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo có giá trị nghệ thuật độc đáo mang đậm nét Nam Bộ. Với phong cách trang trí mỹ thuật thể hiện qua loại hình tranh ghép gốm mang đậm nét truyền thống văn hoá dân gian.

 

docx19 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Di tích lịch sử Thủ Dầu Một - Thuận An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, anh chị em trong tù vẫn giữ được lòng kiên định và ý chí kiên cường chiến đấu.
Suốt những năm tháng ở đây, tù nhân có tổ chức bí mật của Đảng ta chỉ đạo. Ban Đại diện, Tổ Tâm giao, hoặc Đôi bạn đồng hương ở từng trại giam làm nòng cốt đấu tranh, từng bước đấu tranh với kẻ thù đòi cải thiện đời sống, chống đàn áp, chống tra tấn tù nhân. Tất cả là nhờ sự kiên trung của các đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Ngày 30 tháng 11 năm 1958, nhà tù đã bỏ thuốc độc vào khẩu phần ăn của tù nhân khiến hàng ngàn tù nhân bị trúng độc (đến ngày 1 tháng 12 năm 1958 số người tử vong đã lên đến hàng ngàn). Trước tình hình đó, tổ chức Đảng Cộng sản trong nhà tù vừa tổ chức tự cứu chữa cho tù nhân bị trúng độc, vừa đấu tranh tố cáo hành động này.Để chạy tội Mỹ – Diệm tìm cách phi tang nhân chứng, gây nên làn sóng căm phẩn trong và ngoài nước. Sự căm phẫn đó đã được nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc trong bài thơ “Thù muôn đời muôn kiếp không tan”, năm 1959:
	“Trong một ngày - mồng một tháng mười hai
	Nào ai ngờ không có nửa ngày mai!
	Chúng tôi chết, trong đêm dài tàn khốc
	Đứt ruột đứt gan, nắm cơm thuốc độc
	Tím xương do nanh nọc lũ đê hèn
	Trái tim hồng chết uất máu bầm đen”
Trong điều kiện mới của chiến tranh diễn ra, đến năm 1964, nhà tù Phú Lợi không còn nữa. Từ đó hệ thống trại giam chuyển thành tiểu khu quân sự Mỹ-Ngụy cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/04/1975.
Nhà tù Phú Lợi trở thành một bằng chứng về tội ác của Mỹ – Ngụy tại miền Nam Việt Nam; nơi đây là biểu tượng cho lòng dũng cảm của cán bộ đảng viên, các đồng chí cách mạng và đồng bào yêu nước đã ngã xuống trong nhà tù vì độc lập, tự do, hoà bình, hạnh phúc cho quê hương đất nước. Năm 1995, di tích đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chủ trương đầu tư công trình biên soạn lược sử và trùng tu, tôn tạo khu di tích vào đúng dịp kỷ niệm 37 năm ngày đoàn kết, bất khuất đấu tranh chống vụ đầu độc tù nhân Phú Lợi.
Hàng năm, di tích đã tiếp đón nhiều lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử đấu tranh cách mạng của con người Việt Nam. Khu di tích Phú Lợi trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Các tổ chức phong trào đoàn TNCS Hồ Chí Minh giao lưu, kết nạp đoàn viên mới, hướng đạo sinh... tham quan, cắm trại ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của cha anh.
2.Chùa Hội Khánh
Ngôi chùa Hội Khánh tọa lạc dưới chân đồi, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 500m về hướng Đông, số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một, là một công trình kiến trúc tôn giáo, nhệ thuật lớn nhất tỉnh, được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia ngày 07/01/1993.
Chùa xây dựng từ thế kỷ XVIII (1741), 1861 chùa đã bị giặc Pháp thiêu hủy. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với diện tích xây dựng 1.211m2.  Năm 2007 chùa xây dựng thêm ngôi tháp 7 tầng cao 27 mét và tái tạo lại Phật tích “Tứ động tâm”, gồm có: Vườn Lâm Tì Ni (nơi Phật ra đời), Bồ Đề Đại Tràng (nơi Phật hành đạo), Vườn Lộc Uyển (nơi Phật thuyết đầu tiên), Ta La Song Thọ (đức Phật nhập niết bàn) có ý nghĩa sâu sắc về đạo pháp.
Năm 2008, Phật đài quy mô lớn, cao 22m được xây dựng ở khu đất phía trước chùa. Tầng trệt là dãy nhà chiều dài 64m, chiều ngang 23m dùng làm Trường Phật học, Thư viện  Tầng trên tôn trí đại tượng đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn cao 12m, dài 52m. Đây là một công trình mỹ thuật đáng tự hào của Phật giáo Bình Dương, được khánh thành trọng thể vào ngày Rằm tháng Hai năm Canh Dần (30-3-2010) mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Bửu tháp 7 tầng 
Tuy đã được sửa chữa, trùng tu nhiều lần nhưng về cơ bản đây là ngôi chùa hiếm hoi vẫn còn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu. Nét nỗi bật của ngôi cổ tự này là giá trị phong phú về mặt lịch sử văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt phần lớn những di tích, cổ vật hàng mấy trăm năm được bảo tồn lưu giữ cho đến nay. Hội Khánh còn được xem là ngôi chùa tiêu biểu cho đặc điểm chung của các ngôi chùa cổ Bình Dương
Về cấu trúc chùa gồm bốn phần chính: Tiền điện – chánh điện; giảng đường kiến trúc này có 92 cột gỗ quý; Đông lang và Tây lang chùa bố trí theo kiểu “sắp đôi” nối liền nhau với kiến trúc “trùng thềm, trùng lương”. Đây là biến tấu đặc biệt trong kiến trúc theo truyền thống chùa cổ xứ Nam Kỳ. Chánh điện với kèo cột, vách gỗ và ba bộ cửa bức màn, còn có gần 100 tượng gỗ, các vị La Hán và thập điện Minh Vương dáng vẻ khác nhau được tạo bằng gỗ mít sơn son thép vàng. Đặc biệt có hai bức phù điêu chạm hình 18 vị La Hán và các vị bồ tát, tạo nên một công trình điêu khắc tuyệt mỹ, có giá trị nghệ thuật cao mang đặc trưng của phong cách điêu khắc gỗ Bình Dương xưa. 
Tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn lớn nhất Việt Nam
Về phần liễn đối, thơ văn còn lưu giữ phong phú, giá trị khó có ngôi chùa nào sánh kịp. Nơi chánh điện có những câu liễn đối tiêu biểu cho đạo vị thiền học được nhiều người nhắc đến:
	“Nhược thực nhược hư trúc ảnh tảo giai trần bất động
	Thị không thị sắc nguyệt xuyên hải để thuỷ vô ngân”
	(Như thực như hư, bóng trúc quét thềm, bụi trần chẳng động.
	Là không là sắc, ánh trăng xoáy biển, nước biển không nhồi)
Ngoài ra, nhiều người cũng nhắc đến câu đối của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc còn lưu ở chùa Hội Khánh, với ý nghĩa ngôn từ hàm súc của thiền học:
 	“Đại đạo quảng khai thố giác khuê đàm để nguyệt
 	Thiền môn giáo dưỡng, qui mao thằn thụ đầu phong” 
	(Tạm dịch: mở rộng đạo lớn như sừng thỏ như mò trăng đáy nước
	Nuôi dưỡng mái chùa như lông rùa như cột gió đầu cây)
Về phần nghệ thuật trang trí nội thất, tranh tượng tự khí thờ phượng được điêu khắc, chạm trổ rất công phu, sắc sảo đặc biệt phải kể đến bộ bao lam “thập bát La Hán” (tạo tác 1921), bức phù điêu “tứ thời” ốp vào hai cột trước chánh điện; các bàn thờ chạm trổ tinh vi hoàn thành vào năm Ất Sửu (1925). Nhà chùa còn giữ được bộ mộc bản in kinh cách đây trên 120 năm
Từ khi thành lập đến nay chùa đã trải qua 10 vị trụ trì (9 vị đã viên tịch) trong đó không ít vị cao tăng, đạo đức tài năng nổi danh cả Nam Bộ.
Trong những năm 1923 -1926, chùa Hội Khánh Thủ Dầu Một còn là nơi ẩn náu qui tụ các nhân sĩ: nhà nho, nhà sư yêu nước cùng lập ra “Hội danh dự” với sự tham gia của chính hoà thượng Từ Văn, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Thân phụ của bác Hồ), cụ Tú Cúc mục đích của Hội là cổ vũ cho lối sống đề cao đạo đức, coi trọng danh dự và lòng yêu quý đồng bào đất nước. Dù Hội chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng đã gây dược ảnh hưởng đáng kể.
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, chùa Hội Khánh là trụ sở Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Thủ Dầu Một, đã góp nhiều công sức tâm huyết kể cả xương máu của các nhà tu, Phật tử nhà chùa. Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân địa phương từ 1953, chùa là trụ sở Phật giáo yêu nước tỉnh Bình Dương và đến 1983 chùa Hội Khánh là trụ sở của tỉnh Hội Phật giáo Bình Dương. Năm 1995, nơi đây Tỉnh hội xây dựng Trường cơ bản Phật học tỉnh Sông Bé (Bình Dương). Hiện thượng tọa Thích Huệ Thông trụ trì chùa Hội Khánh (từ 1988) và là phó ban thường trực tỉnh Hội Pháp giáo Bình Dương.
3.Bảo tàng Bình Dương
Tọa lạc tại số 565 đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một. Bởi nằm trên trục đường chính (quốc lộ 13 cũ), nơi qua lại tấp nập của cư dân trong và ngoài Tỉnh. Đó là một vị trí khá thuận lợi cho việc quảng bá hình ảnh của Bảo tàng đến với công chúng. Bên cạnh đó, Bảo tàng Bình Dương có một khuôn viên khá đẹp, rộng rãi với nhiều cây xanh tỏa bóng mát có thể thu hút một số lượng lớn khách tham quan (hơn 1.000 người).
Với 4 không gian trưng bày đã gần như tái hiện một cách sinh động về lịch sử phát triển đất và người Bình Dương trên tất cả các lĩnh vực kinh tế. chính trị, văn hóa . Diện tíchtrưng bày là 2000m2 bao gồm 1.300hiện vật gốc và 500 tài liệu khoa học phụ thể hiện qua 8 chuyên đề: Tự nhiên Bình Dương, Bình Dương thời tiền sử đến thế kỷ thứ 16, Bình Dương thời kỳ khai phá lập làng, Cộng đồng văn hóa các dân tộc, Bình Dương thời thuộc Pháp, kháng Pháp, thời kỳ chống Mỹ, Bình Dương trên đường hội nhập và phát triển và Các ngành nghề truyền thống ở tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh đó, những hiện vật có thể khối lớn được trưng bày ngoài trời như: máy bay trực thăng, xe tăng, súng thần công...đãbổ sung liên hoàn, hữu ích cho hệ thống trưng bày chính trong Bảo tàng.
Bảo tàng Bình Dương là nơi lưu giữ một khối lượng hiện vật rất phong phú có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học. Đó những di sản văn hóa vật thể có giá trị vô cùng quý hiếm từ khi xuất hiện cuộc sống sơ khai của con người như bộ sưu tậpBát Bồng ở di tích Cù Lao Rùa, bộ sưu tậpTrống đồng, công cụ dệt vải của di tích Phú Chánh, bộ sưu tập rìu đồng, khuôn đúc đồng, bộ rìu đá của di tích Dốc Chùa ....hay những hiện vật Dân tộc học đặc sắc: thuyền độc mộc, xe ngựa, cối xay lúa, cối giã gạo đến những bộ sưu tập của các ngành nghề thủ công truyền thống tỉnh Bình Dương.
Để thu hút đông đảo khách đếntham quan,Bảo tàng còn thường xuyên tổ chức những cuộc triển lãm theo chuyên đề cung cấp những sự kiện, những thông tin mới. Bên cạnh đó, Bảo tàng còn liên kết phối hợp với các đơn vị cơ sở trưng bày, triển lãm thông qua các nhà truyền thống, đã giúp cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh được tiếp cận với những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương mình.
Hằng năm Bảo tàng đã tiếp nhận được nhiều hiện vật và tài liệu quý do nhiều đơn vị, cá nhântrao tặng hoặc cán bộ của Bảo tàng sưu tẩm, làm cho Bảo tàng phong phú hơn về nội dung. Chính vì vậy, nhiều trường học trong tỉnh và ngoài tỉnh đã tổ chức cho học sinh, sinh viên đến tham quan Bảo tàng, xem Bảo tàng Bình Dương là một điểm đến trong chương trình học ngoại khóa. Bảo tàng Bình Dương, là một địa chỉ văn hóa để khách tham quan từ các nơi đến và thưởng thức tinh hoa văn hóa truyền thống của người Bình Dương.
THUẬN AN
Thuận An là một thị xã nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Dương, nằm giữa thành phố Thủ Dầu Một và Thành phố Hồ Chí Minh. Thị xã Thuận An được thành lập vào ngày 13 tháng 01 năm 2011.
Thị xã Thuận An có 10 đơn vị hành chính trong đó bao gồm 9 phường và 1 xã. Trong đó 2 phường Lái Thiêu và An Thạnh được xem là 02 Trung tâm dân cư và thương mại lâu đời nhất tại Thuận An từ đời vua Minh Mạng.
1.Đình Phú Long
 Tọa lạc tại Khu 5 - ấp Hòa Long, thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Công trình do cư dân người Việt (thuộc tổng Bình Chánh Thượng, huyện Bình An) xây dựng vào khoảng năm 1842, thờ Thành Hoàng Bổn Xứ được ban sắc thần đời vua Tự Đức (thứ 5), tổng diện tích sử dụng là 5.828m2. Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo có giá trị nghệ thuật độc đáo mang đậm nét Nam Bộ. Với phong cách trang trí mỹ thuật thể hiện qua loại hình tranh ghép gốm mang đậm nét truyền thống văn hoá dân gian.
            Trong hai thời kỳ kháng chiến, đình là cơ sở hoạt động cách mạng của địa phương. Đình được trùng tu, sửa chữa nhiều lần vào các năm: 1865, 1935, 1997... Năm 1865, đánh dấu đợt trùng tu sửa chữa lớn, từ mái lá, vách tre tạm bợ thành lối kiến trúc có quy mô lớn như ngày nay. Phú Long là một ngôi đình cổ kính đẹp nhất Bình Dương, được Bộ Văn hóa- Thông tin công nhận là di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật cấp Quốc gia, ngày 28/12/2001.
          Cuộc sống cư dân Nam bộ gắn liền với sông nước, đình nằm trên vùng đất với phong cảnh đẹp, có nhiều cây cổ thụ che bóng mát, mặt tiền của đình quay về hướng Nam, nằm cạnh sông Sài Gòn quanh năm đón gió mát lành.
          Kiến trúc đình theo kiểu chữ Tam, mái lợp ngói âm dương, nền lót gạch hoa, diện tích xây dựng là 1.258m2. Ngôi chánh điện gồm: tiền điện, trung điện và hậu điện. Tiền điện hình chữ nhật kiểu nhà dân gian ba gian, hai chái phần mái được xây dựng hai lớp trên lợp ngói âm dương, trên trần nhà chánh điện có tấm đan bằng bêtông rộng 2m chạy suốt theo chiều dài của tòa chánh điện, hai bên đầu hồi chính có hai lỗ tròn có nắp đậy che mưa nắng tạo thành một nóc nhà kín. Nóc nhà kín là nơi bí mật trú ẩn hoạt động của chiến sĩ cách mạng vùng Lái Thiêu, từ những năm 1944.
          Tòan bộ mái nhà tiền điện cẩn vào bêtông bằng mảnh gốm sứ màu sắc lóng lánh, trang trí bốn Lân đứng hàng ngang hướng về trước sân đình, hai đầu hồi là hai Rồng dao (dao lá); Phần mái của trung điện chính giữa có hình nhật nguyệt, hai bên đầu hồi được trang trí Long, Lân, Quy, Phụng; Phần mái của hậu điện cũng được trang trí hoa văn Cá Hóa Long, Lưỡng Long Tranh Châu...
          Nhà Tây lang trang trí hai bên là hai con Rồng giữa là đầu Lân và cảnh Long Mã, Công, Nai, Khỉ, cây Tùng, cây Trúc, quả Đào. Hoa văn chạy dài là hình chữ Chuyện. Đông lang được trang trí hai bên là hai con Phụng giữa là hình mặt Nguyệt, Lân, Dơi, Khỉ
          Phần sân trước có ba cổng. Cổng bên phải là Tấn Điền, cổng bên trái là Tấn Lộc, cổng giữa là lạc Phú.
          Tiền điện tiếp diện cùng sân khấu ngoài trời - nơi biểu diễn văn nghệ cho thần coi, vì vậy sân khấu được hướng vào phía bàn thờ thần. Đây còn là nơi tổ chức tế thần. Chính giữa đặt một bàn thờ Quan Công, bàn bằng gỗ, mặt trước được chạm nổi hình Phước, Lộc, Thọ xung quanh trang trí chạm thủng với chủ đề Lưỡng Long Triều Nguyệt. Toàn bộ tiền điện có chín bao lam bằng gỗ đều được chạm thủng các đề tài: Nho, Chuối, Hoa Mai, Hoa Cúc, Hoa Lan, Hoa Lựu tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở và Bát Tiên Hóa Hải, Long Hải Tướng Quân,.. Đặt biệt, hơn là khoảng cách giữa trung điện và chánh điện có một bao lam ghép gốm sứ, men màu xanh trang trí: Long, Lân, cảnh hội Bát tiên, Bát Tiên Hóa Hải, Long Hải Tướng Quân, Cá Hoá Rồng...
          Bên trong chánh điện là hai bộ vì kèo chịu lực bằng gỗ, kết cấu theo kiểu kẻ chuyền, hai hàng cột gồm 6 cây loại gỗ gõ đường kính 40cm. Chánh điện, chính giữa là một án thờ sắc thần, thành hoàn bổn cảnh được vua tự đức ban tặng vào ngày 8/1/1953. Hai bên thờ tả ban, hữu ban. Ngoài ra chánh điện còn được thờ nhiều người có công theo thứ tự từng án thờ, mỗi án thờ có một bài vị. Riêng án thờ được đặt cao nhất là hình một chiếc ghế dựa bằng gỗ hình vuông, chạm thủng “Mai, Lan, Cúc, Trúc” với một long vị đắp nổi trong rất uy nghi (gọi là Ngự).
          Hai cửa trung môn nói liền với Đông lang, Tây lang là nơi chuẩn bị lễ vật cúng thần, ngày thường là nơi giải quyết việc làng, nơi tiếp khách và thờ những người có công đứng đầu trong làng, xã và những ông từ đã có công với đình. Ngoài ra, còn có nhà bếp đầy đủ tiện nghi để phục vụ lễ tiệc trong các ngày lễ hội.
          Đình Phú Long được trang trí theo lối cổ lầu. Tất cả những tấm hoành phi, liễn, đối đều được sơn son thếp vàng rực rỡ, nội dung chúc tụng sơn hà xã tắc. Cách trang trí chạm trổ các đề tài nổi bật lên cung cách đầy quyền lực của Rồng, sự trang trọng của Phụng, mạnh mẽ của Lân và phúc thọ của những con Hạc đứng lưng Rùa cổ kính trang nghiêm.
          Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ở Phú Long – Lái Thiêu lúc bấy giờ có “Đệ Tam Sư Đoàn” tổ chức này do ông Nguyễn Hòa Hiệp làm Tư lệnh, đầu tiên được tổ chức tại Sài Gòn, qui tụ một số lớn lính “Heiho” (người Việt trong lực lượng bổ túc của quân đội Nhật). Sau ngày Sài Gòn bị thất thủ, “Đệ tam sư đoàn” rút về Lái Thiêu đóng hành dinh tại Phú Long (quê ông Nguyễn Hòa Hiệp) ông thường xuyên tổ chức họp hội tại đình Phú Long. Sau đó, Lái Thiêu bị Pháp chiếm “Đệ tam sư đoàn” rút qua hữu ngạn sông Sài Gòn tiếp tục hoạt động.
          Từ năm 1947 đến 1949, tại khu vực đình Phú Long có một tốp du kích trú ẩn để hoạt động, nơi đây dân quân tự vệ và du kích thường xuyên gặp nhau để trao đổi nắm bắt tin tức của địch.
          Năm 1965 đến năm 1968, đình là đại điểm làm trạm cứu thương cấp cứu cho các chiến sĩ về đánh đồn bót, chốt chặn. Tại đây đồng chí Nguyễn Văn Huê (Sáu Huê), đồng chí Nguyễn Văn Biết (Tư Biết) đã trực tiếp chỉ huy điều động công tác của trạm, tổ chức được nhiều cuộc họp, chuẩn bị truyền đơn tuyên truyền, tiếp nhận lương thực thuốc men để chuyển vào căn cứ của ta. Tại sân đình thường xuyên có 30 thanh niên luyện tập võ nghệ và một số công nhân lò gốm cũng tụ tập lại bàn kế hoạch đình công đòi quyền lợi cho công nhân.
          Cho đến nay, đình vẫn là nơi sinh hoạt cộng đồng, gắn với ý thức dân tộc mạnh mẽ qua các lễ hội. Hàng năm dân chúng tập trung về đây nhiều nhất vào ngày 17 – 18 tháng 8 âm lịch trong dịp lễ Kỳ Yên, cầu cho mưa thuận gió hòa.
2.Đình thần An Sơn
Đình thần An Sơn (Bình Sơn), thuộc ấp An Thới, xã An Sơn tx.Thuận An, được xây dựng vào năm 1914, với tổng diện tích sử dụng là 2.700m2 , do nhân dân địa phương tạo lập thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh, nằm ở vị trí cạnh ngã ba sông Sài Gòn và Rạch Tra. Xung quanh đình có nhiều kênh rạch chằng chịt, và các vườn cây trái sum suê rất thuận lợi cho việc lập căn cứ kháng chiến. Các xã An Sơn, An Thạnh, Bình Nhâm và Hưng Định là căn cứ kháng chiến đầu tiên của Thủ Dầu Một và tỉnh Gia Định ngay từ những ngày đầu Nam bộ kháng chiến và đình An Sơn là trung tâm của căn cứ.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đình trở thành căn cứ kháng chiến của tỉnh với tên gọi là “chiến khu An Sơn”, là nơi dừng chân của các lực lượng kháng chiến miền Đông Nam bộ trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.Tới thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đình An Sơn là trạm Y tế tiền phương, nơi tập kết của lực lượng vũ trang tiến đánh Sài Gòn, thương binh từ mặt trận được chuyển qua sông Sài Gòn đưa về đây chăm sóc. Ban ngày địch lùng sục càn quét, cấm tụ họp cúng đình nhưng không khuất phục được tinh thần yêu nước của nhân dân An Sơn, họ vẫn bám đất, bám làng hoạt động cách mạng.
Từ năm 1935-1964, nhân dân trong làng xây dựng đình bằng vôi gạch. Từ năm 1964-1975 chiến tranh Mỹ-Ngụy phá hoại, đình đã nhiều lần tu sửa nhưng mãi tới năm 1989 bà con mới quyết định tái thiết lại và bảo tồn cho đến ngày hôm nay. Đình An Sơn được công nhận là một di tích lịch sử - văn hóa theo quyết định số 2941/QĐ-UB ngày 04/7/2005 và là di tích quan trọng cùng với nhân dân An Sơn sống và chiến đấu anh dũng trong suốt hai năm kháng chiến vĩ đại.
Đây vừa là nơi linh thiêng để người dân trong và ngoài Thị xã đến đây tỏ lòng thành kính các bậc tiền hiền, là nơi cầu cho quốc thái dân an (tâm linh) và đến nơi đây người dân tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu cho hòa bình độc lập, biết được lịch sử hào hùng của quân dân xã An Sơn nói riêng và của tỉnh Bình Dương, các tỉnh khác nói chung trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
4.Đền tưởng niệm chiến khu Thuận An Hòa
 Đền tưởng niệm Chiến khu Thuận An Hòa là một công trình kiến trúc theo nét Đông phương, tọa lạc ở ấp Hòa Lân 2, xã Thuận Giao (Thuận An, Bình Dương). Nơi đây đã lưu dấu bao thế hệ cha anh kiên trung, bất khuất, dũng cảm hy sinh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để làm nên một Chiến khu Thuận An Hòa anh hùng!
Chiến khu Thuận An Hòa là tên ghép của một vùng đất thuộc phạm vi ba xã Thuận Giao, An Phú, và Bình Hòa của huyện Lái Thiêu (nay huyện Thuận An) tỉnh Bình Dương. Mặc dù kẻ thù luôn đánh phá ác liệt nhưng quân dân Thuận An Hòa và Lái Thiêu đã một lòng một dạ dồn hết sức người, sức của cho cách mạng; vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy, hy sinh để giữ lấy Chiến khu Thuận An Hòa mãi mãi tồn tại hiên ngang! Chiến khu Thuận An Hòa làm điểm tựa vững chắc cho cách mạng địa phương và các vùng phụ cận; đồng thời là cầu nối liên thông về các căn cứ Chiến khu D, Long Nguyên, Bến Cát, khu 5
     Chính vì thế, Chiến khu Thuận An Hòa không những là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, của nhân dân, của các lực lượng vũ trang trong huyện Thuận An và của tỉnh Bình Dương mà còn là niềm vinh dự, tự hào của dân tộc Việt Nam.
5.Miếu Mộc Tổ
Nghề mộc là một trong ba ngành nghề thủ công truyền thống như: Gốm Sứ, Sơn Mài đã tồn tại lâu đời trên đất Thủ - Bình Dương, gắn liền với chiều dài lịch sử hình thành và phát triển vùng đất hơn 300 năm. Đặc biệt, nghề mộc ở đây đã được dựng lên ngôi miếu để thờ tổ nghề gọi là Miếu Mộc Tổ. Ngôi miếu được xây dựng vào năm 1944, do chính các nhà doanh nghiệp ngành mộc đứng ra vận động trong giới nghề thành lập. Hiện ngôi miếu tọa lạc tại khu 2- khu phố Long Thới, thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Với diện tích 89,74m2. Miếu được xây dựng theo kiểu nhà dân gian gồm ba gian, hai mái. Với xuyên trính được làm bằng g

File đính kèm:

  • docxDi_tich_lich_su_Thu_Dau_Mot_Thuan_An_20150726_044825.docx
Giáo án liên quan