Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Xuân Áng

1. Trình bày những vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường và nêu những biện pháp giảm thiểu những tác hại của hạn hán ở nước ta. (1,0)

a. Những vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta (0,75)

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái (biểu hiện là sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất, dẫn đến các thiên tai lũ lụt, hạn hán và gia tăng sự thất thường về thời tiết, khí hậu) (0,25)

- Tình trạng ô nhiễm môi trường (0,5)

+ Môi trường nước bị ô nhiễm quá mức do nước thải sinh hoạt và sản xuất

+ Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt tại các khu công nghiệp, điểm dân cư, hàm lượng khí độc hại vượt quá mức cho phép.

+ Môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề do nước thải, rác thải từ hoạt động sản xuất, đất nông nghiệp ở nông thôn bị ô nhiễm do dư lượng thuốc trừ sâu

b. Những biện pháp giảm thiểu tác hại của hạn hán ở nước ta (0,25)

- Xây dựng các công trình thủy lợi

- Trồng và bảo về rừng, phòng chống cháy rừng

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Xuân Áng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT XUÂN ÁNG
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2015 - 2016
(Thời gian làm bài 180 phút)
Câu I (2 điểm):
1. Trình bày những vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường và nêu những biện pháp giảm thiểu những tác hại của hạn hán ở nước ta.
2. Chứng minh dân cư nước ta có sự phân bố không đồng đều giữa đồng bằng với trung du và miền núi. Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước?
Câu II (2 điểm):
Dựa và Atlat Địa lý Việt Nam trang 17 và trang 23, hãy:
1. Kể tên các khu kinh tế ven biển ở miền Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc)
2. Các cửa khẩu quốc tế sau trực thuộc tỉnh (thành phố) nào: Tây Trang, Nậm Cắn, Cha Lo, Xa Mát.
Câu III (3 điểm):
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: tỉ đồng)
Ngành công nghiệp
2000
2005
2010
2013
Công nghiệp khai thác mỏ
53035
110919
250466
390013
Công nghiệp chế biến chế tạo
265459
818502
2563031
1307560
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
18606
54601
132501
210401
Tổng số
337100
984022
2945998
1907974
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)
1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2000 – 2013.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành của nước ta từ biểu đồ đã vẽ.
Câu IV (3 điểm):
1. Phân tích những điều kiện thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thủy sản nước ta. Giải thích tại sao trong những năm gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản lại chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản?
2. Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?
- Hết –
ĐÁP ÁN
Câu I (2 điểm):
1. Trình bày những vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường và nêu những biện pháp giảm thiểu những tác hại của hạn hán ở nước ta. (1,0)
a. Những vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta (0,75)
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái (biểu hiện là sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất, dẫn đến các thiên tai lũ lụt, hạn hán và gia tăng sự thất thường về thời tiết, khí hậu) (0,25)
- Tình trạng ô nhiễm môi trường (0,5)
+ Môi trường nước bị ô nhiễm quá mức do nước thải sinh hoạt và sản xuất
+ Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt tại các khu công nghiệp, điểm dân cư, hàm lượng khí độc hại vượt quá mức cho phép.
+ Môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề do nước thải, rác thải từ hoạt động sản xuất, đất nông nghiệp ở nông thôn bị ô nhiễm do dư lượng thuốc trừ sâu
b. Những biện pháp giảm thiểu tác hại của hạn hán ở nước ta (0,25)
- Xây dựng các công trình thủy lợi
- Trồng và bảo về rừng, phòng chống cháy rừng
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
2. Chứng minh dân cư nước ta có sự phân bố không đồng đều giữa đồng bằng với trung du và miền núi. Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước? (1,0)
a. Dân cư nước ta có sự phân bố không đồng đều giữa đồng bằng với trung du và miền núi (0,5)
- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ nhưng tập trung ¾ dân số cả nước, mật độ dân số cao. Năm 2006, mật độ dân số tại ĐBSH là 1225 người/km2, ĐBSCL là 429 người/km2. (0,25)
- Trung du và miền núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chỉ chiếm ¼ dân số cả nước, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với ở đồng bằng. Năm 2006, mật độ dân số tại Tây Bắc là 69 người/km2, tại Tây Nguyên là 89 người/km2. (0,25)
b. Ảnh hưởng của phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng và miền núi đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước (0,5)
- Đồng bằng đất chật nhưng người đông trong khi trung du và miền núi giàu tài nguyên thiên nhiên thì dân cư lại phân bố thưa thớt. (0,25)
- Sự phân bố chưa hợp lý này sẽ gây khó khăn trong việc khai thác thác tài nguyên và sử dụng hợp lý nguồn lao động để phát triển kinh tế - xã hội. (0,25)
Câu II (2 điểm):
Dựa và Atlat Địa lý Việt Nam trang 17 và trang 23, ta thấy: 
1. Các khu kinh tế ven biển ở miền Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc) là: (6) 
Vân Đồn, Nghi Sơn, Đông Nam Nghệ An, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây – Lăng Cô
2. Các cửa khẩu quốc tế sau trực thuộc tỉnh (thành phố) nào:
 Tây Trang (Điện Biên), Nậm Cắn (Nghệ An), Cha Lo (Quảng Bình), Xa Mát (Tây Ninh).
Câu III (3 điểm):
1. Vẽ biểu đồ
a. Xử lí số liệu (0,5)
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH 
CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: %)
Ngành công nghiệp
2000
2005
2010
2013
Công nghiệp khai thác mỏ
15,7
11,3
8,5
20,4
Công nghiệp chế biến chế tạo
78,7
83,2
87,0
68,5
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
5,6
5,5
4,5
11,1
Tổng số
100
100
100
100
b. Vẽ biểu đồ miền (1,5)
2. Nhận xét và giải thích 
a. Nhận xét (0,5)
- Trong giai đoạn 2000 – 2013, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt, tỉ trọng giá trị sản xuất của các ngành đều có sự biến động (0,25)
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành CN khai thác mỏ giảm nhanh trong giai đoạn 2000 – 2010 (giảm 7,2%), nhưng từ 2010 đến 2013 lại tăng đột biến (tăng 11,9%).
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành CN chế biến chế tạo có xu hướng tăng nhanh từ năm 2000 – 2010, (tăng 8,3%), nhưng sau đó lại giảm mạnh (giảm18,5%).
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành CN sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm nhẹ trong giai đoạn 2000 – 2010 (giảm 1,1%), nhưng sau đó có sự gia tăng nhanh chóng (tăng 6,6%).
- Mặc dù có sự biến động nhưng giá trị sản xuất ngành CN chế biến chế tạo vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất (d/c), ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước có tỉ trọng giá trị sản xuất nhỏ nhất trong cơ cấu (d/c). (0,25)
b. Giải thích (0,5)
- Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta là kết quả tác động của nhiều nhân tố:
+ Đường lối phát triển công nghiệp
+ Nhu cầu của thị trường
+ Các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội 
- Sự chuyển dịch này nhằm thích nghi với xu thế hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Câu IV (3 điểm):
1. Phân tích những điều kiện thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thủy sản nước ta. Giải thích tại sao trong những năm gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản lại chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản?
a. Những điều kiện thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thủy sản nước ta (1,5)
* Điều kiện tự nhiên (1,0)
- Vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2
- Nguồn lợi thủy hải sản phong phú:
+ Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4 triệu tấn/năm, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn.
+ Tài nguyên sinh vật biển đa dạng: có hơn 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, hơn 2500 loài nhuyễn thể, rong biển hơn 600 loài, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp
- Đường bờ biển dài 3260km, 28 tỉnh, thành phố giáp biển có điều kiện đẩy mạnh hoạt động đánh bắt thủy sản.
- Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm là:
- Địa hình bờ biển đa dạng, nhiều vịnh biển, vịnh cửa sông là điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng cá.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm quanh năm, biển không bị đóng băng nên hoạt động đánh bắt thủy sản diễn ra liên tục.
* Điều kiện kinh tế - xã hội (0,5)
- Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt thủy sản
- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
- Các hoạt động chế biến thủy sản được đẩy mạnh
- Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước tăng nhanh.
- Chính sách của Nhà nước: chú trọng nghề cá, khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo.
b. Trong những năm gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản vì: (0,5)
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản:
+ Diện tích mặt nước lớn, nhiều vũng, vịnh, đầm phá; diện tích rừng ngập mặn lớn
+ Dân cư có kinh nghiệm trong sản xuất
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nuôi trồng thủy sản phát triển không ngừng.
+ Thị trường được mở rộng
+ Chính sách của nhà nước về đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản
- Ngành nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội
- Nuôi trồng thủy sản có thể chủ động về sản lượng và chất lương thủy sản cung cấp cho thị trường.
2. Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao? (1,0)
- Vấn đề quan trọng hàng đầu là thủy lợi, đặc biệt là cung cấp nước ngọt trong mùa khô. Cần có nước ngọt để thau chua, rửa mặn cho diện tích đất bị nhiễm phèn, mặn nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất, kết hợp tạo các giống lúa chịu phèn, mặn.
- Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng vì rừng là nhân tố quan trọng đảm bảo cân bằng sinh thái nhưng đang suy giảm diện tích do mở rộng diện tích đât nông nghiệp, cháy rừng.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp phát triển nuôi trồng thủy sản và công nghiệp chế biến.
- Trong khai thác kinh tế biển cần kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
- Chủ động sống chung với lũ, khai thác, bảo vệ nguồn lợi về kinh tế do lũ đem lại hàng năm.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_2016.doc
Giáo án liên quan