Đề thi thử quốc gia THPT môn: Ngữ văn khối 12

Câu 2. (4,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử quốc gia THPT môn: Ngữ văn khối 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗi ngày đều nỗ lực như chưa giành được gì”- đó là Ánh Viên, VĐV bơi lội Việt Nam đã bước vào ngôi nhà SEA Games.
(Dẫn theo Thọ Nghĩa,  ngày 11-6-2015)
Anh chị hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 600 từ) để bày tỏ suy nghĩ gì về những lời tâm sự trên của Ánh Viên. 
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng hình tượng thiên nhiên qua 2 đoạn văn sau:
Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà  nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi  tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó  phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên  cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây  bay ra. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt  làm đôi. ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không  lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những  cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ  lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của  chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng  vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà  nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng... 
	( Trích Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành)
Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh "đắt" trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào? Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong gần tâm hồn. 
Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm "liên thanh" một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pratica cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại.
( Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu)
Dáp án xin liên hệ:
( dành cho thầy cô và HS chưa chia sẻ với người viết)
Thầy ( cô ) và các em học sinh nào có nhu cầu tìm đọc 100 đề đọc hiểu, 31 đề thi thử dạng so sánh và ý kiến bàn về văn học có đáp án, xin liên hệ qua Thầy giáo có địa chỉ Email nguyenhieudung1968@gmail.com và gọi DĐ Số 01223745614 được giải đáp. Tài liệu (có phí) chuyển qua Email của thầy/cô. Thầy(cô) vui lòng khi gửi Email ghi rõ Họ và tên, Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh) , số Di động cá nhân để được phản hồi những thông tin chi tiết hơn. 
ĐỀ SỐ 30 THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Vì sao Sơn Đoòng mê hoặc du khách?
 (1) Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây. Hang Sơn Đoòng dài khoảng 9km, có rừng rậm nhiệt đới và dòng sông. Không gian bên trong hang có thể chứa được... một tòa nhà 40 tầng.
(2) Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động Sơn Đoòng theo cách truyền thống - đá vôi bị hoà tan bởi nước mưa, lâu dần theo thời gian hàng triệu năm, nước bào mòn các hoà tan thành hang động vĩ đại. Với "siêu hang động" Sơn Đoòng, câu chuyện ở một hướng khác. Sơn Đoòng nằm trên một đường đứt gãy hướng Bắc - Nam, chính trục đứt gãy này tạo điều kiện cho hang động lớn nhất thế giới này hình thành một cách mạnh mẽ qua dòng chảy không gì cản được của dòng nước lũ và bào mòn thành hang động tuyệt vời mà các nhà khoa học gọi là “Một vũ trụ bị bỏ quên nằm ẩn mình trong một hệ sinh thái độc đáo. Điều này không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này”.  Các nhà khoa học Mỹ ví von, đây như là “chén thánh” đối với các nghiên cứu sinh học, địa mạo trái đất
(Theo 
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
1/ Địa danh Sơn Đoòng thuộc tỉnh Quảng Ninh là đúng hay sai? Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
2/ Nêu thao tác lập luận và xác định câu chủ đề trong đoạn văn (1)
3/ Hai câu văn Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động Sơn Đoòng theo cách truyền thống - đá vôi bị hoà tan bởi nước mưa, lâu dần theo thời gian hàng triệu năm, nước bào mòn các hoà tan thành hang động vĩ đại. Với "siêu hang động" Sơn Đoòng, câu chuyện ở một hướng khác trong đoạn văn (2) có một câu không chính xác? Hãy xác định câu văn đó và nêu cách sửa lại cho đúng.
4/ Viết đoạn văn ngắn( từ 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của Anh/chị khi hãng truyền hình Mỹ ABC News đã truyền hình trực tiếp hang động tuyệt đẹp Sơn Đoòng trên chuyên mục Good Morning America vào ngày 13-5-2015, đồng thời cũng đã quảng bá Sơn Đoòng tại Singapore trong sự kiện SEA Games 28 (tháng 6 năm 2015)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật; 
Này đây hoa của đồng nội xanh rì; 
Này đây lá của cành tơ phơ phất; 	
Của yến anh này đây khúc tình si; 
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, 
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa; 
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; " 
	( Trích Vội vàng- Xuân Diệu)
5/ Xác định nội dung chính của đoạn thơ? 
6/ Phép điệp “này đây”được đặt ở những vị trí nào trong đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật qua việc xếp đặt đó? 
7/ “Tuần tháng mật” được hiểu như thế nào? 
8/ Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 dòng) phân tích cái mới trong câu thơ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” để làm sáng tỏ nhận định của nhà phê bình Hoài Thanh: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Sống ảo và sống thật.	
Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) bàn về vấn đề trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
 Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nữ tính của sông Đà trong đoạn trích tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và sông Hương trong bút kí “Ai đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
ĐÁP ÁN CHẤM THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2015-ĐỀ 30
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
1/ Địa danh Sơn Đoòng thuộc tỉnh Quảng Ninh là sai ( đúng là tỉnh Quảng Bình)(0.25)
 Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ báo chí(0.25)
2/ Thao tác lập luận: diễn dịch(0.25)
Câu chủ đề trong đoạn văn (1): Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây.(0.25)
3/ Câu văn không chính xác đó là Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động Sơn Đoòng theo cách truyền thống - đá vôi bị hoà tan bởi nước mưa, lâu dần theo thời gian hàng triệu năm, nước bào mòn các hoà tan thành hang động vĩ đại vì nó mâu thuẫn với câu tiếp Với "siêu hang động" Sơn Đoòng, câu chuyện ở một hướng khác 
Cách sửa: Bổ sung từ không phải/không trước cụm từ theo cách truyền thống.(0.25) ( cho điểm tối đa khi vừa chỉ được câu văn không chính xác vừa có cách sửa đúng)
4/ Viết đoạn văn ngắn( từ 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ :(0.25)
Đoạn văn đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung
-Hình thức: Viết đoạn văn ngắn, không được gạch đầu dòng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả;
-Nội dung: Đoạn văn phải trình bày được suy nghĩ về "siêu hang động" Sơn Đoòng, một danh lam thắng cảnh được xếp vào bậc nhất thế giới. Bản thân tự hào khi nghe tin Sơn Đoòng được bạn bè thế giới quan tâm, ngưỡng mộ, thán phục. Từ đó, bản thân cần góp phần tuyên truyền, giới thiệu cho bạn bè thế giới và nhân dân trong nước về giá trị lớn của Sơn Đoòng về mặt kinh tế,văn hoá, xã hội
5/ Nội dung chính: đoạn thơ là một khu vườn địa đàng tràn đầy xuân sắc, trong đó mọi vật đều đắm say xuân tình với quan hệ lứa đôi ái ân đầy hạnh phúc.(0.25)
6/ Phép điệp “này đây” lúc đầu được đặt ở giữa dòng thơ, tiếp theo chuyển dời ra đầu rồi cuối cùng quay về ở giữa. (0.25)
Cách xếp đặt đó tạo hiệu quả nghệ thuật: nhà thơ như dắt tay mọi người vào khu vườn hương sắc với hạnh phúc trần thế để chỉ trỏ cho thấy nó là hiện hữu không cần phải mơ ước. Nó ở trong tầm tay và chúng ta có thể chạm vào hạnh phúc đó. Nó giữ nhịp cho một bản đàn đầy hạnh phúc. Mỗi bước chân vào khu vườn địa đàng ấy đều nở ra những điều hạnh phúc kì diệu. Nó cho ta hình dung mọi không gian của khu vườn đâu đâu cũng ngập tràn sự sống và hạnh phúc lứa đôi.(0.25)
7/ “Tuần tháng mật” được hiểu đó là thời gian đôi lứa hưởng hạnh phúc sau khi cưới, thể hiện một nét đẹp văn hoá vừa du nhập từ phương Tây. Đó cũng là thời gian hoa đồng nội cho ong bướm hút được nhiều chất mật ngọt của ái tình. (0.25)
8/ Đoạn văn đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung (0.5)
-Hình thức: Viết đoạn văn ngắn, không được gạch đầu dòng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả;
-Nội dung: Khẳng định Xuân Diệu cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên khác lạ, mới mẻ so với mọi người. Người ta chọn mùa xuân đẹp nhất trong bốn mùa của năm. Ông chọn tháng giêng là tháng đẹp nhất của mùa xuân. “Tháng giêng” là khởi đầu của một năm, khởi đầu của mùa xuân - mùa xuân tươi non mơn mởn là biểu tượng vẻ đẹp cuộc sống. Hình ảnh “cặp môi gần” gợi làn môi tươi hồng của thiếu nữ đang hé mở đợi chờ. Phép so sánh đã hội tụ mùa xuân với tuổi trẻ thành vẻ đẹp tổng hợp của cuộc sống. Quan niệm thẩm mỹ mới mẻ của Xuân Diệu đã đưa cặp môi thiếu nữ vào trung tâm vũ trụ, con người thành chuẩn mực vẻ đẹp của thiên nhiên. Một Xuân Diệu táo bạo, mới lạ nữa xuất hiện trong từ “ngon” đầy cảm giác nhục thể, tình yêu cuộc sống được huy động cả linh hồn lẫn thể xác.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hiện tượng sống ảo và sống thật trong cuộc sống hiện đại
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích hiện tượng:
 ++ “Sống ảo” ở đây, theo cách hiểu thông thường, là một trạng thái sống tách rời thực tiễn, do môi trường internet tạo ra và chi phối.
 ++“Sống thật” là sống chính mình, gắn bó với đời sống thực đang hiện hữu và tồn tại;
+ Bình luận, phân tích, chứng minh hiện tượng:
 ++ Tác hại, nguyên nhân của “sống ảo”:
	+++Tác hại: Người “sống ảo”ít khi ngó ngàng tới thế giới thật. Đối với họ, thế giới thật không hấp dẫn bằng thế giới ảo, và, mặc nhiên, cũng đối với họ, thế giới ảo đã trở thành thế giới thật. Họ đi trong thế giới thật như kẻ mộng du. Ngược lại, họ bước vào thế giới ảo như những tín đồ nhiệt thành nhất và thông tỏ mọi đường ngang, lối tắt trong ấy. Rất có thể những tình cảm được tỏ bày trên mạng, được nhận từ mạng sẽ bóp chết những tình cảm tự nhiên của ta đối với con người, thiên nhiên, cuộc sống xung quanh. Làm sao có thể chấp nhận được hiện tượng: đối với những con người ảo thường mang những nickname khôi hài thì ta khăng khít, còn đối với những người bạn ở sát cạnh ta thì ta hờ hững?
	+++ Nguyên nhân: do “nghiện” Internet dẫn đến ngộ nhận, không phân biệt đâu là ảo-thật; do không gian ảo rất phong phú, đủ trò hấp dẫn để hút hồn bất cứ ai đã lạc bước vào; do không làm chủ được bản thân; do sự quản lí của gia đình, nhà trường, xã hội còn lỏng lẻo
++ Ý nghĩa, tác dụng của “sống thật”:
	+++ Tạo quan hệ thân thiện, gần gũi với con người và cuộc sống xung quanh
+++Chỉ có sống thật với cuộc đời thực (trong đó có những nhân tố mới do internet đưa lại) thì ta mới có thể hoàn thiện được nhân cách của mình, mới có được giác quan bén nhạy, tình cảm phong phú, trí tuệ lành mạnh. Cũng chỉ có sống thật với cuộc đời thực thì ta mói có thể có được những tác động tích cực vào nó để cải tạo nó ngày một tươi đẹp hơn, đáng sống hơn
+++ Tạo niềm tin, động lực để con người vượt qua bao thử thách của cuộc sống, tìm được hạnh phúc đích thực trong cuộc đời
	+++ Đem đến một xã hội văn minh, tiến bộ, nhân ái
 + Biện pháp khắc phục “sống ảo” và đề xuất phương hướng để thực hiện “sống thật”:
 	 ++ Bản thân biết cách sử dụng để phát huy mặt tốt của Internet và không lạm dụng để tránh sa vào nghiện Internet
 	++ Tham gia học tập, rèn luyện đạo đức, tích cực hoạt động xã hội
 	++ Tạo sân chơi lành mạnh cho tuổi trẻ
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp nữ tính của sông Đà và sông Hương
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;
+ Phân tích vẻ đẹp nữ tính của hai dòng sông :
++ Vẻ đẹp nữ tính của sông Đà :
+++ Nội dung :
*Sông Đà có cái vẻ dữ dằn, man dại như một thứ kẻ thù không đội trời chung với con người , trong mắt Nguyễn Tuân, chính là cái đẹp. Ấy là cái đẹp của một thiếu phụ nổi máu tam bành, nổi cơn thịnh nộ ( Phân tích các dẫn chứng tả vách thành, Ghềnh Hát Loóng, cái hút nước, thạch thuỷ trận...) để thấy sự hùng vĩ, dữ dội của Sông Đà.
* Sông Đà có vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của người thiếu nữ đang độ xuân thì, là mĩ nhân, một "tình nhân chưa quen biết" ( Phân tích cách so sánh “áng tóc trữ tình”, nước Sông Đà thay đổi theo mùa...)
* Hiện diện một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên nhiên, tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp. 
 	+++ Nghệ thuật 	
   	* Hình ảnh, ngôn từ mới lạ; câu văn căng tràn, trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng về âm thanh và nhịp điệu. 
* Cách so sánh, nhân hoá táo bạo mà kì thú; lối tạo hình giàu tính mĩ thuật, phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh. 
* Một cái tôi tài hoa, uyên bác
 ++ Vẻ đẹp nữ tính của sông Hương :
 +++ Nội dung 
 *Sông Hương khởi nguồn từ đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ: Tác giả ví sông Hương “đã sống một nửa cuộc đòi của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Quả rất đẹp, nhưng là cái đẹp toát lên từ toàn bộ bản năng tự nhiên, vốn có, chưa chịu bó mình theo một khuôn phép nào. Tuy nhiên, dòng sông đầy nữ tính ấy dù ngang tàng, phóng túng đến đâu cũng không khước từ sự “giáo hoá” của rừng già nhằm chế ngự sức mạnh bản năng của nó, khiến nó trở nên “dịu dàng và trí tuệ” - những vẻ đẹp đằm thắm, kín đáo và đáng yêu hơn. Đó là vẻ đẹp của một “người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”;
 *Khi đi qua cánh đồng Châu Hoá, sông Hương chẳng khác gì hành trình của một người con gái chủ động trong tình yêu, băng vượt qua mọi thách thức, theo tiếng gọi của trái tim, đến với người tình mong đợi. Bước chân ấy không vội vã, hấp tấp mà kiên trì, dứt khoát. 
* Khi vào thành phố Huế, sông Hương trôi giữa lòng thành phố chậm đến mức chỉ còn như một mặt hồ yên tĩnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn nhìn ra vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của nó. Liên tưởng đến dòng chảy băng băng của sông Nê-va tận nước Nga xa xôi - nhanh đến mức du khách trên bờ không kịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những con hải âu co chân đứng trên mỗi tảng băng như một con thuyền riêng của chúng, liên tưởng đến câu nói bất hủ của một triết gia Hi Lạp về sự chảy trôi, biến ảo của dòng sông - nhân thế xưa nay, tác giả thêm quý điệu chảy lặng lờ của sông Hương khi qua thành phố. ông đã lắng hồn mình thật sâu để thấu nhập vào vẻ đẹp của nhịp điệu sông nước nơi đây, và ngợi ca nó bằng câu văn như cấu tạo bằng chính cái nhịp điệu ấy: “Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Phải là dòng chảy nhẹ êm, lững lờ như thế, sông Hương mói có thể giống như một “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”, mới có th

File đính kèm:

  • doc126_De_thi_thu_co_DAtheo_huong_tich_hop_lien_mon_20150725_041015.doc
Giáo án liên quan