Đề thi olympic lớp 8 năm học 2012-2013 môn thi: Ngữ Văn

Câu 2: (6 điểm)

 Nơi dựa

 “Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, hai bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đưa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi olympic lớp 8 năm học 2012-2013 môn thi: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
THANH OAI 
Đề chính thức
 ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 8 
 Năm học 2012-2013
 Môn thi: Ngữ văn 
 Thời gian làm bài :120 phút
 ( Không kể thời gian giao đề) 
 Ngày thi: 11 tháng 4 năm 2013
Câu 1. (4 điểm) Học sinh đọc đoạn thơ sau :
 “Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu?
 Giấy đỏ buồn không thắm ;
 Mực đọng trong nghiên sầu”
 ( Vũ Đình Liên, Ông đồ)
 a, Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ?
 b,Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của chúng. 
Câu 2: (6 điểm)
 Nơi dựa
 “Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, hai bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đưa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách”.
 ( Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB văn học, Hà Nội, 1983)
 Từ ý nghĩa của văn bản trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống.
Câu 3 (10 điểm) Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
 Qua đoạn trích: Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tất Tố ), Lão Hạc ( Nam Cao ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
------------HẾT-------------
(Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ tên học sinh....................................................... Số báo danh...............
PHÒNG GD&ĐT 
 THANH OAI 
Đề chính thức
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀTHIOLYMPICLỚP8 Năm học: 2012-2013
 Môn thi: Ngữ văn 
 Câu 1 (4 điểm)
a, Phương thức biểu đạt : Biểu cảm (0,5 điểm) 
 Các trường từ vựng : (1,5 điểm)
Vật dụng : giấy, mực , nghiên (0,5 điểm) 
Tình cảm : buồn, sầu (0,5 điểm) 
 - Màu sắc : đỏ, thắm (0,5 điểm)
c, Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ: Điệp ngữ (mỗi); câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?); nhân hoá(giấy-buồn, mực-sầu). (1 điểm) 
 Phân tích có các ý : 
Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng. (0,25 điểm)
Hình ảnh ông đồ già tiều tuỵ, lặng lẽ bên góc phố , người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết. (0,25 điểm)
Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút- tâm trạng xót xa ngao ngán. (0,25 điểm)
Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật(giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng. (0,25 điểm)
Quá trình phân tích HS có thể chỉ ra biện pháp nghệ thuật kết hợp với phân tích luôn
Câu 2: (6 điểm)
 Nơi dựa
* Yêu cầu về kĩ năng: (1 điểm)
 - Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí.
 - Hệ thống ý ( luận diểm)rõ ràng và được triển khai tốt.
Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung: (5 điểm)
 - Nhận xét khái quát câu chuyện:
Nguyễn Đình Thi đã ghi lại cảm xúc của mình trong bài thơ “ Tia nắng” về nơi dưa của mỗi người trong cuộc sống bởi vì mỗi người trong chúng ta cũng cần có một điểm tựa hay một nơi dựa để có được một cuộc sống thành đạt, hạnh phúc. (0,5 điểm)
Giải thích được thế nào là nơi dựa và biểu hiện của nơi dựa:
 + Nơi dựa là nơi để mỗi người nương tựa khi gặp khó khăn trong cuộc sống, là nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, động lực trong hoạt động, là nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên khi gặp sóng gió. (0,5 điểm)
 + Nơi dựa trong bài thơ thể hiện ở biểu hiện bên ngoài, người phụ nữ là nơi dựa cho cậu bé, người chiến sĩ là nơi dựa cho bà cụ. Tuy nhiên ở khía cacnhj tinh thần, cậu bé cũng là nơi dựa cho người phụ nữ, bà cụ cũng là nơi dựa cho người chiến sĩ. (0,5 điểm)
 + Trong cuộc sống có những nơi dựa khác nhau: về mặt vật chất thì đó là tiền bạc của cải… Xét về mặt tinh thần thì đó là nững người thân yêu trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị,… những bạn bè thân thiết, những kỉ niệm, những giá trị thiêng liêng, ưu điểm, mặt mạnh của bản thân…(0,5 điểm)
Chỉ ra được ý nghĩa của nơi dựa:
+ Giúp con người cảm thấy bình yên, thanh thản, vượt qua mọi khó khăn thử thách, có động lực để phấn đấu vươn lên…Ta cảm thấy vui, hạnh phúc, yên tâm, vững vàng trong cuộc sống (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (0,5điểm)
Bài học về nơi dựa:
 + Bất cứ ai cũng cần có một nơi dựa nhưng đồng thời lại là nơi dựa cho người khác. (0,5 điểm)
 + Cần phải có thái độ trân trọng những nơi dựa tốt đẹp mà mình có được, đồng thời cũng là nơi dựa ý nghĩa cho người khác (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (0,5 điểm)
 + Phê phán những người chỉ biết dụa dẫm, ỷ thế để làm điều xấu xa: những kiểu con ông cháu cha dựa vào quyền thế, tiền bạc của cha mẹ. Cũng cần lên án những kẻ chỉ biết lệ thuộc vào người khác mà không tin vào sức mình để vươn lên. Hoặc những nười chọn những nơi dựa không tốt để đạt được mục đích bằng bất cứ giá nào…
(1 điểm)
 + Qua bài thơ chúng ta thấm thía một điều rằng, sợi dây neo vững chắc nhất với cuộc đời của mỗi con người là sự yêu thương. Đó là chỗ dựa vững chắc nhất của con người trong cuộc đời, giúp con người vượt qua những buồn phiền và cay đắng. và như thế mọi bon chen, toan tính…lùi lại phía sau. (0,5 điểm)
Câu 3 (10 điểm) Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
 Qua đoạn trích: Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tất Tố ), Lão Hạc ( Nam Cao ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
1) Yêu cầu chung:
 - Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học).
 - Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm.
 - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn…
2) Yêu cầu cụ thể:
1, Mở bài : 
 Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. (1 điểm)
2, Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của
 người nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng : Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể : 
- Là một người vợ giàu tình thương : Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế. (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm)
 - Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng . (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm)
* Lão Hạc :Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở :
 - Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm)
 - Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm)
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng :
* Chị Dậu 
 Số phận điêu đứng : Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại. (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm)
 * Lão Hạc : 
 Số phận đau khổ, bi thảm : Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm)
c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm.
 Nó bộc lộ cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất… (1 điểm)
 3, Kết bài : Khẳng định lại vấn đề. (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm)
 ¡ Về hình thức : (1 điểm)
 Bố cục rõ ràng, đầy đủ, trình bày sạch đẹp, diễn đạt lưu loát, ít sai chính tả. 
Bài làm đúng thể loại. (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . 
 L­u ý chung
 * KhuyÕn khÝch nh÷ng bµi cã nh÷ng ý t­ëng s¸ng t¹o, nh÷ng ph¸t hiÖn ®éc ®¸o mµ hîp lý, cã søc thuyÕt phôc, bµi viÕt cã c¸ tÝnh, giäng ®iÖu, c¶m xóc riªng.

File đính kèm:

  • docĐề Olympic Ngữ Văn 8(12-13).doc
Giáo án liên quan