Đề thi học sinh giỏi Giáo dục công dân 9 - Trường THCS Thanh Cao

Câu 2 Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:

 a/ Giải thích được những ý cơ bản sau:

 - Việc học tập đối với mọi người là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có kiến thưc, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

 - Học tập là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ bắt buộc đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Giáo dục công dân 9 - Trường THCS Thanh Cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai
Trường trung học cơ sở Thanh Cao
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
(thời gian làm bài: 150 phút)
ĐỀ BÀI
Câu 1: (4,0 điểm)
Hãy trình bày những hiểu biết của em về pháp luật, kỷ luật? Theo em bản nội quy nhà trường có phải là pháp luật không? Vì sao? Tính kỷ luật của học sinh được biểu hiện như thế nào trong học tập, sinh hoạt ở nhà trường và ngoài cộng đồng?
Câu 2: (4,0 điểm)
Bài tập tình huống: trong tiết giáo dục công dân lớp 6: An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập. An nói “Học tập là quyền của mình, thì mình học cũng được mà không học cũng được chẳng sao, không ai được bắt mình phải học”.
a. Nếu em là Khoa em sẽ giải thích với An như thế nào?
b. Về học tập luật pháp nước ta quy định như thế nào?
c. Là học sinh em xác định mục đích học tập như thế nào?
Câu 3: (3,0 điểm) Tình huống:
Một tốp học sinh mải nói chuyện khi đang đi xe đạp nên đã va quệt vào chị lao công dọn vệ sinh bên đường. Mấy bạn vẫn tiếp tục đi và còn cười khúc khích. Thấy vậy, Bảo Chi ái ngại nói: “Chúng mình quay lại xin lỗi chị ấy đi” nhưng Hoàng xua tay: “Bà quét rác thì cần gì phải xin lỗi”.
Hỏi: 	a. Em có nhận xét gì về thái độ của Bảo Chi và Hoàng?
b. Em sẽ làm gì trong tình huống trên?
Câu 4: (4,0 điểm)
Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Hãy nếu một số ví dụ về sự hợp tác quốc tế? Hợp tác quốc tế sẽ đem lại lợi ích gì cho nhân loại, cho Việt Nam và cho bản thân em?
Câu 5: (4,0 điểm)
Nếu chủ đề cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2014 là: “Bảo vệ hòa bình”, với tư cách một công dân của dân tộc yêu chuộng hòa bình thì em sẽ gửi bức thông điệp nào để bày tỏ những khát vọng của mình đến bạn bè thế giới?
--- Hết ---
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Điểm
Câu 1
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau
4,0 điểm
Khái niệm
PL - KL
- Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.
0,5 đ
- Pháp luật bao gồm các quy định về: những việc được làm; những việc phải làm; những việc không được làm.
0,5 đ
- Kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng (tập thể) về những hành vi cần tuần theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.
0,5 đ
So sánh
PL - KL
- Pháp luật có tính bắt buộc chung ở phạm vi rộng, thống nhất trong cả nước, không phân biệt dân tộc, tôn giáo
0,5 đ
- Kỷ luật là những quy định, quy ước ở phạm vi hẹp trong một tập thể, một cơ quan Nhưng không được trái quy định của pháp luật.
0,5 đ
- Những quy định của pháp luật và kỷ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
0,5 đ
Hiểu biết học sinh
- Bản nội quy trường không phải là pháp luật mà là kỷ luật vì bản nội quy đó không do nhà nước ban hành.
0,5 đ
- Trong học tập: tự giác, thực hiện nghiêm nội quy của nhà trường
0,25 đ
- Trong sinh hoạt hàng ngày ở ngoài cộng đồng: biết giúp đỡ bố mẹ, có trách nhiệm với công việc chung, có lối sống lành mạnh
0,25 đ
Câu 2
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
4,0 điểm
a/ Giải thích được những ý cơ bản sau:
1,0 đ
- Việc học tập đối với mọi người là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có kiến thưc, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
0,5 đ
- Học tập là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ bắt buộc đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi.
0,5 đ
b/ Về học tập luật pháp nước ta quy định:
0,5 đ
- Quyền được học tập: mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học và sau đại học; có thể học bất kỳ ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.
0,5 đ
- Nghĩa vụ học tập: trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ phải hoàn thành bật giáo dục tiểu học. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của minh.
0,5 đ
c/ Mục đích học tập của học sinh:
0,5 đ
- Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt có ích cho gia đình và xã hội.
- Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
1,0 đ
Câu 3
Học sinh trả lời được các ý sau:
3 điểm
a
- Đồng ý với thái độ của bạn Bảo Chi
0,5 đ
- Không đồng ý với thái độ của bạn Hoàng
0,5 đ
b
Em sẽ: 	+ Xin lỗi chị lao công
0,5 đ
	+ Nêu được lao động là nghĩa vụ, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc.
0,5đ
	+ Không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng ỷ lại mới đáng xấu hổ.
0,5đ
	+ Nghề nào cũng vẻ vang như nhau nếu làm tròn trách nhiệm.
0,5
Câu 4
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
4,0 điểm
- Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.
0,5 đ
- Lấy được ví dụ về sự hợp tác như: Nước ta hợp tác với Liên Bang Nga trong khai thác dầu khí, hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng.
0,5 đ
Đối với nhân loại
- Để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu: hạn chế bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường.
0,5 đ
- Để đạt được mục tiêu hòa bình cho nhân loại. Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển.
0,5 đ
Đối với Việt Nam 
- Thu hút được vốn đầu tư, giải quyết việc làm
0,5 đ
- Học hỏi được kinh nghiệm, tiếp thu được những thành tựu khoa học – công nghệ kỹ thuật.
0,5 đ
- Nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
0,5 đ
Đối với bản thân
- Hiểu biết rộng hơn, tiếp cận với sự tiến bộ, trình độ khoa học kỹ thuật và văn minh của các nước.
0,25 đ
- Có cơ hội giao lưu với bạn bè các nước, đời sống vật chất, tinh thần của bản thân và gia đình được nâng cao.
0,25 đ
Câu 5
Học sinh trả lời được các ý cơ bản sau:
5,0 điểm
- Đảm bảo hình thức là một bức thư (hình thức diễn đạt).
1,0 đ
- Khái niệm hòa bình: Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh
0,5 đ
- Tác dụng của hòa bình: Đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc; tạo điều kiện cho cá nhân, xã hội phát triển.
0,5 đ
- Tác hại của chiến tranh: Gây đau thương, chết chóc; thiệt hại vật chất
0,5 đ
- Trình bày được một số nét về bối cảnh quốc tế hiện nay: chiến tranh, xung đột, bạo loạn lên án các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
0,5 đ
- Rút ra được, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.
0,5 đ
- Biện pháp: + Xây dựng mối quan hệ thân thiện, tôn trọng, bình đẳng giữa người với người.
0,5 đ
	+ Thiết lập mối quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia.
0,25 đ
	+ Ủng hộ và tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, mít tinh, biểu tình, tuần hành
0,25 đ
- Liên hệ bản thân.
0,5 đ
* Lưu ý: Tùy theo cách hành văn của mỗi học sinh nhưng các em vẫn nêu hoặc trình bày được các ý cơ bản theo yêu cầu hướng dẫn chấm; giám khảo vẫn cho trọn điểm.

File đính kèm:

  • docDe dap an thi HSG mon GDCD 9 THCS Thanh Cao.doc
Giáo án liên quan