Đề thi học sinh giỏi Giáo dục công dân 9 - Trường THCS Bình Minh

Câu 1: (3đ)

- Học sinh nêu được thế nào là tệ nạn xã hội (1đ)

Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hiệu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.

- Học sinh nêu được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội, gia đình họ và toàn xã hội: Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, xã hội bị rối loạn suy thoái giống nòi dân tộc.(1đ)

- Học sinh nêu được những quy định cơ bản của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội:

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2792 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Giáo dục công dân 9 - Trường THCS Bình Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 10
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
(Năm học 2013 - 2014)
Môn: Giáo dục công dân
(Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3đ)
 Em hãy cho biết thế nào là tệ nạn xã hội?
Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả gì cho xã hội?
Nêu những quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội
Câu 2: (4đ)
 Hợp tác là gì? Vì sao trong tình hình hiện nay hợp tác là một vấn đề quan trọng và tất yếu? Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hợp tác quốc tế. Nêu một ví dụ về hợp tác quốc tế ở địa phương mà em biết?
Câu 3: (3,5đ)
 Thế nào là năng động sáng tạo? Năng động sáng tạo có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Để trở thành người năng động sáng tạo em cần phải làm gì?
Câu 4: (4đ)
a. Em hiểu thế nào là sống đẹp, sống có ích?
b. Nếu một người sống không có lý tưởng, hoài bão sẽ ảnh hưởng như thế nào tới bản thân, gia đình và xã hội? Vì sao?
Câu 5: (3đ)
 Em hiểu gì về câu ca dao sau:
Non cao cũng có đường trèo
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi
Câu 6: (2,5đ)
 Hết giờ học, Nam ra lấy xe để về. Nhưng xe của Hải lại đợi ở ngoài, Nam đã dắt xe của Hải dựng lùi sang bên cạnh, mới lấy xe của mình. Khi quay xe, không may chạm vào xe của Hải và bị đổ. Vừa lúc đó Hải cũng ra đến nơi giật xe của Nam quăng ra chỗ khác rồi mắng Nam tới tấp. Nam vừa dựng lại xe vừa xin lỗi Hải. Sau đó, Nam mới dựng xe của mình lên:
- Em có nhận xét gì về hành động của Nam và Hải.
- Nếu là người chứng kiến sự việc trên thì em sẽ làm gì 
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1: (3đ)
- Học sinh nêu được thế nào là tệ nạn xã hội (1đ)
Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hiệu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. 
- Học sinh nêu được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội, gia đình họ và toàn xã hội: Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, xã hội bị rối loạn suy thoái giống nòi dân tộc...(1đ)
- Học sinh nêu được những quy định cơ bản của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội: 
+ Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc
+ Nghiêm cấm sản xuất tàng trữ vận chuyển mua bán, tổ chức sử dụng cưỡng bức lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy. Những người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện. 
+ Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.
+ Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, nghiêm cấm dụ dỗ dẫn dắt mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hóa phẩm đồi trụy. 
Câu 2: (4đ)
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung (0,5đ)
- Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại (bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo...) để giải quyết những vấn đề đó cần phải có sự hợp tác quốc tế, không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được. Do đó hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu (1,5đ).
- Học sinh nêu được: 
+ Tăng cường hợp tác quốc tế
+ Tuân theo nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng cùng có lợi.
+ Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng, hòa bình 
+ Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép áp đặt, cường quyền (1,5đ)
- VD: Trung tâm Việt Hàn, DHA,... (0,5đ)
Câu 3: (3,5đ) 
- Học sinh nêu được đúng đủ khái niệm về năng động, sáng tạo (1,5đ)
+ Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm (0,5đ)
+ Sáng tạo là say mê, nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có (0,5đ)
+ Người năng động sáng tạo luôn xử lý tình huống nhằm đạt kết quả cao (0,5đ)
- Năng động, sáng tạo có ý nghĩa là (1đ)
+ Giúp con người vượt qua hoàn cảnh, rút ngắn thời gian, đạt được mục đích tốt đẹp (0,5đ)
+ Giúp con người làm nên những kỳ tích vẻ vang, mang lại vinh quang cho bản thân, gia đình và xã hội (0,5đ)
- Bản thân (1đ)
+ Siêng năng, cần cù, chăm chỉ... (0,5đ)
+ Biết vượt qua khó khăn, thử thách, tìm ra phương pháp, cách học tốt, vận dụng kiến thức vào cuộc sống, biết học tập gương người tốt, việc tốt (0,5đ)
Câu 4: (4đ) Học sinh nêu được: 
a. Sống đẹp là sống có lý tưởng, hoài bão, ước mơ, có lòng nhân ái ... (0,5đ)
- Sống có ích là: 
+ Sống vì mọi người, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích các nhân 
+ Biết phân biệt đúng sai, phải, trái
+ Biết làm chủ bản thân, chấp hành nghiêm kỷ luật và pháp luật
- Học sinh cần cố gắng rèn luyện để có lối sống đẹp, sống có ích.
b. Học sinh cần đạt được (2đ)
- Nếu sống không có lý tưởng, hoài bão họ sẽ không giúp ích được gì, thậm chí còn gây hại cho bản thân, gia đình, xã hội.
Vì: Nếu sống thiếu lý tưởng, không có hoài bão, ước mơ họ sẽ trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội. Thậm chí có thể còn xa vào các tệ nạn xã hội hoặc vi phạm pháp luật.
Câu 5: (3đ)
Học sinh phải đạt được các yêu cầu sau
- Câu ca dao khuyên chúng ta: Trong cuộc sống, dù khó khăn, gian khổ nhưng nếu chúng ta biết năng động, sáng tạo thì chúng ta dễ dàng vượt qua (1,5đ).
Vì năng động sáng tạo luôn say mê tìm tòi phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống xảy ra trong cuộc sống nhằm đạt kết quả cao. (1,5đ)
Câu 6: (2,5đ)
Học sinh nêu được:
- Nam là người biết tự chủ (0,5đ)
- Hải là người không biết tự chủ, nóng nảy, ứng xử thiếu văn hóa (1đ)
- Nếu chứng kiến em sẽ:
+ Giúp Nam dựng lại xe (0,5đ)
+ Khuyên Hải cần bình tĩnh trước sự việc, vì Nam không cố ý làm đổ xe của bạn (0,5đ)

File đính kèm:

  • docDe dap an thi HSG mon GDCD 9 THCS Binh Minh.doc