Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT năm học 2008-2009 (Thái Bình) môn thi: Ngữ văn (có đáp án)

Câu 2. (6 điểm)

Bàn về thơ, Nguyễn Đình Thi trong bài Mấy ý nghĩ về thơ có viết:

“Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng, trắc trắc, lên bổng xuống trầm như tiếng đàn êm tai (.). Thơ có một thứ nhạc nữa, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn.”

(Sách Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008)

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích nhịp điệu của một số câu thơ, đoạn thơ Việt Nam sau 1945 để làm sáng tỏ ý kiến đó.

 

doc1 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT năm học 2008-2009 (Thái Bình) môn thi: Ngữ văn (có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục - Đào tạo
đề chính thức
Thái Bình
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT năm học 2008-2009
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (8 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) sau khi đọc câu chuyện dưới đây:
Cảm nhận và niềm tin
Một cậu bé theo cha đến thăm một ngôi trường nơi có những người mù đang ngồi đan áo len. Cậu bé ghé vào tai cha, khẽ hỏi:
- Tại sao mọi người có thể đan áo khi mà họ không nhìn thấy được gì hở cha?
Sau một hồi im lặng, người cha chậm rãi trả lời:
- Không nhìn thấy nhưng mọi người cảm nhận được và có niềm tin con ạ!
(Theo “Hạt giống tâm hồn”, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh)
Câu 2. (6 điểm)
Bàn về thơ, Nguyễn Đình Thi trong bài Mấy ý nghĩ về thơ có viết:
“Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng, trắc trắc, lên bổng xuống trầm như tiếng đàn êm tai (...). Thơ có một thứ nhạc nữa, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn.”
(Sách Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích nhịp điệu của một số câu thơ, đoạn thơ Việt Nam sau 1945 để làm sáng tỏ ý kiến đó.
Câu 3. (6 điểm)
Phân tích vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà, từ đó chỉ rõ nét đặc sắc, độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. 
Họ và tên thí sinh:.................................................................. Số báo danh:................

File đính kèm:

  • docDe_Ngu van.doc
  • docDA_Ngu van.doc
Giáo án liên quan