Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 14

II.Tâp làm văn: (8đ)

Câu 1: ( 3đ)

Yêu cầu:

a/ Hình thức: diễn đạt lưu loát, trình bày sạch, ít mắc các lỗi diễn đạt.

b/ Nội dung: nêu được một số ý chính sau

- Không lấy việc học làm mục đích chính, xem việc học là phụ.

- Không chủ động trong học tập, chỉ học để đối phó với thầy cô, với thi cử, kiểm tra.

- Do học bị động nên không hứng thú, dễ chán học.

- Học đối phó là cách học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.

- Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch.

 

docx3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3176 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 (THAM KHẢO)
 BÌNH THUẬN 	*** 
 Năm học : 2015 – 2016
 Môn thi : NGỮ VĂN
 (Đề này chỉ có 1 trang) Thời gian : 120 phút
 (Không kể thời gian giao đề) 
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: ( 2đ)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái ! Nó cũng lại nói trổng.
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải nói “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.
Anh Sáu vẫn ngồi im.”
 (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
Câu 1: (1đ)
a/ Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn ?
b/ Các lời thoại liên quan đến những nhân vật nào ?
Câu 2: ( 1đ)
Tìm câu chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý ?
II.TẬP LÀM VĂN : (8đ)
Câu 1: (3đ)
Trình bày suy nghĩ của em về thực chất của lối học đối phó.
( Viết không quá một trang giấy thi )
Câu 2: (5đ)
Phân tích hai khổ thơ cuối bài thơ “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
I. Đọc – hiểu văn bản: (2đ)
Câu 1: 
a/ Phương thức tự sự. ( 0,5đ)
b/ Các nhân vật : bé Thu, bạn ông Sáu .( 0,5đ)
Câu 2:
- Câu có hàm ý: Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.(0,5đ)
- Hàm ý: Bé Thu muốn nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm đang sôi. (0,5đ)
II.Tâp làm văn: (8đ)
Câu 1: ( 3đ)
Yêu cầu:
a/ Hình thức: diễn đạt lưu loát, trình bày sạch, ít mắc các lỗi diễn đạt.
b/ Nội dung: nêu được một số ý chính sau
- Không lấy việc học làm mục đích chính, xem việc học là phụ.
- Không chủ động trong học tập, chỉ học để đối phó với thầy cô, với thi cử, kiểm tra.
- Do học bị động nên không hứng thú, dễ chán học.
- Học đối phó là cách học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
- Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch.
c/ Biểu điểm:
- Điểm 3: Đạt yêu cầu về nội dung và hình thức
- Điểm 2: Có đạt yêu cầu về nội dung và hình thức, nhưng còn mắc vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
Câu 2: (5đ)
Yêu cầu:
a/ Hình thức: diễn đạt lưu loát, trình bày sạch, ít mắc các lỗi diễn đạt
b/ Nội dung:
- Nghệ thuật hai khổ thơ: biểu cảm kết hợp tự sự, hình ảnh ẩn dụ, giọng thơ suy tư sâu lắng.
- Nội dung ý nghĩa hai khổ thơ: Vầng trăng biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, độ lượng. Bước qua thời chiến tranh, không ít người đã vô tình lãng quên quá khứ. Khi đột ngột gặp lại vầng trăng trong đêm “ điện tắt” đã đánh thức trong tâm hồn con người bao kỉ niệm của một thời đã qua. Vầng trăng vẫn nguyên vẹn nghĩa tình, nguyên vẹn thủy chung. Chính điều đó khiến con người “ giật mình”, giúp cho con người có dịp suy ngẫm về quá khứ, về sự vô tình đáng trách giận. Hành động “ giật mình” ấy là sự nhắc nhở chúng ta: không được phép lãng quên quá khứ, hãy sống ân tình thủy chung.
c/ Biểu điểm: 
Điểm 5: Đạt yêu cầu về nội dung và hình thức .
Điểm 3- 4 : Có đạt yêu cầu về nội dung và hình thức, nhưng còn mắc vài lỗi diễn đạt
Điểm 1- 2: Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

File đính kèm:

  • docxPhan Thiet 1.docx
Giáo án liên quan