Đề tài Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa li Trung học cơ sở

Có thể giáo viên vừa hướng dẫn học sinh khám phá các mối quan hệ song song với việc hoàn thành sơ đồ ( vừa dạy vừa vẽ ). Đây là cách dạy học có sự tham gia tích cực của học sinh. Bằng các phương pháp dạy học giảng giải, kết hợp với đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm nhỏ , các kiến thúc cần thiết cùng các mối liên hệ sẽ được hình thành dần trên sơ đồ, tương ứng với tiến trình dạy học. Kết quả của nội dung dạy học được thể hiện, kết tinh trên sơ đồ.

doc17 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa li Trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ
TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ
PHẦN I - MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài:
 Phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn trong môn Địa lí ở phổ thông. Một mặt các sự vật hiện tượng địa lí trái dài ra khắp trong không gian rộng lớn của Trái Đất, học sinh không thể quan sát trực tiếp được, phải thông qua các phương tiện dạy học. Mặt khác các sự vật, hiện tượng địa lí lại đa dạng và phức tạp, nhờ vào phương tiện dạy học mới trở nên gần gũi, cụ thể hơn đối với nhận thức của học sinh. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phương tiện dạy học vừa là công cụ để giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức tích cực cho học sinh, vừa là cơ sở để học sinh hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, tìm ra những kiến cần thiết.
 Hiện nay, phương tiện dạy học bao gồm các phương tiện truyền thống như bản đồ, biểu đồ, sơ đồ tranh ảnh, Atlat, và các phương tiện hiện đại đều góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học địa lí trong nhà trường.
 Trong đó việc xây dựng và sử dụng các loại sơ đồ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Nó có tác dụng rất lớn trong quá trình nhận thức của học sinh.Với chương trình sách giáo khoa mới, các loại sơ đồ được sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng của giáo viên chưa được thường xuyên và chưa cao. Mặt nào đó, học sinh còn nhiều hạn chế trong việc dùng sơ đồ để khai thác kiến thức.
 Đối với giáo viên muốn sử dụng có hiệu quả các loại sơ đồ cần phải dựa vào cấu tạo, chức năng, tác dụng sơ đồ; đồng thời phải phù hợp với đối tượng học sinh và phát huy được năng lực, sở trường của giáo viên. Qua thưc tiễn dạy học, tôi đã rút ra cho mình được kinh nghiệm trong việc sử dụng sơ đồ. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài :“Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa li Trung học cơ sở” làm sáng kiến kinh nghiệm, nhằm giúp cho quá trình dạy học được tốt hơn.
2/ Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi&giá trị sử dụng của đề tài:
a, Mục đích, đối tượng:
*Mục đích:
- Góp phần nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên.
- Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức.
* Đối tượng: giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn địa lí.
b, Nhiệm vụ: 
- Nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí Trung học cơ sở
- Đưa ra những nguyên tắc chung trong xây dựng và sử dụng sơ đồ.
c, Phạm vi:
- Áp dụng cho nhiều bài học địa lí 6,7,8,9.
- Giới hạn trong việc tạo kĩ năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên.
d, Giá trị sử dụng:
-Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để thực hiện phương pháp sơ đồ trong giảng dạy môn địa lí.
-Có thể dùng cho học sinh nghiên cứu để hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn thông qua sơ đồ.
 3/ Phương pháp nghiên cứu:
- Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lí cấp THCS trong nhiều năm 
- Phương pháp thử nghiệm
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Các phương pháp khác có liên quan.
PHẦN II-NỘI DUNG 
1/ Các loại sơ đồ:
*Sơ đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh thể và mối quan hệ giữa chúng.
CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN
Khai thác và chế biến khoáng sản
Khai thác và nuôi trồng thủy sản
Du lịch biển - đảo
Giao thông vận tải biển
 Hình 1. Sơ đồ các ngành kinh tế biển Việt Nam (Địa lí 9)
*Sơ đồ quá trình: là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và mối quan hệ của chúng trong quá trình vận động.
Hình 2.Sơ đồ sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu
*Sơ đồ địa đồ học: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về mặt không gian của các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ.
Hình 3. Sơ đồ các luồng nhập cư vào Châu Mĩ (điak lí 7).
 . 
*Sơ đồ logic: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của các sự vật-hiện tượng địa lí.
công nghiệp luyện kim
công nghiệp chế tạo máy
công nghiệp năng lượng
công nghiệp hóa dầu
công nghiệp khai khoáng
Quặng kim loại màu
Dầu mỏ
quặng sắt
Than đá
Hình 4.Sơ đồ mối quan hệ tài nguyên tự nhiên và các ngành công nghiệp Ô-xtrây-li-a
 (Địa lí 7)
 2/ Yêu cầu của việc xây dựng sơ đồ:
Các sơ đồ được dùng trong dạy học địa lí ở trường THCS có thể đã có sẵn trong sách giáo khoa, nhưng phần lớn trường hợp do giáo viên tự xây dựng từ nội dung bài học, phù hợp với ý tưởng sử dụng phương pháp dạy học. Thông thường, cấu tạo của một sơ đồ các đỉnh và các cạnh. Đỉnh có thể là một khái niệm, một thuật ngữ, một địa danh trên lược đồ (hoặc bản đồ), hoặc thậm chí là kí hiệu tượng hình/tượng trưng. Cạnh là các đường/đoạn thẳng (có hướng hoặc vô hướng) nối các đỉnh với nhau, hoặc biểu hịên tượng trưng hình dáng của sự vật, hiện tượng.
Để sử dụng trong dạy học có hiệu quả, các sơ đồ cần phải đảm bảo:
*Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng sắp đặt, cưỡng ép.
*Tính sư phạm, tư tưởng: sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, lược bỏ các chi tiết phụ, dễ học, dễ nhớ.Qua sơ đồ học sinh có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng.
*Tính mĩ thuật: bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức, có thể dùng màu sắc làm rõ.
3/ Các bước xây dựng:
 Bước 1: Các sơ đồ đã có ở sách giáo khoa, sách giáo viên địa lí THCS nhưng chủ yếu-phần lớn là do giáo viên tự xây dựng từ nội dung bài học, phù hợp với ý tưởng sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau. Nên phải chọn kiến thức cơ bản, tối thiểu và vừa đủ, mã hóa các kiến thức đó một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích nhưng phải phản ánh được nội dung cần thiết (có thể sử dụng hình tượng trưng).
Bước 2: Thiết lập sơ đồ với những nội dung đã lựa chọn ở bước 1.
Bước 3: Hoàn thiện. Kiểm tra lại tất cả các công việc đã thực hiện. Điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung bài học và lôgic nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ và dễ hiểu.
 *Thông thường cấu tạo một sơ đồ có các đỉnh và các cạnh (đỉnh có thể là 1 khái niệm, 1 thuật ngữ, 1 địa danh trên lược đồ, bản đồ; cạnh là các đường, đoạn thẳng (có hướng hoặc vô hướng) nối các đỉnh hoặc biểu hiện tượng trưng hình dáng của sự vật-hiện tượng địa lí.
*CÁC BƯỚC XÂY DỰNG 1 SƠ ĐỒ
-BƯỚC 1:Chọn kiến thức cơ bản tối thiểu và vừa đủ, mã hóa các kiến thức một cách ngắn gọn, cô đọng, nhưng phải phán ánh được nội dung cần thiết. Sau đó tổ chức vẽ các đỉnh của sơ đồ, các đỉnh phải nằm trên một mặt phẳng..
-BƯỚC 2: Thiết lập các cạnh (các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh có liên quan).
-BƯỚC 3: Hoàn thiện (kiểm tra lại tấc cả để điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung dạy học và logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ và dể hiểu).
4/ Cách xây dựng một sơ đồ:
- Giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra những bài, những phần có khả năng áp dụng phương pháp sơ đồ có hiệu quả nhất. Tiếp theo giáo viên phân tích nội dung bài dạy, tìm ra những khái niệm cơ bản, khái niệm gốc cần truyền đạt, hình thành.
- Trong dạy học địa lí ta có thể xây dựng các kiểu sơ đồ sau:
	+ Sơ đồ dùng để chứng minh hay giải thích dùng để phản ánh nội dung bài giảng một cách trực quan, dể khái quát, dể tiếp thu.
	+ Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống 1 chương, 1 phần kiến thức.
	+ Sơ đồ kiểm tra để đánh giá năng lực tiếp thu, hiểu biết của học sinh đồng thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung truyền đạt.
5/ Cách sử dụng sơ đồ:
- Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các thao tác, phương pháp dạy; lúc này sơ đồ chính là mục đích-phương tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của sơ đồ, mối quan hệ nhân qủa, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị kiến thức trên sơ đồ.
* CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
VÍ DỤ 1: Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ của học sinh vào đầu giờ học. Yêu cầu học sinh điền vào các ô trống trong sơ đồ, hay dùng mũi tên nối các ô để hoàn thiện sơ đồ.
- Để kiểm tra kiến thức “Địa lí 8.Bài 20-Khí hậu và cảnh quan trên Trái đất” của học sinh, giáo viên sử dụng sơ đồ và kèm theo câu hỏi: Hãy điền vào sơ đồ sau: Tên các thành phần tự nhiên và đánh mũi tên thể hiện mối quan hệ giữa chúng sao cho phù hợp và đầy đủ.
 Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên
 Về các thành phần tự nhiên học sinh đã học bao gồm: đất, nước, khí hậu, sinh vật và địa hình. Các thành phần này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy yêu cầu học sinh điền đúng và đầy đủ 5 thành phần tự nhiên trên, và đánh dấu mũi tên tác động hai chiều.
VÍ DỤ 2: Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng nhận thức của học sinh-dùng vào lúc mở đầu bài học. Ví dụ để cho học sinh hiểu được cấu trúc và nội dung chính của bài địa lí, có thể sử dụng sơ đồ trong khâu mở bài, giới thiệu cho học sinh biết các nội dung chính sẽ nghiên cứu trong bài học.
-Sơ đồ: 
 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
các nhân tố kinh tế-xã hội
các nhân tố tự nhiên
Thị trường tiêu thụ
Chính sách
cơ sở vật chất-kt
Dân cư, lao đông
TN sinh vật
TN nước
TN khí hậu
tài nguyên đất
Qua sơ đồ trên học sinh sẽ nắm được nội dung chính của tiết học, từ đó dễ dàng nắm được kiến thức và tiếp thu bài mới có hiệu quả hơn. Như vậy ngay từ ban đầu học sinh đã dễ dàng nhận thấy 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp sản xuất nông nghiệp là các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh tế xã hội. Từ đó cụ thể hơn các nhân tố.
VÍ DỤ 3: Sử dung sơ đồ trong việc giảng bài mới
- Giáo viên có sẵn sơ đồ (vẽ ở trước, bản in sẵn) để học sinh dựa vào đó, kết hợp với các phương tiện khác (bản đồ, tranh ảnh) phân tích, so sánh rút ra kết luận.
 Ví dụ. khi học bài: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển- đảo
giáo viên đưa ra sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam để giới thiệu về giới hạn vùng biển Việt Nam để học sinh có ý thức hơn về chủ quyền của vùng biển nước ta. 
 Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam
 Qua sơ đồ Hs nêu được giới hạn của từng bộ phận vùng biển Việt Nam, Gồm có 5 bộ phận: vùng nội thủy ( từ đường cơ sở vào đất liền - đường cơ sở là đường nối liền tất cả các đảo gần bờ nhất), vùng lãnh hải ( rộng 12 hải lí), vùng tiếp giáp lãnh hải ( 12 hải lí), vùng đặc quyền kinh tế (rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở), thềm lục địa. Học sinh sẽ hiểu hơn về ranh giới và chủ quyền biển Việt Nam. Từ đó giáo dục cho học sinh có ý thức và trách nhiệm muốn bảo bệ vùng biển của nước ta.
- Có thể giáo viên vừa hướng dẫn học sinh khám phá các mối quan hệ song song với việc hoàn thành sơ đồ ( vừa dạy vừa vẽ ). Đây là cách dạy học có sự tham gia tích cực của học sinh. Bằng các phương pháp dạy học giảng giải, kết hợp với đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm nhỏ, các kiến thúc cần thiết cùng các mối liên hệ sẽ được hình thành dần trên sơ đồ, tương ứng với tiến trình dạy học. Kết quả của nội dung dạy học được thể hiện, kết tinh trên sơ đồ.
 Trên cơ sở nội dung của bài học: Hơi nước trong không khí. Mưa (Địa lí 6). Giáo viên vừa giảng dạy vừa khái quát thành sơ đồ để học sinh dễ hiểu, dễ tưởng tượng hơn.
 Như vậy dựa vào sơ đồ trên học sinh có thể trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa: Giáo viên vừa giảng vừa vẽ lên bảng: Hơi nước bốc lên, đến một lúc nào đó bị bão hòa nhưng vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao hoặc gặp khối không khí lạnh. Hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ, tạo thnàh mây. Gặp điều kiện thuận lợi tiếp tục ngưng tự, các hạt nước đó rơi xuống đất tạo thành mưa. 
VÍ DỤ 4: Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố-đánh giá cuối bài
Giáo viên đưa ra một sơ đồ chưa hoàn chỉnh, yêu cầu học sinh tìm các kiến thức cần thiết điền vào chỗ trống và hoàn chỉnh sơ đồ.
Khi học bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng (địa lí 7). Giáo viên đưa ra sơ đồ để củng cố bài về hậu quả của gia tăng dân số quá nhanh.
Dân số tăng quá nhanh
Kinh tế chậm phát triển
Đời sống chậm cải thiện
Tác động tiêu cực tới TN- MT
Diện tích rừng bị thu hẹp
Thu hẹp đất canh tác
khoáng sản bị cạn kiệt
Ô nhiễm môi trường
VÍ DỤ 5: Sử dụng sơ đồ để ra bài tập về nhà hay kiểm tra kiến thức của học sinh
Sau bài trên lớp, có thể yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập dùng mũi tên nối các ô của sơ đồ một cách hợp lí thể hiện đặc điểm của một đối tượng địa lí.
 Qua bài học Bài 8. C¸c h×nh thøc canh t¸c trong n«ng nghiÖp ë ®íi nãng.( Địa lí 7).
S¾p xÕp nh÷ng d÷ liÖu d­íi ®©y, ®¸nh dÊu mòi tªn thÓ hiÖn s¬ ®å th©m canh lóa n­íc ë ®íi nãng
 T¨ng s¶n l­îng
 Sơ đồ. 
Nguồn lao động dồi dào
 T¨ng vô
T¨ng n¨ng suÊt
Chủ động tưới tiêu
Thâm canh lúa nước
.
 Bài 18. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí (Địa lí 6).
Đánh dấu mũi tên nối các ô của sơ đồ dưới đây sao cho phù hợp.
Nhiệt độ không khí khác nhau giữa miền gần biển và miền nằm sâu trong nội địa
Các loại đất, đá: mau nóng, mau nguội
Sự khác biệt về nhiệt độ không khí giữa bề mặt đất và bề mặt nước
Nước: nóng chậm, mau nguội
 Ví dụ 6: Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra kiến thức của học sinh. Để kiểm tra kiến thức của học sinh sau bài học, giáo viên có thể soạn đề kiểm tra, yêu cầu học sinh điền vào ô trống sơ đồ các kiến thức cần thiết.
 Dựa vào nội dung sách giáo khoa, em hãy điền tiếp nội dung thích hợp vào chỗ chấm () của sơ đồ sau.
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
VÙNG BIỂN
+ Nước biển:
+ Ngư trường:..
+ Tài nguyên:.
.
ĐẤT LIỀN
+ Địa hình:.......
+ Khí hậu:.....
+ Khoáng sản:.........
..
Hoặc, cho sẵn các cụm từ, yêu cầu học sinh lập một sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.
 Bài 22. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh. (Địa lí 7).
Cho các cụm từ: khí hậu rất lạnh, băng tuyết phủ quanh năm, thực vật rất nghèo nàn, rất ít người sinh sống, hãy lập một sơ đồ theo mẫu thể hiện mối quan hệ giữa môi trường và con người ở đới lạnh.
Băng tuyết phủ quanh năm
Ngoài ra sơ đồ còn được sử dụng trong các hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp như: trò chơi, đố vui, khảo sát địa phương. Hình thức sử dụng cũng tương tự như bài học trên lớp.
3/ Kết qủa thực nghiệm:
-Giảng dạy các khối lớp 6,7,8,9 đa số học sinh hiểu bài. Thể hiện các mối liên hệ địa lí một cách trực quan và hệ thống. Học sinh dễ dàng nắm được bài. Nếu sử dụng sơ đồ có 60% học sinh hiểu bài, nếu không sử dụng chỉ có 50% học sinh nắm được bài 
- Tuy nhiên sơ đồ dễ tạo ra suy diễn máy móc ở học sinh.
 4/ Một số hạn chế của sơ đồ và biện pháp khắc phục
Sơ đồ là một công cụ có nhiều tác dụng tích cực trong việc thể hiện các mối liên hệ địa lí một cách trực quan và hệ thống. Tuy có nhiều ưu điểm đối với việc dạy và học, nhưng các sơ đồ có một số hạn chế sau.
Dễ tạo ra sự suy diễn máy móc ở Học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần lưu ý phân tích một cách cụ thể các sự vật, hiện tượng, quá trình địa lí cụ thể trong các hoàn cảnh, trường hợp cụ thể.
Các sơ đồ, đặc biệt sơ đồ cấu trúc, sơ đồ lôgic, sơ đồ quá trình không thể hiện được tính phân bố không gian của đối tượng địa lí.
Để khắc phục các nhược điểm này của sơ đồ, trong quá trình dạy học, giáo viên cần lưu ý phân tích một cách cụ thể các sự vật, hiện tượng, quá trình địa lí cụ thể trong các hoàn cảnh, trường hợp cụ thể. đồng thời cần kết hợp sử dụng sơ đồ với lược đồ, bản đồ để học sinh thấy rõ sự phân bố và đặc điểm cụ thể của các sự vật, hiện tượng địa lí trên các lãnh thổ nhất định.
PHẦN III-KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận:
Qua thực tế dạy học đã rút ra cho tôi nhiều kinh nghiệm trong quá trình dạy học, Trong đó việc sử dụng các loại sơ đồ mang lại hiệu quả nhât trong quá trình giảng dạy của mình. Giúp cho học sinh nắm vững bài một cách có hệ thống, nắm được các mối liên hệ của các đối tượng, hiện tượng địa lí. 
Việc đổi mới phương pháp trong dạy-học địa lí THCS là cấp thiết nhưng việc áp dụng để đạt hiệu qủa cao là cần thiết hơn, chính vì vậy đối với giáo viên cho dù có sử dụng phòng đèn chiếu hay trực tiếp dạy tại lớp thì cần đầu tư nghiên cứu để xây dựng và sử dụng được phương pháp sơ đồ. Đây là một đồ dùng dạy học truyền thống nhưng với xu thế hiện nay sẽ phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh. Vì vậy giáo viên cần tăng cường sử dụng các loại sơ đồ trong quá trình dạy học.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong quá trình dạy và học. Mong rằng sẽ có nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa vào sáng kiến kinh nghiệm này để hoàn thiện hơn.
2/ Kiến nghị:
- Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy địa lí ở các khối lớp cần quan tâm hơn đến việc xây dựng và sử dụng sơ đồ trong giảng dạy, xem đây là phương pháp không thể thiếu, phương pháp cần thiết, đặc thù của bộ môn, phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong nhiều mục đích giảng dạy của giáo viên trong 1 tiết lên lớp.
- Nhà trường cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng phương pháp sơ đồ trong giảng dạy môn địa lí.
* Xin chân thành cám ơn
 phßng gi¸o dôc KỲ anh
 tr­êng thcs kỲ KHANG
 ----------›&š----------
 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
MÔN ĐỊA LÍ
Đề tài: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí
 trung học cơ sở
 Giáo viên: Trần Thị Thu Hằng 
 Đơn vị: Trường THCS Kỳ Khang
 phßng gi¸o dôc KỲ anh
----------›&š----------
 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
MÔN ĐỊA LÍ
Đề tài: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí
 trung học cơ sở
	Năm học: 2009 - 2010

File đính kèm:

  • docskkn Thu Hang.doc