Đề tài Vận dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học

Khi sử dụng phương pháp dạy ứng dụng các phương tiện hiện đại (cụ thể là máy thu vật thể) thì:

- Học sinh dễ dàng thực hiện các thao tác mổ vì có thể vừa mổ vứa quan sát quan sát hình ảnh của mẫu mổ đối chứng đước giáo viên chiếu lên .

- Giáo viên: có thể khắc phục được các hạn chế mà phương pháp cũ gặp phải.

 

doc26 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vận dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”.
Phần II:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Môn sinh học 7 cung cấp cho học sinh những kiến thức về đặc điểm hình thái, cấu tạo của cơ thể động vật. Tuy nhiên trong một số bài học của chương trình, học sinh phải nghiên cứu, tìm hiểu về các đại diện không có ở địa phương (Cá voi, thú mỏ vịt,), các đại diện mà học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp được ( sán dây, giun móc, thuỷ tức,) hoặc có những thực hành xem băng hình nhưng các trường chưa được trang bị các đoạn băng hình. Mặt khác, các kiến thức sinh học 7 còn đi sâu vào cấu tạo bên trong, một số bài học thường có những thí nghiệm biểu diễn hoặc nghiên cứu các hoạt động bên trong của các ngành, các lớp động vật do đó việc ứng dụng các phương tiện hiện đại vào dạy học sinh học sẽ giúp Giáo viên dễ dàng truyền đạt các nội dung bài học, học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.
Cụ thể, giáo viên có thể sử dụng các phần mềm tin học để thiết kế các bài giảng bằng giáo án điện tử. Các phần mềm này được sử dụng vào dạy học môn Sinh học nhằm giúp trình chiếu các bài tập thực hành, bài tập củng cố hoặc đặt câu hỏi thảo luận, vì vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và có điều kiện đi sâu vào bài học. Sâu hơn nữa, các phần mềm tin học còn được sử dụng để thiết kế các thí nghiệm ảo liên quan đến một số hoạt động sinh lý của động vật, trình chiếu một số đoạn phim liên quan đến tập tính của một số đại diện của các lớp hoặc của một ngành động vật do đó chất lượng bài học ngày càng được nâng cao. 
Với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại, trong một thời gian ngắn của một tiết học có thể hướng dẫn cho học sinh tiếp cận một lượng kiến thức to lớn, phong phú, và sinh động. Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng. Những hình ảnh mô phỏng thực tế một cách hợp lý, sinh động sẽ thu hút được sự hứng thú và học tập của học sinh, tạo cho lớp học sôi nổi, các em tiếp thu bài giảng nhanh hơn, giờ dạy có hiệu quả hơn.
Đồng thời, rèn luyện cho học sinh kỹ năng: quan sát, phân tích, so sánh tìm tòi, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Ở đây, giáo viên sẽ là người hướng dẫn học sinh tự tìm tri thức thông qua những hình ảnh trực quan, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
Trường đã có trang bị hệ thống máy vi tính, máy Projector tương đối thuận tiện cho giáo viên khi dạy.
Được sự quan tâm của nhà trường: đã mở lớp dạy vi tính và PowerPoint cho giáo viên. Do đó đa số giáo viên thành thạo vi tính.
Giáo viên có tinh thần học hỏi để nâng cao nghiệp vụ tay nghề, có nhiều cố gắng để tìm thông tin, tư liệu trên mạng, sử dụng hình ảnh động, ảnh tĩnh, đoạn phim trong soạn giảng bằng phần mềm PowerPoint.
Trường đã nối mạng Internet thuận tiện cho giáo viên tìm thông tin, tư liệu trên mạng.
2. Khó khăn:
Trường chưa có nhiều phòng riêng để dạy bằng phương tiện PowerPoint, mỗi tiết dạy tốn rất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị điện, máy chiếu, phông chiếu,
 Chỉ một số ít giáo viên có kết nối mạng tại nhà, quá ít để tìm kiếm thông tin, tư liệu trên mạng.
Giáo viên mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị giáo án. Quá trình tìm kiếm nguồn tư liệu, phim, hình ảnh tốn nhiều thời gian hơn việc soạn một giáo án thông thường nên một số giáo viên còn ngại ứng dụng.
Khi trình chiếu trong giờ dạy học trên lớp, học sinh hay tò mò chú ý đến phim, hình ảnh, hiệu ứng mà ít để ý đến nội dung bài học và ít ghi chép các nội dung quan trọng của bài học.
Việc xử lý các vướng mắc về máy móc khi giảng dạy bằng phương tiện hiện đại của giáo viên còn kém.
III. CẤU TRÚC – NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 7 Ở TRƯỜNG THCS:
Theo chương trình mới của trường THCS, bộ môn Sinh học dạy ở lớp 7 (2tiết/tuần) bao gồm các nội dung chính sau:
LỚP 7
2tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết
Nội dung
Số tiết
Lý thuyết
Bài tập
Thực hành
Ôn tập
Kiểm tra
Mở đầu
02
Chương I: Ngành Động vật nguyên sinh
04
01
Chương II: Ngành Ruột khoang
03
Chương III: Các ngành giun
06
01
01
Chương IV: Ngành Thân mềm
03
01
Chương V: Ngành Chân khớp
06
02
Chương VI: Ngành Động vật có xương sống
17
01
04
01
02
Chương VII: Sự tiến hóa của động vật
04
Chương VIII: Động vật và đời sống con người
04
05
01
01
Tổng cộng
49
01
14
02
04
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Yêu cầu:
* Đối với giáo viên:
Phải có những kiến thức cơ bản về tin học, khả năng ứng dụng các phương tiện hiện đại vào dạy học sinh học: Biết cách tìm thông tin, tư liệu trên mạng Internet và có kỹ năng xử lí một số hình ảnh, đoạn phim đưa vào bài giảng tạo sự hứng thú cho học sinh trong tiết học môn sinh học thông qua những hình ảnh, đoạn phim trực quan sinh động,
Phải luôn có tinh thần học hỏi để nâng cao trình độ.
Phải đổi mới phương pháp dạy và học, soạn giảng bằng phần mềm PowerPoint.
Hướng dẫn học sinh khả năng quan sát, thu thập thông tin về các đoạn phim, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học. 
	Tóm lại, tri thức sinh học chủ yếu được hình thành bằng các phương pháp đặc thù trong hoạt động nhóm: quan sát tìm tòi (chủ yếu dựa trên hình ảnh, đoạn phim trực quan) và phân tích hình ảnh, đoạn phim thí nghiệm, do đó giáo viên phải có phương pháp dạy học kết hợp vấn đáp gợi mở với nghiên cứu thông tin.
* Đối với học sinh:
	- Phải chuẩn bị và đọc bài trước ở nhà, lên lớp phải chú ý và làm theo hướng dẫn của giáo viên.
	- Không được tự ý sử dụng các loại phương tiện máy móc khi chưa có sự đồng ý của giáo viên.
2. Các phương tiện hiện đại:
a. Máy vi tính:
* Ưu điểm: Máy vi tính hỗ trợ giáo viên rất nhiều trong quá trình dạy học. Cụ thể nó giúp giáo viên trong việc:
- Soạn giáo án.
- Soạn giáo án điện tử (powerpoint).
+ Powerpoint là một chương trình ứng dụng (nằm trong bộ Office của Microsoft) cho phép ta có thể trình bày một vấn đề nào đó bằng máy tính thông qua các bảng trình chiếu (Slide)
+ Thông qua Powerpoint giáo viên có thể đưa nhiều loại thông tin lên màn hình như: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh, bảng tính, biểu đồ,
- Soạn các câu hỏi bằng cách ứng dụng phần mềm violet. 
+ Violet là một phần mềm có chức năng giúp ta thực hiện soạn các dạng bài tập:
w Trắc nghiệm chọn 1 phương án, trắc nghiệm Đ - S, trắc nghiệm ghép đôi.
w Bài tập kéo thả chữ, điền khuyết
w Bài tập ô chữ
+ Violet còn giúp giáo viên soạn các thí nghiệm biểu diễn trong sinh học,
- Nếu máy vi tính có kết nối mạng internet thì giáo viên còn thuận tiện hơn là có thể vào  để tìm kiếm thông tin, hình ảnh, Hay có thể trực triếp vào trang  hoặc  để nghiên cứu, kham thảo các bài giảng, giáo án điện tử.
* Nhược điểm:
+ Đối với giáo án điện tử: giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm hình ảnh, đoạn phim, cho bài giảng.
b. Máy chiếu projecter:
* Ưu điểm: 
+ Máy chiếu projecter giúp ta có thể chiếu các bài giảng giáo án điện tử, các hình ảnh, thông tin từ máy vi tính để giảng cho học sinh trong giờ dạy trên lớp.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên dạy học theo phương pháp mới, hấp dẫn học sinh hơn và học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
* Nhược điểm:
+ Quá trình di chuyển và lắp đặt máy tốn nhiều thời gian.
+ Số lượng máy có hạn do đó máy thường được lắp cố định ở một phòng riêng nên việc di chuyển và ổn định học sinh khi đến phòng máy tốn khá nhiều thời gian. 
+ Cũng do số lượng máy có hạn nên giáo viên ít chủ động được trong việc trang bị máy khi dạy.
Lưu ý: Vì máy chiếu có công suất rất lớn do đó không nên để máy chiếu quá gần học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe các em.
c. Máy thu vật thể:
* Ưu điểm: 
+ Máy thu vật thể giúp ta có thể thu hình của mẫu vật, các hình ảnh, thông tin một cách trực tiếp và chiếu cho học sinh cùng xem ngay tại lớp.
+ Có thể phóng to hoặc thu nhỏ vật cần xem.
* Nhược điểm:
+ Máy thu vật thể chỉ có thể thu những vật có kích thước trung bình (kích thước vừa với mặt bàn máy thu)
+ Quá trình di chuyển và lắp đặt máy tốn nhiều thời gian.
+ Không phải trường nào cũng được trang bị loại máy này vì giá thành máy cao
3. Biện pháp thực hiện:
a. Phạm vi áp dụng:
Bạn có thể áp dụng rộng rãi các phần mềm tin học, phương tiện , thiết bị trình chiếu projecter vào tất cả các bài học trong chương trình sinh học 7 với nhiều mục đích khác nhau như: 
* Dạy bài mới: Giáo viên sẽ áp dụng công nghệ thông tin qua việc soạn một bài giáo án điện tử hoàn chỉnh hoặc cũng có thể sử dụng cho việc chiếu những hình ảnh, đoạn phim tư liệu có liên quan để phục vụ cho nội dung bài học,...
* Dạy các bài thực hành: Công nghệ thông tin là một công cụ đắc lực trong việc giúp giáo viên hoàn thành một cách hiệu quả các bài thực hành. Có hai loại:
- Thực hành xem băng hình:
Bài 28: Thực hành: Xem băng hình về tập tính của Sâu bọ.
Bài 45: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của Chim.
Bài 52: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú.
- Thực hành mổ và quan sát động vật:
Bài 16: Thực hành: mổ và quan sát giun đất
Bài 20: Thực hành: quan sát một số thân mềm
Bài 23: Thực hành: mổ và quan sát tôm sông
Bài 32: Thực hành: mổ cá
Bài 36: Thực hành: quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ.
Bài 42: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu.
* Củng cố bài học: Học sinh sẽ chú ý và hứng thú hơn trong việc trả lời các câu hỏi và bài tập củng cố khi giáo viên thiết kế bài tập củng cố thành một trò chơi nhiều hình ảnh, màu sắc hay hiệu ứng,... Điều này rất dễ dàng nếu giáo viên sử dụng công nghệ thông tin.
* Cho học sinh làm các bài tập: 
Bài 61, 62: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương. 
Bài 64, 65, 66: Tham quan thiên nhiên
Đối với các trường không có điều kiện cho học sinh đi tham quan thực tế thì ở các bài thực hành trên, giáo viên có thể phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh bằng cách phân công lớp thành các nhóm để tìm hiểu các nội dung mà giáo viên giao cho. Các em sẽ về tìm hiểu qua thông tin trên sách báo, internet hoặc đi thực tế để tìm hiểu và quay phim lại,... sau đó sẽ báo cáo nội dung nghiên cứu mà nhóm mình đã thực hiện trước lớp.
Nếu không có nhiều thời gian báo cáo trên lớp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh gửi bài cho giáo viên qua mail để chấm điểm. Sau đó giáo viên sẽ chọn bài hay nhất cho học sinh báo cáo tại lớp.
b. Ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: 
Bài 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tt)
BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI
* Nếu áp dụng cách dạy thông thường thì: học sinh khó có thể hình dung được các đặc điểm cũng như hoạt động của dơi và cá voi. Không những thế, việc học về 1 con vật mà minh không biết sẽ làm học sinh không hứng thú dẫn đến khả năng tiếp thu bài kém.
* Khi sử dụng phương pháp dạy ứng dụng các phương tiện hiện đại thì: 
- Giáo viên có thể soạn giảng bằng Powerpoint bằng cách tìm các hình ảnh hoặc đoạn phim về đời sống, cách di chuyển, tập tính và hoạt động của Dơi và Cá Voi để đưa vào bài học và chiếu cho học sinh xem. 
- Học sinh sẽ hứng thú và dễ nhớ nội dung bài học hơn vì việc quan sát và phân tích các hình ảnh quan sát được sẽ giúp học sinh khắc sâu các kiến thức hơn là chỉ sử dụng lời nói. (Nếu giáo viên sử dụng đoạn phim Cá Voi đang sinh con chiếu cho HS quan sát sẽ lôi cuốn các em hơn).
Bộ Dơi:
Bộ Cá voi:
 Cá voi
 Các đại diện khác của lớp Cá voi
 Ví dụ 2: 
BÀI 54: TIẾN HÓA VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ
- Đây là bài học mang tính hệ thống hoá các kiến thức về cấu tạo của các hệ cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục. Bài học yêu cầu học sinh phải hoàn thành bảng so sánh để rút ra các kiến thức do đó:
* Nếu áp dụng cách dạy thông thường thì:
- Giáo viên sẽ gặp khó khăn trong việc:
+ Hệ thống hoá kiến thức để giúp học sinh nhớ lại các kiến thức về các hệ cơ quan nêu trên.
+ Thiết kế bảng phụ cho học sinh vì nội dung bảng phụ rất dài.
- Học sinh khó nhớ lại các kiến thức, khó quan sát được bảng so sánh.
* Khi sử dụng phương pháp dạy ứng dụng các phương tiện hiện đại thì: 
- Học sinh dễ dàng nhớ lại các kiến thức của các lớp động vật từ bậc thấp đến bậc cao thông quá các hình ảnh mà giáo viên chiếu lên.
- Giáo viên có thể khắc phục được các hạn chế mà phương pháp cũ gặp phải. Tiến trình dạy học có thể như sau:
+ Đầu tiên giáo viên sẽ cho học sinh nhắc lại các kiến thức của chương trình. Việc này sẽ rất dễ dàng thông qua việc chiếu các hình ảnh minh hoạ của các nội dung kiến thức liên quan.
+ Yêu cầu học sinh dựa vào các kiến thức đã học để hoàn thành bảng so sánh trang 176 SGK. Lúc này giáo viên sẽ chiếu bảng phụ lên cho học sinh dễ dàng quan sát kèm theo phát phiếu học tập có kẻ sẵn bảng cho học sinh để cho học sinh có nhiều thời gian hơn trong việc hoàn thành bảng.
+ Sau khi học sinh thảo luận xong, giáo viên sẽ gọi đại diện các học sinh hoàn thành bảng, các nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung và giáo viên sẽ chiếu đáp án lên.
+ Khi bảng phụ đã được hoàn thành thì giáo viên sẽ yêu cầu học sinh cùng quan sát bảng và rút ra nhận xét bài học.
Chưa có tim
Tim chưa có ngăn
Tim 2 ngăn
Tim 3 ngăn
Tim 4 ngăn
Sự tiến hoá của 
hệ tuần hoàn
Ví dụ 3: 
BÀI 32: THỰC HÀNH MỔ CÁ
- Bài học này vừa giúp học sinh rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm vừa giúp học sinh lĩnh hội kiến thức thông qua các thao tác trực tiếp trên đối tượng nghiên cứu. Do đó:
* Nếu áp dụng cách dạy thông thường thì:
- Giáo viên:
+ Chỉ có thể hướng dẫn cho học sinh các thao tác trong mổ động vật qya hình ảnh minh hoạ trên bảng mà không thể hướng dẫn trực tiếp trên mẫu vật. 
+ Mất rất nhiều thời gian trong việc cho học sinh lần lượt lên xem mẫu vật được mổ sẵn để đối chứng hoặc mẫu vật mổ chính xác nhất của các tổ.
- Học sinh: gặp khó khăn trong các thao tác mổ vì không thể quan sát hình ảnh của mẫu mổ đối chứng.
* Khi sử dụng phương pháp dạy ứng dụng các phương tiện hiện đại (cụ thể là máy thu vật thể) thì: 
- Học sinh dễ dàng thực hiện các thao tác mổ vì có thể vừa mổ vứa quan sát quan sát hình ảnh của mẫu mổ đối chứng đước giáo viên chiếu lên .
- Giáo viên: có thể khắc phục được các hạn chế mà phương pháp cũ gặp phải. Tiến trình dạy học có thể như sau:
+ Đầu tiên giáo viên sẽ cho học sinh đọc thông tin trong SGK về trình tự thí nghiệm. Sau đó, giáo viên chiếu mẫu vật cá chép lên và từ mẫu vật thật đó hướng dẫn cho học sinh các thao tác thực hành.
+ Giáo viên chiếu hình ảnh mẫu vật đã mổ sẵn lên cho học sinh quan sát đối chiếu khi mổ.
+ Yêu cầu học sinh phân công nhiệm vụ các thành viên trong tổ: 1 bạn nghiên cứu và hướng dẫn cách mổ, 1 bạn mổ, 1 bạn ghi chép, các bạn còn lại chú ý quan sát.
+ Trong quá trình học sinh mổ mẫu vật, giáo viên sẽ đi dến từng tổ quan sát và chọn ra mẫu mổ đẹp nhất để trình chiếu cho cả lớp xem.
Chúng ta thấy các hoạt động quan sát của học sinh đều đồng loạt thông qua máy thu vật thể do đó hạn chế việc di chuyển của các nhóm là mất trật tự và tiết kiệm được thời gian.
Ví dụ 4: 
BÀI 28: THỰC HÀNH 
XEM BĂNG HÌNH VỀ TẬP TÍNH CỦA SÂU BỌ
Bài học này yêu cầu giáo viên chiếu các đoạn băng hình cho học sinh quan sát từ đó tự rút ra các kiến thức về tập tính của sâu bọ. Tuy nhiên, hầu như ở tất cả các trường đều không được trang bị sẵn các đoan phim tư liệu hoặc băng hình phục vụ cho bài học này. 
* Nếu áp dụng cách dạy thông thường thì: Giáo viên sẽ cho học sinh về tự tìm hiểu ở các chương trình thế giới động vật trên tivi và tự rút ra kiến thức. Theo phương pháp này:
- Giáo viên sẽ gặp khó khăn vì:
+ Không kiểm tra được việc các em có thực hiện xem băng hình ở nhà hay không cũng như không biết được kết quả như thế nào.
+ Không kiểm tra được chất lượng của băng hình hay thống nhất được nội dung nghiên cứu vì có thể kiến thức băng hình mà học sinh xem không phục vụ được cho nội dung bài học và vì có rất nhiều thể loại phim tư liệu khác nhau.
- Học sinh khó biết được là mình phải làm những gì, phải lựa chọn nội dung băng hình nào để xem.
Ngoài cách trên, giáo viên cũng có thể cho học sinh chia nhóm về tìm hiểu thông tin và hình ảnh trên sách báo, phim tư liệu để báo cáo trên lớp. Phương pháp này có hiệu quả hơn phương pháp trên nhưng nó cũng gặp phải vướng mắc là lớp không tập trung vì thông tin mà các tổ báo cáo có thể không hấp dẫn, hình ảnh trên sách báo quá nhỏ nên học sinh không quan sát được,
* Khi sử dụng phương pháp dạy ứng dụng các phương tiện hiện đại: 
Ở phương pháp này, giáo viên sẽ tìm kiếm các đoạn băng hình trên mạng và sử dụng các phần mềm tin học để xử lý sao cho thích hợp và phục vụ có hiệu quả cho nội dung bài học để chiếu cho học sinh xem. Do đó:
- Học sinh hứng thú và tập trung chú ý hơn với bài học vì được tai nghe, mắt thấy các hình ảnh và thông tin mới lạ, đẹp, hấp dẫn.
- Giáo viên có thể khắc phục được các hạn chế mà phương pháp cũ gặp phải. Tiến trình dạy học có thể như sau:
+ Đầu tiên giáo viên sẽ cho học sinh đọc các yêu cầu và nội dung nghiên cứu của bài thực hành.
+ Giáo viên sẽ dựa trên yêu cầu của bài thực hành để đặt ra các câu hỏi nhằm định hướng cho học sinh quan sát.
+ Giáo viên chiếu đoạn băng hình đã chuẩn bị cho học sinh xem.
Giáo viên có thể vào  hoặc vào trang  vào các liên kết chọn thư viện tư liệu để tìm các đoạn Clip liên quan và có thể chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung bài học.
Cụ thể với bài học này là đoạn clip: Thế giới côn trùng
Được lấy từ 
+ Sau khi xem xong, giáo viên sẽ cho học sinh trả lời câu hỏi để rút ra nội dung kiến thức. Giáo viên cũng có thể cho chiếu lại các đoạn thông tin liên quan đến câu trả lời để học sinh đối chứng và nhớ lâu hơn.
V. KẾT QUẢ:
Qua sử dụng phiếu điều tra hứng thú học tập của học sinh khi dạy học có ứng dụng các phương tiện hiện đại (môn sinh học 7) ta thấy hứng thú học tập của học sinh tăng lên rõ rệt. Cụ thể, khi sử dụng phiếu điều tra thu được kết quả sau:
(Có phiếu điều tra kèm theo)
 Đối tượng
Nội dung
Không áp dụng
Công nghệ thông tin
Áp dụng
Công nghệ thông tin
Hứng thú khi học môn Sinh học
 56.5%
 89.5%
Phần III
 KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong thời gian áp dụng phương pháp này, tôi nhận thấy viêc ứng dụng công nghệ thông tin không phải chỉ ở việc dạy của giáo viên mà còn phải ở cả việc học của học sinh. Để đạt được hai điều trên thì: 
* Về phía giáo viên: 
- Phải luôn chia nhóm và phân công câu câu hỏi thảo luận cho các nhóm để tránh tình trạng học sinh quá say mê vào nội dung của các đoạn băng hình mà quên rút ra nội dung bài học.
- Phải biết rõ khả năng học tập của học sinh để phân chia các nhóm cho phù hợp.
- Luôn tận tình trong việc hướng dẫn cho học sinh các thao tác trên phương tiện hiện đại, khả năng quan sát, tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Phải luôn tìm tòi, học hỏi, cập nhật thông tin trên mạng cũng như các phần mềm tin học phục vụ cho quá trình giảng dạy. 
* Về phía học sinh:
- Phải chú ý lắng nghe sự hướng dẫn và phân công của giáo viên.
- Luôn mạnh dạn nêu lên những vấn đề thắc mắc hay chưa hiểu để giáo viên giảng hoặc hướng dẫn lại.
- Phải có tinh thần ham học hỏi và tự học.
II. KẾT LUẬN:
	Việc ứng dụng các phương tiện hiện đại: soạn giảng bằng powerpoint, chiếu hình ảnh, mẫu vật bằng máy chiếu vật thể, truy cập web,là một trong những phương pháp dạy học mới, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo ở học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tự tìm ra tri thức thông qua hình ảnh, đoạn phim về những thí nghiệm, đoạn phim về thế giới động vật, con người, về mối hệ giữa chúng,... Hiện nay, các em không chỉ biết học mà còn biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hằng ngày. 
	Vì thế, trong mỗi bài soạn giảng giáo viên nên kết hợp nhiều phương tiện ví dụ thêm nhiều hình ảnh, đoạn phim vào để giúp tiết học thêm sinh động. Nhưng thực tế, những hình ảnh, đoạn phim sinh động ấy còn rất hạn chế. Giáo viên cần phải có kỹ năng tìm kiếm, xử lí hình ảnh, đoạn phim để đưa vào bài giảng của mình.
Với cơ hội mà các phương tiện hiện đại mang lại nhất là công nghệ thông tin, những kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo có giá trị thật sự của bất kỳ một cá nhân nhà giáo nào cũng dễ dàng truyền bá rộng rãi đến số lượng người học đông hơn nhiều so với trước đây, không chỉ giới hạn bốn bức tường lớp học mà có thể lan rộng ra cả nước và thậm chí vượt qua mọi biên giới quốc gia, điều đó làm cho vị trí của nhà giáo thật sự được nâng cao hơn nhiều so với trước đây.
Rõ ràng là vị trí của nhà giáo trong thời đại 

File đính kèm:

  • docVan_dung_cac_phuong_tien_hien_dai_vao_qua_trinh_day_hoc_20150727_040250.doc
Giáo án liên quan