Đề tài Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử lớp 5

Bước 5: Củng cố, đánh giá.

3.3.2. Củng cố bài học: ( Dạy học theo hình thức cá nhân)

Bước 1: Phát phiếu cho mỗi em.

Bước 2: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trong thời gian qui định.

Bước 3: Sửa bài cả lớp.

Bước 4: Củng cố lại nội dung bài học.

 

doc16 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2824 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m chương trình, sách giáo khoa môn Lịch 
sử l?p 5, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phiếu học tập trong môn Lịch sử l?p 5 như sau:
* Thuận lợi:
- Sau mỗi bài học có phần câu hỏi cuối bài nên giáo viên có thể dựa vào đó để thiết kế phiếu học tập hướng dẫn học sinh cách học và củng cố bài. 
 - Một số bài có tranh ảnh hoặc lược đồ nên giáo viên có thể tham khảo để đặt câu hỏi trong phiếu nhằm khai thác nội dung, kiến thức trong ảnh hoặc lược đồ làm cho bài học phong phú hơn đồng thời học sinh cũng dễ hiểu bài hơn.
 - Việc sử dụng phiếu học tập trong quá trình dạy học Lịch sử 5 đã kích thích được hứng thú say mê tìm hiểu, khám phá những sự kiện mà học sinh còn thắc mắc muốn khám phá hiểu biết.
* Khó khăn:
- Số lượng câu hỏi cuối bài học trong sách giáo khoa còn ít (thường là 
2 câu). 
- Câu hỏi liên hệ thực tế trong sách giáo khoa còn hạn chế. Nếu giáo viên chỉ sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa thì học sinh không nắm vững được bài tốt, lớp không sinh động. Vì vậy giáo viên phải chuẩn bị thêm câu hỏi, bài tập (câu hỏi chính lẫn câu hỏi phụ và câu hỏi liên hệ thực tế) nên mất nhiều thời gian.
- Kênh hình (tranh ảnh, lược đồ,...) không nhiều, có nhiều bài không có. Vì vậy giáo viên phải chuẩn bị tranh ảnh, lược đồ kết hợp với soạn câu hỏi trong phiếu học tập để bài học được sinh động hơn nên tốn thời gian...
Biện pháp 2: Giáo viên nắm vững qui trình thiết kế phiếu học tập trong dạy học môn Lịch sử lớp 5
2.1. Nguyên tắc thiết kế phiếu học tập.
- Nội dung phiếu phù hợp với nội dung bài học.
- Nội dung phiếu phù hợp với đối tượng học sinh.
- Ngôn ngữ trong lệnh ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu.
- Thời gian và thời điểm sử dụng phù hợp với từng loại phiếu.
- Trình bày phiếu khoa học.
2.2. Qui trình thiết kế nội dung phiếu học tập.
2.2.1. Xác định ý tưởng.
Điều này thể hiện định hướng của giáo viên về phương pháp dạy học của bài học, về biện pháp sử dụng các tình huống và môi trường dạy học, về hình thức tổ chức dạy học và kết hợp các phương tiện dạy học. Việc xác định ý tưởng tiến hành bài học phải bao quát những thao tác: Phân tích nội dung học tập, định hướng phương pháp, kĩ thuật, biện pháp và hình thức dạy học, nhận thức môi trường và các điều kiện học tập, cách thức tổ chức các phiếu học tập thành hệ thống như thế nào cho phù hợp. Nó cũng phải cho thấy rõ vấn đề hay nhiệm vụ học tập chủ yếu của bài học.
2.2.2. Xác định cách trình bày nội dung học tập và hình thức thể hiện nó trong phiếu học tập.
Việc xác định vấn đề hay nhiệm vụ của bài học đã phải làm từ khi xây dựng ý tưởng. Ở bước này cần cụ thể hoá và làm cho ý tưởng đó chính xác hơn trong nội dung các phiếu học tập. Tương ứng với những yêu cầu cần giải quyết vấn đề thì học sinh cần những tư liệu và sự kiện nào, cần tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm gì cần hoàn thành những bài tập lí thuyết và thực hành nào v.v.. Từ đó tổ chức bộ phiếu sao cho thích hợp nhất về mặt nội dung, logic, cấu trúc và kĩ thuật.
Việc phân bố những sự kiện và công việc trong phiếu học tập cần được kết hợp nhuần nhuyễn với việc lựa chọn hình thức biểu hiện. Có những dữ liệu và sự kiện nên được trình bày bằng văn bản bình thường, có loại nên đưa vào sơ đồ, biểu mẫu, hình ảnh. 
Hình thức biểu đạt công việc trong phiếu học tập cũng cần được lựa chọn. Đó có thể là bài tập thực hành, bài tập xử lý tình huống, yêu cầu giải quyết vấn đề, có thể là viết báo cáo, viết tham luận, viết bảng tổng kết, làm đồ dùng học tập, chế tạo sản phẩm, thực hiện bài kiểm tra (test), nhận xét hoặc đánh giá quá trình hay sự vật nhất định, tổng quan hoặc tập hợp dữ liệu, nêu giả thuyết hoặc tư tưởng, quan sát và ghi chép hiện tượng, v.v... Tất cả những việc này đều phải phù hợp với đặc điểm của lớp và của bài học. Nếu trong lớp ghép hay lớp hoà nhập hoặc trong lớp có nhiều khác biệt cá nhân và khác biệt nhóm tương đối rõ rệt, thì phải tổ chức phiếu học tập thật chi tiết, theo cách tiếp cận phân hoá và cá nhân hoá. Trong trường hợp này phiếu học tập càng thể hiện rõ chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp của nó trên lớp.
2.2.3. Tập hợp thông tin, dữ liệu và sự kiện.
Bước này được tiến hành theo những tính toán ở trên, Các nguồn thông tin, dữ liệu và sự kiện có thể là sách hướng dẫn giảng dạy, sách hướng dẫn học tập, nhật báo, tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học - kĩ thuật,... 
Việc tập hợp dữ liệu cần trung thành với ý tưởng ban đầu và vừa đủ về khối lượng, không thừa, không thiếu, đặc biệt trong phương pháp thảo luận và nghiên cứu tìm tòi. Để có phiếu học tập tốt giáo viên phải chịu khó tìm và khai thác những tài liệu ngoài chương trình giáo dục và sách giáo khoa, sách giáo viên một cách thường xuyên. Thông tin và dữ liệu cần được chủ động tích luỹ, chỉnh lí và cập nhật, được tổ chức thành những cơ sở dữ liệu dễ truy cập hoặc theo bài học, hoặc theo chuyên đề, hoặc theo hệ thống khái niệm, hoặc theo những mô hình phương pháp dạy học đã dự kiến. Khi cần đến dữ liệu thì có thể tập hợp nhanh chóng để thiết kế hệ thống phiếu học tập kịp thời và hệ thống này luôn có tính chất mới mẽ.
2.2.4. Trình bày phiếu học tập
- Trình bày trên một mặt giấy với ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu đối với học sinh lớp 5.Trên phiếu có thể được sử dụng cả kênh hình lẫn kênh chữ, hình thức rất đa dạng để tạo hứng thú học tập cho các em.
- Cấu trúc của phiếu học tập gồm: tên bài học, câu hỏi và những khoảng trống để học sinh tự trả lời. 
2.2.5. Chuẩn bị những lập luận câu hỏi và nhận xét để chỉ đạo và điều chỉnh quá trình học tập.
Đây là sự kết hợp sử dụng phiếu học tập với những kĩ thuật quản lí lớp, kĩ thuật sử dụng lời nói và câu hỏi trên lớp. Trong phiếu học tập có thể có những sự kiện, tình huống và vấn đề mang tính chất phân kì, có bản chất song đề hay nan giải, hoặc tính chất sâu xa cả về mặt nhận thức lí trí cũng như về tình cảm. Nếu thiếu những lập luận và kiến giải sắc xảo của giáo viên trong những trường hợp này thì quá trình học tập có thể rơi vào tình trạng bế tắc hoặc chệch hướng, hoặc ít nhất cũng lãng phí thời gian, giảm sút hiệu quả. Việc chuẩn bị định hướng và điều chỉnh là một thủ tục bắt buộc, không thể chủ quan coi thường.
Giáo viên là người phải biết xử lí tất cả những tình huống đột ngột và bất ngờ. Tuy vậy, việc xử lí hoàn toàn không có nghĩa là giải đáp đúng mọi vướng mắc của học sinh, biết làm mọi việc mà học sinh không làm nổi, đưa ra được những kết luận hoàn toàn chuẩn xác, phát biểu những đánh giá hoàn toàn thuyết phục. Ý nghĩa chủ yếu của việc xử lí là thúc đẩy học tập, hỗ trợ quá trình học tập tiến triển theo hướng tích cực, phá vỡ thế bế tắc hoặc tâm trạng chùng giãn trong lớp, và quan trọng nhất là khuyến khích học sinh mạnh dạn suy nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, biết phê phán sâu sắc hơn. 
Nếu việc chuẩn bị định hướng chu đáo và thông minh, thì nó có tác dụng hết sức mạnh mẽ đến hiệu quả học tập. Học sinh có thể được động viên khám phá những giá trị vượt lên trên những tri thức sách vở, tích luỹ thêm nhiều sự kiện không có trong bài học, bổ sung cho mình rất nhiều điều trong phong cách tư duy và phong cách học tập.
Biện pháp 3: Phương pháp sử dụng phiếu học tập trong các dạng bài học Lịch sử lớp 5
3.1. Nguyên tắc sử dụng
- Ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý.
- Phiếu phải đến được từng học sinh.
- Chú ý đến hoạt động cá nhân.
- Tránh áp đặt về câu trả lời, khuyến khích học sinh diễn đạt các ý tưởng.
- Không được lạm dụng phiếu học tập.
3.2. Phương pháp sử dụng.
3.2.1. Giao phiếu học tập theo cách tổ chức học tập.
Tùy cách tổ chức học tập, thí dụ học nhóm thực hành hay thảo luận, giáo viên giao phiếu cho học sinh cùng với yêu cầu hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể. Các phiếu cá nhân hay dành cho cả nhóm dùng chung có thể khác nhau về sự kiện, chủ đề, yêu cầu hay tình huống. Có thể dùng chính phiếu học tập để tổ chức học tập, làm công cụ để ghép nhóm học sinh.
3.2.2. Quan sát và hướng dẫn quá trình học tập và hoạt động với phiếu của học sinh.
Mục đích quan sát là phát hiện những biểu hiên thiếu tập trung nghiên cứu dữ liệu, sự kiện, hoặc đọc và phân tích dữ liệu một cách tản mạn, tuỳ tiện của học sinh để kịp thời khuyến khích và hướng dẫn. Điều đặc biệt quan trọng là quan sát hoạt động cá nhân của mỗi học sinh, kể cả khi học nhóm. Không để em nào dựa dẫm và thụ động chờ các bạn khác làm việc.
3.2.3. Giám sát những kết quả hoạt động của học sinh.
Giáo viên có thể luân phiên tham gia công việc của từng nhóm, hoặc cộng tác với một nhóm hay một học sinh cụ thể khi làm việc với phiếu, qua đó kiểm soát được nhịp độ làm việc của học sinh và điều hành lớp một cách chính xác. Việc giám sát như vậy giúp cho công việc của các nhóm tiến triển đòng đều và xoay quanh trọng tâm của bài học, tạo thuận lợi hơn cho học sinh khi họ thảo luận, báo cáo nhóm hoặc cá nhân, nhận xét và xử lý tương tác nhóm sau khi kết thúc thảo luận. Cần khuyến khích học sinh làm việc thành công, đạt được kết quả cụ thể. 
3.2.4. Tổ chức thảo luận, báo cáo nhóm hoặc cá nhân để xử lý dữ liệu, tình huống, giải quyết nhiệm vụ hoặc vấn đề công khai trước nhóm hoặc lớp.
Đây là hoạt động phát triển các kĩ năng học tập hợp tác, giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ trong quan hệ chia sẻ và tương tác. Từ đó nảy sinh nhiều ý tưởng hơn, nhiều giải pháp hơn và tất nhiên việc học đạt hiệu quả cao hơn so với những khâu trước. Lúc này phải lựa chọn kĩ thuật thảo luận sao cho công việc hoàn thành nhanh nhất.
3.2.5. Giao phiếu học tập có nội dung đánh giá, kiểm tra hoặc hệ thống hóa bài học.
Loại phiếu học tập này vẫn có hai chức năng cơ bản, nhưng nó nhấn mạnh khía cạnh và tác dụng luyện tập. Học sinh làm việc với phiếu theo một qui trình như trước, song với những yêu cầu mới mẻ về nội dung, nhịp độ và phong cách. Việc luyện tập không hẳn là lặp lại những gì đã làm, mà chủ yếu là nâng cao những nội dung đã lĩnh hội, nhất là về kĩ năng học tập.
3.2.6. Tổng kết công việc.
Nói chung qui trình sử dụng phiếu học tập diễn ra từng bước khớp với logic của mô hình thảo luận và những kĩ thuật học hợp tác khác ( thí dụ học tập dựa vào vấn đề, nghiên cứu tình huống). Vì vậy, trong bước này không nhất thiết giáo viên phải đích thân nhận xét, tổng kết bài, mà tốt hơn là khuyến khích học sinh tổng kết. Thông qua việc tổng kết, học sinh tự đánh giá, đánh giá công việc của nhau, xử lí các quan hệ xã hội trong nhóm và lớp, rút ra những kinh nghiệm cần thiết từ lập trường của chính họ,chứ không phải từ lập trường của giáo viên. Lúc này giáo viên có thể khéo léo đưa ra những lập luận định hướng và chỉ đạo nếu nhận thấy học sinh bối rối. Nếu học sinh tự thực việc tổng kết thành công, thì giáo viên không cần can thiệp vào.
3.3. Phương pháp sử dụng phiếu học tập trong các dạng bài học
3.3.1. Dạy học bài mới: ( Hình thức dạy học theo nhóm)
Bước 1: Giới thiệu bài.
Bước 2: Cho học sinh chia nhóm và phát phiếu học tập cho mỗi nhóm.
Bước 3: Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận trong thời gian qui định và trình bày kết quả.
Bước 4: Cho các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Bước 5: Củng cố, đánh giá.
3.3.2. Củng cố bài học: ( Dạy học theo hình thức cá nhân)
Bước 1: Phát phiếu cho mỗi em.
Bước 2: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trong thời gian qui định.
Bước 3: Sửa bài cả lớp.
Bước 4: Củng cố lại nội dung bài học. 
3.4. Một số mẫu phiếu học tập trong dạy học môn Lịch sử lớp 5
PHIẾU HỌC TẬP
**********
bài 1: “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH
1. Em hãy đánh dấu x vào ô trống, ứng với câu trả lời đúng:
 Trương Định sinh năm 1920 tại:
 … Gò Công ( Tiền Giang).
 … Tân An ( Gia Định).
 … Bình Sơn ( Quảng Ngãi).
 … An Giang.
2. Em hãy đánh dấu x vào ô trống, ứng với câu trả lời đúng:
 Trước khi là thủ lĩnh của phong trào chống Pháp ở Nam Kì, Trương Định là:
 … Lãnh tụ của phong trào Duy Tân.
 … Lãnh đạo của phong trào kháng chiến chống Pháp ở Đà Nẵng.
 … Phó lãnh binh tỉnh Gia Định, sau được phong chức lãnh binh tỉnh An Giang.
 … Một người dân Việt Nam bình thường yêu nước.
3. Sau khi nhận được lệnh vua ban xuống phải giải tán lực lượng kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông để đi An Giang nhận chức lãnh binh thì Trương Định đã làm gì?
 --------------------------------------------------------------------------------------
 --------------------------------------------------------------------------------------
 --------------------------------------------------------------------------------------
4. Việc từ chối nhận chức lãnh binh An Giang để đứng về phía nhân dân chống Pháp của Trương Định thể hiện điều gì?
 ---------------------------------------------------------------------------------------------
 ---------------------------------------------------------------------------------------------
 ---------------------------------------------------------------------------------------------
PHIẾU HỌC TẬP
**********
Bài 3: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
1. Em hãy đánh dấu x vào ô trống, ứng với câu trả lời đúng:
 Tôn Thất Thuyết là người đứng đầu phái:	
 … Chủ hòa.
 … Chủ chiến.
2. Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc phản công ở kinh thành Huế.
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
3. Trong cuộc thảo luận về nguyên nhân thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế vào đêm 5/7/1885, các bạn em đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Em hãy đánh dấu x vào ô trống, tương ứng với ý em cho là đúng:
 … Do chủ quan khinh địch.
 … Do sự bạc nhược của triều đình Huế.
 … Do sự chênh lệch về lực lượng.
 … Do sự chênh lệch về vũ khí.
4. Cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức đã mở đầu cho phong trào Cần Vương. Vậy phong trào Cần Vương diễn ra trong khoảng thời gian nào sau đây. Em hãy đánh dấu x vào ô trống, ứng với thời gian đúng:
 … 1858 - 1945 
 … 1885 - 1896
 … 1858 - 1896
 … 1896 - 1899
PHIẾU HỌC TẬP
**********
Bài 11: ÔN TẬP: HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858 – 1945)
Em hãy nối mỗi sự kiện lịch sử với một mốc thời gian tương ứng:
Cách mạng tháng Tám
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
1/9/1858
19/8/1945
5/6/1911
3/2/1930
2/9/1945
2. Em hãy điền vào chỗ chấm (...) tên những nhân vật lịch sử tương ứng với mỗi phong trào:
a. Canh tân đổi mới đất nước : .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
b. Phong trào Đông Du : .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. 
c. Cuộc phản công ở kinh thành Huế : .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. 
d. Bình Tây đại nguyên soái : .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
e. Phong trào nông dân Yên Thế : .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
3. Tại sao các phong trào yêu nước chống Pháp trước khi chưa có Đảng đều bị thất bại ?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHIẾU HỌC TẬP
**********
Bài 17: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
1. Tại sao nói Điện Biên Phủ là Pháo đài không thể công phá ? ...................................................................................................................
...................................................................................................................
2. Trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của nhà thơ Tố Hữu có đoạn viết :
 “ Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”.
 Em hãy cho biết năm mươi sáu ngày đêm của chiến dịch Điện Biên Phủ được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào ?
 * Bắt đầu ngày .............. tháng ................ năm ................
 * Kết thúc ngày.............. tháng ................ năm ................
3. Em hãy kể lại những gương chiến đấu điển hình trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP
**********
 Bài 18: ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945 – 1954)
1. Em hãy nối mỗi sự kiện lịch sử sau ứng với một mốc thời gian xác định:
Quốc hội khoá I của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II
Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc
Chiến thắng Điện Biên Phủ
19/12/1946
6/1/1946
2/1951
7/5/1954
1/5/1952
2. Trong thời kì từ 1945 - 1954, quân ta đã chủ động tiến hành các chiến dịch nào ? Em hãy đánh dấu x vào ô trống, ứng với câu trả lời đúng :
 … Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. 
 … Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. 
 … Chiến dịch Tây Bắc năm 1952.
 … Chiến dịch Điện Biên Phủ.
3. Em hãy kể lại những câu chuyện về các anh hùng, liệt sĩ đã học trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP
**********
Bài 20 : BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
1. Em hãy trình bày những chính sách mà Mĩ - Diệm đã thực hiện đối với các chiến sĩ và đồng bào miền Nam trong thời gian 1955 - 1959.
 ..................................................................................................................
2. Em hãy đánh dấu x vào ô trống, ứng với câu trả lời đúng.
 Việc Mĩ - Diệm điên cuồng khủng bố chiến sĩ cách mạng và đồng bào miền Nam thể hiện :
 … Sức mạnh của quân đội viễn chinh Mĩ.
 … Sự suy yếu và cô lập.
 … Sức mạnh của quân đội ngụy.
3. Quan sát lược đồ dưới đây, em hãy tô màu vào những địa phương : Quảng Ngãi (1), Bến Tre (2), Tây Ninh (3) là những nơi nổ ra phong trào đồng khởi cuối năm 1959 đầu năm 1960 :
(Lược đồ phong trào đồng khởi cuối năm 1959 đầu năm 1960)
PHIẾU HỌC TẬP
**********
Bài 23 : SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
1. Em hãy đánh dấu x vào ô trống, ứng với câu trả lời đúng :
 Quân ta chọn đêm 30 (đêm giao thừa) Tết Mậu Thân để mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy T?t Mậu Thân vì đây là :
 … Thời điểm quân ta tập trung lực lượng mạnh nhất.
 … Lúc địch có nhiều sơ hở và chủ quan.
 … Thời điểm bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của địch.
2. Trong lịch sử dân tộc ta đã từng có một trận đánh diễn ra đúng vào thời điểm giao thừa, đó là trận đánh nào ? Em hãy đánh dấu x vào ô trống, ứng với câu trả lời đúng.
 … Bạch Đằng.
 … Ngọc Hồi - Đống Đa
 … Rạch Ngầm - Xoài Mút.
3. Em hãy nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy T?t Mậu Thân 1968.
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP
**********
Bài 27 : HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
1. Em hãy đánh dấu x vào ô trống, ứng với thời gian đúng :
 Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc 

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem lop 5.doc