Đề tài Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học sinh học 10

TuẦn:

Tiết 5: CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT,PRÔTÊIN

I. Mục tiêu.

Sau khi học xong bài này HS cần:

1. Kiến thức

- Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi và đường đa (đường phức),lipit có trong các cơ thể sinh vật và chức năng của chúng.

- Phân biệt được các mức độ cấu trúc và nêu được chức năng của protein.Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đén chức năng của prôêin.

2. Kỹ năng, thái độ

- Rèn kĩ năng quan sát, hoạt động nhóm , tư duy so sánh, phântích, tổng hợp.

 

doc27 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2512 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học sinh học 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óm
Mục đích chính của thảo luận nhóm là thông qua cộng tác học tập, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của học sinh: trong thảo luân nhóm, học sinh phải tự giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên; đồng thời, các thành viên cũng có trách nhiệm về kết quả làm việc của mình. 
Phát triển năng lực cộng tác làm việc của học sinh: học sinh được luyện tập kỹ năng cộng tác, làm việc với tinh thần đồng đội, các thành viên có sự quan tâm và khoan dung trong cách sống, cách ứng xử 
Giúp cho học sinh có điều kiện trao đồi, rèn luyện khả năng ngôn ngữ thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, phát triển năng lực giao tiếp, biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác. Đồng thời, các em biết đưa ra những ý kiến và bảo vệ những ý kiến của mình. 
Giúp cho học sinh có sự tự tin trong học tập, vì học sinh học tập theo hình thức hợp tác và qua giao tiếp xã hội - lớp học, cho nên các em sẽ mạnh dạn và không sợ mắc phải những sai lầm. 
Hình thành phương pháp nghiên khoa học cho học sinh: thông qua thảo luận nhóm, nhất là quá trình tự lực giải quyết các vấn đề bài học, giúp các em hình thành dần phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện và phát triển năng lực khoa học trong mọi vấn đề cuộc sống. 
Tăng cường tri thức, hiệu quả trong học tập: qua học nhóm, học sinh có thể nắm bài ngay trên lớp, hình thành những tri thức sáng tạo thông qua sự tự tư duy của mỗi thành viên. Áp dụng phương pháp này sẽ khích thích học sinh tìm kiếm những nguồn tri thức có liên quan đến vấn đề thảo luận. Trên cơ sở đó, các em sẽ thu lượm những kiến thức cho bản thân thông qua quá trình tìm kiếm tri thức. 
2.3 Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong giờ thảo luận nhóm
a.Nhiệm vụ của giáo viên:
Trước khi tiến hành thảo luận nhóm, giáo viên trước hết cần chuẩn bị vấn đề thảo luận. Vấn đề phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm là vấn đề có tính chất tranh luận. Một vấn đề có tính tranh luận là vấn đề có nhiều cách lí giải, suy tưởng, đôi khi có mâu thuẫn. Sự thành công của thảo luận nhóm là giáo viên đưa ra được các vấn đề thú vị, thách thức học sinh trả lời, buộc học sinh cùng nhau hợp tác để tìm ra câu trả lời. Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và đọc tài liệu liên quan đến vấn đề thảo luận. Tài liệu bao gồm sách giáo khoa và các tài liệu khác sách tham khảo, phim ảnhSau cùng, giáo viên tiến hành phân nhóm. Việc thành lập nhóm (số lượng nhóm và thành viên trong nhóm) dựa trên số lượng học sinh trong lớp và nội dung bài học. Số lượng thành viên trong nhóm tối ưu là từ 4 đến 7 người. Cách chia nhóm có thể hoàn toàn ngẫu nhiên, hoặc tùy theo tiêu chuẩn của giáo viên.
Khi học sinh thảo luận nhóm, giáo viên di chuyển chung quanh các nhóm, im lặng quan sát các nhóm làm việc. Khi học sinh gặp khó khăn, bế tắc hay tranh luận ngoài đề, giáo viên kịp thời can thiệp, hướng dẫn nhóm ra khỏi bế tắc hoặc quay lại vấn đề đang thảo luận. Hướng dẫn ở đây là đưa ra vài chi tiết liên quan đến giải pháp, đặt lại câu hỏi cho sáng rõ hơn chứ không đưa ra giải pháp. Nếu nhóm im lặng quá lâu do hết ý hay không ai có ý kiến, giáo viên tìm hiểu lí do và đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Trường hợp trong nhóm có thành viên “ngôi sao” hoặc có thành viên quá nhút nhát, giáo viên khéo léo giải quyết vấn đề bằng cách cho rằng ý kiến của thành viên nổi trội là đáng ghi nhận nhưng giáo viên muốn nghe ý kiến của học sinh nhút nhát.
Cuối buổi thảo luận, nhiệm vụ của giáo viên là nhận xét, bổ sung, định hướng đúng vấn đề, ghi nhận đóng góp của nhóm, cho điểm. 
b. Nhiệm vụ của học sinh
Học sinh phải chuẩn bị ý kiến cho vấn đề thảo luận, tham gia thảo luận. Nếu ý kiến trùng với ý kiến của bạn đã đề cập trước thì học sinh cần phải bổ túc thêm hay đưa ra một ý khác. Học sinh bảo vệ ý kiến của mình bằng những dẫn chứng thuyết phục nếu ý kiến của bản thân khác với ý kiến của cả nhóm và phải chấp nhận ý kiến đúng đắn. Trong khi thảo luận, học sinh cần ghi chép những ý kiến thảo luận trên vở nháp. Cuối buổi thảo luận, học sinh nhóm trưởng có trách nhiệm trình bày ý kiến của nhóm trước lớp. 
2.4. Các bước tiến hành thảo luận nhóm
Có 4 bước tiến hành thảo luận nhóm:
Bước 1: Sau khi chia nhóm, giáo viên giới thiệu nội dung và cung cấp thông tin, định hướng cho việc thảo luận và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm.
Bước 2: Thảo luận nhóm: từng nhóm ngồi từng cụm với nhau để dễ dàng trao đổi ý kiến, giáo viên dẽ dàng quan sát, động viên hoặc gợi ý nếu cấn trong khi cả nhóm đang thảo luận. Nhóm trưởng có nhiệm vụ thu thập các ý kiến trong nhóm để báo cáo trước lớp.
Bước 3: Thảo luận lớp: các nhóm báo cáo trước lớp, nếu cần các nhóm có thể thảo luận với nhau để đi đến kết luận.
Bước 4: Giáo viên tổng kết và khái quát kết quả bài học.
2.5 Ưu điểm, nhược điểm của dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm
Bất cứ một phương pháp dạy học nào cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó. Phương pháp thảo luận nhóm cũng không ngoại lệ. 
a. Ưu điểm
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo sự đoàn kết, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm và mở rộng giao lưu với các học sinh khác, góp phần tích cực trong quá trình xây dựng nội dung bài học. 
Giáo viên rèn luyện dần phương pháp học tập, nghiên cứu và thái độ học tập tập thể, trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện tốt cho các em học tập cao hơn. 
Rèn luyện vốn ngôn ngữ cho các em trong giao tiếp, kết chặt tình bạn bè qua những lời nói sẻ chia, thông cảm và yêu thương. 
Giúp các em tự tin qua những lần thảo luận, thuyết trình, đồng thời rèn luyện năng lực tư duy và phát hiện vấn đề. 
Thảo luận nhóm là cơ hội tốt cho các em học tập, trao đổi với nhau. Các em sẽ góp nhặt những kiến thức của nhau mà hoàn chỉnh dần kiến thức của mình. 
b. Nhược điểm 
Bên cạnh những ưu điểm, thảo luận nhóm cũng có những nhược điểm cần phải khắc phục:
Thời gian học tập trên lớp bị bó hẹp ở tiết học (45 phút/ tiết), nên giáo viên sử dụng không khéo sẽ không cung cấp hết nội dung bài học vì phương pháp này rất mất thời gian. 
Do phải tập hợp học sinh thành những nhóm, giáo viên không nói rõ cách chuẩn bị nhóm trước thì lớp học sẽ rối loạn hoặc mất trật, bị lãng phí nhiều thời gian. 
Nếu trình độ học sinh trong nhóm không đều nhau thì những học sinh giỏi, khá sẽ lấn lướt những học sinh trung bình, yếu. Các em trung bình, yếu sẽ không có những điều kiện nói lên ý kiến riêng của mình. Từ đấy, các em sẽ mặc cảm, bất mãn, lơ là và không chú ý vào buổi thảo luận. 
Số lượng học sinh trong lớp quá đông (mỗi lớp khoảng 45 HS) cũng gây những khó khăn cho việc vận dụng thảo luân nhóm vào việc dạy và học. 
3. Thực trạng của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy Sinh học ở trường THPT hiện nay.
Trong những năm gần đây, phương pháp thảo luận nhóm được giáo viên trên cả nước sử dụng trong nhiều giờ dạy Sinh học ở các trường trung học phổ thông. Khi dự giờ các tiết học có sử dụng phương pháp này, chúng tôi thấy có những tiết dạy thành công do giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó có phương pháp thảo luận nhóm. Song cũng có một số tiết dạy chưa thật sự thành công khi vận dụng phương pháp này.
3.1 Về phía giáo viên
Khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên còn lúng túng ở một số thao tác sau:
Thao tác lựa chọn vấn đề thảo luận: việc lựa chọn vấn đề thảo luận chưa mang tính chất tranh luận, hấp dẫn nên chưa khơi dậy tính tích cực của học sinh. Việc lựa chọn vấn đề thảo luân là khâu then chốt quyết định sự thành bại của phương pháp này. Vấn đề không hay, quá dễ hoặc quá khó không phù hợp với trình độ học sinh sẽ không huy động, thu hút được học sinh tập trung thảo luân, nếu có thì cũng chỉ mang tính chất đối phó.
Thao tác chia nhóm: có trường hợp chia nhóm quá lớn hoặc quá nhỏ, không phù hợp với vấn đề cần thảo luận và đặc điểm của lớp học. Việc chia nhóm còn đơn điệu, chủ yếu chia theo bàn (2 bàn/nhóm).
Thao tác chọn nhóm trưởng: nhóm trưởng không do nhóm tự bầu hoặc luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm mà do giáo viên chọn một học sinh khá trong nhóm chuyên trách. Điều này khiến cho các học sinh khác trong nhóm mất đi cơ hội thể hiện mình cũng như cơ hội rèn luyện năng lực trình bày vấn đề trước nhóm và tập thể lớp.
Thao tác quan sát, hỗ trợ học sinh khi thảo luận: thông thường, các lớp đều có số lượng học sinh khá đông (trên 40 em). Một số giáo viên khi giao nhiệm vụ xong thường ngồi tai chỗ nên không quan sát, bao quát hết được học sinh trong lớp làm gì trong thời gian thảo luận, dẫn tới tình trạng có học sinh làm việc riêng, nói chuyện trong thời gian này. Giáo viên cũng không nắm bắt được những khó khăn, lúng túng của học sinh trong quá trình thảo luân để có sự gợi ý, hỗ trợ kịp thời.
Thao tác tổng kết: sau khi viết phương án trả lời ra bảng hoặc ra giấy, nhóm trưởng thay mặt nhóm đọc kết quả thảo luận trước lớp hoặc viết lên bảng. Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung và kết luận. Thao tác này được lặp đi lặp lại khá đơn điệu, nhàm chán.
3.2. Về phía học sinh
Trong thời gian thảo luận, chỉ có số ít học sinh làm việc thật sự (nhóm trưởng và HS khá, giỏi trong nhóm), còn lại các em thường ngồi chơi, nói chuyện, làm việc riêng. Một số học sinh không ý thức được sự cần thiết phải hợp tác để chiếm lĩnh tri thức nên nhiều khi các em biến hoạt động thảo luận thành cơ hội để tán gẫu, lãng phí thời gian, gây ồn ào, ảnh hưởng tới lớp khác.
Câu trả lời của học sinh thường lặp lại những kiến thức trong sách giáo khoa, thiếu sức sáng tạo.
Vì những hạn chế trên mà phương pháp thảo luận nhóm thường được vận dụng mang tính hình thức, đối phó, chủ yếu trong các giờ hội giảng, hầu như rất ít được vận dụng trong những giờ học bình thường. Mặt khác, thảo luận nhóm là phương pháp mất nhiều thời gian mà quỹ thời gian dành giờ dạy lại hạn chế và số lượng học sinh trong lớp quá đông cũng là nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên ít vận dung phương pháp này. 
4. Ứng dụng dạy học thảo luận nhóm vào thiết kế phiếu học tập trong dạy học Sinh học 10
Thiết kế phiếu học tập cho hoạt động dạy học thảo luận để dạy bài số 3 đến bài số 6 SGK sinh học 10. Do trình độ nhận thức của học sinh ở các lớp là không đồng đều nhau, do đó trong quá trình giảng dạy giáo viên cần lưu ý: Cách thiết kế phiếu học tập cho hoạt động thảo luận nhóm phù hợp với đối tượng học sinh. Để bài giảng thu được kết quả cao nhất. Sau đây tôi xin đưa ra một số mẫu phiếu thảo luận trong dạy học chương I phần II sinh học tế bào - sinh học 10 cơ bản cho hai đối tượng học sinh trung bình( Tb) - yếu và trung bình khá - khá.
4.1. Thiết kế phiếu học tập cho bài số 3- Các nguyên tố hóa học.
Phần II- Nước và vai trò của nước trong tế bào sống
a. Phiếu thảo luận nhóm cho học sinh Tb - yếu:
 Hãy đọc sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập sau:
Phân tử nước được cấu tạo từ.(1)Ôxi liên kết với (2)Hiđrô bằng liên kết..(3)..; Do đôi elêchtron dùng chung lệch về phía ..(4)..nên phân tử nước có tính phân..(5)...
b. Phiếu thảo luận nhóm cho học sinh Tb khá- khá:
Đọc sách giáo khoa và vận dụng kiến thức bản thân trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Nêu cấu tạo của phân tử nước? Giải thích tại sao nước có tính phân cực?
Câu 2: Tại sao nước đá nổi trên nước thường? Cho biết hậu quả khi cho tế bào sống vào ngăn đá tủ lạnh?
Câu 3: Giải thích tại sao con nhện lại chạy được trên mặt nước?
4.2. Thiết kế phiếu học tập cho bài số 4- Cacbonhiđrat và Lipit.
a. Phiếu thảo luận nhóm cho học sinh Tb - yếu:
Hãy đọc sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập sau:
 - Nêu cấu tạo chung của cacbonhiđrat?
 - Thế nào là đường đơn? Đường đôi? Đường đa?
b. Phiếu thảo luận nhóm cho học sinh tb khá- khá: Đọc SGK và hoàn thiện bảng sau:
	Nội dung
Đường
Đặc điểm
Số lượng đơn phân
Chức năng
Đơn
Đôi
Đa
Hoặc GV có thể sử dụng phiếu học tập sau:
Các loại lipit
Cấu tạo
 Chức năng
Mỡ
Photpholipit
Sterôit
Sắc tố và vitamin
4.3.Thiết kế phiếu học tập cho bài số 5: Prôtêin
Phiếu thảo luận nhóm giành cho học sinh Tb-Yếu
Hãy đọc SGK và hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu số 1
Prôtêin có cấu tạo theo nguyên tắc..(1)., các đơn phân là các..(2).. Liên kết với nhau tạo thành ..(3).. Sự đa dạng của prrotêin do sự khác nhau về..(4). và ..(5)..các axit amin. Do vậy chúng có ..(6) .. và ..(7). khác nhau.
Phiếu số 2.
- Cấu trúc bậc một của prôtêin gồm.(1)...chuỗi polipeptit dạng mạch..(2)
- Cấu trúc bậc hai của prôtêin gồm(3) chuỗi polipeptit dạng mạch....(4).
- Cấu trúc bậc ba của prôtêin gồm.(5) chuỗi polipeptit dạng mạch....(6).
- Cấu trúc bậc bốn của prôtêin gồm.(7) chuỗi polipeptit dạng mạch...(8).
c. Phiếu thảo luận nhóm cho học sinh Tb khá- khá:
Đọc sách giáo khoa và hoàn thiện bảng sau:	
Nội dung
Prôtêin bậc 1
Prôtêin bậc 2
Prôtêin bậc 3
Prôtêin bậc 4
Số chuỗi polipeptit
Kiểu soắn
Các liên kết
4.4.Thiết kế phiếu học tập cho Bài số 6 - Axitnuclêic.
a Phiếu thảo luận nhóm cho học sinh Tb -yếu:
Đọc sách giáo khoa và hoàn thiện phiếu học tập sau:
1. ADN cấu tạo theo nguyên tắc...(1) Mỗi đơn phân là một...(2)Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 phần là: .(3)..., (4). và .(5)....Bazơ nitrơ gồm 4 loại A, T, G, X, các nuclêôtit chỉ khác nhau về..(6)... Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo thành chuỗi.(7).
2. Phân tử ADN gồm mấy chuỗi? Liên kết bổ xung thể hiện nh− thế nào?
c. Phiếu thảo luận nhóm cho học sinh Tb khá- khá:
1. Quan sát hình 6.1 SGK hãy mô tả cấu trúc của phân tử ADN?
2. Đọc sách giáo khoa và hoàn thiện bảng sau:
Axit nuclêic
Nội dung
ADN
ARN
Số mạch, đặc điểm mạch.
Thành phần của một
đơn phân.
5. THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY
* Thiết kế giáo án thực nghiệm
Ngày soạn..
TuẦn: 
Tiết 5: CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT,PRÔTÊIN
I. Mục tiêu. 
Sau khi học xong bài này HS cần:
1. Kiến thức
- Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi và đường đa (đường phức),lipit có trong các cơ thể sinh vật và chức năng của chúng.
- Phân biệt được các mức độ cấu trúc và nêu được chức năng của protein.Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đén chức năng của prôêin.
2. Kỹ năng, thái độ
- Rèn kĩ năng quan sát, hoạt động nhóm , tư duy so sánh, phântích, tổng hợp.
II. Phương pháp, phương tiện.
1.Phương pháp; Hỏi đáp, hoạt động nhóm
2.Phương tiện
* Thầy:
- Tranh vẽ về cấu trúc hoá học của đường và lipit. Phiếu học tập. 
- Mẫu vật (Tranh ảnh) về các loại thực phẩm,hoa quả có nhiều đường và lipit.
- Đường glucozơ, fructozơ, saccarozơ, sữa bột không đường, tinh bột sắn dây. 
* Trò:SGK+Đồ dùng học tập
III.Tiến trình lên lớp
1.Ổn định
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
10A2
10A3
2. Kiểm tra bài cũ. 
 Câu hỏi: Trình bày vai trò của nước đối với tế bào. Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác các nhà khoa học trước hết tìm xem ở đó có nước không? 
 Đáp án:
- Nêu vai trò của nước (Mục II-2 bài 4 ). 	
- Nếu không có nước thì không thể có sự sống. 	
3. Bài mới. 
+ Giáo viên: Đưa ra một số loại thực phẩm, hoa quả chứa đường và lipit. Yêu cầu học sinh chọn ra 2 nhóm chứa cacbohidrat và lipit. 
+ Từ đó GV giới thiệu nội dung bài mới và mục tiêu của bài.
 Hoạt động 1
Tìm hiểu cacbohyđrat (đường)
Hoạt động của GV,HS
Nội dung
? Kể tên các loại đường có trong cơ thể sống
+ Thực hiện yêu cầu của giáo viên(Đường mía, đường sữa, mach nha)
+ Nêu các thành phần, cấu tạo chung của cacbohidrat.
 + Cho 1 thìa đường vào cốc nước, khuấy lên. Nhận xét độ tan của đường.
HS: Quan sát, nhận xét: Dễ tan trong nước.
+ Yêu cầu học sinh đọc SGK mục I trang 19, quan sát H-4.1 hoàn thành PHT. 
 HS:Nghiên cứu SGK thảo luận hoàn thành phiếu học tập. Đại diện báo cáo.
+ GV: Nhận xét, bổ sung.
I.Cacbonhidrat(Đường)
1- Cấu trúc hoá học.
 + Gồm 3 nguyên tố: C, H, O.
 + Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
N.D
Đường đơn
( Mônosacarit)
Đường đôi
( Đisacarit)
Đường đa
( Polisacarit)
Vídụ
-Glucozơ, Fructôzơ (đường hoa quả)
-Galactozơ (đ sữa)
-Saccarôzơ (Đường mía)
 -Lactozơ, Mantozơ (Mạch nha)
 - Xenlulôzơ, tinh bột, Glicôgen, Kitin
Cấu trúc
-Có 3 - 7 nguyên tử Cacbon.
-Dạng mạch thẳng và mạch vòng.
- Hai phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng mối liên kết glycôrit.
- Rất nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau.
- Xenlulôzơ.
+ Các đơn phân liên kết bằng liên kết glycôrit.
+ Nhiều phân tử Xenlulôzơ liên kết tạo thành vi sợi Xenlulôzơ.
+ Các vi sợi liên kết tạo nên thành tế bào thực vật.
Chức năng
Cung cấp năng lượng cho tế bào
Là loại đường vận chuyển trong cây
Dự trữ cacbon, năng lượng, cấu tạo tế bào.
Hoạt động của GV,HS
Nội dung
+ Cho biết chức năng của Cacbohydrat
Nghiên cứu SGK kết hợp thực tế trả lời câu hỏi
+ Liên hệ: Vì sao khi bị đói lả (hạ đường huyết) người ta thường cho uống nước đường thay vì ăn các loại thức ăn khác?
Đói lả là do cơ thể không còn năng lượng dự trữ. Uống nước đường sẽ cung cấp nhanh cho cơ thể nguồn năng lượng.
- Tại sao người không tiêu hoá được Xenlulôzơ nhưng trong khấu phần ăn vẫn cần nhiều rau xanh?
+ Kitin có nhiều ứng dụng: làm chỉ tiêu, sản xuất kitôđan, kĩ thuật nảy mầm, ra rễ, làm chất bọc lót.
 2- Chức năng.
 - Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể.
 - Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
 Hoạt động 2: tìm hiểu về lipit
 Hoạt động của GV
Nội dung
+ Đổ một ít dầu ăn vào cốc nước. Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng, giải thích.
Dầu không tan trong nước.
+ Nêu đặc điểm chung của Lipit so sánh với Cacbohydrat?
+ Lipit chỉ tan trong các dung môi hữu cơ: ete, benzen, clorofooc ..
+ Yêu cầu nghiên cứu SGK tr21 và H4.2 hoàn thành PHT
+ GV: Nhận xét, bổ sung.
 II.Lipit(Chất béo) 
1.Đặc điểm chung
- Có đặc tính kị nước.
- Không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
 - Thành phần hoá học: C, H, O (một số có thêm P)
 2- Các loại Lipit 
 Loại L 
Nội dung 
Mỡ
Phôtpholipit
Sterôit
Sắc tố và VTM
Cấu tạo
 - Gồm 1 phân tử Glixêron liên kết với 3 axit béo (16-18 nguyên tử C).
 - Axit béo no: Trong mỡ động vật.
 - Axit béo không no: Có trong thực vật, một số loài cá
 - một phân tử Glixêron liên kết với 2 phân tử axit béo và một nhóm Phốtphát
- Chứa các nguyên tử liên kết vòng
- VTM là phân tử hữu cơ nhỏ.
- Sắc tố carotenoit
Chức năng
 - Dự trữ năng lượng cho tế bào
- Tạo nên các loại màng tế bào
- Cấu tạo màng sinh chất và một số hoóc môn
- Tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể
 Tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà lại dưới dạng mỡ?
 Tại sao người già không nên ăn nhiêu lipit?
 Có một loại Lipit là Colesterol nếu dư sẽ tích tụ trong máu gây đột quỵ tim mạch. Do vậy không nên ăn nhiều thức ăn chứa Colesterol như lòng đỏ trứng gà, bơ, phomát ..
Hoạt động 3: Tìm hiểu prôtêin
 + Giới thiệu tranh vẽ cấu tạo axit amin và sự hình thành liên kết Peptit.
 + Nêu đặc điểm cấu tạo của Prôtein.
 + Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 23, 24; thảo luận hoàn thành PHT.
HS:Hoàn thành PHT, đại diện nhóm báo cáo.
+ GV nhận xét, bổ sung.
III. prôtêin
1. Đặc điểm chung: 
 - Prôtêin là đại phân tử có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các axit amin (có 20 loại aa)
 - Prôtêin đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin khác nhau.
 2. Các loại cấu trúc: 
Loại cấu trúc
Đặc điểm
Bậc 1
- Axit amin liên kết với nhau nhờ liên kết peptit tạo thành chuỗi Pôlipeptit có dạng mạch thẳng
Bậc 2
- Chuỗi Pôlipeptit xoắn lò xo hoặc gấp nếp nhờ liên kết Hiđrô giữa các nhóm Peptit gần nhau.
Bậc 3
- Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng. Cấu trúc bậc ba phụ thuộc vào tính chất của nhóm R trong mạch Pôlipeptit.
Bậc 4
- Prôtêin có 2 hay nhiều chuỗi Pôlipeptit khác nhau liên kết với nhau.
Hoạt động của GV,HS
Nội dung
 + Thế nào là hiện tượng biến tính? Nguyên nhân và tác hại.
- Biến tính là hiện tượng Prôtêin bị biến đổi cấu trúc không gian.
 + Tại sao một số vi sinh vật sống được ở suối nước nóng có nhiệt độ khoảng 100oC.
Prôtêin phải có cấu trúc đặc biệt chịu được nhiệt độ cao.
 * Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng của Prôtêin: Nhiệt độ cao, độ pH .. có thể phá huỷ cấu trúc không gian ba chiều của Prôtêin.
 + Tác hại: Prôtêin mất chức năng.
 + Prôtêin có chức năng gì? lấy ví dụ.
Ngiên cứu SGK tr25, trả lời câu hỏi.
Giáo viên nhận xét và bổ sung. 
+ Củng cố:
 Tại sao chúng ta cần ăn Prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nh

File đính kèm:

  • docSKKN_sinh_hoc_10_20150727_122515.doc