Đề tài Rèn kĩ năng viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 4

Để có thể kể chuyện, giáo viên phải hướng dẫn học sinh :

- Xác định rõ định kể chuyện về ai ? Làm việc gì ? Nhằm mục đích gì ?

- Xác định rõ diễn biến của câu chuyện

Hướng dẫn học sinh bám theo câu chuyện đã diễn ra trong thực tế để trả lời các câu hỏi sau :

 

doc32 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 6480 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Rèn kĩ năng viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc trên dùng cách kể chuyện để kể lại diễn biến các sự việc ở trên lớp và ở nhà xoay quanh bài tập làm văn. Sự việc bắt đầu nảy sinh khi em học sinh đọc đầu bài tập làm văn. Em kể lại những việc đã giúp mẹ nhưng thấy bài còn ngắn, thấy các bạn vẫn đang viết, em kể thêm những việc có thể giúp mẹ. Bài làm văn của em đạt điểm cao. Về nhà, mẹ giao cho em đúng việc vừa kể trong bài tập làm văn. Em ngạc nhiên nhưng sau suy nghĩ lại, em đã vui vẻ làm. Toàn bộ diễn biến vừa tóm tắt tạo nên chuyện được kể trong bài tập đọc.
	Trong đời sống ta thường nghe nói : Kể lại một chuyện. Như vậy người ta chỉ dùng cách kể chuyện khi có chuyện muốn kể. Bàn về mối quan hệ giữa chuyện và kể chuyện, chuyện và truyện, nhà văn Phạm Hổ có viết : "Ngày xưa có hai anh em nhà kia, khi cha mẹ mất, mới đem của cải ra chia cho nhau ...". Nếu chuyện Cây khế mà chỉ viết đến đó thì không thể gọi là truyện được, vì nó chưa có chuyện và chưa có ý nghĩa gì cả. Mà chuyện kể thường hay có các yếu tố đó. Nghe kể tiếp : " Người anh tham làm giành hết nhà cửa, của cải và chỉ chia cho em một túp lều con cùng một cây khế ", thì cũng đã bắt đầu vào chuyện nhưng vẫn chưa có chuyện. Phải có chuyện con chim tới ăn khế, phải có chuyện người anh rồi người em theo chim ra đảo lấy vàng, người anh tham quá bị chết ....thì mới gọi là chuyện, có ý nghĩa ..."
	Tóm lại, chuyện là sự việc có diễn biến nhằm nói lên một điều gì đó. Người ta có thể mang chuyện ra kể. Kể chuyện là một phương thức tự sự, một phương thức biểu đạt để kể các chuyện.
	Các nhà văn, khi sử dụng phương thức kể chuyện đã tạo nên các truyện. Truyện là một thể tài văn học thuộc loại tự sự.
	 Người giáo viên cần hiểu làm văn là một hoạt động giao tiếp, vì vậy việc rèn luyện kĩ năng làm văn vừa cần phải đúng qui tắc ngôn ngữ, hay nói rộng hơn là đúng với những vấn đề kí mã, vừa cần phải đúng qui tắc giao tiếp .
II. Khâu soạn bài:
 	Khi soạn bài người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ, nếu không nghiên cứu kĩ bài trước khi soạn hoặc soạn bài một cách chiếu lệ thì khi lên lớp chắc chắn rằng người giáo viên không thể truyền thụ đầy đủ những kiến thức mà bài học yêu cầu. Ví dụ khi dạy các bài : Thế nào là kể chuyện, Kể lại hành động của nhân vật, Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện, Cốt truyện ... Nếu chỉ đọc những tên bài học sẽ có người nghĩ rằng đây là những bài học mang đậm tính lí thuyết. Nhưng đi sâu vào từng bài học, có thể thấy đây là cách dẫn dắt học sinh hiểu các lí thuyết cần nhớ, đến cách bố cục, cách nêu tình huống cũng như những yêu cầu khác trong hệ thống các câu hỏi của bài làm văn mang đậm tính thực hành làm văn, thực hành giao tiếp. 
	 Nghĩa là khi dạy phân môn này, người giáo viên cần nghiên cứu để hiểu được ý đồ của sách giáo khoa : Sách cần cung cấp cho học sinh những hiểu biết ngôn ngữ, về lí thuyết làm văn không yêu cầu học sinh phải thuộc lòng hay học thuộc một cách máy móc những lí thuyết này mà muốn qua ngôn ngữ, qua lí thuyết làm văn để dạy các em biết cách tổ chức nghĩa, tổ chức giao tiếp sao cho có hiệu quả. Nói cách khác sách đã cung cấp lí thuyết làm văn cũng như rèn kĩ năng làm văn cho học sinh bằng giao tiếp và qua giao tiếp. Sách cũng đã chú ý và quan tâm đầy đủ đến việc rèn kĩ năng làm văn đúng với qui tắc giao tiếp cho học sinh. Điều này được thể hiện cụ thể và rõ ràng nhất trong phần thực hành luyện tập. Sách đã đưa học sinh đến với những tình huống giả định mang tính chất học tập nhưng hết sức gần gũi với tình huống giao tiếp tự nhiên. Điều này giúp các em làm quen dần với đầy đủ các nhân tố giao tiếp có tác động đến hoạt động nói năng và để lại dấu ấn rõ ràng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Chính việc rèn kĩ năng làm văn gắn với các tình huống giao tiếp như vậy đã giúp học sinh năng động hơn, linh hoạt hơn và sử dụng lời ăn, tiếng nói của mình có hiệu quả hơn khi gặp phải những tình huống tương tự trong cuộc sống.
	 Trong khi dạy kiểu bài kể chuyện phân môn Tập làm văn người giáo viên cần phải chỉ rõ mục đích của việc kể chuyện. Ví dụ, với những kiểu bài như "Cho tình huống sau : Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc. Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau đây : a, Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác. b, Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác ", việc giáo viên chỉ rõ mục đích của việc kể chuyện là rất quan trọng. Bởi kể là để ca ngợi tấm gương trong việc quan tâm đến người khác với kể để phê bình sự thiếu quan tâm đến người khác sẽ quyết định việc chọn chi tiết này và lời lẽ trong bài văn ra sao. Chính những hướng kể như gợi ý trong bài văn đã chỉ ra cho học sinh cái đích cần đạt tới. ở đây, không phải chỉ là sự khác nhau trong việc kể sự việc mà còn là sự khác nhau trong ngôn từ được sử dụng khi kể. Đó là điều cũng rất phải rèn luyện cho các em khi làm văn. Đó chính là điều mà người giáo viên cần phải đặc biệt chú ý trong khi dạy kiểu bài kể chuyện phân môn Tập làm văn. 
* Bên cạnh những kiến thức lí luận về văn kể chuyện mà người giáo viên cần phải có tôi đã sử dụng một số phương pháp dạy học sau trong khi dạy kiểu bài kể chuyện phân môn Tập làm văn :
	III. Phương pháp hướng dẫn học sinh xây dựng chuyện 
	 Trước hết giáo viên phải cho học sinh hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác. Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối ... được nhân hoá. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. Khi xây dựng chuyện cần phải thực hiện theo ba phần cơ bản của cốt truyện : Phần mở đầu, phần diễn biến và phần kết thúc.
	a. Hướng dẫn học sinh cách xây dựng cốt truyện 
 Trong sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 yêu cầu học sinh kể lại truyện Cây khế. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ các sự việc chính đã được giới thiệu ở bài tập 1 sau đó sắp xếp các sự việc đó thành cốt truyện rồi mới kể lại câu chuyện Cây khế. Nguyên tắc là không để thiếu các chi tiết chính, các nhân vật chính. Như vậy trong chuyện Cây khế các sự việc, chi tiết chính không được quên là :
- Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
- Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
- Chim chở người em ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
- Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
- Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
- Người anh bị rơi xuống biển và chết.
Các nhân vật chính trong truyện là người anh, người em và con chim Phượng hoàng.
Sau khi nắm được các sự việc và chi tiết chính, cần sắp xếp chúng theo trình tự định kể. Nắm vững và sắp xếp hợp lí các sự việc và các chi tiết chính của truyện định kể lại, học sinh đã có dàn ý của câu chuyện sẽ kể.
	b, Hướng dẫn học sinh nắm được diễn biễn của câu chuyện sẽ kể.
Để có thể kể chuyện, giáo viên phải hướng dẫn học sinh :
- Xác định rõ định kể chuyện về ai ? Làm việc gì ? Nhằm mục đích gì ?
- Xác định rõ diễn biến của câu chuyện 
Hướng dẫn học sinh bám theo câu chuyện đã diễn ra trong thực tế để trả lời các câu hỏi sau :
+ Chuyện bắt đầu thế nào ? Diễn biến theo trình tự thời gian ra sao ? Những ai có liên quan, ai là nhân vật chính ? Nhân vật chính làm những việc gì, kết quả ra sao ? Câu chuyện kết thúc thế nào ?
+ Những việc nào, người nào làm nổi rõ mục đích của câu chuyện ? Những việc nào, người nào không gắn với mục đích của câu chuyện ?
	c. Hướng dẫn học sinh xây dựng diễn biến câu chuyện định kể 
Loại bài kể lại câu chuyện do người kể tưởng tượng ra là loại bài khó, đòi hỏi nhiều công phu sáng tạo.
Bài kể chuyện yêu cầu học sinh tưởng tượng ra để "dựng chuyện ". Loại bài kể lại câu chuyện tưởng tượng, học sinh phải tự sáng tạo ra các sự việc chính và các sự việc phụ, tự " dựng chuyện ". Cái khó, công phu lớn là ở chỗ đó.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành theo hai bước : xác định nhân vật, sự việc và mục đích câu chuyện, xác định diễn biến của câu chuyện. Học sinh có quyền dùng trí tưởng tượng để sáng tạo ra câu chuyện định kể.
	Tiết Tập làm văn ở tuần 4 có đề bài : Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật : bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên.
Với đề bài này giáo viên cần hướng dẫn học sinh lần lượt theo các bước sau :
+ Xác định yêu cầu của đề bài :
	Giáo viên cùng học sinh phân tích đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật : bà mẹ ốm , người con của bà bằng tuổi em và một bà tiên.
	Giáo viên nhắc học sinh : Để xây dựng được câu chuyện với những điều kiện đã cho ( có ba nhân vật : bà mẹ ốm, người con, bà tiên ) em phải tưởng tượng và hình dung điều gì xảy ra, diễn biến của câu chuyện.
+ Hướng dẫn học sinh lựa chọn chủ đề của câu chuyện :
Giáo viên nhắc học sinh : Từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau. Dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa để các em có hướng tưởng tượng, xây dựng cốt truyện theo 1 trong 2 gợi ý ( Sự hiếu thảo, tính trung thực).
+ Hướng dẫn học sinh thực hành :
	- Học sinh làm việc cá nhân 
	- Học sinh làm việc theo cặp kể cho nhau nghe 
	- Học sinh thi kể chuyện trước lớp 
IV.Phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng ngôi kể trong văn kể chuyện.
 Trong khi kể chuyện có rất nhiều ngôi kể song tôi chỉ hướng dẫn học sinh hai ngôi kể sau :
- Chuyện kể theo ngôi thứ nhất 
- Chuyện kể theo ngôi thứ ba 
a. GV yêu cầu học sinh xác định rõ ngôi kể và nhất quán trong suốt truyện 
- Sách giáo khoa Tiếng việt 4 có đề bài : Kể lại câu chuyện nỗi dằn vặt của An - đrây - ca bằng lời của cậu bé An - đrây - ca.
 Câu chuyện này được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật chính xưng tôi khi kể. Nhưng cũng có câu chuyện được kể lại ở ngôi thứ ba. ở đây, người kể tức là người dẫn truyện thông thạo toàn bộ câu chuyện, kể cả diễn biến tâm tư của từng nhân vật. Điều quan trọng là phải bảo đảm sự nhất quán của ngôi kể trong suốt truyện. Trong hai ngôi kể trên, học sinh lúng túng nhiều khi kể theo ngôi thứ nhất. Có lẽ vì các em không quen bộc lộ những gì của nhân vật " tôi " ra trước mọi người hoặc có sự lầm lẫn ngộ nhận giữa nhân vật " tôi " trong truyện và bản thân người viết. Giáo viên cần giúp học sinh phân biệt :
+ Nhân vật "tôi" trong truyện và tác giả chỉ là một nếu đó là tự truyện, là lời tự thuật, là hồi kí. 
+ Còn bình thường giữa tác giả và nhân vật " tôi " không có sự đồng nhất. Dùng ngôi thứ nhất để kể chuyện là một thủ pháp, một biện pháp nghệ thuật.
b. Hướng dẫn học sinh chuyển đổi ngôi kể .
	Bài tập đọc Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca trong bản gốc, ngôi kể là ngôi thứ ba, người dẫn truyện. Còn ở đề bài trong tiết Tập làm văn - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1 yêu cầu học sinh phải đứng ở ngôi thứ nhất, vai An - đrây - ca để kể lại.
	Giáo viên cần phải lưu ý học sinh : Sự thay đổi ngôi kể có thể sẽ kéo theo một số thay đổi trong khi kể. Nhưng những thay đổi này không lớn, diễn biến câu chuyện, mục đích của truyện vẫn được tôn trọng. 
	Trong khi dạy kiểu bài kể chuyện phân môn Tập làm văn kinh nghiệm cho thấy không nên sử dụng bất kì vai nào trong truyện để kể lại câu chuyện vì nhiều vai do vị trí trong truyện, không thể kể lại sinh động, hấp dẫn được.
* Ngoài những kiến thức lí luận về văn kể chuyện và những phương pháp dạy kiểu bài văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn khi dạy học sinh viết văn kể chuyện người giáo viên cần phải cung cấp cho các em một số thủ thuật để các em viết được một bài văn kể chuyện hay. 
V. Một số thủ thuật để viết được một bài văn kể chuyện hay
	Muốn viết được một bài văn kể chuyện hay trước tiên phải tạo được cách kể chuyện có duyên, hấp dẫn : cách kể chuyện có duyên, hấp dẫn do nhiều yếu tố tạo nên : cách sắp xếp câu chuyện, cách mở đầu, kết thúc, cách thắt nút, cách lựa chọn ngôi kể, lựa chọn chi tiết hay tình huống hay ...
	Muốn kể được chuyện, đầu tiên phải sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo một trình tự. Dàn ý cho một bài văn kể chuyện bao giờ cũng có ba phần : mở truyện, thân truyện và kết truyện.Trong việc sắp xếp cho dàn ý câu chuyện, điều quan trọng là các chi tiết phải tạo nên sự hợp lí. Giáo viên cần phải đặc biệt lưu ý học sinh cần phải đảm bảo sự hợp lí trong toàn câu chuyện cũng như trong từng tình tiết.
	 Trong khi kể chuyện mà nhân vật là các con vật, cây cỏ, người kể phải tôn trọng đặc điểm, đặc tính của nhân dân đối với từng con vật, từng loại cây cỏ ấy. Người Việt Nam không thể quan niệm một con cáo lại thật thà, một con hổ lại hiền lành chỉ ăn rau để sống ... Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý có trường hợp người viết muốn tạo ra sự ngược lại như trong bài ca dao nói ngược ( Cỏ ăn trâu, cá đơm đó ...) trong trường hợp đó, người kể phải có cách ( hoặc nói thẳng ra hoặc nói kín đáo ) để người đọc hiểu được dụng ý đó.
	Có được sự sắp xếp hợp lí rồi cần chọn cách mở đầu và kết thúc chuyện cho hay. Cả cách mở đầu và kết thúc chuyện đều quan trọng. Phạm Hổ ví cách mở đầu là cách mời người đọc vào sống với câu chuyện, cách kết thúc là cách tiễn người đọc ra về. Ra về mà người đọc không còn nhớ chút gì câu chuyện là người kể đã thất bại. Có nhiều cách mở đầu và cách kết thúc câu chuyện. Trong thực tiễn, có người kể chuyện giỏi lại có sáng tạo riêng trong cách mở đầu và cách kết thúc chuyện. Truyện cổ tích thường bắt đầu bằng những từ chỉ thời gian xa xôi " Ngày xửa ngày xưa " và lời giới thiệu ngắn gọn nhân vật chính " ngày xửa ngày xưa có một cậu bé... hoặc " Ngày xửa ngày xưa có một phú ông giàu có nhưng tham lam ..." Sau dây là một vài cách mở đầu chuyện :
- Mở đầu bằng tên nhân vật chính.
- Mở đầu bằng câu tả cảnh. 
- Mở đầu bằng cách giới thiệu hành động các nhân vật. 
- Mở đầu bằng một ý nghĩ cuộc đời.
- Mở đầu bằng cảm giác mới lạ. 
Rồi có thể mở đầu bằng một tiếng kêu ( Trời ơi là trời ), một tiếng gọi thân mật (Hà ơi !...) một câu hỏi ( "Sao anh lại lặng im mãi thế ?...)
	Một câu chuyện có thể kết thúc bằng nhiều cách. Truyện ngụ ngôn thường kết thúc bằng bài học rút ra từ câu chuyện. Truyện cười lại kết thúc bằng hành động gây ra tiếng cười giòn giã. Truyện ngắn, truyện dài có cách kết thúc đa dạng. Song cách làm thường thấy là kết thúc gắn với chủ đề câu chuyện. Sau đây là một vài cách kết thúc chuyện :
- Kết thúc bằng một câu nói. 
- Kết thúc bằng một hành động thể hiện sự hối hận. 
- Kết thúc bằng một hành động thể hiện tâm trạng vui vẻ. 
Những cách kết thúc hay, độc đáo thường tạo cho độc giả một sự đột ngột thú vị, một dư âm ngân nga mãi trong lòng, một sự chú ý suy ngẫm lâu dài ....
	Câu chuyện lại cần tạo ra chỗ thắt nút, cởi nút thú vị, đầy kịch tính. Phần lớn các câu chuyện đều có chỗ thắt nút, song kể thế nào làm nổi bật chỗ này lại thuộc tài của người kể. Có thể thấy rõ nhất qua cách kể các truyện cười. Truyện cười nào cũng có điểm thắt nút và khi mở nút thì gây cười song không phải ai cũng biết khéo thắt nút rồi mở nút.
	Khi kể chuyện cần chú ý đến cách lựa chọn ngôi kể, giọng kể, cách kể. Ta có thể kể theo trình tự thời gian, chuyện xảy ra trước kể trước, chuyện xảy ra sau kể sau. Ta cũng có thể kể ngược lại, chuyện xảy ra sau kể trước, chuyện xảy ra trước kể sau. Nhưng cũng có thể kể theo trình tự đan xen vào nhau : trước sau, sau - trước .... lại có thể kể theo lối sắp xếp, song song; hai việc xảy ra cùng một lúc ở hai nơi khác nhau. Về ngôi kể có thể kể theo ngôi thứ ba hay ngôi thứ nhất. Kể theo ngôi thứ ba làm cho lời văn có tính khách quan, không bị hạn chế bởi cái tôi. Lời kể có thể linh hoạt thoải mái nhưng phải giả định rằng người kể có khả năng biết hết mọi điều được kể. Còn kể ở ngôi thứ nhất làm cho lời kể có màu sắc chủ quan, cá nhân, tiện cho việc thể hiện những cảm xúc riêng. Cũng có thể kể theo hình thức chuyển cách kể câu chuyện đã cho từ ngôi nọ sang ngôi kia. Ví dụ kể câu chuyện "Cô chủ không biết quý tình bạn" theo lời kể của cô chủ hoặc lời kể của các nhân vật gà , vịt ... Chuyển ngôi kể không phải chỉ là chuyển vai trò người kể chuyện mà quan trọng hơn là chuyển cách nhìn nhận, đánh giá toàn bộ các nhân vật, sự kiện trong câu chuyện theo ngôi kể mới. Vì thế lời lẽ, giọng điệu của câu chuyện cũng có sự thay đổi tương ứng.Trong khi kể chuyện cũng có thể phối hợp các ngôi kể khác nhau tạo nên cách kể biến hoá. Chẳng hạn toàn truyện kể theo ngôi thứ ba nhưng khi tả tâm trạng của nhân vật lại sử dụng ngôi thứ nhất. Một qui tắc rất quan trọng là phải bảo đảm sự nhất quán trong ngôi kể, trong cách nhìn sự vật, cảnh vật, con người ...theo ngôi kể.
Khi kể chuyện cần chú ý đến giọng kể. Giọng kể thường phụ thuộc vào câu chuyện, vào ngôi kể. Thường chuyện vui ta kể bằng giọng vui, chuyện buồn ta kể bằng giọng buồn. Nhiều chuyện có lúc vui, có lúc buồn thì tuỳ theo đó mà thay đổi. Lại có chuyện được kể bằng giọng lạnh lùng, bàng quan. Nhiều chuyện giọng kể còn phụ thuộc vào ngôi kể. Chuyện vui nhưng ngôi kể không thích, không yêu, hoặc căm ghét, hằn học ... sẽ được kể thành giọng buồn hoặc châm biếm, mỉa mai chế diễu .... Điều cần chú ý nhất là cần chọn giọng kể thích hợp để đạt hiệu quả cao.
	* Trên cơ sở tìm hiểu những kiến thức lí luận về văn kể chuyện vận dụng những phương pháp dạy kiểu bài kể chuyện phân môn Tập làm văn, tôi nhận thấy việc học kiểu bài kể chuyện phân môn Tập làm văn của học sinh đã có những tiến bộ rõ rệt, các em yêu thích và say mê với mỗi tiết học. Các em đã viết được những bài văn hay, gây được sự xúc động, mang lại niềm vui cho chính bản thân các em. Các kĩ năng diễn đạt trong ngôn ngữ nói, kĩ năng viết của các em cũng tiến bộ rõ rệt. Và một điều nữa tôi nhận thấy là các em có tâm hồn trong sáng, nhạy cảm hơn trước, cuộc sống, tình cảm bạn bè, thầy trò như đẹp hơn, gắn bó hơn, trong sáng hơn.
 	Để tiếp tục kiểm tra những điều cảm nhận được của bản thân, tôi đã vận dụng kinh nghiệm dạy một tiết Tập làm văn kiểu bài kể chuyện ở lớp 4B với đề bài như sau : " Cốt truyện Sự tích ong mật bao gồm các sự việc chính sau đây:
a, Một bà mẹ có ba cô con gái đi lấy chồng ở xa.
b, Sóc đến nhà chị cả báo tin nhưng chị từ chối về thăm mẹ vì chị còn bận dệt vải.
c, Bà mẹ bị ốm nhờ sóc đi gọi các cô về.
d, Sóc đến nhà chị hai báo tin nhưng chị cũng từ chối về thăm mẹ vì chị còn bận giặt quần áo.
e, Sóc đến nhà chị út báo tin thì thấy chị thu xếp ngay công việc để về thăm và chăm sóc mẹ.
f, Sóc tức giận liền hoá phép biến người chị cả thành con nhện suốt đời dệt tơ.
g, Chính vì có tấm lòng hiếu thảo, khi chết, chị út được biến thành ong mật mang lại hương hoa mật ngọt cho cuộc đời.
h, Sóc tức giận liền hoá phép biến người chị hai thành con rùa đi đâu cũng vác cái mai to và nặng theo.
 Hãy sắp xếp lại các sự việc trên cho thành một cốt truyện và dựa vào cốt truyện trên, kể lại truyện " Sự tích con ong mật ".
 Gợi ý : Em đọc kĩ các ý trong phần cốt truyện rồi sắp xếp cho đúng thứ tự. Từ các ý đó phát triển thành câu chuyện theo ý sáng tạo của riêng em. Em viết thêm mở bài và kết luận cho bài văn.
	 Kết quả thu được như sau :
Đạt điểm
Số lượng
Tỉ lệ
Giỏi ( 9 - 10 ) 
13 em 
39 %
Khá ( 7- 8 )
17 em 
52 %
Trung bình ( 5 - 6 ) 
3 em 
9 %
Yếu ( < 5 )
0
0
	Trong đó có 7 bài viết đạt tới mức sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, viết được những điều mà các em đã hình dung, bài viết sinh động, hồn nhiên, tiến tới có nét riêng độc đáo.
	Cũng với đề bài này tôi dạy ở lớp 4D nhưng không vận dụng kinh nghiệm, không hướng dẫn học sinh cụ thể chỉ hướng dẫn chung chung như sách giáo viên, kết quả thu được như sau :
Đạt điểm
Số lượng
Tỉ lệ
Giỏi ( 9 - 10 ) 
1 em 
2,8 %
Khá ( 7 - 8 ) 
9 em 
26 %
Trung bình ( 5 - 6 ) 
21 em 
60 %
Yếu ( < 5 )
4 em 
11,2 %
	Qua việc điều tra tôi thấy việc dạy học như ở lớp 4D thì tiết học diễn ra trầm hơn, khi viết bài các em thiếu tự tin, đa số các bài viết chỉ đạt ở mức sắp xếp lại các sự việc chính theo thứ tự để tạo thành cốt truyện chứ chưa phát huy được tính sáng tạo, chưa thể hiện được nét riêng độc đáo. Có những bài sắp xếp các sự việc chính còn chưa đúng.
	Như vậy, người giáo viên đứng lớp muốn cho học sinh viết văn kể chuyện được tốt, muốn có những bài viết hay, phát huy óc tưởng tượng, sáng tạo ở học s

File đính kèm:

  • docDAY KE CHUYEN LOP 4.doc