Đề tài Phương pháp tích hợp giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong giảng dạy Vật lí bậc Trung học cơ sở

Tiết 8 - Bài 8: Gương cầu lõm

+ Địa chỉ tích hợp: Phần II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm

+ Nội dung tích hợp: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm, mà ánh sáng có mang năng lượng, khi ánh sáng được tập trung tại một điểm có thể sinh ra một nhiệt lượng lớn. Người ta ứng dụng tính chất này của gương cầu lõm để chế tạo các dụng cụ tận dụng năng lượng ánh sáng phục vụ đời sống hàng ngày của con người, nhằm hạn chế việc sử dụng các nguồn năng lượng hoá thạch.

 

doc33 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phương pháp tích hợp giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong giảng dạy Vật lí bậc Trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề điện lực và trường học tổ chức phổ biến, giáo dục và hướng dẫn sử dụng an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp lệnh về điện lực.
+ Chương trình mục tiêu quốc gia về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” theo Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg-CP của Thủ tướng Chính phủ. Đề án thứ ba của Chương trình là: Đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc gia, trong đó qui định rõ: Xây dựng nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học, phù hợp với từng cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông.
+ Đề án “Đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2006 - 2010” của Bộ Giáo dục và Đào tạo với mục tiêu: “Đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các chương trình giáo dục của các cấp học, các trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm trang bị cho học sinh, sinh viên những hiểu biết về vấn đề năng lượng, tình hình sử dụng năng lượng và các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhằm phát triển bền vững đất nước”.
 1.2. Cơ sở lí luận:
+ Nhà trường là nơi đào tạo, giáo dục, hình thành nhân cách thế hệ trẻ trở thành người công dân tương lai xây dựng và bảo vệ tổ quốc thông qua hoạt động dạy học. Các hoạt động dạy học của thầy và trò trong nhà trường được tổ chức dựa trên các mục tiêu, chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trong đó các nội dung dạy học phải phản ánh được những vấn đề đang được cả loài người quan tâm, và một trong những vấn đề được xã hội quan tâm nhất đó là vấn đề sử dụng năng lượng.
+ Giáo dục nhà trường thông qua các hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Vì vậy, giáo dục phổ thông hoàn toàn có khả năng, điều kiện thực hiện việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì giáo dục ở nhà trường đóng vai trò quan trọng vì ngoài đối tượng học sinh và thông qua học sinh có thể tác động một cách rộng rãi lên các thành viên khác của xã hội, trước hết là các thành viên khác trong gia đình học sinh. Vì vậy, thực hiện giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất.
 1.3. Cơ sở thực tiễn:
+ Số lượng học sinh, giáo viên các cấp, bậc học của Việt Nam hiện nay là gần 24 triệu người, chiếm hơn 1/4 dân số cả nước (hơn 91 triệu người – theo Wikipedia) trong đó học sinh, giáo viên các cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông là gần 16 triệu người. Đó là một lực lượng hùng hậu, là đối tượng quan trọng thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời đây cũng là lực lượng quan trọng thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động các đối tượng khác trong xã hội thực hiện mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay là cơ sở cho việc đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân. Vì một trong các yêu cầu đối với giáo dục là nội dung và phương pháp giáo dục phải đáp ứng các yêu cầu của xã hội.
2. Thực trạng của vấn đề:
 2.1. Thực trạng:
Ở Việt Nam, việc tiết kiệm năng lượng cũng đã và đang trở thành chủ đề nóng bỏng. Theo báo cáo gần đây nhất của Bộ Công Thương, dự báo đến cuối thế kỷ này, nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ trở nên khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt, trong khi đó tình trạng lãng phí năng lượng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng, giao thông vận tải của nước ta hiện nay là rất lớn, hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng còn rất thấp so với các nước phát triển. Vấn đề tiết kiệm năng lượng trở nên đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đang và sẽ trở thành nước phải nhập khẩu năng lượng. Trong khi các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời...) hầu như chưa được khai thác, sử dụng thì các nguồn năng lượng không tái tạo (dầu thô, than đá) đang cạn kiệt dần. Nếu chúng ta không có những biện pháp, chiến lược hợp lý trong vấn đề tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, thì trong thời gian không xa nữa chúng ta sẽ thiếu hụt trầm trọng năng lượng.
Trong quá trình giảng dạy môn vật lí trong trường phổ thông, tôi tin rằng tất cả giáo viên đều có đề cập đến các biện pháp để giáo dục học sinh về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, việc làm này có thể chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa lôi kéo được học sinh do còn hạn chế về tài liệu, tư liệu, hình ảnh trực quan, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế của học sinh. Trong khi đó, Vật lí là môn khoa học tự nhiên mang tính thực tế cao, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng vào từng bài học cụ thể với những tư liệu, hình ảnh trực quan, gần gũi với sự hiểu biết và sinh hoạt hàng ngày của học sinh. Chính điều này sẽ kích thích tính tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng kiến thức, sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt hình thành cho học sinh lối sống có trách nhiệm, biết quan tâm đến những vấn đề chung của xã hội.
 2.2. Nguyên nhân:
- Đề án “Đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2006 – 2010” của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành từ năm 2006 nhưng đến năm 2011 mới chính thức được đưa vào giảng dạy tích hợp ở các trường phổ thông, vì vậy nên giáo viên chưa thực sự thích nghi và chưa có thời gian nghiên cứu sâu, tìm kiếm tư liệu phục vụ việc giảng dạy có tích hợp vào các tiết học.
- Thời lượng một tiết học còn hạn chế (45 phút) nên giáo viên thường ngại đi sâu vào việc tích hợp nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào tiết dạy.
- Do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu; tài liệu, sách báo phục vụ cho việc tham khảo, nghiên cứu của giáo viên và học sinh còn nghèo nàn, chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa thực sự hấp dẫn để lôi kéo học sinh.
- Kỹ năng sử dụng các phương tiện phục vụ dạy học hiện đại của giáo viên còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với các giáo viên lớn tuổi. Như việc sử dụng máy vi tính để chuẩn bị bài; sử dụng Intemet để cập nhật, lưu trữ thông tin và tìm kiếm, sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, phim có liên quan đến việc sử dụng năng lượng; sử dụng máy chiếu Projecter để giảng dạy...
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp :
Hiện nay, tình trạng sử dụng năng lượng lãng phí ở Việt Nam đang ở mức báo động. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do trình độ khoa học công nghệ của nước ta còn lạc hậu, sử dụng các loại máy móc có hiệu suất thấp; một phần là do ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm của người dân còn yếu. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường cho quá trình phát triển của đất nước. Đứng trước tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đã quyết định đưa công tác giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào chương trình mục tiêu quốc gia. Từ năm học 2010 - 2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức triển khai đề án “Đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các chương trình giáo dục của các cấp học”.
Tuy nhiên, sau hai năm thực hiện đề án thì tình trạng sử dụng năng lượng lãng phí vẫn chưa chuyển biến tích cực. Để cho nội dung tích hợp giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong giảng dạy bộ môn Vật lí bậc Trung học cơ sở đạt hiệu quả hơn, tôi xin mạnh dạn trình bày một số phương pháp tích hợp cụ thể như sau:
 3.2. Các giải pháp chủ yếu:
 3.2.1. Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài dạy:
Để giúp học sinh có nhận thức đúng về tác dụng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với đời sống con người thì trước tiên phải đưa ra những vấn đề thực sự gần gũi với nhận thức của các em, phải động đến những vấn đề mà các em thường gặp phải trong đời sống hàng ngày.
Đối với bộ môn Vật lí, chúng ta rất có điều kiện để tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào từng bài học cụ thể vì trong nội dung chương trình của bậc Trung học cơ sở có rất nhiều bài học có liên quan đến năng lượng. Vấn đề cốt lõi là phải xây dựng nội dung tích hợp thật sự phù hợp với nội dung bài dạy.
 3.2.2. Thu thập tài liệu sinh động và phù hợp với nội dung bài dạy:
Cùng với sự phát triển bùng nổ về công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay thì việc sử dụng các công cụ hỗ trợ của mạng Intemet để tìm kiếm tư liệu phục vụ công tác giảng dạy là một việc hết sức dễ dàng. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho việc giảng dạy tích hợp sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, đồng thời là công tác đổi mới phương pháp dạy học.
 3.2.3. Sử dụng các công cụ hỗ trợ hiện đại (Projecter, bảng tương tác trực tuyến,..) để phục vụ dạy học:
- Nội dung tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không chỉ đòi hỏi cung cấp kiến thức, kỹ năng cho học sinh mà quan trọng hơn là việc hình thành thái độ tích cực của học sinh đối với việc sử dụng năng lượng.
- Việc sử dụng kết hợp giữa máy vi tính với máy chiếu projecter sẽ phát huy cao độ tính trực quan của bài dạy thông qua việc trình chiếu những hình ảnh, đoạn phim tư liệu có liên quan đến nội dung tích hợp.
- Sử dụng kết hợp giữa máy vi tính và bảng tương tác trực tuyến sẽ phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh thông qua việc cho học sinh tương tác trục tiếp đến nội dung tích hợp thông qua bảng tương tác.
 3.3. Tổ chức thực hiện:
* Vật lí 6.
- Tiết 24 - Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
+ Địa chỉ tích hợp: Phần II: Băng kép - 3. Vận dụng
+ Nội dung tích hợp: Tác dụng của băng kép làm đóng ngắt mạch điện trong bàn là khi nhiệt độ thay đổi. Cụ thể khi bàn là đạt đến nhiệt độ cần thiết thì băng kép cong lên làm cho tiếp điểm hở ra, mạch điện hở nên ngắt điện bàn là, sau một thời gian, nhệt độ hạ xuống làm băng kép trở lại hình dạng ban đầu nên tiết điểm dính lại, mạch kín và bàn là có điện trở lại. Làm như vậy có tác dụng tiết kiệm một phần năng lượng điện.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh bàn là, phim về hoạt động của băng kép trong bàn là, hình ảnh một số thiết bị dân dụng khác có sử dụng băng kép để đóng ngắt tự động mạch điện như nồi cơm điện, ấm nước điện.
 Bàn là điện Cấu tạo bàn là điện
 Nồi cơm điện Ấm nước điện
- Tiết 30&31 - Bài 26& 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
+ Địa chỉ tích hợp: Sau khi học xong phần vận dụng
+ Nội dung tích hợp: - Nước bay hơi làm giảm nhiệt độ môi trường chung quanh. Khi xây nhà, con người đã biết thiết kế các hòn non bộ, các hồ nhân tạo có nước để vừa làm đẹp cho ngôi nhà vừa tận dụng việc nước bay hơi để làm mát ngôi nhà, hạn chế sử dụng năng lượng điện cho các thiết bị làm mát	
 - Trong trồng trọt, người nông dân thường dùng tấm bạt nylông phủ lên luống cây trồng hoặc tưới cây theo phương pháp nhỏ giọt nhằm hạn chế sự bay hơi của nước trong đất, tiết kiệm được 30%-60% so với phương pháp tưới truyền thống, tiết kiệm được nhiều năng lượng khi bơm tưới cũng như tránh sự xói mòn đất. Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh về sử dụng nước làm hạ nhiệt, hình ảnh việc sử dụng bạt nylông, phương pháp tưới nhỏ giọt trong trồng trọt nông nghiệp; phim về tình trạng xói mòn đất.
 Sử dụng bạt nylon chống thoát hơi nước trong trồng trọt
 Hệ thống tưới nhỏ giọt
 Tình trạng xói mòn đất
- Tiết 32 - Bài 28: Sự sôi
+ Địa chỉ tích hợp: Phần II: Nhiệt độ sôi
+ Nội dung tích hợp: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi, tức là khi nước đã sôi thì dù có đun bao nhiêu lâu nữa thì nước vẫn không tăng nhiệt độ. Vì vậy khi đun nước cần chú ý, nếu nước đã sôi thì ta ngừng đun hoặc rút phích cắm điện để tiết kiệm nhiên liệu hoặc năng lượng; đồng thời tránh hiện tượng nước bay hơi hết sẽ dẫn tới cháy ấm nước gây hoả hoạn nguy hiểm.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh hoả hoạn do chập điện.
* Vật lí 7
- Tiết 3 - Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
+ Địa chỉ tích hợp: Bóng tối nằm sau vật cản không nhận được ánh sang từ nguồn truyền tới.
+ Nội dung tích hợp: Ở các thành phố lớn, do có nhà cao tầng hoặc cây xanh ven đường ... ánh sáng do các đèn cao áp, đèn quảng cáo ......nhiều khi bị vật cản che khuất tạo ra nhiều bóng tối, gây lãng phí năng lượng điện  cần cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, tập trung vào nơi cần thiết. Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi sử dụng điện chiếu sáng nhà ở, trường học.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh bóng tối phía sau vật cản ở các đô thị; bảng cảnh báo: tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
- Tiết 4 - Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
+ Địa chỉ tích hợp: Phần II: Định luật phản xạ ánh sáng
+ Nội dung tích hợp: Hiện tượng ánh sáng bị hắt lại khi gặp gương phẳng gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng. Con người đã biết tận dụng tính chất này của gương phẳng để tăng cường ánh sáng mà không cần sử dụng nhiều các thiết bị chiếu sáng gây tiêu tốn điện năng.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh bố trí gương phẳng hợp lí trong nhà nhằm tăng cường ánh sáng tự nhiên, hạn chế các thiết bị chiếu sáng gây tiêu hao năng lượng điện.
- Tiết 8 - Bài 8: Gương cầu lõm
+ Địa chỉ tích hợp: Phần II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm
+ Nội dung tích hợp: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm, mà ánh sáng có mang năng lượng, khi ánh sáng được tập trung tại một điểm có thể sinh ra một nhiệt lượng lớn. Người ta ứng dụng tính chất này của gương cầu lõm để chế tạo các dụng cụ tận dụng năng lượng ánh sáng phục vụ đời sống hàng ngày của con người, nhằm hạn chế việc sử dụng các nguồn năng lượng hoá thạch.
+ Mức độ tích hợp: Bộ phận
+ Phương pháp: Thuyết trình & dấn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh sử dụng gương cầu lõm làm các vật dụng phục vụ đời sống
 Bếp năng lượng Mặt trời dùng gương cầu lõm
- Tiết 14 - Bài 13: Phản xạ âm - Tiếng vang
+ Địa chỉ tích hợp: Phần II: Vật phản xạ âm tốt - vật phản xạ âm kém 
+ Nội dung tích hợp: Khi thiết kế rạp hát, cần có biện pháp để tạo ra phản xạ âm hợp lí nhằm tăng cường việc tiết kiệm năng lượng trong việc khuếch đại âm bằng máy tăng âm.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh kiến trúc bên trong của rạp hát
- Tiết 16 - Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
+ Địa chỉ tích hợp: Phần III. Vận dụng
+ Nội dung tích hợp: Tại các bệnh viện hay trường học, cần một môi trường yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn. Người ta trường trồng nhiều cây xanh để tán xạ âm thanh truyền đến, việc làm này nhằm hạn chế tiếng ồn, tạo môi trường trong lành, đồng thời hạn chế được việc sử dụng các vật liệu cách âm. 
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh trồng câu xanh trong sân trường
- Tiết 24 - Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
+ Địa chỉ tích hợp: Củng cố sau khi đọc phần “Có thể em chưa biết”
+ Nội dung tích hợp: - Để bóng đèn sợi đốt phát sáng được thì phải mất một phần năng lượng điện để đốt nóng bộ phận dây tóc đến nhiệt độ cao. Vậy để tiết kiệm năng lượng điện người ta đã dùng đèn ống. Nhờ có cơ chế đặc biết chất bột phủ bên trong đèn ống phát sáng. Đèn này nóng lên ít nên tiêu thụ năng lượng điện ít hơn so với bóng đèn sợi đốt. Ngày nay người ta vẫn không ngừng nghiên cứu và chế tạo ra các loại đèn tiêu thụ ít năng lượng điện hơn nữa như đèn compac, đèn L.E.D....
- Để giảm tác dụng nhiệt, cách đơn giản nhất là làm dây dẫn bằng vật liệu dẫn điện tốt. Việc sử dụng nhiều kim loại để làm vật liệu dẫn điện dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay người ta cố gắng chế tạo ra vật liệu siêu dẫn để giảm thiểu tối đa năng lượng hao phí do tỏa nhiệt nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả và bền vững.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
 Làm thí nghiệm kiểm tra (thắp sáng hai loại bóng đèn rồi cùng kiểm tra nhiệt độ).
+ Chuẩn bị:- Hình ảnh các loại bóng đèn (sợi đốt, huỳnh quang, compac, L.E.D); dây dẫn bằng vật liệu siêu dẫn.
 - Hai loại bóng đèn, nguồn điện, 2 nhiệt kế.
 Bóng đèn sợi đốt Bóng đèn huỳnh quang
 Bónh đèn Compac Bóng đèn L.E.D
Dây siêu dẫn Sapphire có khả năng truyền tải điện cao gấp 40 lần dây đồng
* Vật lí 8 
- Tiết 7 - Bài 6: Lực ma sát
+ Địa chỉ tích hợp: Phần II. Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật
+ Nội dung tích hợp: Giảm ma sát có hại bằng cách bôi trơn các chi tiết chuyển động của các thiết bị, máy móc hoặc phối hợp các vật liệu thích hợp khi chế tạo các chi tiết này sẽ làm cho hiệu suất sử dụng chúng được nâng cao góp phân vào việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nếu tiết kiệm được năng lượng cũng đồng thời giảm thiểu được sự phát thải các khí gây ôi nhiễm môi trường, giảm được tiếng ốn khi hoạt động (liên quan đến ô nhiễm tiếng ồn).
+ Mức độ tích hợp: Bộ phận
+ Phương pháp: Thuyết trình & dấn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh các động cơ được bôi trơn.
- Tiết 11 - Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau
+ Địa chỉ tích hợp: Phần II. Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật
+ Nội dung tích hợp: Theo nguyên lý Paxcan, chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó. Đặc điểm này được sử dụng trong máy dùng chất lỏng, với một lực tạc dụng nhỏ có thể nâng vật có trọng lượng lớn mà không cần dùng các máy cơ, hạn chế sử dụng năng lượng.
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dấn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh các máy dùng chất lỏng
* Vật lí 9:
- Tiết 13 – Bài 13: Điện năng – Công của dòng điện
+ Địa chỉ tích hợp: Phần vận dụng và củng cố.
+ Nội dung tích hợp: Hàng tháng mỗi gia đình sử dụng điện đều phải trả tiền điện theo số đếm của công tơ điện. Vậy để phải trả ít tiền thì số công tơ điện phải nhỏ, có nghĩa ta cần tiết kiệm (sử dụng các thiết bị điện hợp lí như đèn thắp sang là đèn ống hay đèn Compact,) và chọn các thiết bị có hiệu suất sử dụng lớn (không nên chọn các thiết bị có hiệu suất quá dư thừa).
+ Mức độ tích hợp: Liên hệ
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim, ảnh.
+ Chuẩn bị: Hình ảnh các thiết bị có hiệu suất lớn.
- Tiết 18 - Bài 19 : Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
+ Địa chỉ tích hợp: Phần II: Sử dụng tiết kiệm điện năng.
+ Nội dung tích hợp: GV đưa ra các bài tập tính toán của các thiết bị điện hoạt động, từ đó đặt ra câu hỏi: Để tiết kiệm điện chúng ta cần phải làm gì?
+ Mức độ tích hợp: Toàn phần
+ Phương pháp: Vấn đáp
+ Chuẩn bị: Bài tập tính toán
Tiết 40 - Bài 36: Truyền tải điện đi xa
+ Địa chỉ tích hợp:- Phần II: cách làm giảm hao phí trên đường dây tải điện. 
 - Phần củng cố
+ Nội dung tích hợp: GV đưa ra các bài tập cho HS, từ đó đặt ra câu hỏi: Để giảm hao phí trên đường dây tải điện cần áp dụng các biện pháp nào, biện pháp nào là tối ưu?
+ Mức độ tích hợp: Bộ phận
+ Phương pháp: Vấn đáp
+ Chuẩn bị: Bài tập tính toán, hình ảnh truyền tải điện, máy biến thế
- Tiết 61 - Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
+ Địa chỉ tích hợp: - Phần I: tác dụng nhiệt của ánh sáng
 - “Có thể em chưa biết”
+ Nội dung tích hợp: - Hãy kể tên một số công việc trong đó con người sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng để phục vụ đời sống và sản xuất.
- Ánh sáng có năng lượng rất lớn, để sử dụng được nguồn năng lượng đó, em cần có những biên pháp nào?
+ Mức độ tích hợp: Bộ phận
+ Phương pháp: Thuyết trình & dẫn chứng cụ thể bằng phim

File đính kèm:

  • docsang kien cai tien ky thuat.doc
Giáo án liên quan