Đề tài Phương pháp dạy học chính tả cho học sinh lớp 5

Để phân biệt các vần dễ lẫn lộn:

Một số từ có vần ênh chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc: Gập ghềnh, khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh choáng, chệnh choạng, lênh khênh, bấp bênh, công kênh

Hầu hết các từ tượng thanh có tận cùng là ng hoặc nh: oang oang, đùng đoàng, loảng xoảng, đoàng đoàng, sang sảng, rổn rảng, ùng oàng, quang quác, ăng ẳng, ằng ặc, oăng oẳng, răng rắc, sằng sặc, pằng pằng, eng éc, beng beng, chập cheng, leng keng, reng reng, phèng phèng, lẻng kẻng, lẻng xẻng, ùng ùng, đùng đùng, thùng thùng, bình bịch, thình thịch, thình thình, rập rình, xập xình, huỳnh huỵch

 

doc14 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp dạy học chính tả cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếng Việt nói riêng giúp GV xác định được chuẩn kiến thức và kĩ năng cho HS. Từ đó định hướng được phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Cấu trúc SGK và SGV luôn phát huy tính sáng tạo về nội dung và phương pháp dạy học cho giáo viên chứ không mang tính gò ép, điều này giúp giáo viên có thể tự biên soạn nội dung thích hợp với đặc điểm tình hình thực tế lớp, địa phương giảng dạy và sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học tích cực. 
 Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong trường, trong tổ khối.
 Trang thiết bị và đồ dùng dạy học khá đầy đủ, đảm bảo cho công tác dạy và học.
 Giáo viên nhiệt tình, năng nổ, yêu nghề, mến trẻ. Luôn luôn có tinh thần học hỏi cao những kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như luôn tiếp thu ý kiến đóng góp chân tình của Chuyên môn nhằm nâng cao năng lực giảng dạy của mình hơn.
 Đa số học sinh đúng độ tuổi, trình độ tương đương nhau. Bên cạnh đó, các em lại ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập nên việc tiếp thu kiến thức cũng khá đồng đều.
Khó khăn
 Một số bản thân các âm, vần, thanh khó ( khó phát âm, cấu tạo phức tạp: Nguyên âm /ă/ lại được ghi bằng chữ a trong các vần ay, au, các nguyên âm đôi /ie, ươ, uô/ lại được ghi bằng các dạng iê,yê, ia, ya; ươ, ưa; uô, ua (bia - khuya, biên - tuyến, lửa - lương, mua - muôn); âm đệm /w/ lại được ghi bằng 2 con chữ u và o (ví dụ: huệ, hoa).
 Các em chưa có thói quen tự trau dồi kĩ năng viết đúng chính tả bằng cách hiểu nghĩa từ, nắm vững qui tắc ghi âm quốc ngữ mà đôi khi viết theo cách phát âm địa phương.
 Bản thân giáo viên đôi khi còn dễ dãi với học sinh trong việc rèn chính tả, chỉ chú trọng trong phân môn chính tả mà đôi khi còn hời hợt, bỏ qua cho học sinh những lỗi chính tả trong các môn học khác.
 Học sinh chưa thực sự coi trọng việc rèn chữ, giữ vở là kim chỉ nam trong nền nếp học tập của mình.
Số liệu thống kê
 Kết quả phiếu khảo sát của lớp tôi phụ trách còn nhiều học sinh viết sai chính tả, cụ thể như sau:
 Phân biệt chưa đúng iêt – iêc; ay – ây; ăc – ăt ; uôn/uông: 12 học sinh - 40%
 Còn nhầm lẫn thanh hỏi/thanh ngã: 16 học sinh – 53,3%
 Còn nhầm tiếng có n/ng ở cuối: 8 học sinh - 26,7%
 Ngoài ra còn rải rác các lỗi khác như viết sai âm đầu s/x; ch/tr; âm cuối c/t; một số em chữ viết chưa cẩn thận viết thiếu nét; thậm chí có em còn đạt điểm 0 chính tả.
 Nhìn vào bảng thống kê trên, tôi thấy tình hình học sinh viết chính tả còn sai sót nhiều. Vậy làm sao để giúp học sinh lớp mình phụ trách có kết quả cao ở cuối năm học. Tôi đã băn khoăn, lo nghĩ và hiểu rằng mình cần có những biện pháp phù hợp để giúp các em ôn tập các kiến thức đã hỏng, đồng thời giúp các em hứng thú học tập hơn trong việc rèn chữ, giữ vở.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận : 
Mục đích dạy chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viết thành thạo, thuần thục chữ viết tiếng Việt theo các chuẩn chính tả, nghĩa là giúp học sinh hình thành các kĩ xảo chính tả. Khái niệm kĩ xảo trong tâm lí học được hiểu là “ những yếu tố tự động hóa của hoạt động có ý thức, được tạo ra trong quá trình thực hiện hoạt động đó”. Hình thành cho học sinh kĩ xảo chính tả nghĩa là giúp học sinh viết đúng chính tả một cách tự động hóa, không cần phải trực tiếp nhớ tới các qui tắc chính tả, không cần đến sự tham gia của ý chí.
Về cơ bản chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Song nói như thế là nói về nguyên tắc chung, còn trong thực tế, sự biểu hiện của mối quan hệ giữa đọc (phát âm) và viết (viết chính tả) khá phong phú, đa dạng. Cụ thể chính tả tiếng Việt không dựa hoàn toàn vào cách phát âm thực tế của một phương ngữ nhất định nào. Cách phát âm thực tế của các phương ngữ đều có những sai lệch so với chính âm, cho nên không thể thực hiện phương châm “nghe như thế nào, viết như thế ấy” được. Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế, muốn viết đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả. Vì vậy có thể hiểu rằng chính tả tiếng Việt còn là loại chính tả ngữ nghĩa. Đây là một đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính tả tiếng Việt mà khi dạy chính tả, giáo viên cần chú ý.
2. Thực tiễn
Theo yêu cầu chỉ đạo nêu trong công văn số 896/BGD&ĐT-GDTH, giáo viên có thể điều chỉnh về nội dung và phương pháp dạy Chính tả cho phù hợp đối tượng học sinh cụ thể như sau:
 Phần hướng dẫn viết chính tả: Có thể giảm bớt phần trả lời một số câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết, dành thời gian cho học sinh đọc kĩ bài chính tả và viết những tiếng- từ khó hoặc dễ lẫn tùy theo đặc điểm phát âm của học sinh trong lớp. Phần đọc chính tả cho học sinh viết, cần căn cứ vào tốc độ viết cụ thể của học sinh rtong lớp để điều chỉnh tốc độ đọc của giáo viên và từng bước nâng dần tốc độ viết cho đạt chuẩn: đọc cụm từ và câu ngắn, đọc chậm và nhắc lại 2-3 lần nếu học sinh chưa viết kịp ( tiến tới chỉ đọc nhắc lại 1-2 lần).Đối với loại bài chính tả nhớ-viết, giáo viên cho học sinh đọc lại bài đã học thuộc lòng để ủng cố; nếu bài dài, học sinh chưa thuộc hết, có thể yêu cầu nhớ-viết 2,3 khổ thơ đã thuộc kĩ ( rút ngắn bài chính tả nhớ-viết), giáo viên cần giữ nhịp cho cả lớp viết kịp tốc độ, không để tình trạng học sinh ngồi chơi vì viết không kịp tốc độ đọc của giáo viên hoặc vì không thuộc bài.
 Phần chấm chữa bài chính tả cũng đòi hỏi giáo viên đầu tư nhiều thời gian và công sức, dành thời gian chữa bài tỉ mỉ cho từng em; tránh nhận xét chung chung. Giáo viên cần động viên khen ngợi kịp thời những tiến bộ dù rất nhỏ của học sinh; có biện pháp giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh yếu để các em theo kịp các bạn, không chán nản. 
 Phần hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: thời gian làm bài tập chnh1 tả có thể rút ngắn để tăng thời gian cho phần Luyện viết chính tả. Giáo viên lưu ý cần tìm ra những lỗi chính tả học sinh lớp mình thường mắc để chọn bài tập chính tả phù hợp hoặc soạn thêm các bài tập khác để rèn viết đúng các âm, vần, tiếng mà học sinh hay mắc lỗi, thay thế bài chính tả lựa chọn trong sách giáo khoa; giáo viên cũng có thể giảm độ khó hoặc gợi ý, giải đáp thắc mắc cho những học sinh chưa tiếp thu kịp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp 1 : Khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học một cách có hiệu quả: 
Qua quá trình đứng lớp, tôi nhận thấy: trong giảng dạy phân môn chính tả, đồ dùng thiết bị cấp trên đưa về còn ít . Chính vì vậy, nên rất khó khăn cho việc giảng dạy của giáo viên. Đây là một điều mà tôi trăn trở, suy nghĩ phải làm sao để có cách dạy mà học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Từ đó tôi có ý tưởng là chúng ta nên làm đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy học chính tả như làm băng reo, bìa cứng, bút lông, bảng con, bảng phụ, mẫu chữ hoa, chữ thường. Khi cho học sinh thực hành luyện viết chữ khó vào bảng con, giáo viên phát lệnh và giao việc cho từng nhóm viết, sau đó cầm bảng con lên bảng cho học sinh dưới lớp nhận xét đúng sai và thi đua giữa các nhóm. Khi làm bài tập chính tả có thể sử dụng băng reo và bút lông để làm. Đồ dùng dạy học của từ môn này cho môn kia hỗ trợ cho nhau để hiệu quả tiết dạy ngày một nâng cao, tích cực hơn, gây được hứng thú trong học tập. Việc tự làm và thiết kế đồ dùng dạy học là một hình thức nâng cao trong phương pháp giảng dạy vì có đầu tư về tri thức và nội dung bài dạy. Vì vậy tôi nghĩ luôn có ý tưởng làm mới đồ dùng dạy học bằng cách từng bài hoặc từng chương có thể nghiên cứu và làm những đồ dùng phục vụ cho giảng dạy, từ đồ dùng trực quan giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn và viết đúng chính tả. 
Ví dụ: Khi dạy bài tập chính tả âm, vần ( tiết 14 ) “ Phân biệt tr/ ch”
Viết những từ ngữ chứa các tiếng trong bảng sau: tranh/chanh , trưng/chưng, trúng/chúng, trèo/chèo. Giáo viên chia 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm một băng reo và bút lông, sau đó phát lệnh cho học sinh tự làm rồi gắn
lên trên bảng phụ giáo viên đã kẻ sẵn. Nhóm nào viết đúng và nhanh hơn thì sẽ được tuyên dương. 
2. Giải pháp 2 : Vận dụng một số nguyên tắc dạy chính tả một cách linh hoạt 
 và khéo léo: 
 2.1 Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực: 
Xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở khu vực Đông Nam Bộ là hay viết sai âm đầu (tr/ch), âm cuối (n/ng,), vần(ao/au,),nên trước khi dạy bài chính tả, giáo viên cần tiến hành điều tra cơ bản để nắm vững lỗi chính tả phổ biến của học sinh từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp, nhất là đối với hình chính tả so sánh, có thể điều chỉnh những nội dung giảng dạy trong sách giáo khoa cho phù hợp với lớp mình.
Đối với lớp tôi, các em sai nhiều ở âm đầu tr/ch, vần ao/au nên khi dạy bài chính tả “ Chuỗi ngọc lam” ( Tiết 14 ) tôi chọn bài tập 1 cho các em làm.
 2.3 Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức:
Trong quá trình dạy chính tả cho học sinh, giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp mà phải sử dụng phối hợp hai phương pháp này một cách hợp lí mới đạt hiệu quả dạy học cao. Phương pháp không có ý thức còn phát huy tác dụng khi giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất võ đoán không gắn với một qui luật, qui tắc nào như viết phân biệt tr/ch, ao/au,trong nhà trường, giáo viên cần sử dụng khai thác tối đa phương pháp có ý thức. Muốn vậy, giáo viên cần phải được trang bị những kiến thức về ngữ âm học, về từ vựng – ngữ nghĩa học có liên quan đến chính tả. Cụ thể, giáo viên phải biết vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân loại lỗi chính tả, phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi; nhất là việc xây dựng các qui tắc chính tả, các “mẹo” chính tả, giúp học sinh ghi nhớ một cách khái quát có hệ thống. 
 Ví dụ: 
- Cung cấp cho học sinh nắm vững qui tắc viết hoa tên riêng tiếng nước ngoài: khi viết tên người nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối ( Gioan, Pi – e,) 
Khi đứng trước âm đệm – viết là u, thì âm “cờ” viết là “q”.
Dựa vào kiến thức về từ vựng – ngữ nghĩa để lập các qui tắc, các “mẹo” chính tả:
+ Những đồ dùng trong gia đình hầu hết được viết là “ch” ( chai, chén, chăn, chiếu, chậu,).
+ Chỉ có “ch” mới kết hợp với những vần bắt đầu bằng: oa, oă, oe,.. (choáng mắt, loắt choắt, )
+ Từ láy phụ âm đầu phần lớn là “ ch” ( chan chát, chăm chỉ, chập chờn, chậm chạp,)
+ Những từ chỉ quan hệ gia đình được viết bằng phụ âm đầu “ch” (cha, chú, chị, chồng , cháu,).
+ Những từ chỉ vị trí viết với phụ âm đầu “tr” ( trên, trước, trong,) 
+ Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: Sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, sao, su su, sầu đâu, sa nhân, sơn trà, sặt, sậy, sấu, sến, săng lẻ, sầu riêng, so đũa sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử, sơn dương, san hô
+ Để phân biệt dấu thanh hỏi/ngã: Các từ gộp âm chỉ mang thanh hỏi không mang thanh ngã:
- Trong + ấy = trỏng. - Trên + ấy = trển
- Cô + ấy = cổ - Chị + ấy = chỉ
- Anh + ấy = ảnh - Ông + ấy = ổng
- Hôm + ấy = hổm - Bên + ấy = bển
+ Luật bổng - trầm: Trong các từ láy điệp âm đầu, thanh (hay dấu) của 2 yếu tố ở cùng một hệ bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng). Để nhớ được 2 nhóm này, giáo viên chỉ cần dạy cho học sinh thuộc 2 câu thơ:
 Em Huyền mang nặng, ngã đau
 Anh Ngang sắc thuốc, hỏi đau chỗ nào
Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại).
Ví dụ: Bổng
Ngang + hỏi: Nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo, vui vẻ
Sắc + hỏi: Nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ
Hỏi + hỏi: Lỏng lẻo, thỏ thẻ, hổn hển, thủ thỉ, rủ rỉ
 Trầm:
Huyền + ngã: Sẵn sàng, lững lờ, vồn vã
Nặng + ngã: Nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo,
Ngã + ngã: Dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo
+ Để phân biệt các vần dễ lẫn lộn: 
Một số từ có vần ênh chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc: Gập ghềnh, khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh choáng, chệnh choạng, lênh khênh, bấp bênh, công kênh
Hầu hết các từ tượng thanh có tận cùng là ng hoặc nh: oang oang, đùng đoàng, loảng xoảng, đoàng đoàng, sang sảng, rổn rảng, ùng oàng, quang quác, ăng ẳng, ằng ặc, oăng oẳng, răng rắc, sằng sặc, pằng pằng, eng éc, beng beng, chập cheng, leng keng, reng reng, phèng phèng, lẻng kẻng, lẻng xẻng, ùng ùng, đùng đùng, thùng thùng, bình bịch, thình thịch, thình thình, rập rình, xập xình, huỳnh huỵch
Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, khuỵu chân; vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ ngoằn ngoèo, khoèo chân
 Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực: 
Bên cạnh phương pháp tích cực ( cung cấp cho học sinh các qui tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kĩ xảo chính tả), cần phối hợp áp dụng phương pháp tiêu cực (tức là đưa ra những trường hợp viết sai chính tả, hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng). Nói cách khác, việc hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả cần tiến hành đồng thời với việc hướng dẫn học sinh loại bỏ các lỗi chính tả trong các bài viết. 
Ví dụ: Khi dạy bài chính tả “ Chuỗi ngọc lam” ( tiết 14 )
Ơ hoạt động củng cố, giáo viên có thể đưa ra dạng bài tập sau: 
Gạch bỏ từ viết sai chính tả trong các từ ngữ sau: bức chanh, cây cau, lao nhà, mào gà, mào đỏ, hoa màu, mái trèo.
Sửa lại những từ viết sai đó cho đúng chính tả.
 Để học sinh viết đúng chính tả, một biện pháp nữa mà tôi muốn nêu ra là: Giúp học sinh nắm vững nghĩa từ bằng cách phân tích, so sánh, mở rộng vốn từ và dùng từ đặt câu. Qua đó còn tạo cho các em biết cách tra từ điển chính tả và có thói quen lập sổ tay chính tả, dần dần hình thành cho các em kĩ năng, kĩ xảo viết đúng chính tả. 
Khi dạy bài chính tả “ Chuỗi ngọc lam” ở hoạt động hướng dẫn học sinh viết chính tả, những từ các em dễ viết sai là “ trầm ngâm”, “lúi húi”, “rạng rỡ”; giáo viên có thể phân biệt cho học sinh “trầm” và “chầm”, yêu cầu học sinh tìm thêm từ có tiếng “trầm” ( trầm tư, trầm bổng,) và từ có tiếng “chầm” ( chầm chậm,).
Tóm lại : 	
- Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân gây lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy - học Tiếng Việt. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, không được nóng vội. Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những học sinh thì sự tiến bộ diễn ra rất chậm, không phải vài tuần, có khi vài tháng, thậm chí cả một học kỳ. Nếu giáo viên không biết chờ đợi, nôn nóng thì chắc chắn sẽ thất bại.
	- Ngay từ khi các em mới bắt đầu “làm quen” với Tiếng Việt, giáo viên nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót.
	- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát, kiểm tra,  từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn.
	- “Ở đâu có thầy giỏi, ở đó có trò giỏi”. Vì vậy người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, tay nghề. Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh chữa lỗi và khắc phục lỗi một cách có hiệu quả.
V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc Dạy học chính tả cho học sinh lớp 5 mà tôi đã tích lũy được trong năm học vừa qua. Đây là đề tài mà tôi yêu thích ngay từ đầu năm nên tôi đã đầu tư, nghiên cứu và đến hôm nay cơ bản đã hoàn thành.
 Ngay từ đầu năm học ( 2013-2014), tôi đã tiến hành áp dụng các biện pháp trên vào lớp tôi đang dạy. Mặc dù còn những hạn chế nhất định song bước đầu học sinh lớp tôi cũng đã viết chính tả không còn sai như trước nữa. Kết quả thi giữa kì 2 vừa qua, điểm tiếng Việt viết của lớp tôi như sau:
TSHS
Lớp
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
30
51
10
33,3
12
40
7
23,4
1
3,3
28
52
7
25
10
35,7
7
25
4
14,3
Mặc dù còn 1 học sinh còn yếu môn Viết nhưng so với đầu năm thì kết quả tiến bộ lên nhiều.
Việc điều tra nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp năm là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết trong quá trình giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh ở trường tiểu học hiện nay. Trong nghiên cứu này tôi đã mạnh dạn đưa ra những tình hình thực tế về nguyên nhân mắc lỗi và một số biện pháp để khắc phục. Song không phải trong ngày một ngày hai hay trong vài tiết học đã đem lại kết quả ngay mà cần áp dụng thường xuyên kiên trì. Để làm được điều này, giáo viên cần nắm vững các loại lỗi chính tả cơ bản của học sinh như lỗi chính tả do không nắm vững chính tự. Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết Tiếng Việt. Lỗi chính tả do viết theo lỗi phát âm địa phương. Từ đó giáo viên có những biện pháp khắc phục thích hợp ( đã nêu trong đề tài ).
Đối với giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp. Điều này được thể hiện bởi lòng nhiệt tình, tính kiên trì, sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy. Tận dụng triệt để mối liên hệ triệt để giữa các phân môn của Tiếng Việt để phát huy tính tích cực, hứng thú khi học phân môn chính tả. 
VI. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Qua nghiên cứu, tôi nghĩ nếu áp dụng các biện pháp trên vào quá trình giảng dạy, học sinh không chỉ viết đúng mà còn viết đẹp, hiểu được nội dung bài viết. Qua đó hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức, đức tính kiên trì và còn tạo cho các em thêm niềm vui hứng thứ trong học tập, tính chăm chỉ viết bài. Tôi nhận thấy rằng việc sửa lỗi, nâng cao chính tả cho học sinh cũng không phải làm một việc làm khó mà chỉ cần ta yêu nghề, mến trẻ, tận tình trong giảng dạy thì chắc chắn học sinh sẽ tiến bộ rất nhanh. Một điều nữa là phải biết phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo ở mỗi học sinh, biết động viên, khích lệ kịp thời luôn tạo cho giờ học thoải mái, nhẹ nhàng. Khi nghiên cứu đề tài này tôi muốn tự mình bước đầu phát hiện và giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy chính tả cho học sinh. 
Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi về phương pháp dạy học chính tả cho học sinh lớp 5. Bản thân tôi sẽ rút kinh nghiệm và phấn đấu nhiều hơn nữa trong công tác giảng dạy. Mong rằng với vốn kinh nghiệm ít ỏi này , tôi sẽ khơi dậy trong các em tiềm năng của mình, để thông qua viết đúng, viết đẹp nhân cách của các em cũng dần được hình thành. Cùng với việc cung cấp kiến thức, giáo dục đạo đức tác phong, các em sẽ là người được giáo dục toàn diện, xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước.
 Rất mong được sự đóng góp chân tình của quí thầy cô và đồng nghiệp.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì III ( 2003-2007)
 Nhà xuất bản Giáo dục - 2005
 2. Sách giáo viên Tiếng Việt 5 
 Đỗ Đình Hoan ( Chủ biên)
 Nhà xuất bản Giáo dục -2006
 3. Sách Tiếng Việt 5
 Đỗ Đình Hoan ( Chủ biên)
 Nhà xuất bản Giáo dục -2006
4. Phương pháp dạy học các môn học lớp 5
 Nhà xuất bản Giáo dục – 2007
5. Phương pháp dạy học Tiếng Việt
 Nhà xuất bản Đại học sư phạm 2007 
VIII. PHỤ LỤC
 PHIẾU KHẢO SÁT
Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước những chữ viết đúng chính tả:
 a. buồn rầu b. ý muống	c. uống dẻo	 d.muộn màng
 e. cái xuồng g. vương vai	h. bàng luận	 i. vẻ vang
Bài tập chọn lựa: Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
Bố em đang tra cho xe (mở, mỡ).
Chú bé bị  lăn trên đường(ngả, ngã). 
Em..không biết ngày mai mình có được không(nghỉ, nghĩ).
Bài tập phát hiện: Tìm từ sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng: 
- Ánh nắng bang mai trải khắp cánh đồng lúa vàn rực.
- Sáng sớm, trời quan hẳn ra. Đêm qua một bàng tay nào đã gội rửa vòm trời sạch bóng.
- Đà Lạt phản phất tiết trời của mùa thu, với sắc trời xanh 

File đính kèm:

  • docSKKN CHINH TA LOP 5.doc
Giáo án liên quan