Đề tài Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí

Khi học sinh Ngô Thị Thu Thùy, học sinh lớp 12a9 năm học 2009- 2010, do tôi làm chủ nhiệm lớp đồng thời cũng chịu trách nhiệm chính hướng dẫn, luyện tập về nghệ thuật, kĩ năng đi thi “Kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”cấp cụm, cấp thành phố, tôi đã đầu tư nhiều công sức thời gia

doc53 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o 10) . Mỗi cán bộ lớp đặc biệt là lớp trưởng, lớp phó phụ trách văn nghệ và bí thư chi đoàn cần phải năng động và có một năng khiếu nào đó về hoạt động tập thể, Có như thế thì mới mong đẩy hoạt động phong trào của tập thể lớp đi lên.
- Tổ chức hoạt động tập thể ngay từ đầu năm học, nhất là với học sinh đầu cấp khi còn chưa quen nhau lại càng cần các hoạt động chung để có điều kiện thân quen hơn. Một số biện pháp cụ thể như:
+ Giao cho lớp trưởng thống kê ngày tháng năm sinh của từng học sinh trong lớp, công chia trung bình để lấy một ngày làm ngày sinh nhật lớp. Hàng năm sẽ tổ chức sinh nhật lớp. Việc làm này có tác dụng rất to lớn trong việc đem đến cho học sinh trong lớp cảm giác gắn gó hơn với lớp học còn nhiều mới mẻ và bỡ ngỡ này.
+ Hàng tháng lớp trưởng có nhiệm vụ thống kê các bạn sinh cùng một tháng để tổ chức mừng sinh nhật các bạn theo tháng. Thời gian tổ chức vào một giờ sinh hoạt trong tháng, có trang trí lớp,cắm hoa, ghi danh và ngày sinh của từng bạn sinh nhật bằng danh sách công khai trên bảng, có chương trình được chuẩn bị chu đáo từ trước (giáo viên chủ nhiệm sẽ quan tâm, tư vấn và duyệt trước chương trình cho các em) để chúc mừng sinh nhật, có liên hoan nhẹ bằng nguồn kinh phí trích từ quĩ lớp . Làm như vậy tất cả các bạn trong lớp đều biết được ngày sinh của nhau rất dễ dàng, tiện cho việc tạo dựng mối quan hệ bạn bè tốt đẹp trong tập thể lớp, phát huy được trí lực sáng tạo của học sinh, tạo tâm lý yêu mến lớp học cùng các bạn cho mỗi học sinh...
+ Trong các giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm cần chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung công việc để việc sơ kết, kiểm điểm các hoạt động trong tuần hết ít thời gian nhất, dành thời gian còn lại cho học sinh thảo luận, trình bày với tư cách cá nhân hoặc theo nhóm các vấn đề mà các em quan tâm hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các em. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức hướng dẫn cho các em kĩ năng trình bày diễn đạt trước dám đông, sau đó cùng nhau đề ra phương án giải quyết vấn đề. Khi việc này trở thành thường xuyên thì học sinh sẽ rèn luyện được tâm lý tự tin bình tĩnh, một điều rất quan trọng đối với con người trong thời đại mới đồng thời cũng rèn được tâm lý thi đấu tốt hơn trong những dịp thi đua hoạt động phong trào của lớp, của trường mà học sinh có tham gia; Hoặc cũng có thể sử dụng thời gian của tiết sinh hoạt lớp để cho học sinh tổ chức chới các trò chơi. Từng tổ sẽ tổ chức trò chơi, lần này tổ này, lần sau đến tổ khác. .. Giờ sinh hoạt sẽ không nặng nề như những giờ hỏi cung và luận tội mà sẽ vui vẻ nhẹ nhàng hơn nhiều. Tâm lý thoải mái này khiến học sinh ngoan và đoàn kết hơn.
+ Vào những ngày lễ đặc biệt ý nghĩa với các học sinh như: Ngày 8- 3, ngày 20- 11, ngày Noel, ngày 29- 2 (nếu có) ..., giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh tự tổ chức chúc mừng với những hoạt động tập thể ý nghĩa và vui nhộn. Những dịp này, các học sinh rất hào hứng và bộc lộ khá rõ năng lực cá nhân của mình trong các hoạt động chung.
+ Có thể được thì cuối năm học hoặc trong những ngày nghỉ lễ dài như tết cổ truyền, nghỉ lễ 30 – 4, 1-5.. thì giáo viên chủ nhiệm lên hướng học sinh của mình đến thăm nhà nhau, chúc tết và cùng vui chơi, cũng có thể đi píc níc tập thể…( Tất nhiên những hoạt động này cần có được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của cha mẹ học sinh).
+ Thỉnh thoảng, theo lịch của nhà trường và của Hội cha mẹ học sinh, các chi hội trưởng cha mẹ học sinh của lớp sẽ đến lớp dự giờ sinh hoạt hoặc các giáo viên chủ nhiệm có thể mời một số bậc cha mẹ thường xuyên đến sinh hoạt với lớp theo định kỳ. Đây là dịp tốt để giáo viên chủ nhiệm làm nhiệm vụ cầu nối giữa cha mẹ học sinh với học sinh. Những dịp này, giáo viên chủ nhiệm sẽ hướng dẫn học sinh tổ chức các hoạt động văn nghệ, thảo luận giao lưu dân chủ cho học sinh bày tỏ những nguyện vọng, mong muốn về mọi mặt hoạt động của lớp nói chung, hoạt động phong trào nói riêng để cha mẹ các em nắm được tình hình cụ thể. Khi cha mẹ học sinh được nghe chính con em mình nói lên mong muốn hoạt động tập thể mà lại là những hoạt động lành mạnh thì các bậc cha mẹ sẽ luôn ủng hộ giúp đỡ nhiệt tình cho các hoạt động phong trào. Vì thế hoạt động phong trào trong lớp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, dễ dàng thành công hơn.
Ví dụ minh họa:
Học sinh lớp tôi chủ nhiệm cũng như các lớp khác đều có mong muốn tết cổ truyền, hay lúc rảnh rỗi, tập thể lớp hoặc nhóm sẽ đến chơi nhà nhau nhưng có một số cha mẹ vì lo đi đường không an toàn, lo con mình không biết cư xử đúng mực khi đến nhà người khác, lo các em lỡ làm gì dại dột… nên không đồng ý cho con mình đi chơi nhưng đây lại là điều mà các em rất có nhu cầu và cũng chính đáng nên tôi đã mời chi hội trưởng cha mẹ học sinh và chính một số người bố, người mẹ không đồng ý cho con mình được đi chơi ấy đến sinh hoạt giao lưu với lớp. Kết thúc buổi sinh hoạt đó, cha mẹ các học sinh ấy đã đồng ý cho phép con mình đi chơi. Và trong buổi sinh hoạt ấy các em cùng cha mẹ đã bàn bạc nên làm thế nào để những cuộc đi chơi an toàn và có ý nghĩa nhất, khiến cha mẹ yên tâm, các em cũng khôn lớn hơn, trưởng thành hơn trong giao tiếp.
+ Giáo viên chủ nhiệm cũng nên tận dụng những buổi họp cha mẹ học sinh thường kỳ để thay mặt học sinh truyền tải nguyện vọng, mong muốn của học sinh tới cha mẹ học sinh về các hoạt động tập thể. Sau đó lại thông báo trở lại tới học sinh trong giờ sinh hoạt nhằm thực hiện các hoạt động phong trào hiệu quả cao nhất mà tốn ít thời gian nhất, lại được sự đồng thuận của cha mẹ các em.
Ví dụ minh họa:
Ngày nay, do nhu cầu giao lưu, tìm hiểu, theo xu hướng phát triển của xã hội và điều kiện kinh tế cũng có thể cho phép nên cuối kì hoặc cuối năm học, các em học sinh thường muốn được đi tham quan du lịch hay liên hoan tập thể. Hoạt động này rất có ý nghĩa song lại đòi hỏi chi phí tốn kém và sự chuẩn bị thật chu đáo mới mong thành công nên nhất thiết phải được cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ. Mỗi lần như vậy tôi thường khuyên các em về nhà nói chuyện trước với bố mẹ về mong muốn của mình cũng như lớp mình trước khi họp cha mẹ học sinh. Đến buổi họp cha mẹ học sinh, tôi sẽ nêu vấn đề này ra để các bậc cha mẹ thảo luận và đi đến kết luận có đồng ý không. Nếu đồng ý thì tiếp tục bàn đến việc chi hội cha mẹ sẽ tổ chức, lo liệu cho con em mình hoạt động tập thể sao cho hiệu quả nhất. Còn nếu cha mẹ các em không đồng ý thì tuyệt đối không đồng tình với việc để học sinh tự đứng ra tổ chức, lo liệu vì các em còn vị thành niên và không có kinh nghiệm cũng như kinh phí …Nhưng thường thì các vấn đề này ở lớp tôi đều được như nguyện vọng của các em và cha mẹ các em đều tán thành.
- Nếu lớp chủ nhiệm không nỏi bật trong một phong trào hoạt động tập thể nào thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải gây dựng phong trào dần dần từ những việc lamg cụ thể, nhỏ bé nhất từng tuần, từng tháng sao để học sinh yêu thích hơn với các hoạt động phong trào. Khi đã yêu thích thì học sinh sẽ đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ để phát triển. Vì thế tình hình sẽ được cải thiện. Kiên trì mới mong thành công…!
Các hoạt động phong trào trong nội bộ lớp như trên sẽ giúp học sinh thêm tự tin, đoàn kết, giải tỏa những căng thẳng áp lực trong học tập, lại có thêm kinh nghiêm tổ chức tiến hành các hoạt động phong trào khi thi đua trong các đợt thi đua của trường và cả ở cấp cao hơn như cấp cum hoặc cấp thành phố.
III.Các hoạt động tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong các đợt thi đua của nhà trường:
Ở trường trung học phổ thông, một năm học có nhiều đợt thi đua lớn, có ý nghĩa như đợt thi đua chào mừng ngày 8- 3, ngày 19-5, ngày 20- 11 và đặc biệt là ngày 26-3. Đây chính là dịp để học sinh được thay mặt lớp thể hiện, phát huy khả năng hoạt động phong trào của mình. Để giành được thành công trong những đợt thi đua này, người giáo viên chủ nhiệm đón một vai trò rất quan trọng…
- Việc làm đầu tiên của người giáo viên chủ nhiệm trong các đợt thi đua này là ngay sau khi Đoàn hay nhà trường phát động cần phải nắm được mục tiêu của đợt thi đua là nhằm tôn vinh, kỉ niệm, chào mừng điều gì? Cụ thể các nội dung thi đua, thời gian phát động trong bao lâu từ bao giờ đến bao giờ, thể lệ từng nội dung thi đua ra sao…? Đây là việc làm rất quan trọng để giáo viên chủ nhiệm có thể tư vấn cho học sinh lớp mình lựa chộ đầu tư cho nội dung thi đua gì. Nên hướng học sinh chú trọng đầu tư những nội dung mà lớp có nguồn tài nguyên phong phú, tiềm năng để vừa đảm bảo tiêu chí chung của nhà trường mà vẫn phù hợp với năng lực và sở thích của học sinh. Nếu học sinh muốn đầu tư cho một nội dung mới mẻ so với truyền thống của lớp thì giáo viên chủ nhiệm cũng không nên ngăn cản mà nên phân tích những thuận lợi và khó khăn, khả năng thành công trong những nội dung đó để lớp lựa chọn, quyêt định. Tuyệt đối không nên áp đặt học sinh phải đầu tư cho những nội dung mà các em không thích hoặc không có khả năng. Nếu không có năng lực hoặc không thích thì không thể dẫn tới thành công mà cũng không đem lại hiệu quả giáo dục tốt đẹp được. Ngược lại làm học sinh chán nản thất vọng, ấm ức không có lời cho sự đoàn kết và đi lên của tập thể lớp.
Ví dụ minh họa:
Trong các đợt thi đua lớn ở trường THPT Mê Linh, Đoàn trường thường phát động nhiều hoạt động phong trào ý nghĩa thiết thực như: văn nghệ theo chủ đề, thể thao, thi đua tuần học tốt, hành quân điểm số, cắm hoa, cắm trại, nấu cơm niêu…Tôi là một giáo viên dạy văn nên thường được phân công chủ nhiệm các lớp có định hướng học văn và các môn xã hội. Đặc trưng của các lớp này là nhiều học sinh nữ. Vì vậy trước một đợt thi đua , tôi thường hướng các học sinh của lớp mình chủ nhiệm đầu tư tham gia hoạt động phong trào ở các nội dung phù hợp với các em nữ như: cắm hoa nghệ thuật, múa hát, nấu cơm niêu, thời trang, kể chuyện… và thường giành được kết quả khá tốt
- Khi đã chọn được nội dung phù hợp để tham gia dợt thi đua thì giáo viên chủ nhiệm phải là người tư vấn xây dựng kế hoạch hoạt động, triển khai sao cho hợp lý cả về thời gian, công sức và cả tiền bạc. Không nên bỏ mặc học sinh tự làm vì như vậy học sinh chưa biết lường trước các tình huống, khả năng xảy ra và cách giải quyết nên sẽ dẫn tới lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc mà kết quả có khi lại không được như mong muốn.
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch đã xây dựng, giáo viên chủ nhiệm phải luôn luôn theo sát, động viên học sinh phát huy sức mạnh tập thể, điều chỉnh kế hoach cho phù hợp nhất với tình hình cụ thể…Không nên áp đặt học sing phải đạt được thành tích cao để học sinh không bị cảm giác lo lắng quá làm mất hứng thú. Kinh nghiệm cho thấy, khi bị lo lắng, sợ sệt học sinh mất tự tin, thoải mái và kết quả thường không như mong muốn. Cũng không nên làm hết cho học sinh mà để học sinh tự sáng tạo, luyện tập…các em mới thích thú. Giáo viên chủ nhiệm cần luôn quán triệt tư tưởng cho học sinh làm gì cũng phải đoàn kết, làm hết khả năng của mình chứ không nên chạy đua bắt chước các lớp khác mà phải hiểu rằng mình tham gia các hoạt động để phát huy trí lực của lớp mình, làm sao đi đúng yêu cầu của ban tổ chức, trọng tâm, thiết thực, độc đáo, giản dị mà ý nghĩa sâu sắc.
Ví dụ minh họa:
Khi tham gia hoạt động kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên chủ nhiệm nên hướng dẫn học sinh chọn kể những mẩu chuyện nào thật tiêu biểu cho tấm gương đạo đức của Bác Hồ chứ không nhất thiết phải yêu cầu chọn chuyện nào mà ít người biết đến để muốn chứng tỏ sự độc đáo. Vấn đề cốt yếu của kể chuyện là ở nghệ thuật kể sao cho hấp dẫn bằng giọng kể truyền cảm, sự phối hợp chân tay, nét mặt cử chỉ, điệu bộ, trang phục… chứ không phải ở những câu chuyện xa lạ với mọi người. Câu chuyện càng nhiều người biết đến mà kể tốt thì càng có sức thuyết phục cao hơn.
- Khi tiến hành thực hiện kế hoạch mà gặp khó khăn, hoặc cần có sự giúp đỡ bên ngoài tập thể học sinh trong lớp thì giáo viên chủ nhiệm cần hướng học sinh, thậm chí bản thân giáo viên chủ nhiệm phải trực tiếp tìm sự giúp đỡ trong hội cha mẹ học sinh của lớp. Nếu gia đình học sinh có thể giúp đỡ con em mình trong các hoạt động lành mạnh, có ý nghĩa thì họ sẽ giúp nhiệt tình.
Ví dụ minh họa:
Trong các đợt thi đua chào mừng 20-11,8-3… ở trường THPT Mê Linh có nội dung các lớp trang trí lớp bằng khăn trải bàn, lọ hoa chào mừng. Mê Linh là một huyện nổi tiếng toàn quốc về nghề tròng và buôn bán hoa nên tôi đã kêu gọi sự giúp đỡ của các gia đình trồng hoa để suốt thời gian thi đua lúc nào lớp cũng có hoa tươi đẹp trên bàn giáo viên. Và thực tế lớp tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của cha mẹ học sinh.
Hoặc khi học sinh lớp 12a9 do tôi chủ nhiệm năm học 2009-2010 tham gia cuộc thi kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, đọc và bình “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ ở cấp trường thì đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt thành của gia đình em nguyễn Thu Trang ở Mê linh trong việc lo trang phục, phụ kiện giúp cho tiết mục của lớp tôi đạt giải nhất cấp trường, rồi sau đó là cấp cụm…
- Nếu lớp tham gia nội dung hoạt động nào mà giáo viên chủ nhiệm có hiểu biết hoặc có năng khiếu thì giáo viên chủ nhiệm cần dành thời gian và công sức để chỉ đạo, hướng dẫn học sinh sẽ dễ đạt kết quả tốt hơn.
Ví dụ minh họa:
Khi học sinh lớp 12a9 do tôi chủ nhiệm năm học 2009-2010 tham gia cuộc thi kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, đọc và bình “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ, tôi là một giáo viên dạy văn và ham thích tìm hiểu lịch sử, lại có kinh nghiệm trong việc hưỡng dẫn nghệ thuật kể chuyện. Nên ngay sau khi biết nội dung phát động của thành phố Hà Nội và sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, tôi đã tìm hiểu thể lệ của cuộc thi, trực tiếp chọn học sinh tham gia thi, chọn nội dung kể chuyện và hướng dẫn học sinh Ngô Thị Thu Thùy kể chuyện về Lý thái Tổ,học sinh Lê Văn Phúc đọc và bình “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ. Sau nhiều ngày luyện tập vất vả nhưng rất hào hứng, tiết mục tham gia của lớp tôi đã đạt giải nhất tất cả các nội dung của cuộc thi. Tiết mục này lại tiếp tục được nhà trường chọn đi thi cụm, và chọn thi thành phố đều giành giải nhất.
- Khi nhà trường phát động phong trào hoạt động tập thể gì giáo viên chủ nhiệm nên tổ chức, hướng dẫn học sinh lớp mình tham gia đầy đủ các hoạt động với 100% sĩ số và với một thời gian nhanh nhất để có thành tích cao trong các hoạt động thi đua. Muốn vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phân tích những mặt tích cực, ý nghĩa tốt đẹp của các phong trào này để học sinh vui vẻ, nhiệt tình tham gia, hướng dẫn cách thức tham gia sao cho hiệu quả nhất. Ví dụ như các hoạt động làm từ thiện, hoạt động tham gia viết thư gửi đức vua Lý Thái Tổ ( năm 2010) hay viết thư UPU...
Ví dụ minh họa:
Khi Đoàn trường phát động phong trào quyên góp ủng hộ người nghèo, hay người trong hoàn cảnh chịu thiên tai bão lũ, ở lớp tôi không phải không có những học sinh cho rằng: em cũng nghèo đây lại còn phải ủng hộ ai nữa; mà biết sự ủng hộ có đến tận tay người cần được ủng hộ không?Tôi đã phân tích ý nghĩa tốt đẹp của phong trào quyên góp này cho các em, lấy những ví dụ cụ thể, xác thực, lấy những câu tục ngữ, ca dao để học sinh thấy đây là truyền thống từ xưa và rất đáng tự hào của cha ông mà mình phải có ý thức tiếp nối, phát huy. Tôi cũng làm một phép so sánh thiết thực rằng số tiền hay vật chất ủng hộ không phải là quá sức các em so với những khoản chi phí cho nhu cầu cá nhân ngày càng cao của các em. Chỉ một lần như vậy, lần sau các em đều rất nhiệt tình trong những việc tương tự.
IV.Kinh nghiệm, tổ chức, hướng dẫn, quản lý các hoạt động phong trào trong các cuộc thi cấp cụm, cấp thành phố:
Khi học sinh lớp chủ nhiệm vinh dự được tham dự một hội thi hoạt động phong trào ở các cấp cao hơn cấp trường thì điều đầu tiên giáo viên chủ nhiệm cần nhận thức được là tiết mục của lớp mình nhưng đã có tư cách thay mặt cho cả nhà trường tham dự cuộc thi nên tiết mục tham gia hội thi sẽ được sự quan tâm đầu tư của nhà trường và đòi hỏi phải được đầu tư, chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo hơn rất nhiều. Một số biện pháp mà tôi tìm tòi, học hỏi và áp dụng thành công, xin được sẻ chia với các thầy cô và những ai quan tâm đến vấn đề này.
- Cần thiết phải tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi của học sinh khi tham gia thi để giúp học sinh phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn vì ở các cấp thi cao hơn đòi hỏi phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức hơn; cũng cần trao đổi về tình hình chung với các thầy cô giáo bộ môn để các thầy cô bộ môn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh luyện tập mà vẫn đảm bảo việc chính là học tập văn hóa. Nếu nội dung thi nằm trong lĩnh vực chuyên môn hoặc hiểu biết của thầy cô nào thì đề nghị các thầy cô ấy giúp đỡ về chuyên môn, kĩ năng để học sinh có thể giành được thành tích cao nhất khi đi thi.Học sinh chỉ có thể đạt kết quả thi đấu cao nhất khi có sự động viên, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè bên cạnh sự nỗ lực của bản thân.
Ví dụ minh họa:
Em Nguyễn Thị Luyến, học sinh lớp 10a10 do tôi chủ nhiệm năm hoc 1010- 2011 này được chọn tham dự hội khỏe phù đổng thành phố Hà Nội. Nhờ sự giúp đỡ của các thầy dạy bộ môn thể dục như thầy Hà, thầy Hùng, thầy Trường về kĩ thuật, sự cố gắng rất nhiều của em, và không thể không kể tới sự giúp đõ động viên của gia đình, của các em học sinh trong lớp, của tôi, giáo viên chủ nhiệm cả về tinh thần và vật chất…Kết quả em cùng đồng đội đã đạt huy chương vàng.
- Khi chính giáo viên chủ nhiện trực tiếp tham gia vào công tác chỉ đạo, hướng dẫn học sinh đi thi thì cần căn cứ trên những thuận lợi và khó khăn thực trạng mà đề xuất với BGH nhà trường, Đoàn trường, hay hội cha mẹ học sinh… quan tâm, đầu tư cả tinh thần và vật chất để đáp ứng cao nhất những đòi hỏi của việc chuẩn bị tốt cho việc dự thi.Học sinh đi thi phải am hiểu về lĩnh vực mà mình thi cả kiến thức và kĩ thuật, kĩ năng…
Ví dụ minh họa:
Khi học sinh Ngô Thị Thu Thùy, học sinh lớp 12a9 năm học 2009- 2010, do tôi làm chủ nhiệm lớp đồng thời cũng chịu trách nhiệm chính hướng dẫn, luyện tập về nghệ thuật, kĩ năng đi thi “Kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”cấp cụm, cấp thành phố, tôi đã đầu tư nhiều công sức thời gia, đã đề xuất với BGH nhà trường đầu tư có chiều sâu và kĩ thuật cho tiết mục tham gia thi và đã được sự đầu tư không nhỏ của nhà trường, đoàn trường và hội cha mẹ học sinh. Để có thể kể chuyện tốt nhất về vị vua đầu triều nhà Lý, Lý Thái Tổ, em Thùy đã được cùng nhiều bạn khác về tận đền Đô, nơi thờ chính, về chùa Dận, nơi sinh ra và nuôi dạy Lý Công Uẩn lúc nhỏ, về chùa Tiên Sơn, nơi dạy dỗ và hình thành tài năng nhân cách cho vị vua anh minh này…quay phim, chụp ảnh, sưu tầm tài liệu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật chọn kể, giúp thí sinh đi thi được mắt thấy tai nghe những tư liệu lịch sử về nhân vật mình kể, có được những xúc cảm chân thật rung động về nhân vật lịch sử này… nhằm có kết quả thi cao nhất. Và em Thùy cùng với em Lưu Văn Sơn và em Lê Văn Phúc đã đạt được giải nhất kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội năm 2010 cấp cụm, sau đó là cấp thành phố.
- Một kinh nghiệm quan trọng nữa khi tổ chức, hướng dẫn, quản lý học sinh lớp chủ nhiệm đi thi các hoạt động phong trào là phải chú trọng đề cao công tác cổ vũ, động viên. Vì đây là nhân tố có ý nghĩa lớn giúp thí sinh thi cảm thấy yên tâm, tự tin, có hứng thú khi bước vào thi. Điều này làm nên 50% thành công. Người tham gia đội ngũ cổ vũ cần chọn người thân, bạn thân, bạn cùng lớp càng nhiều càng tốt.
Ví dụ minh họa:
Khi nhóm học sinh Ngô Thị Thu Thùy, Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Nhung học sinh lớp 11a9 năm học 2008- 2909, do tôi làm chủ nhiệm lớp được chọn tham gia cuộc thi “Tiếng hát tuổi hồng” cấp cụm, tôi đã đề xuất với đoàn trường là người trực tiếp chỉ đạo xin cho nhiều học sinh của những lớp có các em tham gia thi đi cổ động với số lượng nhiều hơn. Ở lớp tôi, tôi đã chọn những bạn mà các em đi thi thân nhất và tin tưởng đi cổ vũ để các em có cảm giác được ủng hộ và tin tưởng cao nhất, góp phần đạt kết quả thi cao nhất.Trong cuộc thi đó các em cùng các bạn trong đội văn nghệ của nhà trường đã đạt giải ba.
Khi em Thùy cùng với em Phúc và em Sơn, năm sau thi kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội cấp thành phố, được sự đồng ý của BGH nhà trường, tôi cũng đã chọn học sinh của lớp 

File đính kèm:

  • docSK chu nhiem lop.doc
Giáo án liên quan