Đề tài Nâng cao kết quả học tập môn Tin học lớp 11C3 qua sử dụng sơ đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc)

1. Chủ đề, nội dung cần kiểm tra đánh giá:

- Chương III - Cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp

2. Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng

- Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp, cấu trúc rẽ nhánh, câu lệnh ghép trong biểu diễn thuật toán.

- Hiểu cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước (kiểm tra điều kiện trước), cấu trúc lặp với số lần biết trước

- Biết cách vận dụng từng loại cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp phù hợp với tình huống cụ thể, đơn giản.

- Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh, cấu trúc lặp For Do và While Do

 

doc43 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao kết quả học tập môn Tin học lớp 11C3 qua sử dụng sơ đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung bình
Đối chứng (11C6)
6.37
6.76
Thực nghiệm (11C1)
6.30
8.01
Độ lệch chuẩn
Đối chứng (11C6)
1.6847
1.5062
Thực nghiệm (11C1)
1.7184
1.6218
Giá trị P của T- test
0.8649
0.0005
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
0.83
4.2.Phân tích dữ liệu:
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p = 0.0005 nghĩa là: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. 
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=0.83. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy Tin học 11 theo phương pháp sử dụng SĐTD là lớn.
 Giả thuyết của đề tài: : “Nâng cao kết quả học tập môn Tin học lớp 11C3 qua sử dụng sơ đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc)” đã được kiểm chứng. 
Hình. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
4.3. Bàn luận:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8.01, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6.76. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.25 điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.83 điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. 
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.0005 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. 
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
5.1.Kết luận:
- Công việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực thật sự là công việc nhiều khó khăn và nhiều thách thức. Qua việc sử dụng SĐTD trong dạy học mới thấy được nhiều khó khăn trong khi đổi mới phương pháp dạy học. Khó khăn không chỉ giành cho người GV, hay chỉ riêng cho HS. Mà với việc sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực GV phải là người tổ chức “chương trình” thật chu đáo để làm cho HS tìm thấy kiến thức và kĩ năng cuộc sống thông qua bài học của mình. GV đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công việc định hướng, dẫn dắt HS tìm hiểu từng vấn đề của bài học, vấn đề của cuộc sống mà ta hàng ngày không để ý.
- Và đề tài: : “Nâng cao kết quả học tập môn Tin học lớp 11C3 qua sử dụng sơ đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc)” đã nhận được nhiều thái độ tích cực của HS. Trong quá trình học, HS cũng tích cực tư duy để tìm hiểu, lĩnh hội và trao đổi kiến thức mới cũng như tái hiện kiến thức cũ liên quan. Việc trao đổi giữa HS và GV đã được tích cực hóa, quá trình học đã được chuyển biến theo hướng hoạt động của HS là chính. HS đã tích cực vận động trong các nội dung kiến thức theo hướng dẫn của GV để đạt được mục tiêu của bài học. Cùng với đó là việc HS hình thành được một phần tư duy tích cực trong khi lĩnh hội tri thức, song song với việc lĩnh hội tri thức còn tự hoàn thiện bản thân mình với kỹ năng, kỹ xảo của việc trình bày, chắt lọc thông tin và tổng hợp thông tin.
- Như vậy, việc dạy học Tin học 11 theo phương pháp sử dụng SĐTD đã góp phần vào việc kích thích hoạt động của HS trong việc tự tìm hiểu, tự nghiên cứu nguồn tri thức của nhân loại, là một bước quan trọng trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học mà bản thân tôi đã nhận thức được để tiếp tục trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm để luôn mang đến những tiết học lý thú cho HS và phần nào nâng cao kết quả học tập bộ môn. Tuy nhiên, do đây là một hướng nghiên cứu mới của bản thân nên tôi rất mong muốn được chia sẻ và nhận những lời góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp về vấn đề này để chúng ta cùng nhau học hỏi và hoàn thiện kĩ năng sư phạm, kĩ năng sử dụng SĐTD trong dạy học của mình.
5.2.Khuyến nghị:
- Kết quả học tập của HS được nâng cao là nhờ có sự nỗ lực của cả thầy lẫn trò, có sự kết hợp đồng bộ giữa phương pháp dạy và học thật tốt về bộ môn, nhất là khi GV áp dụng phương pháp này trong khi dạy học. Vì thế, mỗi GV cần mạnh dạn có những phương pháp mới thật sáng tạo, không nên quá bám sát sách giáo khoa và mỗi HS phải thật sự cố gắng, luôn có phương pháp học tập phù hợp với khả năng bản thân và luôn có tinh thần học hỏi thật nghiêm túc. 
- Việc phát hiện ở HS có những câu trả lời hay và thật sáng tạo, thật độc đáo giúp mỗi GV bộ môn có thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy góp phần nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân.
- Đề tài : “Nâng cao kết quả học tập môn Tin học lớp 11C3 qua sử dụng sơ đồ tư duy trong Chương IV (Kiểu dữ liệu có cấu trúc)” mà tôi trình bày dựa trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân qua những năm giảng dạy. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô trong tổ nhóm bộ môn, của quý thầy cô đồng nghiệp ở các bộ môn khác, của Ban giám hiệu nhà trường để đề tài này được hoàn chỉnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn trong giảng dạy, nâng cao hơn nửa chất lượng học tập của HS ở trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – Bộ giáo dục và đào tạo, Dự án Việt – Bỉ, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
- Sách giáo khoa Tin học 11.
- Sách Ngôn ngữ lập trình Pascal của Quách Tuấn Ngọc.
- Tony Buzan - Bản đồ Tư duy trong công việc, NXB LĐ-XH 2007.
- Lê Khắc Thành. Phương pháp dạy học môn Tin học, NXB ĐH sư phạm Hà nội 2009.
- Tài liệu hỗ trợ cho đổi mới phương pháp dạy học và quản lí giáo dục: Dạy và học tích cực.
- Mạng Internet.
PHỤ LỤC:
Phụ lục 1: Kế hoạch bài học một số tiết học trong chương trình chuẩn môn Tin học 11:
§11- Kiểu mảng- Mảng một chiều, tiết 19
1)Trong nội dung kiểm tra bài cũ:
GV cho HS xem sơ đồ 
GV đặt câu hỏi 1: Có 2 bạn nhỏ đang tranh giành nhau để được vào trong nhận quà tặng. Nhưng theo qui định là bạn nào thấp hơn thì sẽ được đi vào trước, ngược lại bạn nào cao hơn thì sẽ đi sau. Tình huống trên đã được chuyển hóa thành dạng cấu trúc rẽ nhánh, theo em đó là dạng nào? 
Readln (a, b );{a,b là chiều cao của 2 bạn nhỏ}
If a > b then writeln (’Ban nho co chieu cao la: ‘, b, ‘se duoc vao truoc’) 
Else writeln (’Ban nho co chieu cao la:‘, a, ‘se duoc vao truoc’);
Kết quả của tình huống trên sẽ là như thế nào nếu nhập a=157 và b=155
	A. Ban nho co chieu cao la: 157 se duoc vao truoc
	B. Ban nho co chieu cao la: 155 se duoc vao truoc
	C. Không thông báo gì.
	D. Không có phương án nào đúng.
GV đặt câu hỏi 2: An sử dụng 1 cái ca dung tích 1 lít nước để đổ nước vào 1 cái thùng phi dung tích 50 lít. An phải lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi thùng phi đầy nước. Tình huống trên đã được đưa vào trong đoạn câu lệnh sau:
50 lít
For i:=  to  do
  {Thực hiện công việc đổ nước} 
Em hãy điền vào chỗ trống ()
1 lít
Đáp án: For i:= 1 to 50 do
2)Trong nội dung bài mới:
- GV vẽ ra sơ đồ về khái niệm mảng một chiều
Xác định cs_đầu, cs_cuối
Các kdl chuẩn đã học
(A[i])
(Các kdl chuẩn đã học)
(Có 2 cách)
(cs_đầu, cs_cuối)
- GV vẽ ra sơ đồ về khai báo mảng một chiều
cs_đầu, cs_cuối: kiểu nguyên
cs_đầu là 1
cs_đầu ≤ cs_cuối
- GV vẽ ra sơ đồ về một số thao tác xử lý mảng một chiều
(read/readln)
(write/writeln)
(A[i]>A[i+1]àđổi chổ)
(A[i]<A[i+1]àđổi chổ)
Max:=A[1]àNếu A[i]>Max
à Max:=A[i]
Min:=A[1]àNếu A[i]>Min
à Min:=A[i]
 dem:=0àNếu đk thì
à dem:=dem+1
Như vậy, thông qua sơ đồ GV và HS đã làm sáng tỏ 1 số khái niệm, thao tác mới. Nội dung thể hiện một cách trực quan, cụ thể, dễ tiếp thu, HS và GV có thể nghiên cứu và lập được sơ đồ mà không đòi hỏi vật liệu, máy móc hiện đại mà chỉ đòi hỏi ở sự nhiệt tình trong giảng dạy.
Để đảm bảo được yêu cầu quan sát sơ đồ đi đúng với thiết kế mà người GV đề ra thì GV phải chuẩn bị những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình giảng dạy. Hệ thống câu hỏi phải khai thác tối đa khả năng quan sát của HS, tạo cơ hội cho HS trình bày quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học, khuyến khích các em nêu những thắc mắc trong khi nghe giảng, đặt ra câu hỏi cho thầy, cho bạn trao đổi, tranh luận, tạo nên mối quan hệ hợp tác trong giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò với trò trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập. Sự tương tác đó trong học tập sẽ làm tăng hiệu quả học tập, trong hoạt động hợp tác, tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ uốn nắn, tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được phát triển. 
Chương IV- Kiểu dữ liệu có cấu trúc là một chương khó khó, khô khan khi người GV truyền thụ kiến thức cho HS một cách đơn giản sẽ làm cho tiết học thêm nhàm chán, buồn tẻ, không sinh động . Do đó, GV phải linh động thiết kế sơ đồ phù hợp với trình độ nhận thức của các em. HS có thể trình bày những hiểu biết của mình về vấn đề này. 
3)Trong nội dung câu hỏi, bài tập củng cố:
GV đưa ra yêu cầu: Hãy dựa vào sơ đồ một số thao tác xử lý mảng 1 chiều, em hãy xác định các câu (đoạn lệnh) thực hiện các công việc sau:
1) Khai báo mảng 1 chiều (xác định là trực tiếp hay gián tiếp)?
2) Nhập mảng
3) Xuất mảng (nếu có)? Nếu không có thì xuất kết quả gì? Và đoạn lệnh nào thực hiện công việc đó?
Program TinhTong ;
Uses crt ;
var a : array[1..250] of integer ;
 n,i,Tong : Integer ;
Begin
 clrscr ;
 Write('Nhap n = ') ;
 Readln(n) ;
 For i := 1 to n do
 Begin
 Write('a[',i,'] = ') ;
 readln(a[i]) ;
 End ;
 Tong:=0;
 For i := 1 to n do
 If a[i] mod 2=0 then
 Tong:=Tong+a[i];
 Writeln('Tong cac phan tu chan la: ',Tong) ;
 Readln ;
 End .
Với sơ đồ, GV đã giúp HS đúc kết được những kiến thức cần nắm trong bài, và kiểm tra lại mức độ tiếp thu chúng cũng như tính hiệu quả của việc sử dụng SĐTD trong bài học.
§12- Kiểu xâu, tiết 28
1)Trong nội dung bài mới:
- GV vẽ ra sơ đồ khi nói khái niệm về Xâu:
(Xâu chứa dấu cách: S[i]:=’ ‘ ; độ dài bằng 1)
string
(Phép SS, phép ghép xâu)
A[i]
- GV kết hợp giữa sơ đồ với các phương pháp dạy học đặt vấn đề, thuyết trình, minh họa và vấn đáp để HS tìm hiểu về xâu.
- HS quan sát sơ đồ để nắm được nội chính của bài học.
- GV vẽ ra sơ đồ khi nói về khai báo xâu:
(Độ dài Max: 255)
- Dựa vào sơ đồ, GV có thể gọi 1 hoặc 2 HS lên khai báo thử biến xâu bằng cách trực tiếp hay gián tiếp tùy ý.
- HS thông qua sơ đồ có thể nắm được cách để khai báo biến xâu.
- GV vẽ ra sơ đồ khi nói về các thao tác xử lí xâu:
- HS nhìn vào sơ đồ có thể thực hiện 1 số VD về các thao tác, cũng như kết quả của các phép so sánh.
VD1: 
S:= ‘Tin’ + ‘ ‘ + ‘học’ à S=’Tin học’ à phép ghép xâu (+)
VD2:
‘AC’ > ‘ABC’ à quy tắc 1
‘AB’ < ‘ABC’ à quy tắc 2
‘AC’ = ‘AC’ à quy tắc 3
Phụ lục 2: Ma trận đề kiểm tra và đáp án của bài kiểm tra trước tác động:
1. Chủ đề, nội dung cần kiểm tra đánh giá:
- Chương III - Cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp
2. Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng
- Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp, cấu trúc rẽ nhánh, câu lệnh ghép trong biểu diễn thuật toán.
- Hiểu cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước (kiểm tra điều kiện trước), cấu trúc lặp với số lần biết trước
- Biết cách vận dụng từng loại cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp phù hợp với tình huống cụ thể, đơn giản.
- Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh, cấu trúc lặp For  Do và While  Do
- Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp;
- Viết đúng các lệnh lặp số lần chưa biết trước (kiểm tra điều kiện trước), lặp với số lần biết trước và các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ.
- Dự đoán được kết quả thực hiện một số đoạn lệnh của một số bài toán đơn giản
3. Xác định năng lực hướng tới
- Giải được các bài toán thực tế đơn giản bằng các câu lệnh lặp.
4. Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết (mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu(mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Cấu trúc rẽ nhánh, câu lệnh ghép
Câu hỏi/bài tập định tính
HS biết cấu trúc rẽ nhánh như thế nào là đúng cú pháp
ND1.DT.NB.1
HS chỉ ra được các thành phần, cấu trúc đúng của câu lệnh rẽ nhánh và câu lệnh ghép cụ thể. 
ND1.DT.TH.1
ND1.DT.TH.2
Bài tập định lượng
HS biết cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh để chỉ ra được hoạt động một lệnh dạng If-then-cụ thể.
ND1.DL.NB.1
HS hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh để giải thích được hoạt động một đoạn lệnh cụ thể.
ND1.DL.TH.1
ND1.DL.TH.2
ND1.DL.TH.3
HS có thể ứng dụng cấu rẽ nhánh để giải quyết 1 tình huống quen thuộc
ND1.DL.VDT.1
HS có thể ứng dụng cấu trúc rẽ nhánh If  Then  Else để giải quyết 1 yêu cầu nâng cao.
ND1.DL.VDC.1
Bài tập thực hành
HS hoàn chỉnh lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else trong chương trình quen thuộc
ND1.TH.TH.1
2. Cấu trúc lặp
Câu hỏi/bài tập định tính
HS nhận biết được bài toán có sử dụng cấu trúc lặp
ND2.DT.NB.1
Bài tập định lượng
HS nhận biết các thành phần của câu lệnh lặp For..do While ... Do 
ND2.DL.NB.1
HS hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh lặp For ... Do và While ... Do để giải thích được hoạt động một đoạn lệnh cụ thể.
ND2.DL.TH.1
ND2.DL.TH.1
HS có thể ứng dụng cấu trúc lặp For ... do để giải quyết 1 tình huống quen thuộc
ND2.DL.VDT.1
HS có thể ứng dụng cấu trúc lặp For..do để giải quyết 1 yêu cầu nâng cao.
ND2.DL.VDC.1
Bài tập thực hành
HS phát hiện và sửa lỗi sai trong cấu trúc lặp cho truớc.
ND2.TH.TH.1
ND2.TH.TH.2
5.Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả
Câu 1- ND2.DT.NB.1: Em hãy nêu một tình huống trong cuộc sống có sử dụng thao tác lặp:
a. chuyển động của quả lắc đồng hồ	b. chuyển động của vật rơi tự do
c. chuyển động của chiếc lá d. chuyển động của chiếc ô tô từ TP.HCM-HN
Câu 2- ND1.DT.NB.2: Câu lệnh If-then nào dưới đây viết đúng cú pháp
a) If a>b then a:=b;	b) If-then a>b, a:=b;	
c) If-then(a>b,a:=b);	d) If a>b then a=b;	
Câu 3- ND2.DL.TH.1:
An sử dụng ca để đổ nước vào bể nuôi cá. An phải lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi bể cá đầy nước. Hỏi An phải thực hiện thao tác đổ nước bao nhiêu lần ?
a.15 lần	b. 7 lần
c. 1 lần	d. không xác định được số lần
Câu 4- ND2.DL.NB.1: Em hãy cho biết và trong đoạn chương trình sau:
..
For k:=5 to 12 do writeln(k);
Câu 5- ND2.TH.TH.1: Em hãy xác định lỗi trong câu lệnh sau:
For k:=0.5 to 10 do Writeln(K);
.
Câu 6- ND2.DL.TH.2: Em hãy cho biết kết quả của đoạn chương trình sau:
S:=0;
For i:=1 to 5 do s:=s+i;
Writeln(s);
Kết quả đoạn code như sau:
a. 10	b.14	c.15	d.16
Câu 7- ND2.DL.VDC.1 : Em hãy cho biết kết quả của đoạn chương trình sau:
S:=0;
For i:=1 to 5 do 
If i mod 2 0 then s:=s+i;
Writeln(s);
Kết quả đoạn code như sau:
a. 15	b.8	c.9	d.7
Câu 8- ND1.DL.NB.1: Xét lệnh: 
If a>b then writeln(a);
Hỏi nếu a=7; b=6; thì lệnh trên đưa ra màn hình gì?
a) Không đưa ra gì;	b) Đưa ra số 6;	
c) Đưa ra số 7;	d) Đưa ra số 67;
Câu 9- ND1.DL.TH.1 : Xét lệnh
if a>b then a:=b;
if a>c then a:=c;
writeln(a);
Hỏi nếu a=7; b=6; c=8; thì lệnh trên đưa ra màn hình gì?
a) Không đưa ra gì;	b) Đưa ra số 6;	
c) Đưa ra số 7;	d) Đưa ra số 8;
Câu 10- ND1.DT.TH.1: Lệnh nào dưới đây viết đúng cú pháp
a. If A < 10; then A:=10 else A:=0;	b. If A < 10; then A:=10; else A:=0;
c. If A < 10 then A:=10 else A:=0;	d. If A < 10 then A:=10; else A:=0;
Câu 11- ND1.DL.TH.2: Cho đoạn chương trình sau:
Readln (a, b );
If a mod b = 0 then writeln (a,’ Khong chia het cho ‘, b) 
Else writeln (a,’ chia het cho ‘, b);
Nhận xét đoạn chương trình trên cho kết quả như thế nào nếu ta cho a= 10, b=2.
a. 10 chia het cho 2	b. 10 Khong chia het cho 2
c. Không ra kết quả gì cả	d. Đoạn lệnh sai cú pháp
Câu 12- ND1.DL.TH.3:
Hãy điền vào chỗ “” dưới đây để đoạn chương trình dưới đây thông báo một số tự nhiên a có chia hết cho 5 hay không?
If  then write (a,‘ chia het cho 5 ,’) 
Else write (a,‘ khong chia het cho 5,’);
Câu 13- ND2.TH.TH.2: Xét đoạn chương trình dưới đây, em hãy cho biết câu lệnh While .. do có đúng cú pháp hay không? Hãy sữa lại cho đúng.
n:=1; S:=0;
While n mod 2 :=1 do 
Begin
S:=S+n;
N:=n+1;
End;
..
Câu 14- ND2.DL.VDT.1 :
Em hãy cho biết kết quả của đoạn chương trình sau:
S:=0;
i:=1;
While i<= 5 do 
begin
s:=s+i;
i:=i+2;
end;
Writeln(s);
Kết quả đoạn code như sau:
a. 10	b.14	c.15	d.9
Câu 15- ND1.TH.TH.1: 
15.1) Hãy hoàn thiện chương trình sau
Program vidu;
Var a, b: real;
Begin
	Readln (a, b);
	If .................. 
 Writeln (‘Thuong cua ‘,a,’ chia cho ‘ ,b, ’ la ’, a/b) 
	...... Writeln (‘ Khong chia duoc vi b bang khong’);
	Readln
End.
15.2) Chạy chương trình với a=6; b=2; Cho biết thông tin được ghi ra màn hình
15.3) Chạy chương trình với a=0; b=0; Cho biết thông tin được ghi ra màn hình
Câu 16- ND1.DL.VDT.1: Hoàn thiện đoạn lệnh dưới đây nhằm mục đích đưa ra chiều dài và chiểu rộng của một hình chữ nhật có hai cạnh là a và b?	
If ... Then 
Begin
writeln(‘chieu dai la’,a);
writeln(‘chieu rong la’,b);
end
Else 
...
Câu 17- ND1.DT.TH.2:
Quan sát đoạn lệnh dưới đây và cho biết lệnh ghép đã được viết đúng cấu trúc hay chưa? Nếu sai thì hãy viết lại cho đúng.
if a>b then 
tmp:=a;
a:=b;
b:=tmp;
end;
Câu 18- ND1.DL.VDC.1: Hoàn thiện đoạn lệnh dưới đây nhằm mục đích tráo đổi giá trị hai biến a, b nếu a>b.
If ...
...
c:=a;
a:=b;
b:=c;
...
« Thang điểm và đáp án của bài kiểm tra trước tác động:
- Mỗi câu đúng là 0.5đ.
- Đáp án: 
Câu 1: a	Câu 2: a	Câu 3: d	Câu 4: : 5, : 12
Câu 5: 0.5 à biến đếm phải là số nguyên
Câu 6: c	Câu 7: c	Câu 8: c	Câu 9: b	Câu 10: c	Câu 11: b
Câu 12: a mod 5 = 0	Câu 13: n mod 2 :=1 à n mod 2 =1	Câu 14: d	
Câu 15.1: b0 và Else	
Câu 15.2: Thuong cua 6 chia cho 2 là 3
Câu 15.3: Khong chia duoc vi b bang khong
Câu 16: a>b và 
Begin
writeln(‘chieu dai la’,b);
writeln(‘chieu rong la’,a);
end;
Câu 17: if a>b then 
Begin
tmp:=a;
a:=b;
b:=tmp;
End;
Câu 18: If a>b Then
Begin
c:=a;
a:=b;
b:=c;
End;
Phụ lục 2: Ma trận đề kiểm tra và đáp án của bài kiểm tra sau tác động:
1. Chủ đề, nội dung cần kiểm tra đánh giá:
- Chương III - Cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp
- Chương IV - Kiểu dữ liệu có cấu trúc
2. Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng
- Hiểu khái niệm về kiểu mảng và kiểu xâu cùng với các cách khai báo và các tham số trong đó.
- Biết cách vận dụng cấu trúc lặp, cấu trúc rẽ nhánh vào trong xử lí mảng và xâu.
- Hiểu và nắm được ý nghĩa của một số hàm và thủ tục chuẩn xử lí xâu.
- Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản xử lí mảng và xâu để đưa ra được kết quả;
- Viết được thuật toán của một số bài toán đơn giản
3. Xác định năng lực hướng tới
- Giải được các bài toán thực tế đơn giản trong xử lí xâu và mảng có kết hợp cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp.
4. Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết (mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu(mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Kiểu mảng 1 chiều
Câu hỏi/bài tập định tính
HS biết cấu trúc mảng như thế nào là đúng cú pháp
ND1.DT.NB.1
Bài tập định lượng
HS hiểu cơ chế hoạt động vòng lặp For ... do để biết được kết quả của một đoạn lệnh xử lí mảng cụ thể
ND1.DL.TH.1
Bài tập thực hành
HS hiểu cơ chế hoạt động vòng lặp For ... do để thực hiện tính toán và đưa ra kết quả của một đoạn lệnh xử lí mảng cụ thể.
ND1.TH.TH.1
HS có thể ứng dụng các kiến thức về mảng 1 chiều để giải quyết 1 tình huống quen thuộc
ND1.TH.VDT.1
2. Kiểu xâu
Câu hỏi/bài tập định tính
HS nhận biết được các kiến thức đúng về kiểu xâu
ND2.DT.NB.1
ND2.DT.NB.2
ND2.DT.NB.3
ND2.DT.NB.4
ND2.DT.TH.1
Bài tập định lượng
HS nhận biết được độ dài của xâu là bao nhiêu 
ND2.DL.NB.1
HS hiểu cơ chế hoạt động của các hàm và thủ tục chuẩn xử lí xâu để giải thích được hoạt động của một đoạn lệnh cụ thể.
ND2.DL.TH.1
ND2.DL.TH.2
HS có thể ứng dụng các hàm và thủ tục chuẩn trong xử lí xâu để giải quyết 1 số tình huống quen thuộc
ND2.DL.VDT.1
ND2.DL.VDT.2
Bài tập thực hành
HS có thể ứng dụng cấu trúc lặp và cấu trúc rẽ nhánh để giải quyết 1 yêu cầu nâng cao trong xử lí xâu.
ND2.TH.VDC.1
ND2.TH.VDC.2
5.Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả
Câu 1- ND1.DT.NB.1: Phương án nào dưới đây là khai báo mảng hợp lệ:
a. Mang : array[1..10] of integer;	b. Mang : 

File đính kèm:

  • docNGUYENHOHUUNGA_THPTNGUYENTRUNGTRUC_TINHOC.DOC
  • docBia de tai.doc
  • xlsTinh Toan_NCSPKHUD_HNGA.xls