Đề tài Một vài nét cơ bản về truyền thống lịch sử trường trung học cơ sở Văn Phú

Ngày 15 tháng 8 năm 1965, Trường Phổ thông cấp 2 Hồng Lạc được tách ra thành ba Trường Phổ thông cấp 2: Hồng Lạc, Văn Phú và Hào Phú. Vì vậy, từ ngày 15 tháng 8 năm 1965 trở về sau này, ngày 15 tháng 8 hằng năm trở thành ngày đặc biệt ý nghĩa với nhân dân xã Văn Phú. Vì đó chính là Ngày thành lập Trường Phổ thông cấp 2 Văn Phú (nay là Trường Trung học cơ sở Văn Phú). Khi mới thành lập, Trường Phổ thông cấp 2 Văn Phú có nhiệm vụ tuyển sinh Phổ thông cấp 2 của các xã Đông Thọ, Quyết Thắng, Đồng Quý, Vân Sơn, Văn Phú, Chi Thiết, Đông Lợi. Các thầy giáo, cô giáo giảng dạy ở trường là người từ miền trung, miền xuôi xa xôi đến công tác, quê các thầy cô ở mãi Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Lúc ấy, trường được làm ở Làng Ra (gần con đường mòn từ thôn Đồng Mụng đi Làng Ra), cơ sở vật chất của nhà trường rất nghèo, nhà lớp học, bàn, ghế được nhân dân xã Văn Phú và nhân dân các xã lân cận làm bằng tranh, tre, nứa, lá.

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài nét cơ bản về truyền thống lịch sử trường trung học cơ sở Văn Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác giả: Thầy Bùi Ngọc Điều 
(Tháng 11/2010)
 	Thời kỳ trước tháng 8 năm 1965, khu vực nam Sơn Dương bao gồm các xã Đông Thọ, Quyết Thắng, Đồng Quý, Vân Sơn, Văn Phú, Chi Thiết, Đông Lợi, Hồng Lạc, Sầm Dương, Lâm Xuyên, Hào Phú, Tam Đa, Phú Lương chỉ có duy nhất một Trường Phổ thông cấp 2 (nay gọi là Trường Trung học cơ sở), đó là Trường Phổ thông cấp 2 Hồng Lạc. 
	Ngày 15 tháng 8 năm 1965, Trường Phổ thông cấp 2 Hồng Lạc được tách ra thành ba Trường Phổ thông cấp 2: Hồng Lạc, Văn Phú và Hào Phú. Vì vậy, từ ngày 15 tháng 8 năm 1965 trở về sau này, ngày 15 tháng 8 hằng năm trở thành ngày đặc biệt ý nghĩa với nhân dân xã Văn Phú. Vì đó chính là Ngày thành lập Trường Phổ thông cấp 2 Văn Phú (nay là Trường Trung học cơ sở Văn Phú). Khi mới thành lập, Trường Phổ thông cấp 2 Văn Phú có nhiệm vụ tuyển sinh Phổ thông cấp 2 của các xã Đông Thọ, Quyết Thắng, Đồng Quý, Vân Sơn, Văn Phú, Chi Thiết, Đông Lợi. Các thầy giáo, cô giáo giảng dạy ở trường là người từ miền trung, miền xuôi xa xôi đến công tác, quê các thầy cô ở mãi Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Lúc ấy, trường được làm ở Làng Ra (gần con đường mòn từ thôn Đồng Mụng đi Làng Ra), cơ sở vật chất của nhà trường rất nghèo, nhà lớp học, bàn, ghế được nhân dân xã Văn Phú và nhân dân các xã lân cận làm bằng tranh, tre, nứa, lá. Trong những năm đó (1965-1974), đế quốc Mỹ liên tục chiến tranh leo thang đánh phá miền bắc, khu vực Kim Xuyên (xã Hồng Lạc) cũng thường xuyên bị máy bay Mỹ ném bom. Để đảm bảo an toàn tính mạng và công tác giảng dạy và học tập cho thầy và trò, những thời gian giặc Mỹ ném bom nhiều, trường sơ tán vào khu đồi cọ thôn Gò Kiêu (gần con đường mòn từ thôn Đồng Mụng vào thôn Giếng Bọc). Thầy và trò vừa dạy - học, vừa lao động làm lán lớp học, bàn, ghế tạm, đào hầm, hào để phòng tránh bom giặc. Mặc dù gian khó như vậy, nhưng bằng tấm lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề giáo dục và quý trọng tri thức văn hoá nên công tác giảng dạy và học tập của thầy và trò vẫn được duy trì và phát triển. Nhiều học sinh của nhà trường từ những năm đầu mới thành lập về sau này đã trở thành những công dân ưu tú, tiêu biểu như: Bác Âu Văn Hành (ở xã Vân Sơn) - nguyên Trưởng ban tổ chức Chính quyền tỉnh Tuyên Quang (tương đương với chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ hiện nay), nguyên Đại biểu Quốc hội các khoá IX, X; Bác Đỗ Văn Tẩm (ở xã Hồng Lạc) - nguyên là Phi công lái máy bay, sân bay Nội Bài; Bác Nguyễn Văn Đức (ở xã Chi Thiết) - hiện nay là Tiến sĩ, nghiên cứu sinh tại Viện hàn lâm khoa học Ucraina - Hà Nội; Bác Nguyễn Văn Hải (ở xã Văn Phú) - hiện nay là Thạc sĩ địa chất, đã có nhiều năm đi học tập và nghiên cứu sinh ở Nhật Bản và một số nước tiên tiến... 
	Tháng 8 năm 1978, điều kiện kinh tế - xã hội đã phát triển hơn, nhiều xã lân cận đã thành lập Trường Phổ thông cấp 2. Hợp tác xã nông nghiệp xã Văn Phú cũng đầu tư xây dựng nhà lớp học cấp 4, đóng bàn, ghế, bảng gỗ và chuyển Trường Phổ thông cấp 2 về thôn Đồng Mụng (khu trung tâm xã, cũng chính là địa điểm và những nhà lớp học hiện nay Trường Tiểu học vẫn còn đang sử dụng). Từ năm học 1978-1979 đến những năm học gần đây, nhà trường liên tục duy trì và phát triển cả về số lượng và chất lượng dạy và học. Những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 nhiều xã lân cận không duy trì được Trường Phổ thông cấp 2 hoặc không duy trì được các lớp cuối Phổ thông cấp 2 nhưng Trường Phổ thông cấp 2 Văn Phú vẫn duy trì đều đặn. Năm học 2003-2004, trường đạt mức cao nhất về số lượng: 14 lớp, 556 học sinh, 27 thầy cô. Từ năm 2001 đến nay xã Văn Phú đã đạt và duy trì chuẩn Phổ cập trung học cơ sở.
	Tháng 10 năm 2010, trường được nhà nước đầu tư san lấp một khu mặt bằng hơn 6000m2, trị giá hơn 2 tỉ đồng ở gần khu trường hiện nay (gần con đường liên thôn Đồng Mụng - Gò Kiêu), chắc chắn trong một vài năm tới trường sẽ được nhà nước đầu tư xây dựng một ngôi trường kiên cố, khang trang, hiện đại, đầy đủ tiêu chuẩn về cơ sở vật chất để xây dựng trường chuẩn quốc gia. 
	Kể từ ngày 15 tháng 8 năm 1965 đến nay, Trường Trung học cơ sở Văn Phú đã trải qua gần 46 năm phát triển và trưởng thành, đã có nhiều năm học trường đạt danh hiệu thi đua Nhà trường tiên tiến, nhiều thầy cô đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Giáo viên giỏi cấp huyện, nhiều học sinh đạt danh hiệu Học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện và về sau trở thành những thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ, kĩ sư, Những năm học gần đây, nhà trường có nhiều tấm gương thầy cô tiêu biểu trong công tác giảng dạy như: cô Đỗ Thị Thảo, cô Hà Thị Dung, Thầy Bùi Ngọc Điều, Cô Lưu Thu Khánh, Cô Tạ Thị Thái... và nhiều tấm gương học sinh tiêu biểu trong học tập như các em: Tạ Khánh Trình, Phùng Minh Nguyên, Lý Thị Định, Nguyễn Thị Hằng (khoá học 1998-2002) 
	Trong những năm học tới và trong tương lai chắc chắn rằng thầy và trò Trường Trung học cơ sở Văn Phú cần phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa trong công tác giảng dạy và học tập để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực và thế giới. 
*
* *
Những mốc thời gian
thành lập trường, đổi tên trường, tách - nhập trường,
chuyển địa điểm và các thầy cô hiệu trưởng nhà trường
Ngày 15 tháng 8 năm 1965: Trường Phổ thông cấp 2 Văn Phú được thành lập. 
Trường được dựng tại Làng Ra. 
Thầy Nguyễn Duy Thọ làm Hiệu trưởng (8/1965 - 1/1966).
Tháng 1/1966 - tháng 8/1966: 
Thầy Nguyễn Bích Đào làm Quyền hiệu trưởng.
Tháng 9/1966 - tháng 8/1967: 
Thầy Nguyễn Như Tiền làm Hiệu trưởng.
Tháng 9/1967 - tháng 8/1968: 
Thầy Nguyễn Thành Hưng làm Hiệu trưởng.
Tháng 9/1968 - tháng 8/1969: 
Cô Nguyễn Thị Lịch làm Hiệu trưởng.
Tháng 9/1969 - tháng 8/1978: 
Thầy Bùi Quang Bình làm Hiệu trưởng.
Trong giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1974 nhiều lần trường phải sơ tán vào khu đồi cọ thôn Gò Kiêu. 
Tháng 9/1978 trường được chuyển về thôn Đồng Mụng. Thầy Hoàng Văn Bình làm Hiệu trưởng (9/1978 - 8/1980).
Tháng 9/1980 - tháng 8/1985: 
Thầy Hà Quang Khải làm Hiệu trưởng.
Tháng 9/1985 - tháng 8/1988: 
Thầy Tạ Quang Chiêu làm Hiệu trưởng.
Tháng 9/1988: Trường Phổ thông cấp 2 Văn Phú được sáp nhập với Trường Phổ thông cấp 1 Văn Phú và đổi tên thành Trường Phổ thông cơ sở cấp 1 - 2 Văn Phú. Thầy Hán Hùng Sơn làm Hiệu trưởng (9/1988 - 8/1990). 
Tháng 9/1990: Trường Phổ thông cơ sở cấp 1 - 2 Văn Phú được tách ra thành hai trường: Trường Trung học cơ sở Văn Phú và Trường Tiểu học Văn Phú. Thầy Đỗ Anh Đào làm Hiệu trưởng (9/1990 - 8/2002).
Tháng 9/2002 - tháng 8/2003: 
Thầy Nguyễn Văn Phác làm Hiệu trưởng.
Tháng 9/2003 - tháng 8/2007: 
Thầy Bùi Ngọc Điều làm Hiệu trưởng.
Tháng 9/2007 - tháng 9/2009: 
Thầy Trần Đình Hiếu làm Hiệu trưởng.
Tháng 10/2009: 
Thầy Phạm Xuân Hào làm Hiệu trưởng.
*
* *
Sơ đồ các địa điểm Trường Trung học cơ sở Văn Phú 
Đường Tam Đa - Thượng ấm
1
3
2
4
Đường Đồng Mụng - Làng Đu
Đường Đồng Mụng - Gò Kiêu
Đường Đồng Mụng - Làng Ra
qua các thời kỳ
Ghi chú: 
1. Khu trường từ ngày mới thành lập 15/8/1965 đến tháng 8/1978 ở Làng Ra.
2. Khu trường sơ tán từ năm 1965 đến năm 1974 ở khu đồi cọ thôn Gò Kiêu.
3. Khu trường từ tháng 9/1978 đến nay ở thôn Đồng Mụng, khu trung tâm xã.
4. Khu mặt bằng mới san lấp từ tháng 10/2010 ở thôn Đồng Mụng.
 Sơ đồ này vẽ theo kiểu mô phỏng địa điểm (không theo tỉ lệ xích bản đồ).

File đính kèm:

  • docMOT_VAI_NET_VE_TRUYEN_THONG_LICH_SU_TRUONG_THCS_VAN_PHU__SON_DUONG__TUYEN_QUANG_20150726_021005.doc
Giáo án liên quan