Đề tài Một số trò chơi giúp học sinh Khối 8 trường THCS Đồng Xoài học tốt môn Tiếng Anh

 Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu giảng dạy. Phương pháp giảng dạy cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thu hút học sinh thích thú, tập trung cũng như yêu mến môn học. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã và đang được áp dụng trong quá trình dạy Ngoại ngữ ở trường Trung học . Đó là các phương pháp hay, dễ sử dụng và đã góp phần nâng cao chất lượng môn học. Vì vậy một số trò chơi Tiếng Anh sẽ bổ trợ cho công việc giảng dạy ngoại ngữ của bạn đồng thời sẽ dễ dàng gây hứng thú học tập trở lại hơn ở học sinh mà không cần phải sử dụng đến những bài “Thánh ca muôn thuở” hoặc những hình phạt đe doạ. Người giáo viên sẽ khéo léo thực hiện chúng vào đầu buổi học hoặc vào thời gian cuối buổi học để tạo sự hứng khởi cho việc học tập.

 Với bản thân mình tôi nhận thấy việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ (Language games) trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh thực sự có hiệu quả. Học sinh cảm thấy hứng thú khi được học tập môn Tiếng Anh thông qua các trò chơi ngôn ngữ này.

 

docx30 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số trò chơi giúp học sinh Khối 8 trường THCS Đồng Xoài học tốt môn Tiếng Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu tố nào nên hứng thú giúp từng cá nhân vươn lên trong học tập vì nó đem lại sự thoả mãn của bản thân.
-biện pháp: 
Từ thực tế đó , tôi đã cố gắng suy nghĩ , tìm tòi biện pháp để nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Hiểu được tâm , sinh lý của học sinh , tôi đã thay đổi phương pháp học cho các em ,vừa chơi vừa học ,tạo cho em không khí nhẹ nhàng , thoải mái khi học bằng các trò chơi , xem đây như những thủ thuật dạy học mới thay thế cho các thủ thuật cũ mà các em đã quá quen thuộc và nhàm chán .Những trò chơi này tực chất là những cuộc thi , luôn luôn đòi hỏi ở các em những quyết định: Hành động như thế nào ?Nói gì?Làm thế nào để thắng cuộc ? Mong muốn giải quyết những câu hỏi đó sẽ huy động hết trí lực của mình , nỗ lực vận dụng được kiến thức mà giáo viên mong đợi một cách không ép buộc – điều mà các em lo ngại hay lâu nay, tạo ra bầu không khí vui vẻ , hồ hở , hào hứng Và như thế, tất cả các em đều bị lôi cuốn vào việc học một cách rất tự nhiên.
Phương pháp này tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình và thu được kết quả rất khả quan . Vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm thực tế của mình để trao đổi học tập nhằm không ngừng nâng cao tay nghề , với mục đích cuối cùng là làm sao cho học sinh say mê hơn nữa đối với môn tiếng anh.
3.Khái niệm trò chơi
Trò chơi là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy và học môn tiếng anh, nó giúp cho việc tiếp thu kiến thức trở nên vui vẻ , hứng thú và sáng tạo.Khi tham gia vào trò chơi, học sinh không cảm thấy việc học khó khăn hay cứng nhắc bởi hầu hết các trò chơi mang tính tập thể cao, qua đó đòi hỏi các em phải tích cực , nhanh nhẹn,chủ động và phối hợp với các bạn khác trong nhóm của mình để có thể giành phần thắng.
3.1 Các dạng hoạt động, trò chơi
Hoạt động Nhóm (Group work)
Lớp được chia thành nhiều nhóm. Các nhóm cùng thảo luận và làm bài tập nhóm, trình bày theo nhóm.
Sắm vai (Role play)
Hai hoặc nhiều sinh viên sắm vai và thực hành nói theo nội dung bài học .
Nghiên cứu tình huống (Case study)
Sinh viên được phát bài tập tình huống để thực hành nói, trả lời, ứng xử theo các tình huống  (có thể thực hành theo nhóm hoặc cá nhân)
Thảo luận (Discussion)
Sinh viên có thể quay sang trái/phải hoặc quay xuống bàn dưới để thảo luận bài, làm bài tập, trả lời câu hỏi trong bài với các bạn
Thi có thưởng (Competition)
Các nhóm hoặc cả lớp thi đấu, trả lời câu hỏi hoặc nhiệm vụ do giảng viên đưa ra
Thuyết trình (Presentation)
Cá nhân hoặc nhóm lên thuyết trình nọi dung học trong bài
Hoạt động tập thể
Cả lớp cùng nhau hoàn thành bài tập lớn hoặc dự án
Trò chơi (Games)
Các trò chơi trí tuệ (tìm ô chữ) hoặc thể lực (chạy lên bảng để dán câu trả lời/ từ lên bảng)
Đố vui (Quiz)
Theo từ điển bách khoa tiếng Việt: “hứng thú là hình thức biểu hiện tình cảm và nhu cầu nhận thức của con người nhằm ý thức một cách hào hứng về mục đích hoạt động, nhằm tìm hiểu sâu hơn, hiểu biết đầy đủ hơn về vấn đề gây hứng thú”, và “nâng hứng thú nâng cao mức độ tập trung, chú ý và khả năng làm việc. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú, dù phải vượt qua khó khăn, con người vẫn cảm thấy thoải mái và đạt kết quả cao”
Hứng thú học tập đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của học sinh, sinh viên, đặc biệt đối với quá trình học ngoại ngữ.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hứng thú học ngoại ngữ của sinh viên. Theo Gardner, R.C and Lambert, W.E. (1972), những yếu tố chủ yếu là:
Mục tiêu học tập
Mong muốn đạt mục tiêu đó, trong tầm ngắn hạn và dài hạn
Biểu hiện nỗ lực để đạt được mục tiêu
Thái độ đối với những yếu tố khách quan trong môi trường học tập, như những sinh viên khác trong lớp, giáo viên, giáo trình.
Ngoài ra, theo  học giả Lightbown, P.M & Spada, N. (1999), thì hứng thú trong học tập ngoại ngữ bao gồm một yếu tố quan trọng nữa, đó là nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ đó của người học.
Tất cả các yếu tố trên đều mang tính quyết định tới hứng thú học tập, và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên.
 Theo kinh nghiệm, cũng như theo tìm hiểu, các trò chơi sau thường được tổ chức trên lớp nhằm nâng cao mức độ tham gia của sinh viên và tang hiệu quả giờ học:
Các trò chơi phát triển kỹ năng nghe: Listen and categorize, hearing mistakes, grids,listen and draw, slap the board,
Các trò chơi phát triển kỹ năng nói: chaining game, explanation,  noughts and crosses, role play, Spy
Các trò chơi phát triển kỹ năng đọc: gossip, rub out and remember, search through
Các trò chơi phát triển kỹ năng viết: correcting the common mistakes, jumbled sentences ,jumbled words, living words.
Các trò chơi ghi nhớ từ vựng: thing snatch, word chain, cross puzzles
Dưới đây là một số ví dụ:
+ Trò chơi Gossip:
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Giáo viên đọc một câu nào đó cho sinh viên ngồi bàn đầu mỗi nhóm sao cho những sinh viên khác không nghe thấy.
- Ví dụ: When its hot,Nam usually goes swimming.
- Sinh viên thứ nhất nói với sinh viên thứ hai,sinh viên thứ hai nói với sinh viên thứ ba,cứ như vậy cho đến sinh viên sau cùng của nhóm nghe được và đọc to câu nói mà giáo viên đã đọc.Nhóm nào đọc hoàn chỉnh nhất thì thắng.
+ Trò chơi Spy:
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, tùy sỹ số lớp, một nhóm có thê từ 6 – 10 Sv. Mỗi nhóm cử một đại diện lên bảng. Giáo viên sẽ đưa cho nhóm một mảnh giấy trên đó ghi các từ bí mật. Nhiệm vụ của nhóm là giải thích bằng tiếng Anh để người trên bảng có thể tìm ra từ đó, mà không được nhắc đến từ đó, không được nói tiếng Việt Nhóm nào giải thích được nhiều từ nhất, trong thời gian ngắn nhất thì thắng.
Chương II : tổ chức nghiên cứu :
I.Chọn mẫu nghiên cứu:
Chọn ngẫu nhiên 
4. Giải quyết vấn đề
4.1. Thực trạng của vấn đề:
Đây là kết quả trước khi tôi áp dụng sáng kiến này :
khối
TSHS
TSHSXL
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL 
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
55
53
20
37,74
26
49,06
6
11,32
1
1,89
Trước khi đưa các trò chơi vào trong chương trình dạy thực nghiệm tôi tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu của học sinh làm căn cứ đối chứng. Sau khi học xong bài 1 “ Let’s Talk” tôi đã chọn khối 6 tổng 54 học sinh cụ thể như để làm bài khảo sát như sau .
* Khảo sát chất lượng dạy thực nghiệm :
Câu 1: Check the words you here ( Chọn những từ mà bạn nghe thấy)
 1. 0 fine 0 hi
 2 0 name 0 later
 3 0 thank 0 thanks
 4 0 nice 0 my
 5 0 goodbye 0 bye
Câu 2: Complete the sentences ( Hoàn thành những câu sau)
 1. __ ell__, John.	 4. I am __ __ne. Thank you.
 2. W__at’s __ __ur name?	5. S__ __ you l__ __ er.
 3. H__w a__e __ou?
Câu 3: Circle the odd one out ( Khoanh từ khác loại)
 1. how hello what
 2. nice fine is
 3. are you am
 4. meet see me
 5. thanks goodbye bye
Câu 4: Reorder the words in each sentence ( Sắp xếp các từ thành câu )
 1. How / is / old / she / ?
 - ...................................................
 2. She / ten / year / old / .
 - ....................................................
 3. What / name / is / your / ?
 - .....................................................
 4. My / Kate / is / name / .
 - .....................................................
 5. Goodbye / see / late / you / .
 - .......................................................
* Đồng thời sau khi làm bài khảo sát này, tôi tiến hành làm phiếu điều tra hứng thú học tập của học sinh :
+ Hỏi: Em có thích làm những bài tập như trên không?
 Các em hãy đánh dấu vào ô vuông
0 thích 0 không thích 0 lưỡng lự
* Những nhận xét sau kiểm tra:
 Căn cứ vào kết quả khảo sát, tôi thấy: Hầu hết học sinh không có hứng thú học vì đặc thù của môn học ngoài việc học ở trường ra về nhà các em không thể tự học được . Vả lại, đây là môn học mới, lần đầu tiên các em được tiếp cận và làm quen với một ngôn ngữ mới nên nó rất khó cho các em không say mê trong việc học một ngôn ngữ mới. Các em cảm thấy rất nhàm chán khi học môn này .
4.2. Các Biện pháp giải quyết vấn đề :
 Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi .
 Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi, là chơi theo luật, luật của trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi, luật của trò chơi phải rõ ràng .
 Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi . Thông qua chơi, học sinh được vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào trong tình huống của trò chơi . Do đó, học sinh được thực hành luyện tập củng cố, mở rộng kiến thức và kỹ năng đã học . Như vậy, các kỹ năng học tập của môn Tiếng Anh được đưa vào trò chơi .
 Có thể nói: Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh ở bậc THCS, nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống của các em . Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi . Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động, khi chơi các em biểu lộ tình cảm hết sức rõ ràng, như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại . Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình . Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình . Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng sức lực, tập chung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình .
 Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác và tích cực . 
 Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi . Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui mà vẫn hấp dẫn hơn, cơ hội hoạt động đa dạng hơn, trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục .
5. Một số trò chơi trong giờ học Tiếng Anh ở bậc THCS :
5.1 Tổ chức trò chơi trong giờ học : 
 Để các trò chơi mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế các trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
 Thiết kế trò chơi trong giờ học Tiếng Anh:
Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Tiếng Anh nói chung và môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp . Xong muốn tổ chức được trò chơi trong việc dạy môn Tiếng Anh cho hiệu quả cao thì mỗi giáo viên Tiếng Anh phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục .
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học .
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và điều kiện cở sở vật chất của trường . 
+ Hình thức trò chơi phải phong phú, đa dạng và phải được chuẩn bị chu đáo, kỹ càng .
+ Trò chơi phải gây được hứng thú và niềm say mê học tập đối với học sinh .
 Cấu trúc của trò chơi học tập
+ Tên trò chơi .
+ Mục đích của trò chơi .
 Nêu rõ mục đích nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào .
 Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi .
+ Đồ dùng trò chơi : Mô tả đồ dùng trò chơi dược sử dụng trong trò chơi học tập .
+ Luật chơi : Nên nêu luật chơi, chỉ rõ quy tắc của hành động chơi được quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi .
+ Số lượng người chơi : Cần chỉ rõ số lượng người tham gia trong mỗi trò chơi .
+ Cách chơi : Nêu rõ ràng, cụ thể và đơn giản của mỗi trò chơi .
 Cách tổ chức trò chơi :
- Thời gian tiến hành trò chơi : Thường từ 5 - 7 phút.
- Cách thức chơi: Đầu tiên là giới thiệu trò chơi : Nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi bằng vừa mô tả vừa thực hành và nêu rõ quy định chơi .
- Chơi thử nhằm hướng dẫn và nhấn mạnh luật chơi .
- Tiến hành chơi thật : Học sinh tham gia chơi và giáo viên làm trọng tài .
- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi và những sai lầm cần phải tránh .
- Kết thúc trò chơi : Thưởng phạt phân minh, đúng luật chơi sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh . Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản mà vui như vỗ tay, nhảy lò cò, hát một bài, hay chào các bạn thắng cuộc... 
 Giới thiệu một số trò chơi học Tiếng Anh ở bậc THCS
 Sau đây, tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học cho học sinh THCS .
 Có thể nói rằng, học từ mới là rất khó, thậm chí đối với cả những học sinh chăm chỉ và thông minh. Tuy nhiên, trò chơi Things Snatch là biện pháp hữu hiệu giúp giải quyết vấn đề này. Trò chơi giúp học sinh nhớ từ mới dễ dàng và nhanh chóng.
Ví dụ: Khi kiểm tra từ mới ở Unit 10: Staying healthy (lớp 6) Phần B1, thay vì gọi học sinh lên bảng ghi ra từ Tiếng Anh và nghĩa Tiếng Việt  thì giáo viên có thể chuẩn bị sẵn và mang đến lớp một số đồ vật (tên gọi các đồ vật chính là những từ vựng cần ôn)
Giáo viên đặt các đồ vật có liên quan đến tiết học trước lên trên ghế hoặc bàn để ở giữa lớp (Ở vị trí dễ quan sát)
Chia lớp thành hai nhóm A và B. Chọn khoảng 4 đến 6 học sinh ở mỗi nhóm lên bảng và yêu cầu số học sinh đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau. Giao số cho học sinh.
Nêu yêu cầu trò chơi: Giáo viên sẽ gọi tên đồ vật bằng Tiếng Anh còn học sinh phải lấy đúng đồ vật có tên gọi đó.
 Khi giáo viên gọi số nào thì hai em học sinh mang số ấy ở hai đội đại diện cho hai nhóm chạy thật nhanh lên lấy đồ vật. Ai nhanh chân hơn và lấy đúng đồ vật mà giáo viên gọi thì sẽ ghi được điểm (mức điểm tùy theo giáo viên quy định)
Đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó thắng cuộc.
Các chủ đề từ vựng về trái cây, con vật, đồ vật  rất phù hợp với hoạt động này.
Thực tế cho thấy học sinh tham gia rất nhiệt tình vào hoạt động này. Đặc biệt là các em học sinh yếu kém cũng tích cực hơn rất nhiều.
b2. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “ Sentence Arranging”
Đây là trò chơi nhằm giúp học sinh ôn lại những cấu trúc ngữ pháp đã học. Nó rất có ích trong việc giúp học sinh thực hành và phát triển các kỹ năng giao tiếp.
Ví dụ : Unit 15: Computers, phần Language focus (lớp 8) nhằm giúp học sinh ôn lại thì hiện tại hoàn thành với yet và already. Giáo viên chuẩn bị các tấm bìa giấy (có thể sử dụng bìa cứng hoặc tờ lịch treo tường để làm), kích thước to hay nhỏ phụ thuộc vào nội dung cần kiểm tra.
Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu cần ôn tập và viết mỗi từ của các câu này lên một tấm bìa hoặc tấm thẻ (tùy theo trình độ học sinh mà giáo viên có thể chuẩn bị câu dài hay ngắn, khó hay dễ ).
yet ?
homework
your
 done
Have
you
homework
my
done
already
have
I
 Chia lớp thành hai nhóm A và B. Tùy theo số từ của mỗi câu để giáo viên gọi số học sinh của mỗi nhóm lên trước lớp (ví dụ câu có 6 từ thì gọi 6 học sinh). Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho số học sinh được gọi lên bảng, mỗi em một từ. Trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ 30 giây), những học sinh này phải đưa từ của mình ra phía trước và tự sắp xếp trong đội để có được một câu hoàn chỉnh và đúng. Đội nào sắp xếp đúng và nhanh nhất được giáo viên cho điểm (mức điểm tùy theo giáo viên quy định). Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
b3. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “ Chain game “ 
Trò chơi này nhằm luyện trí nhớ cho học sinh. Học sinh khi tham gia trò chơi này phải thật sự tập trung qua đó giúp học sinh nhớ từ lâu hơn. Ngoài ra, học sinh có cơ hội nói, phát âm rõ ràng các từ đã học. 
Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ ngồi quay mặt với nhau. 
Học sinh đầu tiên trong nhóm lặp lại câu của giáo viên. 
Học sinh thứ 2 lặp lại câu của học sinh thứ nhất và thêm vào từ khác. 
Học sinh thứ 3 lặp lại câu của học sinh thứ nhất, thứ 2 và thêm vào một từ mới tiếp theo, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trở lại với học sinh thứ nhất trong nhóm. 
Ví dụ : Unit 3: At school
 Giáo viên: In my house, there is a table.
 HS 1 : In my house, there is a table and a chair.
 HS 2 : In my house, there is a table, a chair and a lamp. 
 HS 3 : In my house, there is a table, a chair, a lamp and a sink. 
 HS 4 : In my house, there is a table, a chair, a lamp, a sink and a TV.
 HS 5 : In my house, there is a table, a chair, a lamp, a sink, a television and a telephone .
b4. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “ What and where “ 
Mục đích của trò chơi này giúp học sinh nhớ nghĩa và cách đọc của từ. Thủ thuật này được áp dụng cho tất cả các từ có trong bài, thường là những từ dài và khó đọc. 
Ví dụ : Để kiểm tra cách đọc và khả năng nhớ từ mới của học sinh trong Unit 9, phần Read (lớp 8), giáo viên có thể cho học sinh chơi trò What and where
Giáo viên viết một số từ lên bảng không theo một trật tự nào và khoanh tròn chúng lại.
 fainting force revive
 damage minimize
Sau mỗi lần đọc giáo viên lại xóa đi một từ nhưng không xóa vòng tròn. 
Cho học sinh lặp lại các từ kể cả từ bị xóa. 
Khi xóa hết từ, giáo viên cho học sinh viết lại các từ vào đúng chỗ cũ. 
Nếu thực hiện dưới dạng thi đua giữa các đội, giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ có các vị trí giống bảng từ giáo viên vừa xóa lên bảng và phát cho các nhóm có thể thực hiện trên bảng phụ.
b5. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “ Crossword”.
Trò chơi ô chữ là một hình thức rèn luyện kiến thức vừa chơi vừa học khá thú vị cho học sinh. 
Ví dụ : Trong unit 4: At school, phần A (lớp 8) để giới thiệu chủ đề của bài học, giáo viên có thể sử dụng trò chơi này. 
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và lựa chọn hàng ngang để trả lời câu hỏi. Nếu trả lời đúng thì ghi điểm, nếu trả lời sai thì nhường phần trả lời cho nhóm khác. Nếu trả lời đúng hàng dọc thì được số điểm cao hơn (tùy theo giáo viên quy định)
Nhóm nào đạt nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.
1
H
I
S
T
O
R
Y
2
M
U
S
I
C
3
M
A
T
H
4
E
N
G
L
I
S
H
5
U
N
D
E
R
L
I
T
E
R
A
T
U
R
E
6
T
I
M
E
T
A
B
L
E
7
8
G
E
O
G
R
A
P
H
Y
1. Which subject is this ?
2. Which subject is this ?
3. Which subject is this ?
4. Which subject is this ?
5. The fishes are . water.
6.Which subject is this ?
7. What is this ?
8. Which subject is this ?
b6. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “Present – Past – Past Participle “
Trò chơi này giúp học sinh luyện khả năng nhớ các động từ Tiếng Anh và rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt. Đặc biệt trò chơi này rất hữu dụng khi học sinh học về thì hiện tại hoàn thành và chia câu bị động.
Ví dụ : Trong unit 13, phần language focus (lớp 8), sử dụng trò chơi “Present – Past – Past Participle “ nhằm giúp học sinh có thể chia các động từ trong ngoặc theo hình thức bị động hay thì hiện tại hoàn thành.
Giáo viên có thể cho một số động từ như sau:
Make, Write, Put, Break, Hold.
Giáo viên xếp các học sinh thành hàng ngang rồi hướng dẫn cách chơi. Bạn đầu tiên sẽ đọc lên một động từ Tiếng Anh ở thì hiện tại với điều kiện là động từ đó phải có quá khứ phân từ. Bạn thứ hai cạnh bên sẽ đọc động từ đó ở thì quá khứ, bạn thứ ba sẽ đọc động từ đó ở dạng quá khứ phân từ. Tiếp tục với các bạn tiếp theo. Nếu học sinh nào đọc sai hoặc đọc động từ nào mà không có quá khứ phân từ sẽ bị phạt. Hình thức phạt có thể là: Mỗi người bị phạt phải đọc động từ mà mình bị mắc lỗi 10 lần to, rõ ràng. 
b7. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “Leave me out”.
Ví dụ : Trong unit 9: The body, phần A (lớp 6), sử dụng trò chơi “Leave me out “ nhằm giúp học sinh có thể ôn lại các từ chỉ về các bộ phận trên cơ thể người.
Giáo viên chuẩn bị các từ có trong bài học. Trong mỗi từ sẽ thêm vào một chữ cái bất kỳ. Học sinh phải loại (gạch) chữ không liên quan để tạo thành một từ đúng.
Hoạt động này được áp dụng khi giáo viên kiểm tra từ vựng sau mỗi tiết học và được áp dụng cho tất cả các bài học ở các khối, lớp.
Hoạt động này có thể tổ chức cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm đều phù hợp.
Giáo viên lấy ví dụ mẫu:
FOEOT à FOOT
b8. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “Let’s count “
Ví dụ : Trong unit

File đính kèm:

  • docxde_tai_mot_so_tro_choi_giup_hoc_sinh_khoi_8_truong_thcs_dong.docx
Giáo án liên quan