Đề tài Một số kinh nghiệm trong công tác làm chủ nhiệm lớp

Việc kết hợp phụ huynh để cùng nhau giáo dục học sinh cũng không kém phần quan trọng. Phải làm cho phụ huynh học sinh tin tưởng nhà trường, thấy việc gửi con mình vào trường là quyết định đúng đắn. Mối quan hệ này được thể hiện qua các buổi họp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh – giáo viên chủ nhiệm phải tạo được uy tín, vững vàng, bản lĩnh trong buổi họp đầu năm. Đây là buổi họp rất quan trọng, giáo viên chủ nhiệm sẽ thông báo những văn bản, thông tư, nội quy trường đến phụ huynh học sinh. Họp bàn bạc để đi đến thống nhất ý kiến, từ đó phụ huynh học sinh sẽ đồng tình ủng hộ giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục con mình; kiên trì giải thích và thuyết phục họ nhận ra những điểm mạnh, yếu của con mình. Đặc biệt phải hình thành trong phụ huynh học sinh thói quen tìm hiểu tình hình học tập của con mình bằng cách liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp (qua giấy thông báo) với giáo viên chủ nhiệm.

doc36 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm trong công tác làm chủ nhiệm lớp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đây là cách làm giúp cho người giáo viên chủ nhiệm có thể thu được thông tin về một hay nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ. Những thử nghiệm này là những bài tập tình huống đã được xây dựng về một vấn đề nào đó để học sinh có dịp bộc lộ mình. Chẳng hạn có thể đưa ra tình huống: Cô đang rất cần một số em chiều nay tham gia trang trí lại lớp học cho đẹp mắt hơn; hoặc cho học sinh trả lời nhanh vào phiếu in sẵn một số câu hỏi về vấn đề định tìm hiểu (ví dụ: tìm hiểu về thái độ của học sinh đối với cha mẹ và anh chị em trong gia đình, đối với thầy cô, đối với bạn bè bằng những câu hỏi đơn giản),... Những thử nghiệm nhỏ này có thể áp dụng linh hoạt sao cho phù hợp với học sinh ở từng vùng dân cư. Kết quả thử nghiệm sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm lớp có thể nắm bắt được thêm những thông tin mới, bổ sung cho những nhận định của mình về học sinh. 
3.Chú ý công tác tổ tức lớp học.
 Bước đầu tiên khi gặp lớp chủ nhiệm , bên cạnh việc nắm sĩ số , lý lịch , kết quả học tập năm trước của các em .... công tác bầu ban cán sự lớp đóng một vai trò rất quan trọng. Ban cán sự lớp có nhiệm vụ quản lý lớp khi giáo viên chủ nhiệm vắng mặt. Lớp có tự quản lý tốt hay không còn tùy thuộc vào uy tín của các em trong ban cán sự lớp, đặc biệt là lớp trưởng. Nếu trong lớp chủ nhiệm có em học sinh đã từng làm lớp trưởng thì giáo viên chủ nhiệm có thể chọn em học sinh đó làm lớp trưởng lớp mình. Nếu lớp chủ nhiệm không có em học sinh nào đã từng làm lớp trưởng, giáo viên chủ nhiệm có thể nhờ các em học sinh trong lớp chọn ra một em trong số các em học sinh có học lực khá, giỏi. Khi để các em học sinh tự chọn, các em học sinh sẽ tin tưởng bạn mình và hợp tác với mọi công tác do trường, hay Đội có hiệu quả hơn. Sau khi đã bầu lớp trưởng, giáo viên chủ nhiệm chọn một em học sinh học giỏi nhất lớp làm lớp phó học tập, một em học sinh nam học khá, giỏi phụ trách công tác lớp phó lao động. Ngoài ra sau khi đã phân tổ, giáo viên chủ nhiệm nhờ các em học sinh trong mỗi tổ chọn ra một em học sinh làm tổ trưởng, một em khác làm tổ phó. Khi bầu ra bất cứ chức vụ nào trong lớp, nhất thiết học sinh đó phải là học sinh có học lực từ khá trở lên và phải được sự đồng ý của tập thể lớp.
4. Giáo dục học sinh tính tự giác, thực hiện nội quy của trường, lớp. 
 - Sau khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm lớp cho học sinh ôn lai quy chế của nhà trường đối với học sinh lớp 7, 8, 9, còn đối với học sinh lớp 6 vì các em vừa mới ở Tiểu học lên còn nhiều bỡ ngỡ chưa nắm được quy chế phải cho các em chép quy chế vào vở sinh hoạt lớp để các em nắm và thực hiện cho đúng quy chế của nhà trường. Bên cạnh đó sau khi đã nắm, phân loại được đối tượng học sinh giáo viên chủ nhiệm cùng với cả lớp xây dựng một bản quy chế riêng của lớp. khi đã có đủ quy chế của trường, của lớp giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện cho nghiêm túc. Bạn nào vi phạm thì sẽ phải nhận hình phạt mà giáo viên chủ nhiệm cùng tập thể lớp đã xây dựng. 
 - Công việc này ban đầu khá vất vả, giáo viên chủ nhiệm có thể phải thường xuyên đến lớp vào đầu buổi học, giữa các tiết và cuối buổi học.
 Ví dụ: Thường vào đầu mỗi buổi học bao giờ cũng có 15 phút truy bài để học sinh ôn lại bài, đội sao đỏ của trường đi kiểm tra việc thực hiện nề nếp và thực hiện quy chế của học sinh từng lớp. Vậy muốn học sinh lớp mình chủ nhiệm thực hiện nề nếp, quy chế được tốt, đều đặn thì giáo viên chủ nhiệm lớp phải có mặt trước giờ truy bài để kịp thời nhắc nhở các em còn vi phạm. Hoặc giữa tiết 2 và tiêt 3 thường có hoạt động tập thể dục, múa hát thì giáo viên chủ nhiệm phải có mặt tại nơi diễn ra hoạt động để kịp thời uốn nắm các em từ những biểu hiện của hành động sai trái nhỏ. Vào cuối tiết học – Thời điểm học sinh ra về , đây là thời điểm nhạy cảm dễ xảy ra xô xát, đánh nhau ( Đặc biệt đối với các học sinh nam), vì thời điểm này học sinh vừa đói, vừa mệt sau một buổi học nên sẽ tranh nhau lấy xe để ra về chính vì vậy thời điểm này rất cần sự có mặt của giáo viên chủ nhiệm để việc lấy xe của các em tuần tự hơn, dễ dàng hơn và đặc biệt tránh được tình trạng xô xát đánh nhau.
 - Để rèn cho học sinh tính tổ chức kỷ luật, phải giúp các em nhận thức đúng vấn đề, trên cơ sở đó các em sẽ thực hiện một cách tự giác.
5.Xây dựng và phát huy nếp tự quản của học sinh.
 Việc này phải dựa vào ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi đội. Điều quan trọng là phải chọn được những học sinh nhiệt tình và có năng lực công tác. Song dù có năng lực tốt thế nào thì các em vẫn đang ở lứa tuổi học trò, do đó giáo viên chủ nhiệm phải giáo dục cho học sinh ý thức được đầy đủ vai trò, nhiệm vụ của người cán bộ lớp để các em thực sự có trách nhiệm, và nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công tác được giao.
 Khi xây dựng đội ngũ tự quản cần xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ từng năm học và tính chất phát triển của tập thể học sinh. Nhiều giáo viên chủ nhiệm chỉ căn cứ vào một số tiêu chuẩn cán bộ lớp như học giỏi, đạo đức tốt, rất ít giáo viên chủ nhiệm dựa vào đặc điểm của quá trình phát triển của tập thể để xây dựng cấu trúc đội ngũ tự quản. Nên căn cứ vào 3 giai đoạn phát triển của tập thể lớp mà lựa chọn đội ngũ tự quản. Ví dụ: ở giai đoạn đầu (tập thể mới hình thành) rất cần có một lớp trưởng, chi đội trưởng(thủ lĩnh) biết hi sinh, có uy tín, biết quan tâm đến người khác, gương mẫu, biết cảm hoá các bạn... không nhất thiết phải là học sinh học giỏi nhất lớp. Nhưng sang giai đoạn 2 và 3 (khi tập thể đã phát triển) rất cần có “thủ lĩnh” năng động, sáng tạo, luôn tìm tòi nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động mọi mặt để cuốn hút các bạn. Giáo viên chủ nhiệm nên lấy hoạt động chiều sâu của nội dung học tập, hoạt động ngoại khoá, văn hoá xã hội làm phương tiện giáo dục tập thể, rèn luyện năng lực tự quản, thái độ, tình cảm và hành vi của học sinh. Để phát huy vai trò cố vấn, giáo viên chủ nhiệm cần có năng lực dự báo chính xác khả năng của học sinh trong lớp, biết khêu gợi tiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất các nội dung hoạt động, xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện của mỗi tháng, mỗi học kì của từng năm học. Giáo viên chủ nhiệm chỉ là người giúp học sinh tự tổ chức các hoạt động đã được kế hoạch hoá. Điều đó không có nghĩa là giáo viên chủ nhiệm khoán trắng, đứng ngoài hoạt động của tập thể lớp học mà nên cùng hoạt động, điều chỉnh hoạt động, kịp thời giúp các em tháo gỡ những khó khăn trong quá trình hoạt động. Ngoài ra cần tạo hứng thú trong công việc, tạo sự đoàn kết nhất trí cao trong ban cán sự để làm sao các em cũng phải biết làm việc “hết mình”, biết phấn đấu vì tập thể và biết tự giác, chủ động điều hành lớp ngay cả khi không có giáo viên chủ nhiệm. Sử dụng phiếu giao việc cũng là một hình thức tạo cho học sinh phát huy tính tự giác, tự quản, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Trên cơ sở được giao việc học sinh phải tự lập kế hoạch và giáo viên chủ nhiệm hẹn thời gian để duyệt. Nhìn chung được giao việc và nhất là được thầy cô tin tưởng, phát huy tính dân chủ và tự quản các em rất phấn khởi và tất nhiên phải rút kinh nghiệm, khen chê kịp thời (trong một năm học, ban cán sự ít nhất được động viên, khen thưởng hai lần vào dịp sơ kết học kỳ I và tổng kết năm học).
 6.Giáo dục học sinh qua hoạt động Đoàn Đội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể phù hợp lứa tuổi.
 Phong trào thi đua học tập và các hoạt động khác trong nhà trường được phát động và duy trì thường xuyên suốt năm học. Trên cơ sở Đội thiếu niên tiền phong phát động đó, lớp lại đề ra các hình thức thi đua giữa các tổ, nhóm và các cá nhân. Kết thúc mỗi đợt thi đua lại chọn ra những tập thể (tổ, nhóm) và các cá nhân xuất sắc để biểu dương khen thưởng. Để tạo hứng thú cho học sinh trong việc xây dựng bài học ở trên lớp, tôi gợi ý các em tính điểm thi đua cho mỗi lượt phát biểu. Kết quả nhiều giờ học diễn ra sôi nổi và có chất lượng, giáo viên dạy rất phấn khởi.
 7. Giáo dục học sinh bằng tâm lí. 
 Trong một lớp học bao giờ cũng có học sinh ngoan ngoãn, học sinh nghịch ngợm, cá biệt. Do đó tìm hiểu nắm vững từng đối tượng học sinh sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm sử dụng vũ khí tâm lí để giáo dục học sinh có hiệu quả.
 Đối với những học sinh ngoan, có ý thức thì chỉ cần nhắc nhở chung. Nhưng đối với những học sinh có cá tính, có hoàn cảnh khó khăn thì lại phải vừa nghiêm khắc khi xử lý những sai phạm của các em, vừa phải tình cảm, động viên, thậm chí phải dỗ dành. Giáo dục những học sinh cá biệt điều quan trọng là phải tạo được mối quan hệ gần gũi, cảm thông giữa thầy và trò. Muốn vậy giáo viên chủ nhiệm không chỉ đứng ở cương vị người thầy mà phải biết nhập vai, biết lắng nghe các em nói, tìm hiểu tâm tư của các em, tạo cho các em có cảm giác mình được chia sẻ, cảm thông, được giúp đỡ thì các em sẽ tự giác sửa chữa khuyết điểm, tự giác phấn đấu hơn. Có những học sinh khi mắc khuyết điểm đã nói với bạn bè rằng: không sợ bị kỷ luật, bị phạt mà chỉ sợ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, sợ làm cô giáo buồn
 Ví dụ :
 Trong lớp tôi chủ nhiệm năm học 2011 – 2012 có em học sinh Đỗ Xuân Công (Thôn Hoàng Trung – xã Hồng Dương) đầu năm học em thường xuyên đi học muộn, nhiều hôm không vào trường lại ra quán Internet. Tôi đã sắp xếp thời gian đến thăm gia đình học sinh này, mới hay bố mẹ em đi Hà Nội buôn bán giò chả từ 3, 4 giờ sáng đến 2, 3 giờ chiều mới về nên tất cả mọi công việc từ sáng đến chiều đều do hai anh em tự lo (Em học sinh này còn có một em đang học lớp 5), mỗi ngày bố mẹ cho hai anh em 50.000đ để ăn sáng và ăn trưa. Vì ít được quan tâm nên em cũng sao nhãng chuyện học hành. Trước thực trạng như vậy, tôi quyết đinh giáo dục em bằng tình cảm, bằng sự quan tâm của mình. Được cô giáo đến thăm nhà, động viên nên em tiến bộ rất nhanh, chấm dứt hiện tượng đi học muộn, không vào quán Internet nữa và tham gia rất tích cực vào các hoạt động của lớp. Công từ một học sinh học yếu của năm học trước nay đã trở thành học sinh trung bình khá – Có triển vọng là học sinh khá giỏi vì em là một học sinh rất có tố chất.
Qua những trường hợp cụ thể vừa nêu, tôi thấy việc sắp xếp thời gian đến thăm gia đình học sinh (đặc biệt là những học sinh cá biệt) cũng đem lại nhiều hiệu quả trong công tác chủ nhiệm.Ngoài ra, để tạo không khí cởi mở trong tập thể lớp và cũng là để giúp cho mình hiểu học sinh hơn, tôi thường động viên các em ghi nhật ký lớp hằng ngày. Thi thoảng tôi lại cho học sinh viết cảm nhận về lớp mình.Có những điều thường ngày có khi khó nói ra được, nhưng khi viết cảm nhận hoặc ghi nhật kí lớp các em lại có dịp để giãi bày. Qua những bài cảm nhận và những trang nhật ký lớp, thầy trò, bạn bè hiểu nhiều về nhau hơn và đương nhiên tập thể lớp ngày càng thêm gắn bó. 
8.Giáo dục học sinh qua tập thể và bằng tập thể. 
 Để giáo dục học sinh qua tập thể và bằng tập thể đạt kết quả cao thì người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải hết sức coi trọng việc xây dựng và giáo dục tập thể học sinh, đặc biệt là các tổ chức chính trị của học sinh – Tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, coi đó là môi trường quan trọng và là phương tiện mạnh mẽ để hình thành nhân cách của học sinh cũng như phát huy sở trường, năng khiếu của cá nhân. Để thực hiện được phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải: 
 + Xây dựng các mối quan hệ, giao lưu đúng đắn. 
 + Tổ chức các hoạt động chung của tập thể, đặc biệt là các hoạt động vui chơi, hoạt động xã hội. 
 + Xây dựng dư luận lành mạnh và truyền thống tốt đẹp của tập thể. 
 + Tổ chức cuộc sống tinh thần phong phú, lành mạnh và bổ ích của tập thể và của mỗi thành viên. 
 + Coi tập thể là đối tượng giáo dục và hướng các tác động vào đó, đồng thời cũng coi tập thể là phương tiện giáo dục mạnh mẽ đến từng thành viên, nghĩa là phải thực hiện quá trình tác động song song. 
9. Phối hợp các lực lượng giáo dục.
 - Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường và các lực lượng giáo dục ( Đoàn, Đội, Công đoàn): 
 Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng với học sinh, truyền đạt chủ trương chính sách của ngành, nội quy của nhà trường đến học sinh không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục cảm hoá, gương mẫu của bản thân mình. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm phát hiện kịp thời các hành vi xấu của học sinh, đề nghị nhà trường xem xét, xử lí, ngăn chặn nếu vượt tầm kiểm soát của giáo viên chủ nhiệm. 
 - Phối hợp với giáo viên bộ môn:
 Biết lắng nghe những nhận xét của giáo viên bộ môn thậm chí là những phê phán cá nhân, tập thể lớp mình sau đó chọn lọc, phân tích thông tin để phối hợp tác động giáo dục cùng chiều, khắc phục khó khăn, vướng mắc của học sinh trong quá trình học tập, đề đạt nguyện vọng của học sinh với giáo viên bộ môn để nâng cao chất lượng giáo dục.
 - Phối hợp với cha mẹ học sinh: 
 Việc kết hợp phụ huynh để cùng nhau giáo dục học sinh cũng không kém phần quan trọng. Phải làm cho phụ huynh học sinh tin tưởng nhà trường, thấy việc gửi con mình vào trường là quyết định đúng đắn. Mối quan hệ này được thể hiện qua các buổi họp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh – giáo viên chủ nhiệm phải tạo được uy tín, vững vàng, bản lĩnh trong buổi họp đầu năm. Đây là buổi họp rất quan trọng, giáo viên chủ nhiệm sẽ thông báo những văn bản, thông tư, nội quy trường đến phụ huynh học sinh. Họp bàn bạc để đi đến thống nhất ý kiến, từ đó phụ huynh học sinh sẽ đồng tình ủng hộ giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục con mình; kiên trì giải thích và thuyết phục họ nhận ra những điểm mạnh, yếu của con mình. Đặc biệt phải hình thành trong phụ huynh học sinh thói quen tìm hiểu tình hình học tập của con mình bằng cách liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp (qua giấy thông báo) với giáo viên chủ nhiệm.
 Để tiếp xúc được với phụ huynh học sinh thì nên chuẩn bị tốt nội dung cần trao đổi, chính xác, rõ ràng, cụ thể. Có như thế, phụ huynh học sinh thấy được giáo viên chủ nhiệm đã quan tâm sâu sắc đến con mình từ đó yên tâm, tin tưởng giáo viên chủ nhiệm, tin tưởng nhà trường.
 Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phải thống nhất được phương hướng phấn đấu của lớp đặt trong kế hoạch chung của nhà trường, đặc biệt là thống nhất được các biện pháp thực hiện. Đây là điều kiện đầu tiên để giáo viên chủ nhiệm có được sự ủng hộ của phụ huynh trong công tác tổ chức lớp học. Đặc biệt với những học sinh vi phạm nội quy của trường, lớp, tuỳ theo mức độ vi phạm giáo viên chủ nhiệm thông báo với phụ huynh bằng văn bản (giấy thông báo), bằng điện thoại hoặc trực tiếp gặp để thống nhất biện pháp giáo dục. Trong thực tế biện pháp này tôi và nhiều giáo viên đã làm và có hiệu quả: học sinh tiến bộ và phụ huynh cũng cảm thấy thoải mái mỗi khi được mời đến gặp.
 - Nhìn chung nếu biết kết hợp các lực lượng giáo dục, chắc chắn công tác chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao.
10. Việc thực hiện nghiêm túc các giờ sinh hoạt lớp cần được coi trọng.
 Đây là một hoạt động thường xuyên để học sinh nhìn lại mình, để giáo viên chủ nhiệm phát huy tính tích cực và lòng tự trọng của học sinh. Tuy nhiên cách thức tổ chức các giờ sinh hoạt trên lớp cũng nên linh hoạt. Giờ sinh hoạt lớp không nên chỉ kiểm điểm học sinh, hoặc có kiểm điểm thì cũng không nên máy móc. Đôi khi có thể biến giờ sinh hoạt thành những hội thảo nhỏ với những chủ đề phù hợp với học đường như: Làm thế nào để ngủ dạy đúng giờ, làm thế nào để tránh việc quên mang dụng cụ học tập, quên đồng phục khi đến lớp, sự lạc quan trong cuộc sống, những mơ ước tuổi trẻ, làm thế nào để sống đẹp mỗi ngày, văn minh trong cách tặng quà,... Có thể thay những lời phê bình gay gắt bằng một câu chuyện nào đó. Chẳng hạn: Để nhắc nhở các em việc các em còn lười nhác trong học tập, trong làm việc tôi kể cho các em nghe câu chuyện “ Há miệng chờ sung” khi nghe câu chuyện các em vừa được vui cười sảng khoái, vừa là bài học giúp các em nhớ lâu. Hoặc để nhắc nhở việc đi học đầy đủ, nghỉ học phải có giấy phép tôi kể câu chuyện: Bác Hồ khi đã làm Chủ tịch nước, một lần phải đi công tác nước ngoài, Bác đã viết giấy xin phép nghỉ kỳ họp Quốc hội, hoặc Bác viết đơn xin ứng cử Đại biểu Quốc hội. Kết quả là những lớp tôi được phân công chủ nhiệm học sinh lười học và nghỉ học hạn chế đáng kể. Như vậy không kiểm điểm mà lại hoá ra kiểm điểm nhưng giờ sinh hoạt rõ ràng đỡ căng thẳng hơn và lại có hiệu quả. 
Giáo viên chủ nhiệm phải tôn trọng học sinh: Giáo viên phải lắng nghe ý kiến của các em, phải phân tích khuyết điểm, lỗi lầm mà các em mắc phải cho đến khi các em chấp nhận một cách tự nguyện, có như thế mới sửa sai được. Luôn tạo cơ hội cho học sinh sửa đổi nếu các em phạm lỗi. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh để có thể lường trước những phản ứng bột phát của các em để có biện pháp uốn nắn kịp thời và phải công bằng trong cư xử Khi trách phạt phải đúng lỗi, đúng người và được học sinh của lớp đồng tình. Trong nội dung của mỗi buổi sinh hoạt lớp nên đưa vào một gương điển hình về sự vượt khó trong học tập, gương thành đạt trong cuộc sống để các em tự suy nghĩ và vận dụng vào cuộc sống của mình. Đặc biệt luôn tạo điều kiện động viên học sinh tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, vì đây là sân chơi bổ ích giáo dục cho các em biết sống tập thể, vì mọi người. Xây dựng lòng tự hào về tập thể lớp trong học sinh: Nêu bật những mặt tốt mà các em đã làm trong thời gian qua, đồng thời phê phán đẩy lùi những khuyết điểm còn tồn tại. Từ đó các em sẽ ra sức phấn đấu, giữ gìn kỷ luật nề nếp Cho học sinh nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm của mình và tự đánh giá kết quả (theo mẫu), sau đó giáo viên chủ nhiệm kết lại. Qua đó, các em có trách nhiệm với những việc mình đã làm.
 Khi đã tin yêu, kính trọng, học sinh sẽ xem giáo viên chủ nhiệm là người đáng tin cậy có thể tâm sự, bộc lộ những gì mình còn thắc mắc, mắc mứu trong lòng, từ đó giáo viên chủ nhiệm giải quyết vấn đề của lớp dễ dàng. Muốn được vậy, phải xem học sinh như con, em mình. Khi đến nhận lớp phải tin tưởng, thương yêu học sinh, những lỗi lầm mà các em mắc phải ở thời gian trước chỉ dùng để tham khảo, không nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nên động viên khen thưởng kịp thời đối với những học sinh cá biệt có tiến bộ. Vì với học sinh, một lời khen, động viên của thầy cô rất quý.
11. Chú trọng việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
 - Kĩ năng sống của con người nói chung đó là sự tự ý thức vai trò trách nhiệm của bản thân mình trong việc ứng xử với mọi người xung quanh và môi trường tự nhiên trong đó con người đang tồn tại. Từ những ngày học đầu tiên ở trường phổ thông, học sinh đã được bồi dưỡng cả hai mặt đức và tài. Sự phát triển của mỗi người nói chung và học sinh nói riêng được hình thành thông qua việc tiếp thu tri thức hằng ngày trong cuộc sống như kĩ năng làm việc hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thích nghi, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường Những kĩ năng này không chỉ đòi hỏi cho một giai đoạn nào đó mà nó cần thiết cho cả đời người đặc biệt là chuỗi ngày đi học. Khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” xuất hiện ở các trường cũng vì lẽ đó. Kĩ năng sống được biểu hiện đa dạng tuỳ từng người, từng sự việc và từng hoàn cảnh cụ thể. Nhưng dù trong trường hợp nào, đối với ai thì kĩ năng sống nhất thiết phải vươn tới chân lý tốt đẹp: Nhân ái, vị tha, bản lĩnh tự tin, khiêm tốn, văn minh lịch sự, dám nghĩ dám làm, hoà đồng và tôn trọng người khác. Thực tiễn ngày nay cho thấy đôi khi kiến thức uyên bác, học vị cao lại không làm nên sự thành đạt của con người bằng chính kĩ năng sống của họ. Cuộc sống ngày càng phát triển, đất nước đang hội nhập với thế giới, cơ hội có được vị trí trong xã hội và khẳng định bản thân của người lao động đang rộng mở, nhưng số lượng người thất nghiệp vẫn không ngừng gia tăng. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do họ chưa được trang bị những kĩ năng sống cơ bản của một người lao động. Chính vì vậy, kĩ năng sống cần được mỗi người chúng ta rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong bốn trụ cột của giáo dục được Unesco nêu ra là “học để biết, học để làm việc, học để làm người (để tồn tại), học để cùng chung sống” đã có ba nội dung hàm chứa các yêu cầu kĩ năng sống. Điều này càng khẳng định hơn nữa tầm quan trọng và cần thiết của n

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhiem_20150726_022412.doc