Đề tài Một số câu hỏi kiểm tra đánh giá thuộc chương linh kiện điện tử (công nghệ 12) theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Câu 1: Tirixto được dùng trong trường hợp nào? Điôt chỉnh lưu có điều khiển giống và

khác điôt chỉnh lưu như thế nào trong nguyên lí làm việc?

+Tirixto được dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển như “Hệ thống đánh lửa điện tử

không tiếp điểm”, nạp ắc quy.

+Điôt chỉnh lưu và điôt chỉnh lưu có điều khiển đều cho dòng điện chạy qua theo một chiều

nhất định từ A sang K. Tuy nhiên, điôt chỉnh lưu có điều khiển cần có chân điều khiển G, để cho

dòng điện chạy từ A sang K ngoài vấn đề phân cực thuận cho điôt còn phải có điện áp dương đặt

vào chân điều khiển.

pdf45 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3085 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số câu hỏi kiểm tra đánh giá thuộc chương linh kiện điện tử (công nghệ 12) theo định hướng phát triển năng lực học sinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. C Kim nhũ. D Xanh lục. 
Câu 17: Những thiết bị điện nào sau đây trong cấu tạo của nó có cuộn dây? 
 A Động cơ điện. B Máy biến áp. 
 C Tất cả các phương án trên đều đúng. D Máy phát điện. 
Câu 18: Trong các linh kiện điện tử sau đây gồm: điện trở, tụ điện, cuộn cảm, điôt, tranzito, 
tirixto, triac, điac, quang điện tử, IC. Hãy: 
a. Phân loại các linh kiện trên thành nhóm linh kiện điện tử thụ động và tích cực. 
b. Giải thích vì sao các linh kiện được gọi là linh kiện điện tử thụ động và tích cực? 
Linh kiện điện tử thụ động (điện trở, tụ điện, cuộn cảm) có khả năng tiêu thụ tín hiệu điện. 
Linh kiện điện tử tích cực là linh kiện điện tử có khả năng tạo ra, khuếch đại và biến đổi tín 
hiệu điện. 
Câu 19: Quan sát hình ảnh và trả lời: bóng đèn nào sáng mạnh nhất và bóng đèn nào sáng 
yếu nhất? 
 Cuộn dây nối tiếp với bóng đèn sau đó được đấu vào các nguồn điện 12V nhưng có tần số 
khác nhau thông qua các công tắc K1, K2 , K3 , khi K1 đóng dòng điện một chiều đi qua cuộn dây 
mạnh nhất (Vì XL = 0) => do đó bóng đèn sáng nhất, khi K2 đóng dòng điện xoay chỉều 50Hz đi 
qua cuộn dây yếu hơn ( do XL tăng ) => bóng đèn sáng yếu đi, khi K3 đóng , dòng điện xoay chiều 
200Hz đi qua cuộn dây yếu nhất ( do XL tăng cao nhất) => bóng đèn sáng yếu nhất. 
 Kết luận: Cảm kháng của cuộn dây tỷ lệ với hệ số tự cảm của cuộn dây và tỷ lệ với tần số 
dòng điện xoay chiều, nghĩa là dòng điện xoay chiều có tần số càng cao thì đi qua cuộn dây càng 
khó, dòng điện một chiều có tần số f = 0 Hz vì vậy với dòng một chiều cuộn dây có cảm kháng XL = 
0. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 15 
Câu 20: Thảo luận và trả lời câu hỏi sau: 
 -Vì sao chúng ta có thể nghe âm thanh to nhỏ, âm sắc trầm bổng trong các máy thu? 
 -Quang điện trở có đặc điểm gì và ứng dụng của quang điện trở? 
 +Trong các máy thu thanh chúng tư thấy có các âm sắc trầm bổng, âm lượng to nhỏ, đó là 
nhờ vào điện trở kiểu chiết áp dùng trong các máy thu đó. 
 +Đối với quang điện trở khi ánh sáng rọi vào thì R giảm, người ta ứng dụng quang điện trở 
vào các mục đích như mạch chống trộm, mạch tắt sáng của đèn đường 
3.VẬN DỤNG THẤP 
Câu 1: Một điện trở có ghi kí hiệu trên thân 8K2J, trị số điện trở: 
A.8.2k Ω. B. 82k Ω. 
C. 8.2k Ω ±5%. D. 8.2k Ω ±10%. 
Câu 2: Một điện trở có các vòng màu là nâu, đen, nâu, kim nhũ thì trị số điện trở là: 
 A 100Ω±5%. B 100Ω±10%. C 10Ω±5%. D 10Ω±10%. 
Câu 3: Trên tụ có ghi kí hiệu 102J thì trị số điện dung của tụ là: 
A.10×102F±10%. B. 10×102nF±5%. 
C. 10×102pF±10%. D. 10×102pF±5%. 
Câu 4: Trên tụ gốm có ghi 101 thì trị số điện dung của tụ điện là : 
 A 10 µF. B 10pF. C 100pF. D 100µF. 
Câu 5: Một tụ điện có ghi kí hiệu 160 thì trị số điện dung của tụ là : 
 A 160pF B 160nF C 16F D 160F. 
Câu 6: Trên tụ điện có ghi số 763 thì trị số điện dung của tụ là: 
 A 7.6×103pF. B 76×103F. C 76×103pF. D 76×103nF. 
Câu 7: Một điện trở có kí hiệu 3M3 trên thân, trị số điện trở là: 
A 3.3k Ω B. 3.3M Ω C. 33M Ω D. 33k Ω. 
Câu 8: Một điện trở có ghi kí hiệu R47 trên thân, trị số điện trở là: 
A 47 Ω B. 0.47 Ω C. 47k Ω D. 0.47k Ω. 
Câu 9: Một điện trở trên thân có ghi 10W3ΩJ. Hãy giải thích ý nghĩa các số liệu kĩ thuật 
đó? 
Điện trở có công suất 10W và trị số điện trở là 3Ω±5% 
Câu 10: Một tụ điện trên thân có ghi 1000µF-50V. Hãy giải thích ý nghĩa các số liệu kĩ 
thuật đó? 
Tụ điện có trị số điện dung là 1000µF và điện áp định mức là 50V. 
Câu 11: Quan sát mạch chỉnh lưu dưới đây và cho biết tác dụng của tụ điện C khi mắc song 
song với tải tiêu thụ Rt? 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 16 
Tụ điện thường mắc song song so với tải để cân bằng độ gợn sóng, giúp cho điện áp một 
chiều ra trên tải trở nên bằng phẳng hơn. Vì khi mắc song song với tải tiêu thụ, tụ lọc đã được nạp 
điện và duy trì ở mức trị số đỉnh của điện áp xoay chiều nên trị số điện áp khi có tụ cao hơn trị số 
hiệu dụng. 
Câu 12: Nêu các trường hợp thường gặp khi đo các số liệu kĩ thuật của tụ điện bằng đồng 
hồ? 
 +Kim vọt lên rồi trả về hết: khả năng nạp xả của tụ còn tốt. 
 +Kim vọt lên 0Ω: tụ bị đánh thủng, bị chạm. 
 +Kim vọt lên nhưng trở về không hết : tụ bị rò. 
 +Kim vọt lên nhưng trở về lờ đờ: tụ khô. Điều này thường hay gặp ở tụ hóa vì lớp hóa chất 
bên trong của tụ khô làm cho điện dung của tụ giảm. 
 +Kim không lên : tụ bị đứt. 
 Câu 13: Quan sát hình và cho biết khi đóng khóa K , đèn có sáng hay không ?Vì sao? 
 Khi đấu tụ điện vào mạch điện một chiều, do chiều của điện áp một chiều không thay đổi 
theo chu kì, chỉ ở thời điểm đấu vào có dòng điện nạp nhưng thời gian rất ngắn, nạp điện xong sẽ 
không còn dòng điện chạy qua nữa, cho nên dòng điện một chiều không thể chạy qua tụ điện. Do đó 
đèn không sáng khi đóng khóa K. 
4.VẬN DỤNG CAO 
 Câu 1: Giả thiết điện áp nguồn là 220V, nếu có hai bóng đèn Đ1(110V- 25W) và Đ2(110V 
-100W), liệu có thể mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào mạch điện hay không? 
 +Dòng điện định mức qua đèn 25W là 0.23A. 
 +Dòng điện định mức qua đèn 100W là 0.91A. 
 +Trong khi đó cường độ dòng điện trong mạch là 0.37A vượt quá cường độ định mức của 
đèn 25W, vì vậy không thể mắc nối tiếp hai bóng này vào nguồn điện 220V. 
 Câu 2: Với Rt=100Ω, U1=+12V. Hãy chọn giá trị điện trở R để điện áp U2 =5V? 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 17 
 Giả thiết cần mức U2=5V, khi đó mức điện áp dịch rơi trên R là 12-5=7V. 
 Dòng trên Rt =100Ω được xác định bởi 
 It= U2/Rt=0.5A. 
 Vậy cần chọn giá trị điện trở dịch R là: 
 R=UR/IR=7/0.5=140Ω. 
 Câu 3: Vì sao trong máy quạt hoặc máy bơm nước một pha công suất nhỏ thường sử dụng 
tụ điện? 
Sơ đồ mắc các cuộn dây khởi động và làm việc. 
 +Ở loại động cơ này ngoài dây quấn chính còn có dây quấn phụ, dây quấn phụ có thiết kế 
để chỉ làm việc khi mở máy. Dây quấn phụ đặt trong một số rãnh stato sao cho sinh ra một từ thông 
lệch với từ thông chính một góc 900, và dòng điện trong dây quấn phụ lệch pha với dòng điện trong 
dây quấn chính một góc 900. Dong điện ở dây quấn phụ và dây quấn chính sinh ra từ trường quay 
để tạo momen mở máy. 
 +Để dòng điện trong dây quấn phụ lệch pha với dòng điện trong dây quấn chính một góc 
900 ta thường mắc nối tiếp dây quấn phụ tụ điện C có trị số điện dung lớn. 
 Câu 4: Với các thiết bị đang có như: chấn lưu, stacte, đèn huỳnh quang, dây dẫn nguồn 
điện. Hãy: 
 +Mắc mạch đèn huỳnh quang? 
 +Giải thích tác dụng của chấn lưu trong mạch đèn huỳnh quang? 
 Sơ đồ cách mắc: 
Sơ đồ mạch đèn huỳnh quang. 
1. Đèn huỳnh quang. 2. Chấn lưu. 3. Tắc te. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 18 
 +Khi bật công tắc, lúc này điện áp giữa hai đầu cực là 220V chưa đủ lớn để phóng điện. 
Khi đó, tăc te mắc song song với bóng đèn nên nó cũng có điện áp là 220V và đóng vai trò như con 
mồi sẽ phóng điện khiến hai mạch của nó nóng lên chạm vào nhau khép kín mạch điện. 
 +Tuy nhiên sau một lúc nó sẽ bị nguội đi và co lại gây hở mạch đột ngột. Khi đó chấn lưu sẽ 
bị mất điện áp và sẽ sinh ra một suất điện động chống lại sự mất của dòng điện ban đầu. Lúc này 
trên hai điện cực của đèn có điện áp bằng tổng điện áp trên chấn lưu cộng với điện áp đặt vào hai 
đầu đèn gây ra một điện áp khoảng 350V đến 400V giưa hai điện cực của đèn. Khi đó nó tạo thành 
nguồn điện cao nung nóng dây tóc bóng đèn, hiện tượng hồ quang điện sẽ xãy ra và đèn phát sáng. 
 +Khi đèn đã sáng lên, chấn lưu có nhiệm vụ giảm điện áp lên bóng đèn duy trì ở mức 80V -
140V. Tắc te lúc này không còn tác dụng vì điện áp đặt lên hai đầu tắc te nhỏ hơn điện áp hoạt 
động của nó. 
 Câu 5: Quan sát sơ đồ quạt trần dưới đây và cho biết: 
Sơ đồ hộp số quạt trần. 
 -Hộp số quạt trần được cấu tạo như thế nào? 
 -Trong ba số 1, 2 và 3 thì số nào cho tốc độ quạt lớn nhất, số nào cho tốc độ quạt nhỏ nhất? 
Vì sao? 
 +Hộp số quạt trần được cấu tạo bởi dây quấn. 
+Khi bật số 1, điện áp nguồn đưa trực tiếp vào dây quấn làm việc và dây quấn khởi động, 
tốc độ quạt lớn nhất. Khi bật số 2, 3 thì từng phần dây quấn số sẽ nối tiếp với cả dây quấn làm việc 
và dây quấn khởi động, tốc độ quạt giảm dần. 
 Câu 6: Khi sử dụng bếp điện trở cần chú ý những điều gì? 
Bếp điện dùng điện trở 
 +Khi sử dụng bếp điện trở cần chú ý đến điều kiện an toàn, vì dây điện trở rất dễ trồi lên 
khỏi rãnh, chạm vào nồi gây ra điện giật khi bắc nồi. 
 +Chỉ bắc nồi trước khi cắm điện hoặc sau khi rút phích điện. 
 +Dùng thìa để đảo, khuấy cần xác định là điện không chạm vào nồi. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 19 
 +Không để nước của nồi trào ra chảy vào dây điện trở dễ làm hỏng dây đồng thời có thể 
làm thành cầu nối truyền điện ra nồi. 
 Câu 7: Vì sao khi sử dụng chiết áp để điều khiển quạt trần ở tốc độ thấp thì quạt hay xãy ra 
tiếng kêu? 
Chiết áp VR trong mạch điều khiển tốc độ quạt dùng triac. 
 Khi cho quạt chạy ở tốc độ thấp thì chiết áp tạo ra sóng điện áp bậc cao. Với một số quạt có 
thể gây ra hiện tượng kêu rất khó chịu. Chiết áp làm dòng điện không còn hình sin, ảnh hưởng tới 
chất lượng điện năng của lưới điện. 
 Câu 8: Vì sao máy biến áp tự ngẫu thường ít sự dụng trong đời sống hơn so với máy biến áp 
tự cảm? 
Sơ đồ máy biến áp tự ngẫu. 
 Máy biến áp tự ngẫu gồm có một cuộn dây sơ cấp với số vòng dây W1 và một phần của nó 
với số vòng dây W2 được lấy ra là thứ cấp. Do mạch cao áp và mạch hạ áp có liên hệ về điện với 
nhau vì thế chỉ nên sử dụng khi máy biến áp có k<2, k càng gần 1 thì hiệu suất càng cao và giải 
quết cách điện hợp lí. Do đó, máy biến áp tự ngẫu thường chỉ dùng trong phòng thí nghiệm. 
 Câu 9: Trong 3 thang đo đồng hồ ×1 Ω, ×100 Ω và ×1000 Ω thường sử dụng thang đo nào 
để kiểm tra bán dẫn? Vì sao? 
+Vì cấu tạo của đồng hồ vạn năng khi đo ở thang đo Ω×100 là điện điện áp có 1.5V và 
dòng điện xoay chiều qua điện áp là nhỏ nhất nên an toàn cho bán dẫn. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 20 
Đồng hồ thường đưa về thang đo ×100 Ω khi đo bán dẫn. 
+Ở thang đo ×1 Ω điện áp là 1.5V nhưng dòng điện lớn nhất và ở thang đo ×1000 Ω điện 
áp là 9V , điện áp cao nhất nên hai trường hợp này không an toàn cho bán dẫn. 
 Câu 10: Liên hệ thực tế và giải thích vì sao khi ngắt đột ngột mạch điện có chứa động cơ 
điện, máy phát điện, máy biến áp thì tại cầu dao thường phát sinh tia lửa điện? 
 +Dựa trên kiến thức nếu dòng điện chạy qua cuộn cảm đột ngột bị cắt thì cuộn cảm sẽ sinh 
ra một suất điện động cảm ứng luôn có chiều ngược lại với sự biến thiên với dòng điện sinh ra nó 
để giải thích hiện tượng trên. Khi ngắt mạch, dòng điện giảm đột ngột về giá trị 0. 
 +Do đó, các cuộn dây của máy điện có xuất hiện một dòng điện tự cảm khá lớn. Dòng điện 
này phóng ra lớp không khí giữa hai cực cầu dao và gây nguy hiểm cho hệ thống điện. 
 Câu 11: Tại sao cuộn cảm cao tần thường sử dụng lõi không khí, còn cuộn cảm âm tần 
thường sử dụng lõi sắt? 
Cuộn cảm lõi không khí và lõi sắt. 
 +Điện kháng của cuộn cảm có liên quan đến điện cảm của cuộn dây, mà điện cảm của cuộn 
dây có liên quan đến tính chất đường từ của nó. Nếu đường từ của cuộn dây là vật chất từ tính thì 
điện cảm tăng lên. Sau khi cuộn cảm quấn trên lõi sắt như vậy có thể tiết kiệm nhiều kim loại màu. 
Cuộn cảm có tần số thấp chỉ nên sử dụng mạch điện dưới 100Hz. Do tần số thấp nên dùng thép 
silic làm đường từ sẽ không gây ra nhiệt độ cao, do dòng điện xoáy trong lõi sắt sinh ra. 
 +Khi dòng điện có tần số cao chạy qua cuộn cảm sẽ làm cho tốc độ biến thiên từ trường 
lớn. Nếu sử dụng lõi sắt sẽ sinh ra dòng điện xoáy (dòng Fuco) làm tổn thất nhiều năng lượng 
khiến lõi sắt có nhiệt độ cao, mặc khác điện cảm của cuộn cảm cao tần thường không yêu cầu quá 
lớn. Vì vậy cuộn cảm cao tần thường dùng lõi không khí. 
 Câu 12: Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ, khi cắm một lõi sắt vào cuộn cảm L thì 
bóng đèn trở nên tối lại? Tại sao? 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 21 
 Trong mạch xoay chiều có đấu với cuộn dây, dòng điện trong mạch điện không chỉ được 
quyết định bởi điện trở trong bóng đèn và điện trở trên cuộn dây mà còn liên quan đến điện cảm L 
trong cuộn dây, L càng lớn, dòng điện sẽ càng nhỏ, khi cắm lõi sắt vào trong cuộn dây, L trở nên 
lớn vì thế bóng đèn trở nên tối. 
Câu 13: Từ các kiến thức đã học về cuộn cảm hãy nêu nguyên lí làm việc của loa? Vì sao 
không đưa dòng điện một chiều vào loa? 
Cấu tạo của loa. 
+Cuộn dây được gắn với màng loa và đặt trong từ trường mạnh giữa 2 cực của nam châm , 
cực S là lõi , cực N là phần xung quanh, khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây , dưới tác 
dụng của lực điện từ cuộn dây sẽ chuyển động, tốc động chuyển động của cuộn dây phụ thuộc vào 
tần số của dòng điện xoay chiều, cuộn dây chuyển động được gắng vào màng loa làm màng loa 
chuyển động theo, nếu chuyển động ở tần số > 20 Hz chúng sẽ tạo ra sóng âm tần trong dải tần số 
tai người nghe được. 
+Tuyệt đối ta không được đưa dòng điện một chiều vào loa, vì dòng điện một chiều chỉ tạo 
ra từ trường cố định và cuộn dây của loa chỉ lệch về một hướng rồi dừng lại, khi đó dòng một chiều 
qua cuộn dây tăng mạnh (do không có điện áp cảm ứng theo chiều ngược lại) vì vậy cuộn dây sẽ bị 
cháy. 
PHẦN HAI: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TÍCH CỰC. 
1. Mô tả tình trạng, sự việc hiện tại. 
 Sau khi học xong phần Linh kiện điện tử tích cực, học sinh cần đạt các chuẩn kiến thức, kĩ 
năng, thái độ sau: 
 -Hiểu được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu và các số liệu kĩ thuật của điôt, tranzito, 
tirixto, triac, điac, quang điện tử, IC. 
 -Đọc và đo các số liệu kĩ thuật của các linh kiện bán dẫn. 
 -Thực hiện các quy định, quy trình về an toàn lao động. 
 2. Mô tả nội dung giải pháp mới. 
 2.1. Cơ sở lý thuyết. 
 Hình thành kiến thức về linh kiện điện tử tích cực. 
 Đặt vấn đề: Nếu trong mạch điện tử chỉ có điện trở, tụ điện và cuộn cảm thì mạch điện tử ấy 
có hoạt động được không? Vì sao? 
 Một mạch điện tử để thực hiện một chức năng nào đó cần có nhiều yếu tố như nguồn điện, 
các linh kiện điện tử được mắc phối hợp với nhau thông qua dây dẫn. Nếu chỉ có linh kiện điện tử 
thụ động thì mạch sẽ không hoạt động được, do đó cần có linh kiện điện tử tích cực. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 22 
 *Hình thành kiến thức về điot. 
 -Hình thành kiến thức về công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của điôt. 
 Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời các câu hỏi sau đây? 
 Câu 1: Nêu các công dụng của điôt? 
 +Chỉnh lưu dòng điện. 
 +Tách sóng, trộn tần. 
 +Ổn định điện áp một chiều. 
 Câu 2: Điôt có bao nhiêu điện cực và bao nhiêu lớp tiếp giáp P-N? 
 +Có hai điện cực và Anot và Katot. 
 +Có 1 lớp tiếp giáp P-N. 
 +Điôt cầu thường chế tạo có 4 chân. 
 Câu 3: Dựa vào ứng dụng của điôt ta sẽ có những loại điôt nào và kí hiệu của các loại điôt 
đó trong mạch điện tử? 
 +Kí hiệu chung của điôt: 
 +Điôt phát quang (LED). Điôt Zene Điôt biến dung 
 Câu 4: Quan sát sự tắt sáng của bóng đèn trong hai trường hợp và từ đó nêu lên nguyên lí 
làm việc của điôt? 
 +Trường hợp đầu đèn sáng vì điôt phân cực thuận. 
 +Trường hợp 2 đèn không sáng vì điôt phân cực ngược. 
 +Vậy điôt chỉ cho dòng điện chạy từ A sang K khi UAK>0. 
 -Hình thành kiến thức về số liệu kĩ thuật của điôt? 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 23 
 Câu 1: Nếu đặt điện áp quá cao vào điôt thì hiện tượng gì sẽ xãy ra? Từ đó, cho biết các số 
liệu kĩ thuật của điôt? 
 -Nếu đặt điện áp quá cao, điôt sẽ bị đánh thủng, vì vậy cần quan tâm đến điện áp định mức 
đặt vào điôt khi mắc vào mạch điện tử. 
 -Cần quan tâm đến các số liệu kĩ thuật sau đây: 
 +Dòng điện định mức của điôt để điôt không bị hỏng. 
 +Điện áp ngược lớn nhất đặt lên hai điện cực để điôt không bị đánh thủng. 
 -Hình thành kĩ năng về đo các số liệu kĩ thuật của điôt. 
 Quan sát một số loại điôt thường gặp như: 
 + Điôt chỉnh lưu. + Điôt tách sóng. 
 + Điôt ổn áp. + Điôt phát quang. 
 Sau khi học sinh đã quan sát, hs hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời các câu hỏi sau đây. 
 Câu 1: Cách nhận dạng, phân biệt các loại điôt? 
 +Điôt tiếp điểm dây dẫn nhỏ, điôt tiếp mặt dây dẫn to. 
+Điôt Zene có vỏ thủy tinh màu đỏ. Điôt ổn áp có ghi trị số ổn áp. 
 +Điôt phát quang (LED) có nhiều màu và phát ra ánh sáng nếu ta phân cực thuận. 
 Câu 2: Cách đặt que của đồng hồ vào hai cực A và K của điôt để đo trị số điện trở của điôt 
trong hai trường hợp phân cực thuận và phân cực ngược cho điôt? 
Đặt đồng hồ ở thang x 100Ω. 
-Đo điện trở thuận. 
-Đo điện trở ngược. 
MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH. 
Các loại điôt Trị số điện trở thuận Trị số điện trở ngược Nhận xét 
Điôt tiếp điểm 
Điôt tiếp mặt 
 *Hình thành kiến thức về tranzito. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 24 
 -Hình thành kiến thức về công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của tranzito. 
 +Cho HS hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời các câu hỏi sau đây. 
 Câu 1: Người ta thường dùng tranzito trong các lĩnh vực nào của điện tử? Từ đó giải thích 
vì sao tranzito được gọi là linh kiện điện tử tích cực? 
 +Khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung. 
 +Tranzito được gọi là linh kiện điện tử tích cực vì nó có khả năng biến đổi, khuếch đại tín 
hiệu điện. 
 Câu 2: Tranzito có bao nhiêu điện cực và bao nhiêu lớp tiếp giáp P-N? 
 +Tranzito có 3 điện cực B, C, E. 
 +Có hai lớp tiếp giáp P-N. 
 Câu 3: Tranzito được phân loại như thế nào và kí hiệu của tranzito? Nêu ra dấu hiệu nhận 
biết một số tranzito thông thường thông qua cách phân loại? 
 Một số cách phân loại tranzito như: 
 +Tranzito NPN và PNP. 
 +Tranzito âm tần và cao tần. 
 +Tranzito công suất nhỏ và công suất lớn. 
 +Đối với tranzito công suất lớn thường có phiến tản nhiệt. 
 +Các cách kí hiệu tranzito NPN và PNP: 
 -Hình thành kiến thức về nguyên lí làm việc của tranzito. 
 Thảo luận và trả lời câu hỏi sau: 
 Câu 1: Người ta thường mắc các mạch nào để tranzito làm việc? 
 +Mạch bazo chung. 
 +Mạch emito chung. 
 +Mạch colecto chung. 
 Câu 2: Để tranzito làm việc, cần phải có những điện áp như thế nào đặt vào giữa các điện 
cực của tranzito? 
 -Để tranzito làm việc được phải thỏa mãn hai điều kiện sau đây: 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014 - 2015 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH) 25 
 +Phải phân cực thuận giữa cực bazo và cực emito để tạo dòng IB mở tranzito. 
 +Có điện áp UCE đủ lớn và có cực tính âm đối với loại PNP và dương đối với loại NPN để 
tạo dòng IC chạy qua tranzito. Dòng IC=βIB. Trong đó β là hệ số khuếch đại dòng điện của tranzito. 
 -Khi tranzito đã mở, lúc này ta cho tín hiệu xoay chiều vào cực bazo để thay đổi dòng IB mở 
tranzito thì sẽ làm cho cường độ dòng IC chạy qua tranzito cũng thay đổi theo dòng IB và lớn gấp β 
lần dòng IB. Vậy là tranzito đã khuếch đại tín hiệu dòng điện xoay chiều. 
 -Hình thành kiến thức về các số liệu kĩ thuật của tranzito. 
 +Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời các câu hỏi sau đây: Dựa vào kiến thức đã học của 
điôt, hãy cho biết tranzito có các số liệu kĩ thuật nào? 
 +Trị số điện trở thuận. Trị số điện trở ngược. Trị số điện áp định mức. 
 +Tranzito Nhật Bản thường có kí hiệu như sau: 
 2SAxxxx: tranzito cao tần loại PNP. 2SBxxxx: tranzito âm tần loại PNP. 
 2SCxxxx: tranzito cao tần loại NPN. 2SDxxxx: tranzito âm tần loại NPN. 
 -Hình thành kĩ năng về đọc và đo các số liệu kĩ thuật của tranzito. 
 +Cho học sinh quan sát một số tranzito điển hình như C828, A564, H1061, A671, C1815, 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cn12_20150727_104532.pdf