Đề tài: Giáo dục năng lực cho học sinh thông qua bộ môn sinh học 8

Năng lực liên quan đến môi trường sống

 * Ví dụ 1: Bài vệ sinh hô hấp; Trồng cây xanh có lợi gì trong việc làm sạch bầu khí quyển xung quanh ta ?

 Giáo dục học sinh trồng cây xanh.

 * Ví dụ 2: Vệ sinh da; để bảo vệ da ta cần phải làm gì ? Giáo dục học sinh vệ sinh thân thể: tắm rửa, thay quần áo. Vệ sinh trường lớp, nhà ở, môi trường xung quanh, bảo vệ cây xanh.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài: Giáo dục năng lực cho học sinh thông qua bộ môn sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 điều kiện thực tế đơn vị.
Tiếp tục tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống. Yêu cầu của phương pháp giáo dục mới là : Khai thác động lực học tập trong bản thân người học để phát triển chính họ . Coi trọng lợi ích nhu cầu của cá nhân người học, đảm bảo cho họ thích ứng với đời sống xã hội mới .
Theo hướng phát triển các phương pháp dạy học tích cực nhằm đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội. Nên việc lồng ghép giáo dục năng lực sống cho học sinh thông qua môn sinh học là 1 yêu cầu thiết thực . Cần tổ chức cho học sinh được tham gia các hoạt động để chủ động nghiên cứu và khai thác kiến thức là việc làm rất cần thiết. Hình thành kĩ năng thông qua kiến thức đã học là khích thích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế để các em được trải nghiệm .
Trường TH - THCS Hạnh Dịch với đặc điểm học sinh vùng biên giới miền núi. Phụ huynh thiếu điều kiện chăm sóc và hướng dẫn con em mình học tập, điều kiện học tập còn thiếu thốn. Thực tế cho thấy nhiều học sinh còn thiếu năng lực thích nghi với môi trường sống tập thể, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu năng lực sống. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống, thiếu hiểu biết về giá trị của cuốc sống. Không có khả năng tham gia các hoạt động hợp tác, chia sẽ cùng bạn bè trong lớp học, Không tự nói được những ý nghĩ của mình.
	Chính vì vậy bản thân tôi có những trăn trở suy nghĩ và xây dựng nên đề tài : “Giáo dục năng lực cho học sinh thông qua bộ môn sinh học 8 ”
I. Lý do chọn đề tài
I.1. Cơ sở lí luận
 Dựa vào 3 cơ sở sau: 
 	 a. Mục tiêu giáo dục: Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực cho học sinh
	 b. Mục tiêu dạy học bộ môn: Giáo dục trí dục, năng lực sống, trong đó năng lực bao hàm giáo dục năng lực sống mà chúng ta nghiên cứu trong đề tài này.
	 c. Nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
I.2. Cơ sở thực tiễn
	Giáo dục năng lực sống là một trong nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
	Là yêu cầu, là xu hướng của xã hội hiện đại trong thế giới đang toàn cầu hóa như hiện nay.
	Bên cạnh đó khả năng đáp ứng của bộ môn sinh học đặc biệt sinh học 8 đối với đề tài này là rất lớn, tin tưởng đội ngũ giáo viên của chúng ta có thể tiếp cận và thực hiện được.
II. Phạm vi, đối tượng, mục đích nghiên cứu
	Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có năng lực sống ở những trường miền núi như trường TH - THCS Hạnh Dịch còn rất hạn chế. Một số nhà trường còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, năng lực ứng xử trong các mối quan hệ ( với con người, với môi trường thiên nhiên,.). Hơn nữa giáo viên bộ môn với 45 phút phải lo truyển tải các nội dung bài dạy. Trong nhiều năm qua nhiệm vụ này được xem là của giáo viên chủ nhiệm và hoạt động Đoàn – Đội. Trong khi đó giáo viên chủ nhiệm cả tuần cũng chỉ có một tiết sinh hoạt lớp, không có thời gian nắm tình hình của từng em.
	Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề : “ Giáo dục năng lực sống cho học sinh thông qua bộ môn sinh học 8”.
III. Phương pháp nghiên cứu
	- Các phương pháp: Quan sát, mô tả, thí nghiệm, thực nghiệm, tổng hợp, phân tích số liệu liên quan.
	- Phương pháp tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu các hiện tượng sinh học.
	- Phương pháp hướng dẫn học sinh tự lực tham gia vào các hoạt động học tập.
	- Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ khả năng nhận thức, trình bày và tự bảo vệ ý kiến của mình khi thảo luận, tranh luận.
	- Khuyến khích học sinh thắc mắc, nêu tình huống có vấn đề và tham gia giải quyết vấn đề khi học sinh nghiên cứu kiến thức.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Nôi dung nghiên cứu
	Năng lực sống là năng lực của mỗi con người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức trong cuộc sống một cách có hiệu quả.
	Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu thách thức của cuộc sống. Đó cũng là yêu cầu của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện ở hành vi phù hợp và tích cực trong khi tương tác với người khác, với nền văn hóa xã hội và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất là về mặt thể chất, tinh thần,và xã hội. Năng lực sống là khả năng thể hiện thực thi năng lực tâm lý xã hội này.
	Qua nhiều năm dạy sinh học 8 tôi nhận thấy rằng để giáo dục các em học sinh phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ thì chỉ có cách giáo dục năng lực sống thông qua bộ môn. Để làm được điều đó tôi thực hiện các bước sau:
I.1. Phân loại kiến thức năng lực sống
 Chia làm 3 nhóm:
	- Năng lực sống liên quan đến thể chất sức khỏe.
	- Năng lực sống liên quan đến trí tuệ, thực hành.
	- Năng lực sống liên quan đến tình cảm, tinh thần.
I.2. Phân loại các loại bài dạy trong chương trình sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục năng lực sống
I.2.1. Năng lực sống liên quan đến thể chất, sức khỏe
 	Gồm các bài như:
	- Cấu tạo cơ thể người
	- Phản xạ
	- Đông máu và nguyên tắc truyền máu
	- Vệ sinh hệ tuần hoàn
	- Vệ sinh hô hấp
	 - Vệ sinh tiêu hóa
	- Bài vitamin, muối khoáng 
	- Tiêu chuẩn ăn uống
	- Vệ sinh bài tiết
	- Vệ sinh da
	- Vệ sinh hệ thần kinh
 - Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết	 	- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
	- Đại dịch AIDS ( thảm họa của loài người)
I.2.2. Năng lực liên quan đến kiến thức thực tiễn và thực hành
Gồm các bài như:
	- Bài phản xạ
	- Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
Thực hành: Sơ cứu cầm máu
Thực hành: Hô hấp nhân tạo
Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Hoạt động thần kinh cấp cao ở người
Tuyến sinh dục
Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
I.2.3. Nhóm năng lực liên quan đến tình cảm, tinh thần
	Tùy bài mà đưa vào cho phù hợp tránh gượng ép, miễn cưỡng. 
* Ví dụ: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người.
I.3. Vận dụng rèn luyện năng lực thông qua bộ môn
	Để việc lồng ghép rèn luyện năng lực thông qua bộ môn sinh học 8 đạt hiệu quả cao, tránh gò bó, đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy. Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên giành 3 phút để dặn dò các em. Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết học mới đạt hiệu quả cao.Và khâu chuẩn bị giáo án của giáo viên cũng được đổi mới. Giáo viên phải đưa ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gần gũi với các em thì mới giáo dục năng lực có kết quả cao. 
	Giáo dục năng lực sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm học nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài về một vài năng lực sống. Cụ thể như :
I.3.1. Giáo dục năng lực sống liên quan đến thể chất, sức khỏe
I.3.1.1. Giáo dục năng lực sống tư thế đứng thẳng 
	* Ví dụ 1: Bài bộ xương: Ngoài việc khai thác như sách giáo khoa tôi còn đặt các câu hỏi: Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không được để lâu ? (để lâu bao khớp không tiết dịch nữa, sau này có chữa khỏi xương vẫn cử động khó khăn). Qua đây ta giáo dục được cho học sinh khi bị sai khớp phải điều trị ngay, không được chần chừ vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại.
	* Ví dụ 2: Bài cấu tạo và tính chất của xương:
	Thức ăn có liên quan gì đến sự phát triển của xương ? Vì sao trẻ em Việt Nam thường mắc bệnh còi xương? Đi, ngồi không đúng tư thế gây ra hậu quả gì? Như vậy thông qua các câu hỏi trên sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh thành đáp án đúng ta sẽ giáo dục cho học sinh một số năng lực như: ăn đủ chất đặc biệt thức ăn giàu canxi; ngồi học đúng tư thế, lao động, thể dục thể thao vừa sức, thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng.
I.3.1.2. Năng lực về phòng tránh một số bệnh tật thông thường
	* Ví dụ : Bài vệ sinh mắt: Tại sao không đọc sách nơi thiếu ánh sáng hay đang đi tàu xe?
	- Nguyên nhân dẫn đến cận thị? Để không bị cận thị em cần phải làm gì? Qua câu hỏi này giáo dục cho học sinh ngồi học đúng tư thế, đảm bảo khoảng cách giữa mắt và sách, khi xem ti vi không ngồi gần; không đam mê trò chơi điện tử, phải đọc sách nơi có ánh sáng; ....
	- Nêu các cách phòng tránh bệnh đau mắt hột mà em biết ? Từ đó giáo dục cho các em không dụi tay bẩn vào mắt, không dùng chung khăn mặt, không tắm sông, thường xuyên rửa mặt bằng nước muối pha loãng, ....
I.3.1.3 . Năng lực về sức khỏe sinh sản
	* Ví dụ 1: Bài tuyến sinh dục
	- Nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam, nữ ? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý ?
	* Ví dụ 2: Bài cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai:
	- Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm ngoài ý muốn của tuổi vị thành niên? Phải làm gì để điều đó không xảy ra? Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lý đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì ? Làm thế nào để tránh được ?
	Thông qua các câu hỏi trên giáo dục các em học sinh biết mình cần phải làm gì khi còn là học sinh. Sống vô tư, hồn nhiên, tập trung vào học tập, không đua đòi, bồng bột, nhất thời hồ đồ để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra.
I.3.1.4. Tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy
	- Nêu tác hại của khói thuốc lá ? Thông qua bài cấu tạo và chức năng các cơ quan của đường hô hấp – Vệ sinh hô hấp: Giáo viên cho học sinh thấy trong khói thuốc lá có chất Nicotin, nó làm liệt lớp lông rung động lót mặt trong khí quản của đường hô hấp, từ đó bụi, vi khuẩn từ môi trường ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể và có thể gây bệnh về đường hô hấp như: Viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi. Thấy rõ tác hại của thuốc lá bản thân các em sẻ không dùng dến đồng thời vận động, tuyên tryuền người thân, bạn bè không hút thuốc lá để tránh được bệnh tật.
	Trong rượu, ma túy đều có chất kích thích và chất gây nghiện, nếu sử dụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ thần kinh.
I.3.1.5. Năng lực phòng ngừa tai nạn cho học sinh
	* Ví dụ : Thực hành hô hấp nhân tạo:
	Trước khi hô hấp cho người bị chết đuối, điện giật, ta cần phải làm gi? Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt, phương pháp ép lồng ngực? Qua đó giáo dục cho học sinh năng lực gặp người chết đuối phải xốc nước rồi mới hô hấp. Trường hợp điện giật phải cắt cầu giao điện. Qua từng phương pháp hô hấp học sinh nắm được các năng lực hô hấp nhân tạo.Để tăng tính giáo dục giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về tai nạn chết đuối cho trẻ.
I.3.1.6. Năng lực liên quan đến môi trường sống
	* Ví dụ 1: Bài vệ sinh hô hấp; Trồng cây xanh có lợi gì trong việc làm sạch bầu khí quyển xung quanh ta ?
	Giáo dục học sinh trồng cây xanh.
	* Ví dụ 2: Vệ sinh da; để bảo vệ da ta cần phải làm gì ? Giáo dục học sinh vệ sinh thân thể: tắm rửa, thay quần áo. Vệ sinh trường lớp, nhà ở, môi trường xung quanh, bảo vệ cây xanh.
I.3.2. Năng lực sống liên quan đến kiến thức thực tiễn và thực hành
I.3.2.1. Năng lực xây dựng nhân cách
	* Ví dụ: Bài vệ sinh hệ thần kinh:
	Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành bảng 54.3 SCK
Chất kích thích
Tên chất
Tác hại
	- Nêu tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy ?
	- Nêu những biểu hiện về cử chỉ và hành động của những người nghiện rượu, thuốc lá, ma túy ?
	- Thông qua đó giáo viên giáo dục học sinh sống có nhân cách: không bê tha, chửi thề, nói tục, trộm cắp, gây gỗ đánh nhau, ....
I.3.2.2. Năng lực xây dựng thói quen đúng giờ
	* Ví dụ: Bài phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:
	- Em hãy cho ví dụ về một số phản xạ có điều kiện ? Nêu sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện? Điều đó có ý nghĩa gì ?
	- Sau khi học sinh cho ví dụ Giáo viên điều chỉnh bổ sung từ đó cho các em thói quen:	- Đi ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ 
	- Đi học đúng giờ
	- Có thời gian biểu học tập
	- Ăn đúng giờ, điều độ
I.3.2.3. Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế đời sống, học tập và sản xuất
	* Ví dụ 1: Bài thân nhiệt
	Vì sao khi mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc nổi gai ốc? Qua đó các em hiểu được cơ chế tự điều hòa thân nhiệt là trời lạnh da nổi gai ốc để giữ nhiệt, trời nóng mặt đỏ bừng vì thoát nhiệt.
	* Ví dụ 2: Bài vệ sinh tuần hoàn
	Tại sao khi bước vào phòng thi tim em đập mạnh? Để hạn chế điều đó em cần phải làm gì? Sau khi giải thích xong, giáo viên giáo dục học sinh phải học bài thật tốt thì khi thi mới đạt kết quả cao.
	* Ví dụ 3: Bài vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
	Tại sao khi mùa lạnh ta thường đi tiểu nhiều? Vì sao ta không nên nhịn tiểu lâu? Qua đó giúp học sinh giải thích được hiện tượng thực tế và giáo dục các em đi tiểu đúng lúc để tránh sỏi thận.
I.3.3. Năng lực liên quan đến tình cảm, tinh thần
	Trong cuộc sống ai cũng muốn mình khỏe mạnh, hạnh phúc nhưng không ai cũng có được điều đó. Bệnh tật, tai nạn luôn rình rập hoặc do thiếu hiểu biết hay một chút nông nổi đã mắc phải căn bệnh quái ác. Thông qua chương trình sinh học 8 giáo dục các em biết cách bảo vệ mình và quan tâm, giúp đỡ mọi người chẳng may rơi vào các hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật hay lầm lỡ. Giáo dục các em không phân biệt đối xử, xa lánh những nạn nhân HIV, AIDS. Hãy gần gũi, thông cảm chia sẽ để nạn nhân này sống có ích trong những ngày còn lại của đời mình.
	* Ví dụ: Bài HIV, AIDS, Đại dịch Aids thảm họa của loài người
	Ta có nên kỳ thị phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV, AIDS hay không? Vì sao? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh bổ sung và để tăng giáo dục giáo viên cho học sinh đọc một lời tâm sự của nạn nhân AIDS
	Qua đó giáo dục các em:	- Thông cảm với người bị HIV, AIDS
	- Không phân biệt đối xử với họ
	- Biết chia sẽ với nạn nhân AIDS
I.3.4. Năng lực thực hành thông qua bộ môn
	Môn sinh học là môn học thực nghiệm, trực quan. Trong các tiết thực hành giáo viên phải dạy chính xác, khoa học, không xén chương trình để thông qua bộ môn này rèn cho học sinh năng lực thực hành, quan sát , sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản 
II. Kết quả nghiên cứu
	Qua trình nghiên cứu thực hiện tôi nhận thấy:
II.1. Thực trạng của quá trình hướng dẫn học sinh hình thành năng lực
Từ thực tế, điều kiện dân trí và kinh tế của một xã thuộc khu vực miền núi, nằm sát với biên giới Việt – Lào, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, điều này dẫn tới học sinh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thụ nguồn tri thức mới, đặc biệt là qua mạng Internet. Giáo viên cũng gặp khó khăn trong giảng dạy. Nguyên nhân dẫn đến kết quả của các bài giảng chưa đạt được đến mức mong muốn là do: Thiếu đồ dùng, trang thiết bị thiết yếu cho một số tiết học, học sinh khó khăn về kinh tế, chủ yếu các em sống tự lập xa gia đình nên chưa dành nhiều thời gian cho học tập theo yêu cầu của giáo viên, chưa chịu khó rèn luyện các năng lực cơ bản.
	Do chương trình có sự phân phối ở một số bài chưa phù hợp với thực tế của học sinh vùng đặc biệt khó khăn, quá trình tiếp thu kiến thức của các em còn chậm, lượng kiến thức của bài học lại nhiều nên ảnh hưởng tới khả năng hình thành các năng lực của các em.
	Mặt khác môn sinh học là một khoa học thực nghiệm, môn khoa học mở, luôn luôn mới và rất trừu tượng.
	Các em phải tự tìm kiếm phương pháp khái quát kiến thức phù hợp cho riêng mình để ghi nhớ kiến thức, học sinh phải tích cực để tìm tòi, nghiên cứu kiến thức mới để đi đến kết luận, giải quyết các vấn đề đặt ra một cách độc lập sáng tạo, tự khái quát được kiến thức trong học tập, từ đó mới hình thành năng lực sống cho các em. Tuy nhiên không phải tất cả các em đều làm được, không phải giáo viên nào cũng hướng dẫn thành công các em học sinh khái quát, ghi nhớ kiến thức và hình thành năng lực theo đúng như yêu cầu mà mình đặt ra.
II.2. Kết quả nghiên cứu
	Nhờ giáo dục năng lực thông qua bộ môn mà học sinh nắm được những năng lực sống cơ bản. Các em đã biết cách sơ cấp cứu khi gặp tai nạn như sơ cứu cầm máu, sơ cứu xương cẳng tay bị gãy, hô hấp nhân tạo khi gặp nạn nhân chết đuối, điện giật. Đặc biệt các em biết cách phòng tránh một số bệnh tật thông thường như: bệnh cong vẹo cột sống, bệnh đau mắt hột, cận thị. Biết phòng các bệnh như: sỏi thận, viêm đường hô hấp, tim mạch. Hơn nữa các em đã biết giải thích những hiện tượng xảy ra chính trên cơ thể mình như mặt đỏ bừng khi trời nắng, da tái ,nổi gai ốc khi trời lạnh, mùa mưa, lạnh hay đi tiểu nhiều, khi bước vào phòng thi tim đập mạnh. Các em đã biết giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp, nhà cửa. Các em biết được tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy để khỏi lâm vào các tệ nạn xã hội. Các em đã biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau khi gặp ốm đau như chép bài hộ bạn . Biết giúp đỡ, chia sẻ với những người bị nạn, tật nguyền như ủng hộ các bạn bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Không kì thị, xa lánh những người chẳng may bị bệnh HIV-AIDS. Các em đã biết được những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể ở độ tuổi dậy thì giúp các em không phải hốt hoảng lo sợ khi thấy mình có dấu hiệu thay đổi bất thường. Từ đó các em biết cách rèn luyện thân thể, các em nữ biết cách giữ vệ sinh kinh nguyệt, phòng tránh các bệnh phụ khoa. Giúp các em nhận thức rõ về giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên, từ đó tránh được các điều đáng tiếc xảy ra ở tuổi vị thành niên. Đặc biệt chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt qua các lần kiểm tra cụ thể như: 
vBảng thống kê kết quả chất lượng Học lực học sinh khối 8 qua 1 năm thực hiện đề tài tại trường TH - THCS Hạnh Dịch
Lớp
TSố
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
HKI
8A
19
0
11
57,9%
8
42,1%
0
8B
19
2
10,5%
12
63,2%
5
26,3%
0
HK2
8A
19
5
26,3%
12
63,2%
2
10,5%
0
8B
19
7
36,8%
9
47,4%
3
15,8%
0
	Qua đó, ta thấy chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt qua điểm tổng kết hai học kỳ: Học sinh giỏi bộ môn tăng từ 5,25% ở học kỳ 1 lên 31,55% ở học kỳ 2. 
Số học sinh trung bình ở học kỳ 1 là 34,2% và học kỳ 2 là 8,25%. Như vậy số học sinh trung bình vươn lên khá giỏi chiếm tới 23,3%
	Ngoài việc cải thiện được kết quả học lực của học sinh khi áp dụng đề tài này, tôi nhận thấy học sinh còn học bộ môn sinh học với tinh thần và thái độ tích cực hơn, các em yêu quý trường lớp hơn, sống gắn liền với thiên nhiên và thực tiển. Đặc biệt hơn cả, học sinh đã biết làm được nhiều việc hơn, công việc các em làm có ý thức, có kiến thức hơn trước, không làm việc theo kiểu “bản năng tự nhiên”. Qua mỗi hoạt động nhóm, tập thể thì các em đều biết tự tổ chức rút kinh nghiệm và đưa ra bài học thực tế cho riêng bản thân mình. Từ đó, các em tự tin hơn trong việc vận dụng kiến thức học được trên lớp vào thực tiễn. Và qua đó, củng cố hơn những năng lực cơ bản của cá nhân các em.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
	Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân đã rút ra được trong quá trình dạy môn sinh học 8. Đối với việc giáo dục năng lực cho học sinh chúng ta phải tiến hành thường xuyên, kết hợp với theo dõi, kiểm tra, động viên, nhắc nhở. Do trình độ của học sinh không đồng đều, ý thức của mỗi em cũng khác nhau nên không thể một sớm một chiều các em thay đổi được. Trong từng tiết dạy tùy nội dung bài học mà giáo viên lồng ghép giáo dục năng lực sao cho phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chúng ta không có tham vọng thực hiện giáo dục tất cả các năng lực sống trong tiết học. Giáo viên giảng dạy thông qua bộ môn tìm biện pháp lồng ghép linh hoạt, nhẹ nhàng, hiệu quả nhằm giáo dục năng lực cho học sinh mà không ảnh hưởng đến nội dung kiến thức của bài học. Đặc trưng bộ môn sinh học việc thực hiện đề tài này mang tính khả thi cao. Sau một năm thực hiện các em học sinh có chuyển biến rõ rệt từ thái độ chuyển thành hình vi, nếp sống có văn hóa, có khả năng xử lý các tình huống xãy ra trong cuộc sống.
II. Kiến nghị
	Trong quá trình thực hiện đề tài này, vì là chủ đề mới, tài liệu tham khảo ít nên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý cấp lãnh đạo, quý thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp trên mọi miền tổ quốc. Đặc b

File đính kèm:

  • docSKKN 2015.doc
Giáo án liên quan