Đề tài Giáo dục môi trường qua bài thơ “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) trong chương trình Ngữ Văn 10

NHÀN

(Nguyễn Bình Khiêm)

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bình Khiêm qua bài thơ qua quan niệm sống nhàn; thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

- Chú ý tích hợp: quan niệm sống hài hoà với thiên nhiên

2. Kĩ năng: Biết cách đọc bài thơ Nôm đường luật giàu triết tí.

3. Thái độ: Trân trọng và học tập nhân cách sống cao đẹp của NBK

4. Các năng lực có thể hình thành

Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

- Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận của cá nhân về các vấn đề trong bài học

- Năng lực đọc - hiểu một bài tác phẩm trữ tình trung đại.

- Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.

 

doc11 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục môi trường qua bài thơ “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) trong chương trình Ngữ Văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu thông tin về giáo viên dự thi
(Kèm theo công văn số 2534/BGDĐT-VP
Ngày 19/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/TP: Thái Nguyên
Trường THPT Trần Quốc Tuấn
Địa chỉ: Quang Sơn – Đồng Hỷ - Thái Nguyên
Điện thoại: 02803823988
Email:c3tranquoctuan@thainguyen.edu.vn
Đồng Hỷ, ngày 25 tháng 5 năm 2015
HIỆU TRƯỞNG
Phiếu mô tả sản phẩm dự thi của giáo viên
( Kèm theo công văn số 2534/BGDĐT-VP
Ngày 19/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào Tạo)
1. Tên sản phẩm: “Giáo dục môi trường qua bài thơ “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) trong chương trình Ngữ Văn 10”
2. Mục tiêu dạy học/ giáo dục.
Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không của riêng ai. Những điều đáng nhấn mạnh trước hết là việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức. Ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh và thậm chí cả ở một số giáo viên. Có thể nhận thấy điều này khi trực tiếp chứng kiến cảnh quan môi trường ở các đơn vị trường học. Tình trạng trường học ít cây xanh hoặc không có cây xanh vẫn còn phổ biến: học sinh vút rác bừa bãi, hút thuốc lá khi đến trường vẫn còn diễn ra hàng ngày. Ngay bên trong một số trường học, dù đã có những thùng đựng rác lớn nhưng rác vẫn được vút chỏng chơ. Những điểm công cộng ở gần các trường học: nhà ga, bến xe, chợ. . . hiện tượng xả rác bừa bãi là khá phổ biến. Tình trạng sử dụng điện, nước lãng phí cũng đã trở nên "quen thuộc" trong các nhà trường. Dường như tâm lý "dùng của chùa' vẫn còn tồn tại nên ở nhiều nhà trường, ở các phòng học và phòng làm việc, quạt, điều hoà nhiệt độ, các thiết bị chiếu sáng được sử dụng "vô tư". Trong khi một sô quốc gia phát triển đã có hẳn môn học riêng về môi trường thì ở nước ta các môn Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý, Ngữ văn và một số tiết học ngoại khoá Một số cuộc thi bảo vệ môi trường đã được tổ chức trong trường học song nhìn chung, vẫn còn mang nặng tính hình thức .
Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn, cần bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất. Chẳng hạn như làm tốt công việc trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ trước và sau mỗi buổi học; thường xuyên tổ chức những “ngày chủ nhật xanh”. . .Trong các bài giảng, căn cứ vào điều kiện môn Ngữ văn, có thể lồng ghép những kiến thức về bảo vệ môi trường. Việc cho học sinh thường xuyên tiếp xúc với những kiến thức về môi trường qua các lời giảng của giáo viên có thể tác động trực tiếp và có tác dụng hơn so với những chương ntrình truyền thông khô cứng. Không chỉ trong các tiết dạy trên lớp, giáo viên cần làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau và đưa ra những lời nhắc nhở, tuyên dương kịp thời. Các nhà trường cũng cần dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư các thiết bị tiết kiệm điện, khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên sử dụng năng lượng tiết kiệm cùng với việc ban hành những quy định cụ thể về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Cần đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh sinh viên. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện cũng như mang lại những lợi ích trước mắt và lâu dài.
Từ thực tế ấy, bản thân người viết đã trăn trở, suy nghĩ, học hỏi để vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học có thể lồng ghép những kiến thức về bảo vệ môi trường được thực hiện ở một số lớp và thu được kết quả tương đối khả thi
Vì những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp sáng kiến: Giáo dục môi trường qua bài thơ "Nhàn " (Nguyễn Bình Khiêm) trong chương trình Ngữ văn 10 ". Hi vọng có thể đóng góp một trong những giải pháp tích cực đưa học sinh về với văn chương, với lối tư duy tích cực, chủ động, sáng tạo trong tiếp nhận văn học.
3. Đối tượng dạy học/giáo dục.
Đối tượng thực nghiệm là lớp 10A2, đối tượng đối chứng là lớp 10A3 trường THPT Trần Quốc Tuấn. Đề tài này được thực hiện trong năm học 2 014 - 2015 .
4. Ý nghĩa của sản phẩm.
Nhiều học sinh đó nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sống xanh - sạch - đẹp, đã có ý thức và những hành động thiết thực bảo vệ môi trường.
Giờ học gây được hứng thú cho học sinh.
5. Nội dung sản phẩm dự thi 
Ngày soạn: 15/10/2014
Ngày dạy:
Tiết 38: Đọc văn
NHÀN
(Nguyễn Bình Khiêm)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bình Khiêm qua bài thơ qua quan niệm sống nhàn; thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
- Chú ý tích hợp: quan niệm sống hài hoà với thiên nhiên
2. Kĩ năng: Biết cách đọc bài thơ Nôm đường luật giàu triết tí.
3. Thái độ: Trân trọng và học tập nhân cách sống cao đẹp của NBK
4. Các năng lực có thể hình thành
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận của cá nhân về các vấn đề trong bài học
- Năng lực đọc - hiểu một bài tác phẩm trữ tình trung đại.
- Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
* Giáo viên:
- SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
- Gv kết hợp phương pháp đọc diễn cảm, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
*Học sinh: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- TIỀN TRÌNH DẠY HỌC:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm ta bài cũ:
? Đọc thuộc vài thơ “ Cảnh ngày hè”? Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ ?
3. Bài mới:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), hiệu là Bạch Vân cư sĩ, quê làng Trung Am (nay thuộc Vĩnh Bảo – Hải Phòng).
- Đỗ truạng nguyên năm 1535 làm quan dưới triều nhà Mạc. Sau đó cáo quan về ở ẩn, làm nghề dạy học.
- Ông là người có học vấn uyên thâm, tính tình thẳng thắn, cương trực, được suy tôn là Tuyết Giang phu tử.
- Sáng tác:
+Chữ Hán: Bạch Vân am thi tập (gồm 700 bài)
+Chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi (gồm 170 bài).
+ Nội dung thơ: Mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn và phê phán những thói đời đen bạc.
2. Tác phẩm.
a. Xuất xứ:
- Là bài thơ thứ 43 trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi, được sáng tác khi tác giả về ở ẩn.
b. Thể loại:
Thất ngôn bát cú đường luật.
c. Bố cục:
- Câu: 1,2,5,6: vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Câu: 3,4,7,8: Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
a. Câu 1,2:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
- Điệp số từ “một”
- Liệt kê: “Mai, cuốc, cân câu”
- Nhịp điệu: 2/2/3
=> Sẵn sàng hòa nhập vào cuộc sống chất phác đồng quê.
- Từ láy: “Thơ thẩn”: Nhàn hạ, thanh thản
- “Dầu ai vui thú nào”: Mặc ai, không bận tâm với danh lợi.
=> Hai câu đầu toát lên vẻ ung dung, tự tại của một con người đã hòa mình vào chốn cây cỏ, điền viên, được sống theo ý thích của mình.
=> Nhàn: Tự do lựa chọn cách sống cho mình
b. Câu 5,6:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
- Thức ăn: + Thu: măng trúc
 + Đông: ăn giá
- Sinh hoạt: + Xuân: tắm hồ sen
 + Hạ: tắm ao.
-Cách ngắt nhịp: 4/3
- Nghệ thuật: Liệt kê đan xen
=> Cuộc sống đạm bạc, dân dã, mùa nào thức ấy, hòa mình với thiên nhiên.
=> Nhà thơ đã sống cuộc sống thuần hậu của một lão nông tri điền, chan hòa với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao và vượt lên trên danh lợi
=> Nhàn: sống thuận lợi theo tự nhiên.
2. Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm :
a. Câu 3, 4:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao
- Nghệ thuật đối
Ta >< người
Dại >< khôn
Nơi vắng vẻ ><chốn lao xao
- Nghệ thuật ẩn dụ:
+ Quan niệm:
 .Dại: -> tìm nới vắng vẻ (nơi thiên nhiên tĩnh lặng, nơi tâm hồn được thảnh thơi)
.Khôn -> tìm chốn lao xao ( nơi cửa quyền danh lợi, nơi bon chen luồn cúi )
=> Cách nói ngược nghĩa: khôn – dại
-> mỉa mai lối sống bon chen chạy theo danh lợi
=> Hai câu thơ thể hiện triết lí sống của một bậc trí tác giả: tìm về nơi thiên nhiên yên tĩnh để giữ thanh cao, trong sạch cho tâm hồn.
=> Nhàn: thoát khỏi vòng danh lợi
b. Câu 7, 8:
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
+ Hình ảnh “Uống rượu cuội cây” : Thú tiêu dao của bậc trí thức.
+ Điển tích “Phú quý tựa chiêm bao”: Triết lý nhân sinh của bậc trí thức.
Công danh, phú quý : Giấc mơ thoảng qua => Nhân cách sống trong sáng vượt lên danh lợi.
=> Với nhà thơ, cái khôn của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi vì danh lợi chỉ là “ giấc chiêm bao”
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật 
- Từ ngữ, hình ảnh thự nhiên, mộc mạc.
- Sử dụng đạthiểu quả nghệ thuật: Đối, điệp, điển tích.
- Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh.
2. Ý nghĩa văn bản
- Vẻ đẹp nhân cách: thái độ coi thường danh lợi, giữ cốt cách thanh cao, hòa hợp thiên nhiên.
? Hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm?
HS: suy nghĩ, trả lời.
Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác, vị trí, thể loại và bố cục của bài thơ?
HS: suy nghĩ, trả lời.
Tìm những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ đầu?
Hs: suy nghĩ, trả lời.
? Hai câu thơ cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào? 
Hs: suy nghĩ, trả lời.
? Triết lý nhàn được nhà thơ gửi gắm qua hai câu thơ đầu là gì?
HS: suy nghĩ, trả lời.
? Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ có gì đáng chú ý?
Hs: suy nghĩ, trả lời.
Hai câu thơ cho thấy cuộc sông của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào?
? Triết lí nhàn được nhà thơ gửi gắm qua hai câu thơ này là gì?
Hs: suy nghĩ, trả lời.
Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ ?
Hs: suy nghĩ, trả lời.
Em hiểu như thế nào là nơi vắng vẻ, chốn lao xao? Quan điểm của tác giả về dại, khôn như thế nào?
Hs: suy nghĩ, trả lời.
Tác giả có liên quan niệm như thế nòa về công danh, phú quý?
Hs: suy nghĩ, trả lời.
Qua đó nêu nhận xét của em về nhân cách nhà thơ?
Hs: suy nghĩ, trả lời.
Từ việc tìm hiểu bài thơ, em rút ra được những đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật?
Hs: suy nghĩ, trả lời
4. Củng cố:
- Vì sao bài thơ khồng hề có một chữ nhàn mà lại được đặt tên là “nhàn”? -> (thể hiện triết lý sống nhàn dật, thanh cao -> nhan đề súc tích)
- Khái quát lại nội dung của chữ “nhàn” trong bài thơ?(->lối sống thú vị của người xưa: con người được tự do, tìm lại sự hòa hợp với TN, giải thoát khỏi sự gò bó của đời thường, của danh lợi, có sự hòa hợp giữa tinh thần và thể xác.
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường:
Tự nhiên, thiên nhiên và con người vốn gắn bó mật thiết với nhau. Sống tuân theo lẽ tự nhiên, tôn trong quy luật của thiên nhiên tức là trân trọng môi trường sống và yêu quý sự sống của chính mình vậy. Bằng những hành động cụ thể, chúng ta cần giữ gìn môi trường sống xung quanh.
Thực tế giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp tại trường THPT Trần Quốc Tuấn (Cho học sinh xem video).
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài.
- Đọc thuộc bài thơ-> nắm phương pháp phân tích.
- Soạn bài mới.
D. Rút kinh nghiệm:	
6. Kết quả đạt được.
Người viết đã dùng giáo án thể hiện trên để tiến hành thực hiện ở lớp 10A2. Sau khi giảng dạy, chúng tôi có một số nhận xét (đối chứng giữa lớp giảng thực nghiệm và lớp giảng không thực nghiệm) như sau:
Đối với lớp không thực nghiệm: Nhiều học sinh có ý thức bảo vệ môi trường chưa tốt, thậm chí có một số học sinh còn có những hành động gây ô nhiễm môi trường.
Đối với lớp được thực nghiệm: Nhiều học sinh đó nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sống xanh – sạch – đẹp, đã có ý thức và những hành động thiết thực bảo vệ môi trường.
Giờ học gây được hứng thú cho học sinh.
Để kiểm tra tính chính xác kết quả đạt được sau giờ dạy – học, người viết đã tiến hành cho học sinh kiểm tra kiến thức trong bài đối với hai đối tượng là lớp 10A2 (lớp được giảng thực nghiệm) và lớp 10A3 (lớp không được giảng thực nghiệm) Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
TSHS
Điểm giỏi
Tỷ lệ
Điểm khá
Tỷ lệ
Điểm TB
Tỷ lệ
Điểm yếu
Tỷ lệ
Điểm kém
Tỷ lệ
10A2
40
5
12,5
15
37,7
18
45
2
5
0
0
10A3
41
0
0
12
29,3
20
48,8
5
12,2
4
9,7
Căn cứ vào kết quả thu được như triên, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các phương pháp đã nêu bước đầu có tính khả thi. Vì vậy có thể ứng dụng linh hoạt các phương pháp này để nâng cao hiệu quả giờ học trong đọc – hiểu văn bản “Giáo dục môi trường qua bài thơ “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) trong chương trình văn học 10”.
Đồng Hỷ, ngày 25 tháng 5 năm 2015
HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docPhiếu mô tả sản phẩm dự thi của giáo viên (1).doc
Giáo án liên quan