Đề tài Giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Ngữ văn 12 qua hướng dẫn phương pháp tự học

* Kiểm tra đề cương:

– Vào 15 phút đầu giờ, giáo viên bộ môn phối hợp với các tổ trưởng, cán bộ lớp kiểm tra nhanh 5 phút - 10 phút với số lượng 10 học sinh. Chấm 3 đến 5 bài làm tốt để lấy điểm miệng.

* Kiểm tra thuộc lòng theo một dạng câu hỏi giống nhau ở 3 tác phẩm hoặc giáo viên có thể qui định câu cụ thể:

– Học sinh thường ngại học thuộc lòng, tuy thế việc học bằng dàn ý chuẩn bị các tài liệu photo của bạn, nên tôi kiên quyết kiểm tra từng em một.

– Một bảng đen tôi chia 6 cột, giáo viên gọi 6 học sinh lên bảng ghi với yêu cầu mà giáo viên đặt ra.

 

doc28 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Ngữ văn 12 qua hướng dẫn phương pháp tự học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chính khóa 12C1.
* Đọc văn bản tích luỹ tư liệu: 
Giáo viên bộ môn qui định cho học sinh cách tóm tắt, cách phân loại, ghi chép và tích luỹ tư liệu.
a.Kế hoạch đọc:
Khâu đọc văn bản giáo viên xem là rất quan trọng nên hướng dẫn học sinh đọc kỹ, đọc cái gì, đọc như thế nào?
Về đọc cái gì, tôi qui định cho mỗi học sinh đọc 2 tác phẩm/tuần, chú ý kết hợp đọc cả tác phẩm hướng dẫn chuẩn kiến thức của Bộ có trong phạm vi cấp học liên quan đến thi tốt nghiệp, phần đọc có trong sách giáo khoa, tài liệu liên quan phần Văn học Việt Nam.
Nếu như “đọc cái gì” thuộc phạm vi qui định nội dung thì đọc như thế nào thuộc phạm vi cách đọc. Giáo viên nhắc các em các thao tác cần thiết có phần thi tốt nghiệp khi đọc sách. Đọc kĩ, có đánh dấu, gạch chân những chi tiết quan trọng, ghi chép vào sổ tay.
b.Kế hoạch tích luỹ tư liệu trong văn bản: 
Giáo viên qui định cụ thể và hướng dẫn tư liệu cụ thể, ghi chép, lưu giữ tư liệu vận dụng khi làm bài trên lớp - các vòng khảo sát chất lượng.
Phân loại tư liệu, tôi hướng dẫn các em 2 phần thường hay dùng trong thi tốt nghiệp:
Phần dành học sinh vận dụng vào bài làm nghị luận. 
+ Văn học Việt Nam: Hướng dẫn tên tác phẩm cụ thể phân theo cụm câu hỏi, đề tài, chủ đề của tác phẩm.
+ Lập dàn ý đại cương cụ thể theo tác phẩm qui định. 
Về ghi chép:
+ Thơ: Ghi chính xác không chỉ từng câu, chữ mà cả dấu câu, viết hoa.
+ Văn xuôi: Tóm tắt truyện, kèm theo chi tiết tiêu biểu.
Sau khi ghi chép xong, lưu trữ trong “túi”, “sổ tay”. Cho đến nay qua 2 vòng thi khảo sát chất lượng, các em ở lớp tôi dạy ít nhất 1 túi, 2 tập sổ tay trở lên.
c.Kế hoạch kiểm tra: 
Cuối tuần, giáo viên thu “sổ tay”, để kiểm tra các em có thực hiện đúng “tiến độ” ghi chép tích luỹ theo qui định hay không? Và để kiểm tra xem HS có “hiểu” được những gì đã sưu tầm và tự học không? Sau đó giáo viên hướng dẫn các em lại, cùng sửa chữa đóng góp trong tập thể và chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật - nội dung của văn bản. Làm tốt khâu này là có tác dụng khuyến khích các em có hăng hái "sưu tầm" và động viên các em thêm bằng cách cho điểm vào sổ điểm.
d.Ví dụ minh họa: “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) 
Sau khi đọc tác phẩm xong, học sinh tóm được ý chính, kèm theo chi tiết qua tác phẩm, phần minh họa như sau:
* Tóm tắt:
Truyện kể về Tnú, sau 3 năm đi lực lượng về phép thăm nhà gặp Bé Heng đưa đến buôn làng. Tối đó, cụ Mết tập trung dân làng ở nhà ưng kể cho dân làng nghe.
Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sớm gắn bó với cách mạng, nhiều lần hoàn thành tốt công việc giao liên. Có lần Tnú bị bắt nhưng quyết định không khai.
Sau đó, Tnú vượt ngục về cùng cụ Mết tập hợp dân làng vùng lên đánh giặc. Thời gian đó giặc càn quét bắt mẹ con Mai đánh đến chết, Tnú xông ra và bị giặc bắt Tnú đốt 10 đầu ngón tay.
Đêm đó dân làng vùng lên cứu Tnú.
* Lưu trữ ghi chép tư liệu để vận dụng vào bài làm:
Nhân vật Tnú:
+ Gan góc: “Khi còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho cán bộ Quyết”
+ Lòng trung thành với cách mạng: “bị giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc trung thành”.
+ Số phận đau thương: “bị đốt 10 đầu ngón tay”
Bước 2: Soạn bài, tham gia xây dựng bài và ghi chép bài trên lớp:
a.Soạn bài:
Học sinh thường có thói quen soạn chiếu lệ, có tính chất đối phó, ít có em bám sát văn bản và câu hỏi để khai thác tác phẩm. Một phần do thầy cô hướng dẫn học sinh trên lớp không chú ý đến hệ thống câu hỏi sách giáo khoa, chỉ đặt ra câu hỏi vụn vặt, nên học sinh cảm thấy soạn bài chẳng làm gì, nên soạn cho qua chuyện. Qua đối thoại với các em, dự giờ đồng nghiệp, bản thân tôi rút ra được điều đó. Vì lẽ trên, giáo viên quan tâm đến vở soạn các em, và yêu cầu học sinh bước soạn bài mới là quan trọng, giáo viên bổ sung thêm vài câu hỏi nâng cao để phát hiện học sinh khá. Muốn rèn “phương pháp tự học” cho học sinh, đặc biệt quan tâm đến việc soạn bài. Cần coi mỗi câu hỏi là "một đề văn". Mỗi bài thường có 5 câu hỏi, 1 câu là luận đề “giải mã” được 5 đề văn trong một bài có tác dụng giúp cho các em rèn được kĩ năng phân tích đề, tiếp cận, chiếm lĩnh tác phẩm. Có được khả năng tự học ở học sinh là từ đó, nhận thức được việc soạn bài. Mỗi buổi học đầu giờ dành 5 phút để gọi học sinh lên kiểm tra tập soạn. Em nào soạn tốt tôi cho điểm. Đến nay quen cách làm này nên soạn bài rất cẩn thận.
Ví dụ minh họa: Tác phẩm "Vợ nhặt" - Nhà văn Kim Lân (soạn theo hướng dẫn học bài trang 33/sgk)
Dựa vào mạch truyện, em hãy cho biết tác phẩm chia thành mấy đoạn? Ý nghĩa mỗi đoạn? Mạch truyện đã được dẫn dắt như thế nào?
Tác phẩm chia thành 4 đoạn:
Đoạn 1: Đầu ... “tự đắc với mình” → Tràng cùng người đàn bà về làng, tâm trạng phớn phở của Tràng và sự ngạc nhiên hài hước xóm ngụ cư.
Việc làm cụ thể:
+ Học sinh trung bình thì mỗi tiết học xây dựng bài 1 lần.
+ Học sinh yếu kém mỗi tuần học môn Ngữ văn xây dựng bài ít nhất 1 lần.
Sau mỗi lần có cho điểm cụ thể và lời khen động viên.
b.Khâu ghi bài:
Giáo viên hướng dẫn các em một số ý sau:
Khi nghe ý kiến học sinh trình bày, lời chốt lại của giáo viên về ý chính, không cần ghi từng câu, chữ, mà chỉ ghi ý chính của thầy, còn lời văn diễn đạt là của mình.
Khi học bài, có thể nhìn ý chính "phác thảo" sơ đồ bài giảng trên lớp của thầy cô lại, cách ghi chép này cũng tạo cho việc tự học của học sinh tốt nhất.
Để ghi bài nhanh, giáo viên hướng dẫn học sinh một số "tín hiệu" hoặc kí tự khi chép, ví dụ cụ thể bằng cách dấu câu đầu dòng.
Ví dụ: Luận điểm: " - " ; Luận cứ: "+"
Bước 3: Hướng dẫn học sinh học bài và giáo viên kiểm tra:
a. Học sinh học bài:
Giáo viên lưu ý học sinh học bài nên chú ý vấn đề sau đây: Học sinh học theo từng phần, trong một phần chia theo từng cụm câu hỏi hoặc dàn ý đại cương của các bài học có dạng giống nhau để học sinh học dễ thuộc, tránh hiện tượng tượng học tủ, lệch. Thường học sinh hay có ý nếu nhìn thấy nội dung bài nhiều ngán bỏ qua luôn, nên giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học bộ môn
Ví dụ minh họa: “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) phần văn học Việt Nam.
Nhân vật Mị:
Gợi ý:
Cảnh ngộ của nhân vật Mị
+ Mị là con dâu gạt nợ của nhà thống lí: cha mẹ nghèo, không trả được nợ (món nợ từ ngày cưới, lớn dần lên vì nặng lãi). Mị phải làm dâu gạt nợ cho cha mẹ.
+ Ở nhà thống lí, Mị phải sống kiếp trâu ngựa, suốt ngày “lầm lũi như con rùa trong xó cửa” Thực chất Mị là một thân phận nộ lệ.
Tâm trạng và hành động của Mị cho thấy, trong Mị có một sức sống tiềm tàng vẫn luôn âm ỉ, đó là khát vọng tự do, khát vọng hạnh phúc dẫu còn tự phát và bản năng. Khát vọng đó rất mãnh liệt và khi có cơ hội sẽ bùng phát.
Sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị.
+ Đâu đó trong cõi sâu tâm hồn người đàn bà câm lặng vì cơ cực, khổ đau ấy vẫn tiềm ẩn một cô Mị ngày xưa, một cô Mị trẻ đẹp như đóa hoa rừng đầy sức sống, một người con gái trẻ trung giàu đức hiếu thảo. Ngày ấy, tâm hồn yêu đời của Mị gửi vào tiếng sáo “Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”.
+ Ở Mị, khát vọng tình yêu tự do luôn luôn mãnh liệt. Nếu không bị bắt làm con dâu gạt nợ, khát vọng của Mị sẽ thành hiện thực bởi “trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị” Mị đã từng hồi hộp khi nghe tiếng gõ cửa của người yêu. Mị đã bước theo khát vọng của tình yêu nhưng không ngờ sớm rơi vào cạm bẫy.
+ Bị bắt về nhà thống lí, Mị định tự tử. Mị tìm đến cái chết chính là cách phản kháng duy nhất của một con người có sức sống tiềm tàng mà không thể làm khác trong hoàn cảnh ấy. “Mấy tháng ròng đêm nào Mị cũng khóc”, Mị trốn về nhà cầm theo một nắm lá ngón. Chính khát vọng được sống một cuộc sống đúng nghĩa của nó khiến Mị không muốn chấp nhận cuộc sống bị chà đạp, cuộc sống lầm than, tủi cực, bị đối xử bất công như một con vật.
Tất cả những phẩm chất trên đây sẽ là tiền đề, là cơ sở cho sự trỗi dậy của Mị sau này. Nhà văn miêu tả những tố chất này ở Mị khiến cho câu chuyện phát triển theo một lôgic tự nhiên, hợp lí. Chế độ phong kiến nghiệt ngã cùng với tư tưởng thần quyền có thể giết chết mọi ước mơ, khát vọng, làm tê liệt cả ý thức lẫn cảm xúc con người nhưng từ trong sâu thẳm, cái bản chất người vẫn luôn tiềm ẩn và chắc chắn nếu có cơ hội sẽ thức dậy, bùng lên.
Sự trỗi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc ở Mị:
+ Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị.
+ “Những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá, xoè như con bướm sặc sở, hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ hau, đỏ thậm rồi sang màu tím man mác”.
+ “Đám trẻ đợi tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà” cũng có những tác động nhất định đến tâm lí của Mị.
+ Rượu là chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát sống của Mị trỗi dậy. “Mị đã lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một”. Mị vừa như uống cho hả giận vừa như uống hận, nuốt hận. Hơi men đã dìu tâm hồn Mị theo tiếng sáo.
+ Trong đoạn diễn tả tâm trạng hồi sinh của Mị, tiếng sáo có một vai trò đặc biệt quan trọng.
“Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bồi hồi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi... Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác”.
“Tiếng sáo gọi bạn cứ thiết tha, bồi hồi”, “ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo”, “tai Mị vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”, “mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường”, “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”, “trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo” ...
Tô Hoài đã miêu tả tiếng sáo như một dụng ý nghệ thuật để lay tỉnh tâm hồn Mị. Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do, đã theo sát diễn biến tâm trạng Mị, là ngọn gió thổi bùng lên đống lửa tưởng đã nguội tắt. Thoạt tiên, tiếng sáo còn “lấp ló” , “lửng lờ” đầu núi, ngoài đường. Sau đó, tiếng sáo đã thâm nhập vào thế giới nội tâm của Mị và cuối cùng tiếng sáo trở thành lời mời gọi tha thiết để rồi tâm hồn Mị bay theo tiếng sáo. 
Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân:
+ Dấu hiệu đầu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại “Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi”. Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình: “nếu có nắm lá ngón trong tay. Mị sẽ ăn cho chết”.
+ Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động “lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu”. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.
+ Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị “quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.
+ Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hẳn mình đang bị trói, tiếng sáo vẫn dìu tâm hồn Mị “đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”.
+ Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: mâu thuẫn giữa khát vọng sống mãnh liệt với hiện thực phũ phàng, khiến cho sức sống ở Mị càng thêm phần dữ dội.
Tâm trạng và hành động của Mị trong cảnh cởi trói của A Phủ và chạy trốn theo A Phủ:
Trước cảnh A Phủ bị trói, ban đầu Mị hoàn toàn vô cảm: “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay”, vì những cảnh tượng ấy đã diễn ra trong nhà thống lí thường xuyên.
Nhưng “Mị lé mắt trông sang thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hỏm má đã xám đen lại của A Phủ”, giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã giúp Mị nhớ lại mình, nhận ra mình, xót xa cho mình và thương người đồng cảnh. Lòng thương người trắc ẩn và tình giai cấp đã khiến Mị có hành động mạnh bạo: cắt dây trói cứu A Phủ. 
Hậu quả tất yếu là Mị phải chạy trốn theo A Phủ, vì Mị biết: “Ở đây thì chết mất”.
Cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài của Mị là hành động vùng dậy tự phát của người dân nô lệ miền núi cao Tây Bắc, phản ứng lại đối với sự cai trị tàn bạo của bọn thống trị, nhằm mục đích tự giải phóng. Và đây là cơ sở để những người dân Tây Bắc tìm đến với cách mạng và kháng chiến.
b.Giáo viên kiểm tra: 
* Kiểm tra đề cương:
Vào 15 phút đầu giờ, giáo viên bộ môn phối hợp với các tổ trưởng, cán bộ lớp kiểm tra nhanh 5 phút - 10 phút với số lượng 10 học sinh. Chấm 3 đến 5 bài làm tốt để lấy điểm miệng.
* Kiểm tra thuộc lòng theo một dạng câu hỏi giống nhau ở 3 tác phẩm hoặc giáo viên có thể qui định câu cụ thể:
Học sinh thường ngại học thuộc lòng, tuy thế việc học bằng dàn ý chuẩn bị các tài liệu photo của bạn, nên tôi kiên quyết kiểm tra từng em một.
Một bảng đen tôi chia 6 cột, giáo viên gọi 6 học sinh lên bảng ghi với yêu cầu mà giáo viên đặt ra.
Học sinh lên bảng ghi xong, giáo viên gọi tiếp học sinh ngồi dưới nhận xét đúng sai rồi giáo viên kết luận cho điểm cả 2 học sinh.
Trong kiểm tra từng câu hỏi, giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh có sổ theo dõi từng câu, đánh vào ô đó, câu nào không thuộc giờ sau kiểm tiếp.
* Kiểm tra nhóm:
Buổi chiều tiết học bồi dưỡng, giáo viên bộ môn phân loại 2 đối tượng: một nhóm học sinh trung bình, khá và một nhóm yếu, kém.
+ Nhóm trung bình, khá: 5,0 điểm trở lên.
+ Nhóm yếu, kém: 5,0 điểm trở xuống.
Mục đích phân loại là giáo viên kiểm nhóm yếu, kém; nhóm trung bình, khá giáo viên phân chéo 2 học sinh kiểm với nhau. Trong kiểm tra có khen và đánh giá cho điểm để khích lệ trong học tập, tránh hiện tượng lười học.
* Kiểm tra đi, kiểm tra lại:
Việc này giống như trò chơi ú tim, thường học sinh có điểm rồi hay chủ quan, trò chơi này buộc học sinh thường xuyên học bài. 
* Kết hợp kiểm tra với động viên:
Động viên kịp thời, hình thức khen đúng chỗ, bằng cách thưởng điểm. Nếu giáo viên khen đúng chỗ thì cũng có thể khích lệ sự tự học của các em, có khi phát hiện chỗ nhỏ (đối với học sinh yếu) cũng học thuộc thì giáo viên khen ngay để học sinh thấy bản thân không quá yếu như thế gieo được hy vọng, hơn nữa giáo viên làm như vậy mà các em phấn khởi trong việc tự học ngày càng cao hơn.
Ví dụ: Trường hợp em Nguyễn Thanh Tuấn lớp 12C5 tôi chủ nhiệm, trong một lần soạn bài tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" cả lớp ai cũng tìm được nhiều chi tiết diễn tả ước vọng sống của nhân vật Mị: “Mị trẻ lại, Mị uống rượu, Mị muốn đi chơi xuân...” riêng em Tuấn chỉ tìm được một chi tiết mơ ước của Mị: “Giá có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay”. Giáo viên reo lên lời khen ngợi “giỏi” và điểm 9 thuộc về Tuấn. Liền lúc đó học sinh trong lớp nhìn Tuấn với đôi mắt thán phục. Từ đó Tuấn nói riêng, cả lớp nói chung càng thích thú phương pháp tự học môn Ngữ văn mà không chán. Tất cả những cách kiểm tra trên là hình thức lạ và mới, nhiều năm giảng dạy tôi rút ra suy nghĩ, học sinh thấy được kiểm tra có đổi mới, nên học sinh tự học ở nhà nhiều hơn và vào lớp sẽ đóng góp ý kiến câu hỏi bài mới đang trao đổi tốt hơn. Đây là cách tự học có dấu hiệu mới cần phát huy và xóa dần không khí thụ động, lười. Theo tiêu chí lý luận dạy học mới thì giờ dạy phải đạt 3 tiêu chí: “tự do - dân chủ - hoạt động”.
Bước 4: Phương pháp tự học bộ môn trong các buổi học ngoài giờ chính khóa (phụ đạo)
Đối với học sinh lớp 12, nhiều năm nay, việc tổ chức cho học sinh học phụ đạo là một điều kiện tốt giúp các em tự học nhằm khắc phục những hạn chế do chương trình, khắc phục tình trạng lười học, ngại học. Thời gian này thường rộng rãi, đối tượng học sinh được phân loại, nên giáo viên có điều kiện trực tiếp, tiếp xúc từng học sinh. Trên cơ sở đề cương giáo viên xâu chuổi vấn đề, hệ thống kiến thức các đề cụ thể cho học sinh tìm hiểu viết thành đoạn thành bài rồi chấm chữa cho từng học sinh, nhờ đó mà khắc sâu kiến thức.
Kết hợp các hình thức kiểm tra giờ dạy phụ đạo:
* Kiểm tra học thuộc lòng:
Do thời gian tiết dạy có hạn, giáo viên chỉ có thể kiểm tra miệng từ 5-6 học sinh, vì vậy giáo viên lập ra kế hoạch truy bài cặp đôi (2 học sinh).
Phân loại đối tượng học sinh: Giáo viên quan tâm và phát hiện học sinh yếu kém bộ môn qua các kì khảo sát chất lượng với học sinh trung bình khá một cặp đôi, lập danh sách và lên kế hoạch. 
Ví dụ: Lớp 12C1 có 36 HS, 12C5 có 35 HS, giáo viên sẽ chia lớp 12C1 thành 4 nhóm (mỗi nhóm có 09 HS), riêng 12C5 có 01 nhóm 08 HS). Trong 08 HS của một nhóm sẽ có 04 HS giỏi khá 01 HS khá làm trưởng nhóm. Từ 09 HS nhóm lớn chia thành 4 cặp đôi nhỏ.
Câu hỏi truy bài chéo nhau, giáo viên đưa ra cụ thể trong hai tiết học phải dò xong 5 câu hỏi có điểm giống nhau về dạng câu hỏi nhưng nội dung trả lời khác nhau.
Ví dụ: Cặp đôi (2HS) truy bài:
Trúc – Cẩm Xuân.
Kim Giàu- Thanh Tuấn
Cẩm Tú – Thanh Duy.
Ví dụ: Câu hỏi có dạng giống nhau - nội dung bài học khác nhau:
“Nghệ thuật đặc sắc” của 5 bài một lượt, như vậy học sinh sẽ truy bài hết một lần trong 2 tiết học.
Như bài: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu),...
Câu hỏi: Em hãy trình bày nghệ thuật đặc sắc của bài “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành?
Đáp án:
+ Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên, ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật.
+ Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu cụ Mết, Tnú...
+ Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu - một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc - tạo nên màu sắc sử thi và lãng mạn bay bổng cho truyện. 
+ Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu khi thâm trầm, khi tha thiết. 
Kiểm tra bằng hình thức viết trên bảng đen:
Giáo viên chia một nhóm lớn: 9 học sinh (đặc biệt là học sinh yếu kèm), 9 học sinh yếu kém + 1 trưởng nhóm.
Bảng đen kẽ 09 cột (trong mỗi cột là 1 câu hỏi).
Câu hỏi kiểm tra (như đã nêu trên)
Đáp án: Học sinh trả lời, nhóm trưởng nhận xét đúng hay sai ghi vào sổ theo dõi báo cáo với giáo viên bộ môn (nếu có một trường hợp nào không thuộc bắt buộc học tại chỗ đến khi thuộc sẽ dò bài lại lần 2 mới thôi).
* Biện pháp tổ chức cho học sinh học trên lớp:
Kiểm tra việc học sinh có nếp tự học.
+ Giáo viên tìm hiểu lí do, hoàn cảnh gia đình để có biện pháp động viên kịp thời, nếu có lí do lười, giáo viên có biện pháp cụ thể.
+ Ở đây, tôi phân chia hai trường hợp cụ thể:
Học sinh có hoàn cảnh nghèo phụ giúp gia đình. Thì việc kiểm tra kiến thức của các em lồng vào bài giảng mới học ở lớp.
Học sinh thật sự lười học thì tôi cho câu hỏi cụ thể một câu ở bài giảng đã qua tuần học trước.
Nếu không tập có thói quen tự học thì nêu trước lớp.
Kiểm tra khâu làm đề cương:
+ Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi có nội dung trong tập ghi, nếu học sinh có soạn đề cương mang tính tư duy. Nếu cả hai dạng câu hỏi học sinh trả lời đúng và tập soạn bài đầy đủ tốt, giáo viên nêu tuyên dương trước lớp và cho điểm tối đa.
+ Nếu học sinh không làm đề cương: Giáo viên cần tìm nguyên nhân, lí do để uốn nắn kịp thời. Nếu lí do lười học thật sự, giáo viên có biện pháp như sau:
Cho chép phạt 5 lần nội dung đã học và buộc học thuộc (khi học sinh nộp phạt, giáo viên cần kiểm tra chữ viết của học sinh) báo cho giáo viên chủ nhiệm biết.
Nếu tái phạm (lần 2,3), giáo viên bộ môn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, nêu tên trước lớp 2 lần mời phụ huynh học sinh vào để trao đổi.
Kiểm tra khâu soạn bài:
+ Học sinh soạn theo phần hướng dẫn học bài sách giáo khoa.
+ Soạn sạch đẹp, giáo viên động viên bằng cách cho điểm, tuyên dương.
+ Nếu không soạn bài thì chép 2 lần nộp vào tiết dạy tới.
Kiểm tra khâu xây dựng bài trên lớp:
+ Học sinh yếu kém phát biểu ít nhất 1 lần/1 tuần học.
+ Học sinh trung bình phát biểu ít nhất 1 lần/1 tiết.
+ Nếu học sinh thụ động, giáo viên gợi ý dẫn dắt câu hỏi để học sinh dễ dàng phát biểu tránh thụ động.
Kiểm tra việc ghi bài trên lớp:
+ Ghi theo kí hiệu giáo viên quy định khi học bộ môn.
+ Nếu không chép bài thì giáo viên nhắc nhở.
+ Nếu tái phạm thì bị chép phạt. 
* Những phương pháp đã áp dụng cho đề tài này:
Phương pháp trình bày trực quan.
Cho học sinh quan sát dạng tư liệu liên quan đến bài học như: nhận dạng tác giả, tư liệu các nhân vật trong tác phẩm. Đối với học sinh “trăm nghe không bằng mắt thấy” sẽ là đối tượng sâu sắc về bài học. Việc sử dụng phương pháp trực quan sẽ giúp các em có chỗ dựa theo hoạt động tư duy.
Ví dụ: Tiết 58-59 bài: “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Cho học sinh xem tranh cảnh nạn đói 1945 của nhân dân, đồng th

File đính kèm:

  • docNGUYENTHITHUYPHUONG_THPTNGUYENTRUNGTRUC_NGUVAN.doc
  • xlsBANGDIEM.xls
  • docBia.doc
  • docMuc luc.doc