Đề tài Cách phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý kỹ thuật và khoa học công nghệ cấp THCS

• Khi bồi dưỡng học sinh phải có nguồn tài liệu phù hợp đối tượng theo từng cấp độ. Hướng dẫn học sinh cách học, cách nghiên cứu, cách vận dụng vào thực tế.

• Khi dạy những vấn đề liên quan đến thực tế cho các em tìm hiểu về nguồn gốc cấu tạo, hoạt động, vị trí lắp đặt, những tác dụng và tác hại của mỗi loại máy với từng chi tiết. Phải xây dựng cho các em thói quen tự học, tự nghiên cứu. Qua đó các em có thói quen suy nghĩ và làm việc theo cách làm hiệu quả nhất. Mỗi dạng bài tập các em phải được làm quen và tìm hướng phát triển theo kiểu nếu biến đổi theo hướng nào bài toán sẽ hay hơn khó hơn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cách phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý kỹ thuật và khoa học công nghệ cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÝ KỸ THUẬT VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP THCS
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Lý do chọn đề tài:
 Vật lý kỹ thuật và khoa học công nghệ là hai bộ môn kết nối chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn. Việc giúp học sinh nắm bắt được lý thuyết vận dụng vào thực tế và giải quyết những vấn đề cần thiết trong cuộc sống là một mục tiêu quan trọng của nghành giáo dục. Chúng tôi là những giáo viên ở vùng nông thôn hẻo lánh, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, việc học của học sinh gắn liền với cuộc sống lao động một nắng hai sương của gia đình, có nhiều em vừa học vừa tham gia lao động sản xuất cùng gia đình nên “học đi đôi với hành” đã giúp các em hiểu sâu hơn về lý thuyết và vận dụng sáng tạo các thiết bị sẵn có vào thực tế. Để phát huy sự sáng tạo của các em chúng tôi có một số kinh nghiệm có thể ghi nhận để nhân rộng tạo thành phong trào nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng hiệu quả hơn.
Với học sinh cấp THCS bắt đầu học theo những bộ môn riêng biệt mỗi em có những năng khiếu riêng, có những đam mê riêng, chúng tôi đã sớm phát hiện những sở trường của những em có năng khiếu, giúp các em phát huy sở trường của mình và đã có những thành công nhất định.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 
Học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 ở các trường phổ thông cấp THCS.
Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu: 
Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu bộ môn vật lý kỹ thuật và khoa học công nghệ đối với học sinh cấp THCS. 
Phương pháp nghiên cứu: 
 Từ lý luận vận dụng thực tiễn. 
Dự báo những đóng góp mới của đề tài: 
Từ xưa giáo dục đã chú trọng : “học đi đôi với hành” và lý thuyết kết hợp thực tiễn. Bộ môn vật lý kỹ thuật khoa học công nghệ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước. Việt nam trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế hội nhập rất cần nguồn nhân lực có trình độ KHKT cao. Việc giáo dục thế hệ trẻ thành những người có tầm có tâm là rất cần thiết. Do đó việc phát huy nguồn nhân lực bồi dưỡng nhân tài là một trong những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Cơ sở khoa học: 
Cơ sở lý luận: Ở cấp THCS học sinh được học kiến thức kỹ năng thông qua các bộ môn riêng biệt, mỗi bộ môn có những đặc trưng riêng của nó. Riêng bộ môn vật lý kỹ thuật và khoa học công nghệ nó có mối liên hệ mật thiết giữa lý thuyết và thực hành. Học sinh khi học vật lý hiểu được cấu tạo hoạt động, tác dụng của mỗi loại máy từng chi tiết khi vận dụng vào thực tế cuộc sống có những nét riêng theo yêu cầu của công việc mà làm. Mỗi học sinh có những sở trường năng khiếu chuyên biệt, làm thầy cô khi giảng dạy biết phát hiện những học sinh có những khả năng đặc thù thì định hướng và tạo mọi điều kiện giúp các em phát triển khả năng của mình. “ Một hạt giống tốt được gieo vào mảnh đất màu mỡ thì chắc sẽ có mùa bội thu”.
Cơ sở thực tiễn:
 Thực tiễn cho thấy những học sinh có đam mê học hỏi nếu được giúp đỡ đúng cách thì các em phát huy tốt tố chất của mình và làm nên những điều kỳ diệu. Khi dạy học môn vật lý và công nghệ nhiều giáo viên cảm thấy khó khăn vì sử dụng thiết bị dạy học, nhiều học sinh cảm thấy khó hiểu vì vận dụng nhiều vào thực tiễn, với điều kiện vật chất vốn đã thiếu lại hao mòn theo năm tháng nên đã khó lại càng khó hơn. Riêng chúng tôi khi dạy học những kiến thức kỹ năng liên quan đến thực tế chúng tôi rất chú trọng tìm tòi những dụng cụ có sẵn trong cuộc sống đời thường đưa vào giảng dạy, hướng cho các em tìm hiểu những máy móc những thiết bị thông dụng trong cuộc sống như những đồ chơi, những điều khiển, những chi tiết máy, những động cơ nhỏ thường thấy trong cuộc sống, những nguồn điện như dinamo xe đạp, pin, ắc qui người ta lắp đặt ở chỗ nào có tác dụng gì? Tại sao lại làm như thế? Chúng tôi đã biến những cái khó thành cái mục tiêu học hỏi của học trò và cùng với học trò từ cái đã có làm nên điều cần có. 
Thực trạng của việc dạy học môn vật lý và công nghệ ở các trường THCS hiện nay:
 Cách dạy học của môn vật lý và công nghệ là từ thí nghiệm rút ra kết luận, như vậy muốn có kết luận phải có thực nghiệm, nhưng thực tế cho thấy hầu hết các trường rất khó thực hiện qui trình dạy học theo kiểu đó và thường dạy “chay”, có nhiều nguyên nhân của nó chắc mọi người đã hiểu tôi không đề cập ở đề tài này. Để khắc phục tình trạng này chúng tôi đã áp dụng một số cách dạy làm cho học sinh hiểu được bản chất kiến thức cần có theo mục tiêu bài học và cách luyện kỹ năng bằng cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu ở nhà nếu điều kiện nhà trường không đáp ứng được. Những em sáng dạ biết làm theo lời giáo viên hướng dẫn thì thành công, không những nắm được kiến thức mà còn sáng tạo được những công cụ lao động hữu ích mà chưa ai làm được, những em thường thường thì cũng biết vận hành máy móc êm ái. Số em có khả năng tư duy trừu tượng thì giải quyết được nhiều vấn đề về bài tập khó khi thi học sinh giỏi vật lý các cấp huyện, tỉnh. Do đó khi học vật lý - công nghệ nhiều em rất đam mê và hứng thú. Trước đây không thi học sinh giỏi nếu thi vào THPT nhiều em chúng tôi dạy cũng giành được điểm cao thậm chí điểm 10 tuyệt đối. Vài năm lại đây học sinh chúng tôi tham gia thi học sinh giỏi đạt kết quả đáng kể. 
Chúng tôi là những giáo viên dạy ở những vùng nông thôn hẻo lánh, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, học trò chúng tôi ngày một buổi đến trường còn phải cùng gia đình kiếm sống bằng cách lên rừng xuống biển, chăn nuôi trồng trọt vất vả sớm hôm. Những kiến thức học được trên lớp đối với những em khá giỏi là những ấn tượng sâu sắc len lỏi vào cả những công việc hằng ngày. Thầy cô là người gieo kiến thức, gieo độ tin cậy, tình thương yêu giúp các em định hướng đi, vượt qua những khó khăn trắc trở trên những bước đường tìm và giải quyết vấn đề, cùng các em bàn luận trao đổi thử nghiệm . 
3. Các giải pháp đã thực hiện:
 A. Bộ môn vật lý: 
Là giáo viên vật lý, khi dạy học cần nắm vững mạch kiến thức kỹ năng của từng chuyên đề, từ cơ bản đến nâng cao theo mạch phát triển biện chứng. Muốn vậy giáo viên phải am hiểu chuyên sâu nội dung từng cấp học, hệ thống hóa thành mạch kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phải biết mạch kiến thức bắt nguồn từ đâu và sẽ được phát triển như thế nào. 
Với mỗi nội dung cần sử dụng phương pháp dạy học thích hợp, môn vật lý rất cần áp dụng công nghệ thông tin váo bài giảng, vì các thí nghiệm ảo trong bài dạy bằng máy chiếu có tác dụng rất lớn trong việc nắm bắt kiến thức, việc cập nhật thông tin và ứng dụng kỹ thuật vào thực tế rất cần.
Khi bồi dưỡng học sinh phải có nguồn tài liệu phù hợp đối tượng theo từng cấp độ. Hướng dẫn học sinh cách học, cách nghiên cứu, cách vận dụng vào thực tế. 
Khi dạy những vấn đề liên quan đến thực tế cho các em tìm hiểu về nguồn gốc cấu tạo, hoạt động, vị trí lắp đặt, những tác dụng và tác hại của mỗi loại máy với từng chi tiết. Phải xây dựng cho các em thói quen tự học, tự nghiên cứu. Qua đó các em có thói quen suy nghĩ và làm việc theo cách làm hiệu quả nhất. Mỗi dạng bài tập các em phải được làm quen và tìm hướng phát triển theo kiểu nếu biến đổi theo hướng nào bài toán sẽ hay hơn khó hơn.
 Bồi dưỡng theo 4 chuyên đề: Cơ, nhiệt, điện, quang. Mỗi chuyên đề có phần lý thuyết, các kiểu bài tập: Định tính, định lượng, bài tập thực nghiệm. 
Phải có kế hoạch cho các em vào phòng thực hành để tìm hiểu nội dung và phương pháp thực nghiệm. Cho các em tham quan những máy móc có ở địa phương như trạm biến thế, các loai động cơ điện, động cơ nhiệt. Các loại máy nhiệt điện, thủy điện, pin mặt trời, các loại máy cơ đơn giản tác dụng các ứng dụng trong các thiết bị máy móc.
Trong một số tiết dạy dành thời gian cho các em thảo luận thoải mái các vấn đề liên quan đến vật lý và công nghệ trong đời sống và kỹ thuật. Với môn vật lý có hàng vạn câu hỏi vì sao?
Sau mỗi chuyên đề có bài kiểm tra hệ thống, có đáp án biểu điểm cụ thể giúp các em lượng hóa nội dung và cách làm bài
Bộ môn khoa học công nghệ:
* Dạy kiến thức cơ bản hệ thống bộ môn, phát hiện học sinh có năng khiếu về khoa học kỹ thuật, hướng dẫn các em phương pháp nghiên cứu, định hướng và chọn đề tài phù hợp để nghiên cứu.
	* Lên kế hoạch thực hiện. 
 * Lựa chọn các chi tiết cần thiết, lắp dặt ở đâu, kích cở bao nhiêu, thông số kỹ thuật như thế nào để vận hành được.
 * Các chi tiết máy móc có thể lấy ở đâu? Lắp đặt như thế nào cho phù hợp. Cần gia cố thêm những phụ kiện gì?
 * Cần thêm bớt điều chỉnh như thế nào cho phù hợp với đè tài khoa học của mình.
* Bám sát các hoạt động của học sinh kịp thời giải quyết những bế tắc để đè tài nghiên cứu khoa học thành công.
3. Những kết quả đạt được: 
Chất lượng mũi nhọn: 
Có học sinh giỏi cấp quốc gia về sáng tạo trẻ, học sinh giỏi vật lý các cấp huyện tỉ lệ 100%, dự thi cấp tỉnh năm nào cũng có.
 Năm học
Học sinh giỏi cấp huyện
Học sinh giỏi cấp tỉnh
 Học sinh giỏi 
cấp quốc gia
 Ghi chú
 2013- 2014
 3/3
 1/2
 1/1
 2014- 2015
 3/3
 1/2
 Được dự thi nhưng chưa đạt 
Chất lượng đại trà:
 Hầu hết học sinh đạt kiến thức và kỹ năng bộ môn chuẩn, am hiểu thực tế. Đạt chất lượng cao trong thi vào cấp 3, có 1 trong 2 em của toàn huyện đạt điểm 10 tuyệt đối mặc dầu không phải là học sinh trường chuyên. 
Những tác động giúp đề tài đạt kết quả:
 Điều đầu tiên phải kể đến là sự ham học hỏi ham hiểu biết của học trò, đó là hệ quả của sự thổi hồn ngọn lửa đam mê của giáo viên qua các bài học. Tiếp đến là sự tận tụy đầy nhiệt huyết của giáo viên, và dĩ nhiên điểm thành công của học trò là sự kết tinh của kiến thức lẫn phương pháp của thầy bao năm chắt lọc miệt mài nghĩ suy trăn trở. Và không thể thiếu sự quan tâm của ban giám hiệu, của gia đình học sinh, các thành viên trong hội đồng nhà trường, các mạnh thường quân, đã khích lệ động viên về tinh thần về vật chất để thầy trò có điều kiện tham gia và “rinh” giải về làm vui lòng mọi người. Cái được của trò nhưng thầy cô đổ bao mồ hôi công sức và thật lòng về kinh tế thầy cô thiệt hại trước mắt là đáng kể. Với thời gian ấy công sức ấy người làm kinh tế thu được rất nhiều tiền còn chúng tôi chỉ mất thêm tiền trong quá trình giúp đỡ các em thành công mà thôi.
 Sự kết hợp ăn ý giữa của 2 bộ môn vật lý kỹ thuật và khoa học công nghệ đã tạo điều kiện giúp các em có thành trì về kiến thức được vận dụng thực tế và thăng hoa thành những đề tài sáng tạo khoa học trẻ ở những cấp độ đáng trân trọng. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Ý nghĩa của đề tài: 
 Muốn có được trò giỏi tất yếu thầy phải chuyên sâu về kiến thức, áp dụng các phương pháp dạy học linh hoạt sáng tạo, tận tụy với học sinh, có sức thu phục lòng người, là tấm gương sáng về khả năng tự học sáng tạo. Qua đó dễ thấy rằng sự thành công của đề tài góp phần nâng cao chất lượng học sinh đặc biệt là chất lượng mũi nhọn. Góp phần đáng kể trong công cuộc xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. 
Kiến nghị: 
 Cần coi trọng cách dạy học gắn liền thực tiễn, coi trọng bộ môn kỹ thuật bởi nó giúp cho con người biết lao động và lao động thật sự sáng tạo. 
 Phải tạo nhiều cơ hội cho các em tiếp cận thực tiễn hơn là nhốt kín ở trong phòng học. Bởi trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng được làm. 
 Những người quản lý giáo dục cần tôn trọng sức lao động sự cống hiến tận tụy của giáo viên, phải biết họ đã làm như thế nào để đánh giá đúng mức và có chính sách đãi ngộ xứng đáng. Bởi bây giờ đã qua rất lâu rồi chế độ bao cấp, nền kinh tế thị trường đã hội nhập hàng chục năm mà giáo dục chưa chuyển biến thật đáng buồn. Chúng tôi những người say sưa làm việc gần như bị lãng quên trong đánh giá, trong đãi ngộ và ngày qua ngày cuộc đời cứ trôi ai làm nhiều chỉ có vất vả mà thôi.
 - Cách điều chỉnh sửa đổi một số vấn đề trong cách tổ chức hoạt động phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hiệu quả: phát hiện nhân tố, định hướng nuôi dưỡng từ những năm lớp 6 đầu cấp, học chuyên đề nào chuyên sâu chuyên đề đó, vừa rèn kỹ năng, vừa tích lũy kiến thức lâu dần mới phát triển được. Học sinh giỏi là học sinh từ cơ bản biết phát huy sáng tạo thành nhân tố mới có lợi hơn. Cũng vấn đề đó nhiều người không làm được nhưng người giỏi có ý tưởng là làm được. Tình huống có vấn đề là có cách để giải quyết vấn đề nhạy bén hiệu quả. Mong rằng những học sinh có khả năng sớm được phát hiện được bồi dưỡng đúng cách sẽ giúp ich nhiều cho nhân loại. Người xưa đã nói: “một người lo bằng cả kho người làm.” Chúng ta đừng để lãng phí nguồn nhân lực chất xám đó là thiệt lớn nhất trong các thiệt hại thấy được.
 Một vấn đề nữa đề xuất với chuyên môn nên có cách đầu tư là chọn giáo viên có tầm cho bồi dưỡng học sinh giỏi không phải dạy bình thường để có điều kiện nghiên cứu và bồi dưỡng hiệu quả. Rất mong được cảm thông chia sẻ góp ý để sự nghiệp trồng người ngày càng ý nghĩa hơn. Xin cảm ơn.
 	Ngày 12 tháng 3 năm 2015

File đính kèm:

  • docHuong_dan_hoc_sinh_THCS_nghien_cuu_khoa_hoc_20150725_110636.doc