Đề kiểm tra năng lực giáo viên năm học 2014 -2015. Môn thi: Ngữ văn

a. Tính mật độ dân số cả nước và các vùng kinh tế năm 2002.

 b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích, mật độ dân số của cả nước và các vùng kinh tế nước ta năm 2002.

 c. Phân tích nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư nước ta. Để khai thác hiệu quả nguồn lực của các vùng kinh tế, nhà nước cần có những biện pháp gì?

Câu 2: (3,0 điểm)

 

doc10 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 7854 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra năng lực giáo viên năm học 2014 -2015. Môn thi: Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN THANH OAI Năm học 2014 -2015.
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn thi: Ngữ văn.
 Ngày thi: 17 - 10 – 2014.
 Thời gian làm bài: 60 phút
 (Đề thi gồm 1 trang).
Phần I: (6 điểm)
Hãy nêu các quy định về tổ chuyên môn theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phần II: (14 điểm)
	Xây đựng biểu điểm chấm cho đề thi sau ( 8 điểm):
“ Nhân chi sơ, tính bản thiện” ( Khổng Tử).
“ Nhân chi sơ, tính bản ác” ( Tuân Tử).
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn – Phần nhiều do giáo dục mà nên” ( Hồ Chí Minh).
Dựa trên ba quan điểm trên, hãy viết bài văn bàn về vai trò của giáo dục ( theo nghĩa rộng) với sự hình thành nhân cách của con người.
- Hết - 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM 
 THANH OAI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN 
 Năm học 2014 -2015.
 Môn Ngữ văn. (Hướng dẫn gồm 3 trang).
Phần I: (6 điểm) Hãy nêu các quy định về tổ chuyên môn theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	Trả lời: 
Các quy định về tổ chuyên môn theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 16. Tổ chuyên môn
1. Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học ( 1 điểm).
2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; ( 1 điểm).
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành; ( 1 điểm).
c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; ( 1 điểm).
d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. ( 1 điểm).
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu. ( 1 điểm).
Phần II: (14 điểm)
I. Yêu cầu chung (3 điểm):
- Có kỹ năng viết bài nghị luận xã hội.
- Lập luận rõ ràng, chặt chẽ; hành văn trong sáng, mạch lạc.
- Khuyến khích các bài viết thể hiện quan điểm sáng tạo.
II. Yêu cầu cụ thể ( 8 điểm, theo biểu điểm chấm):
Thí sinh có thể trình bày bài theo nhiều cách khác nhau song bài viết cơ bản đảm bảo các ý sau:
STT
Ý
Nội dung
Điểm
1
Giải thích
 nhận định.
- Giáo dục theo nghĩa hẹp: giáo dục trong nhà trường; theo nghĩa rộng: sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội và ý thức tự giáo dục của mỗi người trong suốt cuộc đời. 
- “Nhân chi sơ, tính bản thiện”: con người sinh ra có bản chất tốt đẹp, trong quá trình lớn lên chịu ảnh hưởng từ môi trường, đặc biệt là giáo dục mà giữ được sự lương thiện hoặc trở nên xấu xa.
- “Nhân chi sơ, tính bản ác”: con người sinh ra là ác nhưng do quá trình tu dưỡng của bản thân dưới tác dụng của giáo dục mà có thể sửa đổi, trở nên tốt đẹp. 
- “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn – Phần nhiều do giáo dục mà nên”: tính cách con người không có sẵn khi sinh ra mà hình thành trong quá trình phát triển, được giáo dục.
- Ba quan điểm có những điểm khác biệt: quan niệm của Khổng Tử và Tuân Tử cho rằng con người sinh ra đã có sẵn tính cách hoặc hiền, hoặc dữ; quan niệm của Hồ Chí Minh cho rằng con người sinh ra không có sẵn tính cách hiền hay dữ. - Tuy nhiên cả ba quan niệm có điểm chung là nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục ( theo nghĩa rộng) đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
3 điểm 
( mỗi ý đúng 0,5 điểm).
2
Bàn luận về vấn đề.
- Tính cách thiện ác của con người không phải là thuộc tính có sẵn khi sinh ra mà hình thành, hoàn thiện trong quá trình lớn lên, dưới tác động đặc biệt của giáo dục ( Dẫn chứng).
- Sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội và ý thức tự giáo dục của mỗi người có ý nghĩa quyết định với sự hình thành nhân cách của con người:
+ Được giáo dục tốt con người sẽ sống lương thiện, có trách nhiệm với xã hội và bản thân ( Dẫn chứng).
+ Không nhận được sự giáo dục tốt con người trở nên ích kỷ, xấu xa ( cha mẹ nuông chiều, tác động của hoàn cảnh...) ( Dẫn chứng).
- Phê phán quan điểm sai như: sống ỷ lại, buông xuôi phó mặc cho số phận, đổ lỗi cho số phận, không chịu tu dưỡng, học tập…( Dẫn chứng).
- Liên hệ thực tế ( về sự phát triển của giáo dục) và bản thân ( ý thức tự giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện…
4 điểm 
( mỗi ý đúng 1,0 điểm).
3
Đánh giá
- Yếu tố giáo dục có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và hoàn thiện nhân cách con người.
- Xã hội, gia đình, cá nhân cần nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục để có định hướng trong việc vun đắp, bồi dưỡng nhân cách cho thế hệ sau.
1 điểm 
( mỗi ý đúng 0,5 điểm).
THANG ĐIỂM ( 2 điểm) 
● Điểm 7->8: Đảm bảo ý cơ bản, bố cục hợp lí, luận điểm rõ ràng, văn phong trong sáng, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả, diễn đạt, bộc lộ năng lực cảm thụ, biết tổ chức bài văn nghị luận.
● Điểm 5->6,5: Đảm bảo phần lớn ý cơ bản, ít mắc lỗi diễn đạt, chính tả…
● Điểm 2->4,5: Bài sơ sài, diễn đạt vụng, nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt…
● Điểm 0->1,5: Bài quá sơ sài/lạc đề, cẩu thả, mắc lỗi trầm trọng về chính tả, ngữ pháp, không biết viết bài văn nghị luận.
Lưu ý ( 1 điểm): Khuyến khích người viết trên cơ sở ý cơ bản, có những phát hiện riêng, độc đáo. Tuy nhiên sự sáng tạo phải có logic, có sức thuyết phục…
- Hết -
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN THANH OAI Năm học 2014 -2015.
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn thi: Địa lý.
 Ngày thi: 17 - 10 – 2014.
 Thời gian làm bài: 60 phút
 (Đề thi gồm 1 trang).
Phần I: (6 điểm)
Hãy nêu các quy định về tổ chuyên môn theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phần II: (14 điểm)
Xây đựng đáp án, biểu điểm chấm cho đề thi sau:
Câu 1: (7,0 điểm)	Cho bảng số liệu:
 Diện tích và số dân (năm 2002) của các vùng kinh tế nước ta
Vùng kinh tế
Diện tích
 (km2)
Dân số 
(triệu người)
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
100.965
11,5
Vùng Đồng bằng sông Hồng
14.860
17,5
Vùng Bắc Trung Bộ
51.513
10,3
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
44.254
8,4
Vùng Tây Nguyên
54.475
4,4
Vùng Đông Nam Bộ
23.550
10,9
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
39.734
16,7
	a. Tính mật độ dân số cả nước và các vùng kinh tế năm 2002. 
	b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích, mật độ dân số của cả nước và các vùng kinh tế nước ta năm 2002.
	c. Phân tích nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư nước ta. Để khai thác hiệu quả nguồn lực của các vùng kinh tế, nhà nước cần có những biện pháp gì? 
Câu 2: (3,0 điểm)
Hãy phân tích những thuận lợi của các nhân tố tự nhiên đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta. 
- Hết - 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM 
 THANH OAI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN 
 Năm học 2014 -2015.
 Môn thi: Địa lý. (Hướng dẫn gồm 2 trang).
Phần I: Các quy định về tổ chuyên môn theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 16. Tổ chuyên môn
1. Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học ( 1 điểm).
2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; ( 1 điểm).
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành; ( 1 điểm).
c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; ( 1 điểm).
d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. ( 1 điểm).
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu. ( 1 điểm).
Phần II: (14 điểm)
	Xây đựng đáp án đúng 10đ, biểu điểm chấm hợp lý 4 đ.
Câu
ý
Nội dung
Điểm
1
a
b
c
Tính mật độ dân số
Vùng kinh tế
Mật độ dân số (người/km2)
Cả nước
242
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
114
Vùng Đồng bằng sông Hồng
1178
Vùng Bắc Trung Bộ
200
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
190
Vùng Tây Nguyên
81
Vùng Đông Nam Bộ
463
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
420
Vẽ biểu đồ:
Vẽ biểu đồ cột nhóm với 2 trục cho 2 đại lượng (có tên biểu đồ, chú giải, đẹp). Các dạng biểu đồ khác không cho điểm.
Nguyên nhân và biện pháp:
- Nguyên nhân: phân tích trên cơ sở các yếu tố sau
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật và điều kiện kinh tế xã hội.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.
- Biện pháp:
+ Thực hiện chính sách phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng kinh tế.
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, điện, trường học, bệnh viện …để làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ ở vùng sâu, xa, đồng bào dân tộc ít người …
+ Đa dạng hóa các mô hình kinh tế, đẩy mạnh mô hình trang trại để sử dụng hợp lí tài nguyên và ngồn lao động 
1,5
2,5
1,5
1,5
2
Tài nguyên đất:
+ Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp.
+ Nước ta có 2 nhóm đất có diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralit.
+ Đất phù sa có 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng; thích hợp cho việc trồng cây lúa nước và cây CN ngắn ngày (DC)
+ Đất feralit có khoảng 16 triệu ha tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi; thích hợp trồng cây CN lâu năm và cây CN ngắn ngày
Tài nguyên khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, tăng vụ.
+ Khí hậu phân hóa rõ rệt theo mùa, theo Bắc – Nam và theo độ cao, có thể trồng được nhiều loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng cũng khác nhau giữa các vùng.
Tài nguyên nguồn nước:
 Mạng lưới sông ngòi, ao, hồ dầy đặc; nguồn nước ngầm cũng khá dồi dào, thuận lợi cho phát triển cây trồng, vật nuôi, còn là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.
Tài nguyên sinh vật:
 Nước ta có tài nguyên thực động vật phong phú là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên cây trồng vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với các điều kiện sinh thái của từng địa phương. 
1,0
1,0
0,5
0,5
- Hết -
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN THANH OAI Năm học 2014 -2015.
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn thi: Thể dục.
 Ngày thi: 17 - 10 – 2014.
 Thời gian làm bài: 60 phút
 (Đề thi gồm 1 trang).
Phần I: (6 điểm)
Hãy nêu các quy định về tổ chuyên môn theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phần II: (14 điểm)
Nêu quyền hạn và nghĩa vụ của trọng tài theo Luật bóng đá chính thức của FIFA.
- Hết - 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM 
 THANH OAI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN 
 Năm học 2014 -2015.
 Môn thi: Thể dục. (Hướng dẫn gồm 2 trang).
Phần I: Các quy định về tổ chuyên môn theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 16. Tổ chuyên môn
1. Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học ( 1 điểm).
2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; ( 1 điểm).
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành; ( 1 điểm).
c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; ( 1 điểm).
d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. ( 1 điểm).
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu. ( 1 điểm).
Phần II: (mỗi ý đúng 1 điểm, tối đa 14 điểm)
Nêu quyền hạn và nghĩa vụ của trọng tài theo Luật bóng đá chính thức của FIFA.
	Quyền hạn chính
tạm ngừng, đình chỉ hoặc hoãn lại trận đấu, nếu cho rằng có một hành vi đang gây cản trở cho trận đấu;
ngừng, đình chỉ trận đấu khi có một nguồn tác động từ bên ngoài (CĐV nhảy vào sân, thời tiết xấu hoặc các lý do khác không thể tiếp tục trận đấu);
tạm dừng trận đấu nếu thấy có cầu thủ đang bị chấn thương nặng cần phải được chăm sóc. Cầu thủ bị chấn thương chỉ được phép trở lại sân khi trận đấu được cho phép tiếp tục;
cứ để trận đấu được tiếp tục đến khi bóng đã ở ngoài cuộc, nếu có cầu thủ bị chấn thương nhẹ;
cho phép trận đấu được tiếp tục nếu có một cầu thủ đã phạm lỗi nhưng đội đó lại được hưởng phép lợi thế (cho rằng việc tiếp tục trận đấu lợi hơn thổi phạt);
phạt những cầu thủ đã phạm lỗi với biện pháp cảnh cáo bằng thẻ vàng, đuổi khỏi sân bằng thẻ đỏ và phải thực hiện khi bóng đã ở ngoài cuộc;
đuổi trực tiếp những người vi phạm khác ra khỏi phạm vi của sân (quan chức hay ban huấn luyện).
Nghĩa vụ 
tuân thủ tuyệt đối luật bóng đá;
tham khảo ý kiến của trợ lý trọng tài khi có tình huống khó quan sát, với trọng tài thứ tư;
đảm bảo bóng thi đấu đáp ứng tiêu chuẩn của luật 2;
đảm bảo trang phục cầu thủ đáp ứng quy định của luật 4;
theo dõi thời gian của trận đấu;
đảm bảo các cầu thủ đã bị chấn thương được chăm sóc kịp thời. Cầu thủ chỉ có thể được vào trở lại sân thi đấu, nếu đã thấy vết thương ngừng chảy máu;
tăng nặng mức phạt đối với cầu thủ vi phạm nhiều lỗi liên tục;
tham khảo quyết định của các trợ lý trọng tài ở những tình huống mà trọng tài chính khó quan sát;
đảm bảo rằng không có những người không nhiệm vụ bước vào sân thi đấu;
tiếp tục trận đấu sau khi bị tạm ngừng;
cung cấp cho các cơ quan bản báo cáo trận đấu, gồm các diễn biến chính của trận đấu, danh sách cầu thủ bị phạt và các sự cố xảy ra trước/trong hoặc sau trận đấu.

File đính kèm:

  • docDe dap an thi GVG van dia TD nam hoc 2014 2015.doc
Giáo án liên quan